Thực trạng ứng dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam

17 2.2K 29
Thực trạng ứng dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÃ SỐ, MÃ VẠCH 1.1. Mã số hàng hóa1.1.1.Khái niệm mã số hàng hóa1.1.2. Đặc điểm của mã số hàng hóa1.1.3. Hệ thống mã số hàng hóa EAN1.2. Mã vạch1.2.1. Khái niệm mã vạch1.2.2 Chức năng của mã vạch1.2.3. Các loại mã vạch1.3. Cách tính số kiểm tra cho mã EAN13 và mã EAN8 1.3. Ví dụ minh họa về mã số mã vạch 1.4. Ứng dụng của mã số mã vạchII. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH TẠI VIỆT NAM2.1. Tình hình ứng dụng mã số mã vạch tại Việt Nam2.1.1. Trình tự cấp mã số mã vạch2.1.2. Tình hình sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam trong thời gian gần đây2.1.3. Việc làm giả mã vạch ở VN2.1.4. Cơ quan chức năng xử lý những trường hợp làm giả mã vạch2.2. Khó khăn và thuận lợi của việc sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam2.3. Đề xuất khắc phục và phát triển tình hình sử dụng mã vạch tại Việt Nam.

Mục lục Lời mở đầu I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÃ SỐ, MÃ VẠCH • 1.1. Mã số hàng hóa 1.1.1.Khái niệm mã số hàng hóa 1.1.2. Đặc điểm của mã số hàng hóa 1.1.3. Hệ thống mã số hàng hóa EAN 1.2. Mã vạch 1.2.1. Khái niệm mã vạch 1.2.2 Chức năng của mã vạch 1.2.3. Các loại mã vạch 1.3. Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-13 và mã EAN-8 1.3. Ví dụ minh họa về mã số mã vạch • 1.4. Ứng dụng của mã số mã vạch II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH TẠI VIỆT NAM 2.1. Tình hình ứng dụng mã số mã vạch tại Việt Nam 2.1.1. Trình tự cấp mã số mã vạch 2.1.2. Tình hình sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam trong thời gian gần đây 2.1.3. Việc làm giả mã vạch ở VN 2.1.4. Cơ quan chức năng xử lý những trường hợp làm giả mã vạch 2.2. Khó khăn và thuận lợi của việc sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam 2.3. Đề xuất khắc phục và phát triển tình hình sử dụng mã vạch tại Việt Nam. Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Trong 5 năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam nói chung và ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có thói quen vào các siêu thị hoặc các Mini shop để xem, và mua sắm hàng hóa. Tại đây, mọi người đều có thể thấy một dãy số dưới một dãy vạch đậm nhạt dài ngắn khác nhau được in trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên một tem dán phần ngoài bao bì đóng gói của sản phẩm. Trong quản lý hàng hóa, người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số - mã vạch . Thế nhưng, không ít người tiêu dùng và doanh nghiệp còn chưa biết mã số, mã vạch là gì và vì sao phải in nó trên mỗi sản phẩm. Khi nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao thì sức mua của thị trường cũng tăng lên cả về chất lượng và số lượng, từ đó đòi hỏi sản phẩm hàng hóa phải đa dạng hơn, phong phú hơn về chủng loại, kiểu dáng kích thước. Không những thế ngoài những nhu cầu về sản phẩm trong nước, một bộ phận người dân khá lớn còn đòi hỏi những mặt hàng có xuất xứ từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Với những yêu cầu về hàng hóa, phương thức ngày càng cao nhằm đáp ứng xu thế. Phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh toán, vận chuyển và quản lý. Mã số, mã vạch ra đời đem lại nhiều ứng dụng trong thực tế và nó đã được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt nam chúng ta. Chúng ta cùng tìm hiểu đề tài :Giới thiệu về mã số, mã vạch hàng hóa.( Tổng quan chung về mã số, mã vạch; tình hình ứng dụng tại Việt Nam; …) . I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÃ SỐ, MÃ VẠCH Hiện nay có 2 hệ thống mã số, mã vạch được sử dụng trên thế giới: Hệ thống UPC (Universal Product Code) được sử dụng tại thị trường Hoa Kì và Canada, được lưu hành từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX cho đến nay và hệ thống EAN (European Article Number) sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại, gồm 2 loại EAN-13 và EAN-8. Trong đề tài này, nhóm 12 sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về hệ thống mã số hàng hóa EAN. I.1. Mã số hàng hóa 1.1.1. Khái niệm Mã số là một dãy số để phân định hàng hóa này với hàng hóa khác Mã số hàng hóa là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi một dãy số chỉ tương ứng vơi một loại hàng hóa. Mã số hàng hóa là “ thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp t phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của mã số hàng hóa - Mã số chỉ dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. Tuân thủ tính duy nhất, đã là hàng hóa khác nhau thì mã số khác nhau, tính duy nhất có tính toàn cầu, điều này làm cho mã số được sử dụng trên toàn thế giới. - Mã số không phải là mã phân loại. Mã số không phản ánh đặc điểm, tính chất và chất lượng hàng hóa 1.1.3. Hệ thống EAN (European Article Number) Được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International). Trong hệ thống mã số EAN (do Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International cấp cho các quốc gia thành viên) cho sản phẩm bán lẻ có hai loại. Một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và một loại 8 con số (EAN-8). - Cấu trúc EAN-13: Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo từ trái qua phải như sau: Mã số EAN -13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau: • Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia(vùng lãnh thổ). Tổ chức mã số quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức. Mã quốc gia của Việt Nam là 893. • Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp. • Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa. • Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra. - Cấu trúc của EAN – 8: Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, dùng đối với hàng hóa có kích thước nhỏ không đủ vị trí để mã 13 số. Tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm: • Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái). Mã quốc gia của Việt Nam là 893. • Số phân định vật phẩm: Gồm 4 chữ số tiếp theo. Tổ chức mã số quốc gia cấp cho mặt hàng của các doanh nghiệp là thành viên của tổ chức để tránh trường trùng lặp vì không có mã doanh nghiệp. •Số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. 1.2. Mã vạch hàng hóa 1.2.1. Khái niệm mã vạch Mã vạch theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch. Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy quét có thể đọc được. Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được. Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối tới máy tính. 1.2.2. Chức năng của mã vạch Mã vạch (và các thẻ khác mà máy có thể đọc được như RFID) được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay. Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này. Trong các trường hợp khác, mã vạch chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm, mà không cần cơ sở dữ liệu ngoài. Điều này dẫn tới việc phát triển mã vạch tượng trưng mà có khả năng biểu diễn nhiều hơn là chỉ các số thập phân, có thể là bổ sung thêm các ký tự hoa và thường của bảng chữ cái cho đến toàn bộ bảng mã ký tự ASCII và nhiều hơn thế. Việc lưu trữ nhiều thông tin hơn đã dẫn đến việc phát triển của các ma trận mã (một dạng của mã vạch 2D), trong đó không chứa các vạch mà là một lưới các ô vuông. Các mã vạch cụm là trung gian giữa mã vạch 2D thực thụ và mã vạch tuyến tính, và chúng được tạo ra bằng cách đặt các mã vạch tuyến tính truyền thống trên các loại giấy hay các vật liệu có thể in mà cho phép có nhiều hàng. 1.2.3. Các loại mã vạch Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C). Mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa chiều rộng, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm. Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN. Mã vạch EAN có những tính chất: Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số). Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã. Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: + Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. + Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm. Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều cao 21,31mm. 1.3. Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-13 và mã EAN-8 như sau: Bước 1. Cộng các số đứng ở vị trí lẻ trong dãy mã số lại với nhau trừ số kiểm tra C (tính từ phải qua trái). Bước 2. Lấy tổng đó nhân với 3. Bước 3. Cộng các số đứng ở vị trí chẵn trong dãy mã số lại với nhau. Bước 4. Cộng các kết quả của phép tính thứ 2 và thứ 3 với nhau. Bước 5. Số kiểm tra là lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4 Vídụ : Một hàng hóa có mã 893456125031C, C là số kiểm tra. Tính C Bước 1 : các số ở vị trí lẻ 102649 Tổng :1+0+2+6+4+9=22 Bước 2 : Nhân kết quả bước 1 với 3 được : 22*3=66 Bước 3 : Tổng giá trị của các con số còn lại : 3+5+1+5+3+8=25 Bước 4 : Cộng kết quả ở bước 2 với bước 3 : 25+66=91 Bước 5 : Bội số của 10 lớn hơn và gần 91 nhất là 100. 100-91=9 Vậy số kiểm tra là số 9 đúng với mã vạch ban đầu. 1.4. Ví dụ minh họa về mã số mã vạch Đây là mã số mã vạch của phở bò vifon Ví dụ sản phẩm phở bòVifon có mã số là 8934561250319 Ba sốđầutiên (893) tính từ bên trái chỉ cho ta biết Việt Nam sản xuất ra sản phẩm này. Năm con số tiếp theo (45612) là mã số của doanh nghiệp sản xuất. Bốn con số tiếp sau nữa (5031) là tên của hàng hoá, nó chỉ ra đặc điểm tiêu dùng của hàng hoá (thực phẩm). Và con số cuối cùng (9) được gọi là số kiểm tra để kiểm định tính đúng đắn của việc đọc dò các sọc bởi thiết bị scaner. 1.5. Ứng dụng của mã số mã vạch hàng hóa -Phục vụ tốt cho phương thức bán hàng theo phương thức tự chọn .Thông qua hệ thống này máy quét có thể dễ dàng nhận dạng hàng hóa , giá cả để thanh toán , làm hóa đơn phục vụ khách hàng và quản lí hệ thống bán hàng , tiết kiệm nhân lực , thời gian, thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. -Phục vụ cho công tác kiểm đếm, thống kê bán hàng một cách nhanh chóng thuận tiện, chính xác thông qua hệ thống máy quét. -Phục vụ cho hoạt động kiểm soát, kiểm đếm tự động trong giao nhận, vận chuyển hàng hóa , đặc biệt là vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng container được mã hóa bằng mã vạch , mã số. -Thông qua mã số, mã vạch có thể hỗ trợ biết được nguồn gốc hàng hóa - Về phía nhà sản xuất, nếu họ biết chắc rằng ở bất kỳ góc nào trên thế giới mọi người đều có thể nhận ra sản phẩm của họ thì họ cũng có trách nhiệm hơn khi sản xuất. II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH TẠI VIỆT NAM Thường thì người tiêu dùng mua hàng ít quan tâm đến mã số, mã vạch, chỉ tập trung xem xét về giá, chất lượng sản phẩm. Với những đồ dùng, vật dụng nhỏ nhất nếu không thấy nghi ngờ về chất lượng sản phẩm thì họ không chú ý tới điểm đó. Với những đồ dùng đắt tiền có thời gian sử dụng lâu dài, người ta mới bắt đầu chú ý về mã số, mã vạch. Các công ty, tổ chức, một số ít người biết thì sẽ quan tâm tới mã vạch để nhận biết hàng thật, hàng giả. Nhất là đối với những loại mặt hàng yêu cầu cao về chất lượng có giá cả và thời gian sử dụng lâu dài sẽ được xem xét kĩ lưỡng. 2.1. Tình hình ứng dụng mã số mã vạch tại Việt Nam 2.1.1. Trình tự, thủ tục cấp mã số mã vạch Để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới. Việc cấp MSMV thực hiện theo trình tự và thủ tục sau đây: 2.1.1.1. Đăng ký sử dụng mã số mã vạch Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các tổ chức tiếp nhận. Hồ sơ đăng ký gồm có: - Bản đăng ký sử dụng MSMV. Khi có thay đổi nội dung đăng ký, Doanh nghiệp phải đăng ký lại trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có thay đổi. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác. 2.1.1.2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký Tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng MSMV lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tiếp nhận phải chuyển hồ sơ đến Trung tâm TCCL. 2.1.1.3. Thẩm xét hồ sơ đăng ký Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trung tâm TCCL thẩm xét hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, đề xuất mã số doanh nghiệp và trình Tổng cục TCĐLCL. 2.1.1.4. Cấp MSMV Sau khi nhận đủ hồ sơ do Trung tâm TCCL trình, Tổng cục TCĐLCL xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV cho Doanh nghiệp, vào sổ đăng ký và gửi thông báo cho Doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan. 2.1.2. Tình hình sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam: Ở Việt Nam mới bắt đầu đưa công nghệ MSMV vào áp dụng từ năm 1995 đến nay, phần lớn phục vụ cho hàng xuất khẩu và để phục vụ cho bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn. Từ chỗ lúc đầu chỉ có hơn 40 doanh nghiệp sử dụng MSMV đến nay ta đã có hàng vạn mặt hàng mang mã số 893 của quốc gia Việt Nam đang lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài lĩnh vực kinh doanh thương mại, ở Việt Nam MSMV đã bắt đầu đưa vào áp dụng trong các ngành khác như: Trong hàng không để quản lí hành lí và hàng hóa, trong y tế để quản lí khám bệnh…Hơn nữa, MSMV cũng đang được nghiên cứu triển khai áp dụng trong quản lí nhân sự (thẻ nhận dạng), trong truy tìm nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và trong một số lĩnh vực khác như quản lí hậu cần, hoạt động hải quan. Tính đến giữa năm 2008 đã có 7755 cơ sở của Việt Nam đăng kí sử dụng MSMV tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trong những năm gần đây, hàng năm có khoảng 1000 doanh nghiệp mới đăng kí sử dụng MSMV. Tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp đăng kí sử dụng MSMV hàng năm của Việt Nam là khá cao so với một số nước trong khu vực. Tổng số cơ sở sử dụng MSMV trên toàn thế giới tính đến nay có khoảng hơn 1 triệu doanh nghiệp. Không phải sản phẩm nào cũng cần sử dụng MSMV, những hàng hóa phần lớn là hàng tiêu dùng, thực phẩm bán lẻ…Và các vật phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm cần nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động mới cần gắn MSMV để quét nhận dạng và ghi nhận thông tin dữ liệu. Ví dụ đối với các sản phẩm xây dựng như xi măng, sắt thép không nhất thiết phải in MSMV trên bao bì và sản phẩm. Do đó việc đăng kí sử dụng MSMV là tự nguyện, không bắt buộc. Tuy nhiên, khi muốn sử dụng MSMV đầu 893, cần phải đăng kí sử dụng MSMV tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, theo đúng các qui định của Bộ Khoa học-Công nghệ tại “Qui định về việc cấp, sử dụng và quản lí MSMV” ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng dụng đôi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in đọc và phần mềm mã số mã vạch lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. 2.1.3. Việc làm giả mã vạch ở VN Mã số, mã vạch là công cụ hữu ích giúp các nhà sản xuất, các nhà cung cấp thuận lợi và dễ dàng khi quản lí, phân phối và biết được nguồn gốc, xuất xứ của mỗi loại sản phẩm đồng thời tránh được các gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, và uy tín cho nhà sản xuất, nhà cung cấp. Việc thiết kế và in ấn mã vạch rất đơn giản, chỉ cần có phần mềm thiết kế mã vạch là các bên in ấn thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm đều có thể in được mã vạch. Chính vì thế, hiện nay việc làm giả mã số mã vạch vẫn còn diễn ra dưới các hình thức như: tự ý lấy 1 mã số mã vạch của 1 doanh nghiệp khác để in lên sản phẩm của mình, tự nghĩ ra 1 mã số mã vạch và in trên sản phẩm lưu hành trên thị trường… Tình trạng này ở nước ta hiện nay khá phổ biến, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Từ các thiết bị điện tử cho đến các loại đồ dùng, đồ trang sức có giá trị như túi xách, đồng hồ, giày dép, … thậm chí các loại dược phẩm, thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng cũng bị làm giả. Việc làm giả mã số mã vạch được làm một cách tinh vi, đánh lừa khách hàng, làm mất đi uy tín, doanh số bán của các doanh nghiệp có bản quyền. Ở nước ta có nhiều doanh nghiệp làm hàng giả, hàng nhái rồi in mã của sản phẩm thật lên bao bì. Họ tìm cách luồn lách luật, kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng rất tinh vi. Những người hám lợi tìm mọi cách để đạt được mục đích họ mua máy in mã vạch rồi nhái mã vạch của sản phẩm khác và in lên hàng hóa của mình. Nếu không kiểm tra trực tiếp sản phẩm thì rất khó có thể phát hiện được. Việc quản lí rất khó khăn do nhiều doanh nghiệp làm ăn nhỏ lẻ. Các cơ quan chức năng chưa thể điều tra làm rõ hết việc chấp hành theo quy định của các doanh nghiệp. Việc kiểm tra hàng hóa mất rất nhiều thời gian để xác hàng thật hàng giả. Do đó việc làm giả mã vạch dễ dàng qua mắt cơ quan chức năng và đến tay người tiêu dùng. 2.1.4. Cơ quan chức năng xử lý các trường hợp làm giả mã vạch Hoạt động làm giả mã số mã vạch của các công ty đã có đăng kí với các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ sản phẩm của công ty và bảo về cho lợi ích của khách hàng sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Việc sử dụng mã số mã vạch trái phép sẽ bị xử lí theo quy định của nhà nước ( theo điều 26, 27 – Mục 3 – nghị định 54/2009/NĐ-CP ban hành ngày 5/6/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể, đối với hành vi vi phạm quy định sử dụng mã số mã vạch : Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch hoặc giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch bị mất hay hỏng. - Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu ( GTIN ) và mã số địa điểm toàn cầu ( GLN ) được sử dụng cho cơ quan quản lí nhà nước về mã số mã vạch có thẩm quyền. - Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch - Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch; Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số, mã vạch. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi - Sử dụng Mã nước ngoài để in lên sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích chỉ để xuất khẩu mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hoặc không được tổ chức nước ngoài là chủ sở hữu cho phép. Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với một trong các hành vi: Giả mạo Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền Hình thức phạt bổ sung: tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với hành vi vi phạm việc giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch Từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cho phép 2.2. Khó khăn và thuận lợi của việc sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của khoa học, kinh tế. Để quản lý kinh tế được tốt hơn mã vạch đã được ứng dụng rất phổ biến như là một cách nhằm nâng cao tính cạnh tranh, đơn giản hóa bộ máy. - Thuận lợi: Ở Việt Nam tốc độ sử dụng mã vạch tăng lên nhanh chóng nhờ rất nhiều thuận lợi sau: [...]... của công ty có đi kèm với ứng dụng mã vạch (siêu thị, cửa hàng…) - Khó khăn Ứng dụng mã vạch hiện nay ở Việt Nam tuy có phát triển nhưng sự đồng bộ hóa trong kinh doanh, sản xuất ở các doanh nghiệp chưa cao nên không sử dụng hết những ứng dung của mã vạch • Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch mới chỉ dừng ở việc cấp mã số doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp in ấn số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa... mã EAN • Việc làm giả mã số mã vạch vẫn còn diễn ra dưới các hình thức như: tự ý lấy 1 mã số mã vạch của 1 doanh nghiệp khác để in lên sản phẩm của mình, tự nghĩ ra 1 mã số mã vạch và in trên sản phẩm lưu hành trên thị trường… 2.3 Biện pháp khắc phục và phát triển tình hình sử dụng mã vạch tại Việt Nam Sử dụng rộng rãi công nghệ mã vạch trong các lĩnh vực cần thiết của đời sống (ứng dụng các loại mã. .. tử sản phẩm sử dụng mã vạch • Hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam chuẩn bị điều kiện đăng ký tham gia các mạng toàn cầu – GR (Global Registry); GDSN (Global Data Synchronization Network); EPC Global 2.2.3 Thúc đẩy và giúp các bộ ngành trong hoạt động ứng dụng mã số mã vạch • Thúc đẩy áp dụng mã QR cho quản lý nhân sự (quản lý công chức, thẻ chứng minh nhân dân….) • Thúc đẩy ứng dụng mã vạch trong truy... nguồn gốc thực phẩm, bao gồm cả thuỷ sản và rau sạch • Thúc đẩy ứng dụng mã vạch trong ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng • Hỗ trợ các ngành ứng dụng các công nghệ mới liên quan (như : RFID; ECR; Mã hỗn hợp RSS; EDI…) Đặc biệt, nghiên cứu áp dụng thử và phổ biến ứng dụng rộng rãi công nghệ RFID cho các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và trong nước • Mở rộng ứng dụng mã số mã vạch trong... vụ bán hàng, chưa triển khai ứng dụng các loại mã số mã vạch trên các đơn vị giao nhận, vận chuyển, trong trao đổi dữ liệu điện tử (EDI- Electronic Data Interchange) và phân định các bên đối tác trong giao dịch sản xuất, kinh doanh (chuỗi cung cấp) Số lượng các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chiếm tỷ lệ thấp, số lượng hàng hoá của Việt Nam sử dụng mã số mã vạch chưa nhiều • Chưa có biện... triển khai ứng dụng rộng rãi mã số mã vạch trong lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành dịch vụ và văn hoá xã hội Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chậm, chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng dụng đôi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in đọc và phần mềm mã số mã vạch lạc... các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có thể tiếp cận với những tiến về mã vạch trên thế giới Việc học hỏi theo những tập đoàn lớn về ứng dụng mã vạch đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn khoảng cách về cạnh tranh Không những thế hội nhập còn thúc đẩy quá trình mã vạch hóa” trong doanh nghiệp bởi đó là tính tất yếu trong thời đại hiện nay nếu doanh nghiệp muốn tồn tại Mã vạch giúp giảm chi... lý thống nhất hệ thống mã vạch giúp hàng hóa được phân loại tốt hơn và xác định chính xác sản phẩm Biện pháp phát triển tình hình sử dụng mã vạch tại Việt Nam: 2.3.1 Nghiên cứu triển khai đưa vào áp dụng các công nghệ và mã tiêu chuẩn mới: • Áp dụng Công nghệ nhận dạng bằng bằng tần số radio (RFID – Radio Frequency Identification) trong chuỗi cung ứng toàn cầu • Phổ biến áp dụng Mã điện tử sản phẩm (EPC... cạnh tranh • Sự phát triển của công nghệ thông tin ở Viêt Nam hiện nay là tiền đề cơ bản để các doanh nghiệp sử dụng mã vạch Các công ty sử dụng công nghê thông tin trong sản xuất, bán hàng, dịch vụ, từ đó việc ứng dụng công nghệ mã vạch trở lên đơn giản hơn vì đã có sẵn những công cụ nèn cho ứng dụng • Số lượng các công ty cung cấp dich vụ về mã vạch hiện nay là lớn từ đó giá thành sẽ giảm và chất lượng... không; vận chuyển hàng hải; quản lý rau và thực phẩm sạch…) KẾT LUẬN Mã số mã vạch đã dần ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng với người dân Việt Nam Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót nhất định trong quá trính ứng dụng nhưng để theo kịp với thời đại, với xu hướng hội nhập công nghệ của toàn thế giới chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng mã số mã vạch cho toàn bộ các doanh nghiệp trên cả . mã vạch.

Ngày đăng: 14/06/2015, 16:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan