Bàn về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

34 535 0
Bàn về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Qua quá trình phát triển, chế độ chuẩn mực kế toán đã được hoàn thiện, hiện nay Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực, về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp có chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp, đây được coi là sự đổi mới quan trọng bởi đã đưa ra một phương pháp hạch toán nhằm tạo ra sự hài hòa giữa chính sách thuế và chế độ kế toán. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều tỏ ra lúng túng khi tiếp cận với chế độ hạch toán mới này. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp là một chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, bên cạnh đó đây là 1 khoản liên quan đến nghĩa vụ đối với Nhà nước. Vì vậy, việc xác định và hạch toán đúng Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Vì tầm quan trọng của việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nên em chọn đề tài “Bàn về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu các văn bản Luật, chuẩn mực, các văn bản hướng dẫn khác liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết nên đề án của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót,em mong được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô để em hoàn thiện đề án này. Kết cấu đề tài gồm 2 phần: Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Phần 2: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong luật, chế độ hiện hành, việc tổ chức vận dụng tại doanh nghiệp, và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay 2 Đề án Khoa kế toán Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế TNDN 1.1.1.Khái niệm và bản chất của thuế TNDN Theo chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN : “ Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại ngước ngoài mà Việt Nam chứ ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế TNDN bao gồm cả các loại thuế liên quan khác được khấy trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt nam được thanh toán bởi công ty liên doanh liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành.” Như vậy, thuế TNDN (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thuế TNDN được ban hành lần đầu tiên vào năm 1998, trải qua 2 lần sửa đổi vào năm 2003 và năm 2008 thay thế cho thuế lợi tức, cùng với Luật thuế GTGT đã trở thành hệ thống chính sách thuế đồng bộ, đã khắc phục được những hạn chế của thuế doanh thu trước đây. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến Thuế TNDN và kế toán thuế TNDN khá đầy đủ và chi tiết: Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 3 Đề án Khoa kế toán - Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 ngày 03 tháng 06 năm 2008; - Nghị định của Chính phủ số 124/2008/NĐ – CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật thuế TNDN; - Thông tư của Bộ tài chính số 130/2008/TT – BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật và Nghị định về thuế TNDN; - Thông tư số 60/2007/TT – BTC hướng dẫn kê khai thuế; - Chuẩn mực kế toán số 17 “ Thuế TNDN” và thông tư của Bộ tài chính số 20/2006/TT – BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế vào tài khoản; Và một số văn bản có liên quan khác. Là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước, thuế TNDN bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng của Nhà nước. Ngoài ra, thuế TNDN ra đời nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thông qua việc ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế giảm thuế. Mặt khác, việc đánh thuế TNDN tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản suất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Việc tuân thủ đúng pháp luật về thuế TNDN nói riêng và pháp luật về thuế nói chung không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, mà còn đảm bảo những lợi ích gián tiếp từ việc tuân thủ pháp luật về thuế mà doanh nghiệp. Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 4 Đề án Khoa kế toán 1.1.2.Một số nội dung cơ bản của luật thuế TNDN: Cũng như những sắc thuế thông thường khác, thuế TNDN cũng bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản như tên gọi, mục đích, đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, phương pháp tính thuế, ưu đãi thuế, trách nhiệm kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp, và quyết toán thuế TNDN với cơ quan nhà nước.  Đối tượng nộp thuế: Trong Luật thuế TNDN năm 2003 quy định đối tượng nộp thuế là tổ chức và cá nhân có thu nhập nhưng trong Luật thuế TNDN năm 2008 đối tượng nộp thuế đã được sửa đổi bao gồm tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ( được gọi là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.  Đối tượng tính thuế: Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế của tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập.  Phương pháp tính thuế: Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất • Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập từ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ = Doanh thu - Chi phí hợp lý Thu nhập khác = Thu nhập khác - Chi phí khác hợp lý • Thuế suất thuế TNDN : thuế suất thông thường theo Luật thuế TNDN là 25%, ngoài ra doanh nghiệp áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%, 20% hoặc thuế suất 32%, 50% đối với các hoạt động đặc thù tùy theo quy định trong luật và các văn bản hướng dẫn.  Miễn giảm thuế TNDN: được quy định trong Luật thuế TNDN và chi tiết trong Nghị định 124/2008/NĐ – CP. Doanh nghiệp muốn miễn Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 5 Đề án Khoa kế toán giảm thuế TNDN thì kế toán thuế phải xác định được phần thuế TNDN được miễm giảm.  Trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN của doanh nghiệp • Kê khai thuế: Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu quy định cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 thangs1 hàng năm. Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có thể chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế. • Nộp thuế TNDN: Cơ sở sản xuất kinh doanh tự tạm nộp thuế TNDN hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý. • Quyết toán thuế TNDN: Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế với cơ quan thuế với cơ quan thuế ( trừ trường hợp nộp thuế hàng tháng theo tỷ lệ thu thu nhập trên doanh thu và thuế suất). Quyết toán thuế phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí hợp lý, thu nhập chịu thuế, số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm, số thuế TNDN nộp thiếu hoặc nộp thừa theo mẫu quy định. Năm quyết toán thuế TNDN được tính theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm (trừ trường hợp được phép áp dụng năm tính thuế khác với năm tài chính). Cơ sở kinh doanh phải nộp BCTC và báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 6 Đề án Khoa kế toán 1.2.Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế TNDN 1.2.1.Khái niệm, nguyên tắc, nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán thuế TNDN 1.2.1.1. Khái niệm: Kế toán thuế TNDN là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế TNDN trong năm hiện hành và trong tương lai của: - Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp; - Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh. 1.2.1.2. Nguyên tắc, nhiêm vụ kế toán thuế TNDN: 1.2.1.3.Ý nghĩa của kế toán thuế TNDN đối với hoạt động của doanh nghiệp: Cũng như các phần hành kế toán khác, kế toán thuế TNDN đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp. Kế toán thuế TNDN thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc tính thuế TNDN, qua đấy mà phản ánh đầy đủ việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước, đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán thuế TNDN góp phần hình thành nên các thông tin trên BCTC nhờ vậy mà giúp các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp (như các nhà đầu tư, cơ quan thuế, các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn,…) đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. Kế toán thuế còn cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình thu thuế của cơ qua thuế, giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 7 Đề án Khoa kế toán 1.2.2.Phương pháp hạch toán thuế TNDN 1.2.2.1.Chứng từ, sổ sách: Để theo dõi, hạch toán thuế TNDN kế toán phải sử dụng các hóa đơn chứng từ sau: - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù,… - Bảng kê 02/GTGT; 03/GTGT; 04/GTGT; 05/GTGT; 06/GTGT - Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định Mẫu số: 01/TNDN - Tờ khai thuế TNDN Mẫu số: 02A/ TNDN - Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN Mẫu số 02B/TNDN - Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN - Bảng quyết toán thuế TNDN - Báo cáo kết quả kinh doanh B02 – DN ( phần I lãi, lỗ) Và các hóa đơn chứng từ có liên quan khác. 1.2.2.2.Tài khoản sử dụng Để theo dõi, hạch toán thuế TNDN, kế toán sử dụng các tài khoản sau: * TK 3334 - Thuế TNDN phải nộp Bên Nợ Bên Có - Số thuế TNDN đã nộp - Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện - Số thuế TNDN phải nộp - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 8 Đề án Khoa kế toán sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại - Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thức năm tài chính. được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại Số dư Bên Nợ - Số thuế TNDN nộp thừa - Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN phải nộp của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước Số dư Bên Có - Số thuế TNDN còn phải nộp - Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của năm trước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yế * Tài khoản 821 – “ Chi phí thuế TNDN”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Nội dung kết cấu như sau: Tài khoản 821 – “ Chi phí thuế TNDN” Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 9 Đề án Khoa kế toán - Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành; - Tài khoản 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại. Bên Nợ Bên Có - Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm; - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại; - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm); - Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm); - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Có Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. - Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã ghi nhận trong năm; - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại; - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm); - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm); - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 10 Đề án Khoa kế toán trong năm vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”; - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ * Tài khoản 347 – “ Thuế TNDN hoãn lại phải trả”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của thuế TNDN hoãn lại phải trả.Nội dung kết cấu như sau: Tài khoản 347 – “ Thuế TNDN hoãn lại phải trả”. Bên Nợ: Thuế TNDN hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong kỳ. Bên Có: Thuế TNDN hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ. Số dư bên Có: - Thuế TNDN hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ. - Điều chỉnh số dư đầu năm đối với thuế TNDN hoãn lại phải trả do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước * Tài khoản 243 – “ Tài sản thuế TNDN hoãn lại” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản thuế TNDN hoãn lại phải trả.Nội dung kết cấu như sau: Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A [...]... về Thu thu nhập doanh nghiệp và kế toán thu thu nhập doanh nghiệp, trình bày thực trạng chế độ và việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán thu thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm hiểu những khó khăn khi thực hiện thu thu nhập doanh nghiệp và kế toán thu thu nhập doanh nghiệp, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ kế toán thu thu nhập doanh. .. và thu nhập chịu thu TNDN Lợi nhuận kế toán Doanh thu và thu nhập = khác theo quy định của kế toán Thu TNDN phải nộp theo kế = toán Và Thu nhập chịu = thu TNDN Lợi nhuận kế toán - Thu suất thu TNDN hiện hành (t%) X Doanh thu và thu nhập khác theo quy định của thu Chi phí theo quy định của kế toán - Chi phí theo quy định của thu Thu TNDN Thu suất thu TNDN phải nộp theo = Thu nhập chịu thu TNDN... định thu thu nhập hoãn lại Do vậy, kế toán thu tại doanh nghiệp phải là người am hiểu các nguyên tắc kế toán đặc biệt là nguyên tắc kế toán thu TNDN, nghiên cứu các phương pháp kế toán thu TNDN và nắm vững các quy định của Nhà nước về thu TNDN 2.2.Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thu TNDN trong các doanh nghiệp tại Việt Nam Như đã đề cập ở trên, kế toán thu TNDN trong các doanh nghiệp. .. 2: Thực trạng kế toán thu TNDN trong luật, chế độ hiện hành, việc tổ chức vận dụng tại doanh nghiệp, và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu TNDN hiện nay 2.1.Đánh giá kế toán thu TNDN theo chế độ hiện hành và việc tổ chức vận dụng trong doanh nghiệp 2.1.1.Tình hình thực hiện thu TNDN ở Việt Nam hiện nay: Hệ thống chính sách thu của Việt Nam được hình thành và phát triển trong thời kỳ... thu TNDN X hiện hành (t%) thu Kế toán doanh nghiệp Việt Nam được xây dựng dựa trên nguyên tắc nền tảng doanh nghiệp hoạt động liên tục, nên kế toán doanh nghiệp Việt Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 26 Đề án Khoa kế toán Nam thiên theo kế toán động, do đó về nguyên tắc sẽ tồn tại quan điểm phá vỡ liên kết giữa kế toán và thu Vì vậy, mà có sự khác biệt giữa kế toán và thu trong các cách xác định... kế toán số 17 – Thu thu nhập doanh nghiệp Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán 49A 28 Đề án Khoa kế toán Bên cạnh đó, một khó khăn lớn đối với công tác kế toán thu TNDN là sự phức tạp khó hiểu trong các quy định của luật, chuẩn mực chế độ về kế toán thu TNDN Chuẩn mực kế toán số 17 – Thu thu nhập doanh nghiệp được xây dựng trên chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12, tuy nhiên trong chuẩn mực vẫn còn nhiều thu t... Anh – Kế toán 49A 33 Đề án Khoa kế toán MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .1 Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu thu nhập doanh nghiệp và kế toán thu thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 2 1.1.Những vấn đề cơ bản về thu TNDN 2 1.1.1.Khái niệm và bản chất của thu TNDN .2 1.1.2.Một số nội dung cơ bản của luật thu TNDN: 4 1.2.Những vấn đề cơ bản về kế toán thu TNDN... hạch toán tài sản thu TNDN hoãn lại 14 1.2.3.So sánh giữa Chuẩn mực kế toán số 17 – Thu TNDN và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 Thu TNDN” 16 Phần 2: Thực trạng kế toán thu TNDN trong luật, chế độ hiện hành, việc tổ chức vận dụng tại doanh nghiệp, và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu TNDN hiện nay 18 2.1.Đánh giá kế toán thu TNDN theo chế độ hiện. .. doanh nghiệp, hiện đại hóa công tác kế toán 2.1.3.2 Nhược điểm Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế toán thu TNDN là các doanh nghiệp lớn có hệ thống kế toán tương đối mạnh, hầu hết các doanh nghiệp đang rất lúng túng trong việc áp dụng theo chuẩn mực kế toán Đều này cũng dễ hiểu, khi mà còn nhiều điều chưa rõ trong chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn, kế toán thu tại một số doanh nghiệp. .. không xác định thu thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, tài sản thu thu nhập doanh nghiệp và thu thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả gây sai lệch thông tin tài chính Hiện nay, vẫn còn các doanh nghiệp chưa thực hiện theo Luật thu TNDN đã sửa đổi và chuẩn mực kế toán số17, vẫn coi Thu TNDN là một khoản phân phối lợi nhuận vì vậy mà trừ trực tiếp vào lợi nhuận, sai bản chất của nghiệp vụ Nhưng, điều . định thu thu nhập doanh nghiệp và kế toán thu thu nhập doanh nghiệp nên em chọn đề tài Bàn về thu thu nhập doanh nghiệp và kế toán thu thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. trạng kế toán thu thu nhập doanh nghiệp trong luật, chế độ hiện hành, việc tổ chức vận dụng tại doanh nghiệp, và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu thu nhập doanh nghiệp hiện nay 2 Đề. kế toán Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu thu nhập doanh nghiệp và kế toán thu thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 1.1.Những vấn đề cơ bản về thu TNDN 1.1.1.Khái niệm và bản chất của thu

Ngày đăng: 14/06/2015, 08:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

    • 1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế TNDN

      • 1.1.1.Khái niệm và bản chất của thuế TNDN

      • 1.1.2.Một số nội dung cơ bản của luật thuế TNDN:

      • 1.2.Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế TNDN

        • 1.2.1.Khái niệm, nguyên tắc, nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán thuế TNDN

          • 1.2.1.1. Khái niệm:

          • 1.2.1.2. Nguyên tắc, nhiêm vụ kế toán thuế TNDN:

          • 1.2.1.3.Ý nghĩa của kế toán thuế TNDN đối với hoạt động của doanh nghiệp:

          • 1.2.2.Phương pháp hạch toán thuế TNDN

            • 1.2.2.1.Chứng từ, sổ sách:

            • 1.2.2.2.Tài khoản sử dụng

            • 1.2.2.3.Phương pháp hạch toán thuế TNDN hoãn lại phải trả

            • 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán tài sản thuế TNDN hoãn lại

            • 1.2.3.So sánh giữa Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 “Thuế TNDN”

            • Phần 2: Thực trạng kế toán thuế TNDN trong luật, chế độ hiện hành, việc tổ chức vận dụng tại doanh nghiệp, và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN hiện nay

              • 2.1.Đánh giá kế toán thuế TNDN theo chế độ hiện hành và việc tổ chức vận dụng trong doanh nghiệp

                • 2.1.1.Tình hình thực hiện thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay:

                • 2.1.2.Thực trạng chế độ kế toán Việt Nam về thuế TNDN

                  • 2.1.2.1.Ưu điểm:

                  • 2.1.2.2.Nhược điểm

                  • 2.1.3.Tình hình thực hiện kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

                    • 2.1.3.1.Ưu điểm

                    • 2.1.3.2. Nhược điểm

                    • 2.1.4.Những vấn đề khó khăn khi thực hiện chế độ kế toán thuế TNDN hiện hành

                    • 2.2.Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

                      • 2.2.1.Kiến nghị đối với Nhà nước

                      • 2.2.2.Kiến nghị đối với Ngành

                      • 2.2.3.Kiến nghị đối với các doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan