Những tình huống giúp các bạn tham khảo để viết tiểu luận

10 318 1
Những tình huống giúp các bạn tham khảo để viết tiểu luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những tình huống giúp các bạn tham khảo để viết tiểu luận Monday, 3rd May 2010 I. NHÓM TÌNH HUỐNG PHÂN CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH * Tình huống 1: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC BAN HÀNH KHÔNG ĐÚNG THỦ TỤC 1. Mô tả tình huống: Trong quá trình thực hiện quản lý hành chính do UBND tỉnh A ban hành đều đảm bảo về thể thức và nội dung. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống kinh tế xã hội ở địa phương, UBND tỉnh A đã ban hành rất nhiều các quyết định quản lý hành chính. Phần lớn các quyết định, có tính khả thi cao. Nhưng ngày 20 tháng 2 năm 2000, UBND tỉnh A đã ra quyết định số 30/ QĐ-UB "Về việc ban hành bản quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" có những sai sót khá lớn. Sau một thời gian ban hành quyết định nêu trên, rất nhiều dư luận trong nhân dân không đồng tình với mức quy định về hỗ trợ và đền bù quá thấp của UBND tỉnh khi thu hồi đất. Sở dĩ có hiện tượng trên là vì quá trình xây dựng và ban hành quyết định số 30/ QĐ-UB của UBND tỉnh không được làm theo trình tự, thủ tục luật định. Văn phòng UBND tỉnh soạn thảo quyết định trên mà không thu thập các tài liệu về giá đất, không sát thực tế, chủ tịch UBND tỉnh cũng không thẩm định kỹ trước khi ký ban hành. 2. Phân tích tình huống: Việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý Nhà nước đòi hỏi tuân theo trình tự thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo cho quyết định quản lý Nhà nước có hiệu lực và tác dụng tốt đến các quá trình xã hội. Xuất phát từ ý đồ chủ quan, quan liêu nên bộ phận tham mưu văn phòng và chủ tịch UBND tỉnh A đã có nhiều sai sót về trình tự, thủ tục khi xây dựng và ban hành văn bản quản lý Nhà nước dẫn tới việc văn bản không những không phát huy hiệu lực, tác dụng tích cực mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân ở địa phương , ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh 3. Phương án giải quyết: Sau khi phát hiện ra tính bất hợp lý 0000 cùng những sai phạm trong quá trình ban hành quyết định số 30 / QĐ - UB nêu trên, sở Tư pháp nhanh chóng báo cáo và đề xuất với chủ tịch UBND tỉnh hủy bỏ quyết định số 30/QĐ-UB ngày 20 tháng 2 năm 2000 đồng thời xin ý kiến chỉ đạo tiến hành khảo sát toàn diện các yếu tố thực tiễn trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xây dựng và ban hành văn bản mới . Văn phòng UBND tỉnh phải nhanh chóng xây dựng văn bản đảm bảo về thể thức và nội dung, phải phản ánh trong hồ sơ trình chủ tịch ký những căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn đã được khảo sát khách quan để đảm bảo cho những văn bản mới ban hành sẽ phát huy được hiệu lực, hiệu quả tốt trên thực tế. Chủ tịch UBND tỉnh cần tự phê bình, đồng thời chỉ đạo văn phòng UBND tỉnh kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và rút kinh nghiệm nghiêm túc. * Tình huống 2: HƠN HAI TUẦN MỚI HOÀN THÀNH THỦ TỤC ĐĂNG KÝ XE MÁY 1. Mô tả tình huống. Ngày 02/ 01/ 2006 anh A mua một chiếc xe máy nhãn hiệu wave RS của một cửa hàng đại lý do HonDa uỷ nhiệm. Để hợp thức hoá tài sản và thuận tiện cho việc đi lại , anh A đã đến chi cục thuế thị xã H để làm thủ tục xin đăng ký chiếc xe máy đã mua. Ngày 06/ 01/ 2006 anh đến chi cục thị xã V làm thủ tục nộp lệ phí trước bạ, nộp thuế xin đăng ký xe máy song vì quá đông nên anh A không làm thủ tục được đành phải quay về. Đến lần thứ 3, anh A mới làm xong các thủ tục nộp thuế, phí trước bạ đăng ký xe. Ngày 12/ 01/ 06 anh A sang kho bạc nộp tiền thì cũng gặp khó khăn như đã làm thủ tục tại chi cục thuế. Sau khi đã hoàn tất giấy tờ, thủ tục đăng ký xe máy, anh A đến phòng cảnh sát giao thông tỉnh nộp hồ sơ xin đăng ký xe và cũng phải mất 2 buổi nữa anh A mới đăng ký xong chiếc xe mới mua của mình. 2. Phân tích tình huống: Thủ tục liên quan đến lệ phí trước bạ hiện nay còn khá phức tạp, rườm rà lãng phí thời gian, công sức của công dân đồng thời tạo điều kiện cho một số cán bộ công chức Nhà nước nhũng nhiễu, hạch sách khi công dân đến liên hệ làm thủ tục. Để đăng ký được một chiếc xe thuộc quyền sở hữu của mình, anh A đã phải mất cả tuần chờ đợi, làm thủ tục chạy từ cơ quan thuế sang kho bạc, từ kho bạc sang cơ quan cảnh sát giao thông rất lãng phí thời gian và gây ức chế cho anh A. Về thủ tục trước bạ, sau khi nghị quyết 38/ CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ được ban hành đã có nhiều cải tiến đáng kể. Các loại giấy tờ cho hồ sơ nộp thuế đã được quy định công khai rõ ràng, mẫu giấy tờ đơn giản hơn trước, thái độ phục vụ của cán bộ công chức làm thủ tục cũng mềm mỏng và nhiệt tình hơn,tuy nhiên trên thực tế việc làm thủ tục trước bạ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục trong thời gian tới.Tình huống trên là một ví dụ về sự bất cập đó. 3. Phương án giải quyết: Nhà nước ta cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đó có nội dung về cải các thủ tục lệ phí trước bạ. Đối với các công việc thủ tục lệ phí trước bạ làm sao Nhà nước quy định giảm thủ tục thuận lợi hơn nữa để công dân , tổ chức khi mua tài sản làm thủ tục lệ phí trước bạ và trả một lần ở hoá đơn mua hàng hoá. Sau đó trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ cho tài sản thuộc về nơi bán hàng hoá như vậy sẽ rất thuận tiện.Các tỉnh( thành) nên nhanh chóng thành lập bộ phận "một cửa" để làm thủ tục đăng ký mô tô , xe máy, cung cấp dịch vụ công nhanh chóng và thuận tiện cho công dân. Mặt khác, để tránh phiền nhiễu cửa quyền từ phía các cán bộ, công chức làm thủ tục lệ phí trước bạ, cần xây dựng quy chế, quy định mức độ sai phạm và hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức làm thủ tục lệ phí trước bạ và kiên quyết thực hiện các quy định này. * Tình huống 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC NHẬN NUÔI TRẺ BỊ BỎ RƠI 1. Mô tả tình huống Chị Mai Thu H và anh Vũ Quốc B kết hôn với nhau đã nhiều năm, tình nghĩa gắn bó nhưng lại hiếm muộn đường con cái. Một buổi sáng, chị H đi làm tình cờ nhìn thấy 1 bé sơ sinh khoảng 1 đến 2 tháng tuổi được bọc trong một tấm tã bên đường không có giấy tờ hay vật gì khác kèm theo. Đứa trẻ do bị nhiễm lạnh đã sốt cao, chị H vội đưa cháu vào bệnh viện điều trị một thời gian rồi đưa về nhà.Từ đó, anh chị thương yêu cậu bé kháu khỉnh như con ruột và muốn nhận nuôi cháu, nhưng không biết làm thủ tục đăng ký khai sinh và nhận con nuôi như thế nào. Hơn thế, hàng xóm có người khuyên anh chị nên đến chính quyền nhờ giúp đỡ, có người lại nói không nên đi, vì sợ gia đình đứa bé đến xin lại Không muốn xa cậu bé, nhưng anh chị cũng không thể để cháu lớn lên mà không có giấy khai sinh và hộ khẩu, anh chị B đã tìm nhiều cách : - Dời đến một nơi khác để không ai biết cậu bé là ai và sẽ hợp thức hoá chuyện nuôi con nuôi của mình - Cố gắng" chạy chọt" để cháu bé được làm giấy khai sinh và sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, bé vẫn chưa có tên và cha mẹ hợp pháp. Cuối cùng anh chị đã nhờ UBND phường hướng dẫn 2. Phân tích tình huống Việc cháu bé chưa được đăng ký khai sinh và đăng ký hộ khẩu vào gia đình anh chị B và H là do nhận thức pháp luật của anh chị và ngay cả của những người hàng xóm của anh chị chưa cao.Vì vậy đã không làm thủ tục đăng ký khai sinh và nhận trẻ bị bỏ rơi là con nuôi . Hơn thế , anh chị còn có một số hành vi trái pháp luật. Về phía các cơ quan hành chính nhà nước, do chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong dân nên người dân không được biết những thủ tục hành chính tưởng như rất quen thuộc ấy. Anh B và chị H đã do dự không đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục hợp pháp cho cháu bé để cháu được sinh ra mà chưa được hưởng những quyền lợi tất yếu của mình theo quy định của pháp luật. Nếu không có giấy khai sinh, cháu bé sẽ không được nhập hộ khẩu, không có tên gọi hợp pháp và không được đi học khi đủ tuổi như các bạn, sẽ rất thiệt thòi cho cháu bé. 3. Phương án giải quyết Căn cứ Hiếp pháp 1992 (sđbs năm 2001), Luật Dân sự năm 2005, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định 83 /1998/ NĐ- CP của Chính phủ và một số văn bản pháp luật khác có liên quan, có thể giải quyết tình huống trên như sau: - UBND xã nơi anh B và chị H cư trú cử cán bộ tư pháp có trình độ, nhận thức pháp luật và nghiệp vụ hướng dẫn hai anh chị làm thủ tục nhận nuôi con nuôi. - UBND xã cử cán bộ giải thích , phân tích cho anh B và chị H hiểu những hành vi sai trái của mình và hậu quả của hành vi sai trái đó. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và niêm yết các thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của UBND xã theo quy định của pháp luật. * Tình huống 4: VIỆC BÁN NHÀ VÀ VIẾT GIẤY ĐẶT CỌC 1. Mô tả tình huống Ông Nguyễn Văn A có một căn nhà ở phường NQ thị xã X với các giấy tờ hợp lệ : - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở do UBND thị xã X cấp - Tờ khai đóng thuế trước bạ - Tờ xác nhận tình trạng hiện không có tranh chấp, không nằm trong khu vực quy hoạch hay giải toả (có xác nhận của địa phương) Vợ ông đã chết, ông có 4 người con đã trưởng thành. Do hoàn cảnh khó khăn, ông đã bán đất của mình cho ông B ngụ cùng phường với giá thoả thuận, hợp đồng mua bán nhà có các điều khoản thoả thuận.Trước khi đem hợp đồng đến UBND phường xác nhận, ông A yêu cầu ông B trả trước 50% giá trị căn nhà, khi nào ông B chuyển đến hẳn sẽ trả nốt phần còn lại. Nhưng ông B không đồng ý với lý do hợp đồng mới chỉ là dự thảo, nếu các con ông A sau khi ông B đặt cọc lại ngăn cản việc bán nhà của ông A thì ông B sẽ mất đi 50% đó.Vì vậy ông B yêu cầu phải có giấy đặt cọc xác nhận của chính quyền địa phương. Ông A lại khẳng định mình có toàn quyền quyết định bán ngôi nhà ấy mà không cần giấy đặt cọc có xác nhận của chính quyền địa phương. Hai bên không thống nhất với nhau nên đã ra UBND phường nhờ giải quyết. 2. Phân tích tình huống Có lẽ do tính độc đoán, gia trưởng của ông A với gia đình nên ông nghĩ rằng không cần hỏi ý kiến những người con của mình, mặc dù các con ông đều đã trưởng thành. Ông A cũng chưa hiểu hết những quy định của Luật Dân sự năm 2005 về hàng thừa kế thứ nhất và những quy định về hợp đồng bán nhà thuộc quyền sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu nên giao dịch giữa ông A và ông B đã gặp khó khăn. Hợp đồng mua bán trên có thể gây bất hoà ngay trong gia đình ông A và ảnh hưởng xấu đến quan hệ láng giềng. 3. Phương án giải quyết Căn cứ Luật Dân sự 2005, Nghị định 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ Về công chứng , chứng thực có thể giải quyết tình huống trên như sau: - Sau khi bàn bạc thống nhất trong gia đình về việc bán nhà và nhận tiền của ông B, ông A viết giấy đặt cọc (có xác nhận của chính quyền địa phương) cho ông B. Hợp đồng mua bán nhà phải theo đúng quy định của Luật Dân sự 2005. Hợp đồng phải được lập thành văn bản có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước. Sau khi hợp đồng bán nhà được chứng thực, ông B đóng thuế trước bạ và thực hiện chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. * Tình huống 5: NGƯỜI CHẾT ĐÃ NHIỀU NGÀY MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG KÝ KHAI TỬ 1. Mô tả tình huống HC là một làng quê nghèo thuộc xã TK. Đời sống của người dân ở đây dựa vào cây lúa, đất đai lại bạc màu, cuộc sống đã nghèo lại càng nghèo hơn.Vì thế, khi nhà nước có chủ trương di dân đến vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, đã có rất nhiều gia đình hăm hở đi khai hoang, với niềm tin thay đổi được cuộc sống, anh P cũng vậy. Nhưng khác với những gia đình khác, anh chỉ có thể đi một mình vì bố mẹ anh đã già yếu, các em còn nhỏ, chưa thể dãi dầu được như anh. Bù lại khi vào trong đó, anh P làm ăn rất chăm chỉ, lại khéo tay và sáng dạ, nên chẳng bao lâu anh được ông chủ tịch xã gả con gái cho. Hai vợ chồng cứ thế khấm khá dần. Công việc bận rộn cuốn hút người đàn ông cần mẫn, song không vì thế mà anh nguôi ngoai nỗi nhớ nhà. Năm 2005, khi gia đình ngoài Bắc đã khấm khá về kinh tế, các em đều trưởng thành anh P bàn với vợ chuyển về quê nội, mang theo cả tài sản mà vợ chồng anh đã dành dụm được suốt thời gian qua. Nhưng ngày 2 tháng 6 năm 2005, một vụ tai nạn xe máy đã cướp đi mạng sống của anh P. Thực hiện ước nguyện cuối cùng của anh, gia đình đưa anh về mai táng tại làng quê cũ. Ngày 5/6/2005, gia đình anh P đến UBND xã TK làm thủ tục khai tử cho anh, anh Q, cán bộ xã được phân công tiếp đã không giải quyết do trong lúc bối rối, vợ anh P đã quên không mang theo chứng minh thư nhân dân của anh ra Bắc, nên không đủ căn cứ pháp lý làm thủ tục khai tử. Chị liền nhờ người quen đang ở Tây Nguyên tìm lại và gửi ra cho. 17 giờ ngày 17/6/2005, gia đình anh P mang chứng minh thư của anh ra UBND xã TK cùng toàn bộ giấy tờ cần thiết, nhưng các cán bộ trong xã đã nghỉ làm việc và nhất định không giải quyết cho gia đình anh P với lý do đã quá thời hạn. Gia đình anh P những ngày sau đó lâm vào bối rối, không biết phải làm thế nào để khai tử được cho anh. 2. Phân tích tình huống Cái chết là sự kiện pháp lý cuối cùng về hộ tịch của mỗi cá nhân, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý khác. Chính vì vậy, việc đăng ký khai tử cho người chết cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. trong tình huống này,anh P không được khai tử mặc dù anh đã được mai táng hơn nửa tháng. Khi vợ anh mang được chứng minh nhân dân của anh ra UBND , thời hạn đăng ký khai tử chưa hết, song do anh Q , cán bộ xã TK làm việc chưa hết trách nhiệm của mình, nên đã phó mặc. Anh Q cũng không hướng dẫn gia đình anh P thực hiện thủ tục đăng ký khai tử quá hạn. Chính việc không tôn trọng thủ tục khai tử cho anh P của anh Q đã vô tình làm cho thủ tục vốn rất quen thuộc này trở thành rắc rối, gây tâm lý ngại đến cơ quan nhà nước của nhân dân. 3.Phương án giải quyết Căn cứ Nghị định 158 /2005/NĐ-CP của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27 tháng 12 năm 2005 , có thể giải quyết tình huống trên như sau: - UBND xã TK cử cán bộ hướng dẫn gia đình anh P làm thủ tục đăng ký khai tử quá hạn cho anh. - Gia đình anh P phải nộp giấy báo tử, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình cho cán bộ có trách nhiệm giải quyết. - Sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch có trách nhiệm: Ghi đầy đủ các nội dung vào sổ đăng ký khai tử và giấy chứng tử ; ghi vào cột ghi chú là "đăng ký quá hạn"; trình chủ tịch UBND xã ký giấy chứng tử; cấp cho người đi đăng ký khai tử một bản chính giấy đăng ký chứng tử. - UBND xã TK họp rút kinh nghiệm kiểm điểm anh Q. II. NHÓM TÌNH HUỐNG PHÂN CẤP VỀ TỔ CHỨC CÁN BỘ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC * Tình huống 1: MỘT QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ 1.1 Mô tả tình huống: Anh Hoàng Văn B là cán bộ, giữ chức vụ trưởng Phòng Khoa học ở cơ quan D thuộc Sở A của tỉnh V. Tháng 9 năm 2005 anh B xin cơ quan nghỉ phép năm và lãnh đạo cơ quan đã nhất trí. Trong thời gian nghỉ phép vợ anh bị ngã xe máy, anh phải đưa vợ đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Anh đã không kịp tới cơ quan xin phép lãnh đạo nghỉ thêm phép và anh đã nghỉ quá phép 10 ngày. Trong thời gian anh B nghỉ, cơ quan D phải báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học cho tỉnh. Một trong các đề tài khoa học của tỉnh do cơ quan D đảm nhận lại do anh Hoàng Văn B làm chủ nhiệm đề tài, nên đề tài này không được báo cáo nghiệm thu đúng tiến độ đã định. Khi anh lên cơ quan, anh đã báo cáo lãnh đạo và trình bày, nộp bản kiểm điểm cá nhân về những khuyết điểm của mình và cam đoan sẽ không vi phạm lần sau. Nhưng ông Nguyễn Văn C là thủ trưởng cơ quan đã cho họp đột xuất toàn thể cơ quan và quyết định xử lý kỷ luật anh Hoàng Văn B bằng văn bản vì không hoàn thành nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan với hình thức kỷ luật: + Phạt nửa tháng lương và cách chức trưởng Phòng Khoa Học của anh. + Quyết định bổ nhiệm anh Trần Thanh T nguyên là phó Phòng Khoa Học làm trưởng Phòng Khoa Học. Sau khi nhận được quyết định bằng văn bản kỷ luật mình anh Hoàng Văn B đã nhờ các tổ chức Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan can thiệp. Đồng thời đề nghị lãnh đạo cơ quan xem xét lại nhưng không được nên anh B làm đơn khiếu nại đề nghị lãnh đạo Sở A can thiệp để đòi lại sự công bằng cho anh. 1.2 Phân tích tình huống: Việc anh Hoàng văn B nghỉ 10 ngày không lý do thì việc kỷ luật anh là cần thiết nhưng không được vượt quyền vượt cấp. Kỷ luật phạt nửa tháng lương và cách chức trưởng phòng của anh Hoàng Văn B cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Để xử lý tình huống này cần căn cứ vào quy định tại điều 8 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ về việc kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức, căn cứ các quy định của UBND tỉnh về quy trình bổ nhiệm, và xử lý kỷ luật cán bộ. 1.3 Phương án giải quyết: Lãnh đạo Sở A giao cho Phòng Tổ chức cán bộ Sở chỉ đạo Cơ quan D thành lập Hội đồng kỷ luật theo khoản 2 Điều 5 của nghị định số 35/2005/NĐ-CP của chính phủ. Hội đồng kỷ luật lấy ý kiến của các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ của cơ quan để kiểm điểm, đánh giá mức độ phạm lỗi của anh Hoàng văn B và xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Yêu cầu anh Hoàng Văn B có trách nhiệm khẩn trương hoàn thành báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học với Hội đồng khoa học tỉnh trong thời gian ngắn nhất. Ban giám đốc sở A ra quyết định huỷ bỏ hai quyết định trái thẩm quyền là cách chức anh Hoàng Văn B và bổ nhiệm anh Trần Thanh T là trưởng Phòng Khoa học của ông Nguyễn Văn C. Đồng thời xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Văn C thủ trưởng cơ quan D về việc ban hành hai quyết định vượt quyền, vượt cấp của mình. Ban giám đốc sở A cũng yêu cầu lãnh đạo cơ quan D khôi phục danh dự và trả 50% tháng lương bị phạt cho anh Hoàng Văn B. * Tình huống 2: VỀ MỘT QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CÁN BỘ 2.1. Mô tả tình huống: Anh Nguyễn Văn A và anh Nguyễn Văn B là cán bộ công chức của Sở X tỉnh Z. Anh A là người thẳng thắn, trung thực, thật thà và có năng lực chuyên môn giỏi được nhiều người trong cơ quan tín nhiệm, tin tưởng. Anh B là người cơ hội, năng lực chuyên môn trung bình nhưng lại được lòng Giám đốc. Do yêu cầu về công tác chuyên môn và công tác quản lý. Tại cuộc họp giao ban cuối tháng 9 có nhiều ý kiến đề bạt anh Nguyễn Văn A làm trưởng Phòng Khoa học, nhưng cũng có một số ít ý kiến đề bạt anh Nguyễn Văn B làm trưởng Phòng Khoa học đó. Do được lòng lãnh đạo nên ông Giám đốc Sở X đã bổ nhiệm anh Nguyễn Văn B làm trưởng phòng khoa học. Vì năng lực hạn chế nên sau 6 tháng anh B lên làm trưởng phòng công việc của phòng không tiến triển mà trái lại còn tồn đọng rất nhiều. Đã có nhiều ý kiến cho rằng việc đề bạt anh Nguyên Văn B là không dân chủ, công bằng, đã có người làm đơn đề nghị lên UBND tỉnh xem xét lại quá trình đề bạt anh Nguyễn Văn B làm trưởng phòng. 2.2.Phân tích tình huống: Công tác cán bộ là công tác quan trọng và then chốt của Đảng vì vậy việc đề bạt cán bộ cần phải được thực hiện dân chủ công khai theo đúng quy định của pháp luật. Việc đề bạt anh Nguyễn Văn B lên làm trưởng phòng của Giám đốc Sở X là không dân chủ, đặc biệt là đã không làm đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ mà pháp lệnh cán bộ công chức năm 2002 đã qui định nên đã gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt. 2.3. Phương án giải quyết: Lãnh đạo Sở X phải đưa ra tiêu chí bổ nhiệm cán bộ, lấy đó làm căn cứ đề bạt cán bộ vào vị trí trưởng phòng khoa học. Để đề bạt cán bộ, lãnh đạo sở X phải làm đúng quy trình, cần lấy phiếu thăm dò của các tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể và chính quyền nơi cán bộ dự định đề bạt công tác. Căn cứ kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở cơ sở, đối chiếu với các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác của cán bộ và lãnh đạo sở A bàn bạc dân chủ, công khai sau đó mới đi đến quyết định bổ nhiệm cán bộ. Trong tình huống này việc bổ nhiệm cán bộ của sở X đã không đảm bảo yêu cầu. Nếu anh B đã được bổ nhiệm mà không đảm nhiệm được vị trí trưởng phòng thì lãnh đạo sở phải ra quyết định miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm trưởng phòng đối với anh B và tiến hành bổ nhiệm lại chức vụ trưởng phòng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ, công khai, bổ nhiệm đúng người có đức, có tài. * Tình huống 3 CHỊ H BỊ BUỘC THÔI VIỆC DO ĐÂU 3.1 Mô tả tình huồng: Chị Nguyễn Thị H là cán bộ thuộc sở A tỉnh B. Tháng 10 năm 2005 chị H bị ốm phải nghỉ việc để điều trị mất 14 ngày. Trong thời gian nghỉ điều trị, công việc của phòng nhiều không giải quyết kịp nên Trưởng phòng đề nghị Giám đốc sở cho bổ xung người để làm thay công việc của chị Nguyễn Thị H nhưng không có người thay thế. Vì công việc mang tính đặc thù chỉ có chị H mới làm được nên Giám đốc sở A đã gửi thông báo 2 lần cho chị Nguyễn Thị H với nội dung yêu cầu chị H đi làm nếu không sẽ kỷ luật. Do sức khoẻ của chị vẫn yếu nên chị đã làm đơn trình bày lý do và báo cáo với lãnh đạo sở cho chị được phép nghỉ (chị đã trình giấy xác nhận của cơ quan y tế với lãnh đạo sở ). Khi không thấy chị Nguyễn Thị H đi làm ông Giám đốc sở A đã ra quyết định buộc thôi việc đối với chị Nguyễn Thị H. Khi nhận được quyết định này chị Nguyễn Thị H đã phản đối quyết liệt và đã làm đơn yêu cầu ông Giám đốc sở A xem xét lại nhưng không được chấp nhận. Quá bức xúc với quyết định của Giám đốc chị Nguyễn Thị H đã làm đơn khiếu nại lên UBND tỉnh đề bảo vệ quyền lợi của mình. 3.2. Phân tích tình huống: Quyết định buộc chị H thôi việc của ông Giám đốc sở A là sai, trái với quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003, vi phạm quy định của bộ luật lao động năm 1998. Quyết định trên của ông Giám đốc sở A cũng vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. 3.3. Phương án giải quyết: UBND tỉnh ra quyết định Huỷ bỏ quyết định của Giám đốc Sở A tỉnh B về buộc thôi việc đối với chị Nguyễn Thị H. Chỉ đạo Sở A thành lập hội đồng kỷ luật theo khoản 2 Điều 5 của nghị định số 35/2005/NĐ-CP của chính phủ. Hội đồng kỷ luật sở A xem xét lại toàn bộ sự việc và ra kết luận cuối cùng về vụ việc. Rõ ràng chị H không vi phạm kỷ luật lao động, do vậy không thể tiến hành kỷ luật chị H. UBND tỉnh cũng yêu cầu ông giám đốc sở A kiểm điểm về việc làm sai trái của mình và áp dụng hình thức kỷ luật cần thiết đối với ông giám đốc sở A. * Tình huống 4 ANH A, ANH B AI ĐÚNG AI SAI? 4.1. Mô tả tình huống: Ông Nguyễn Văn A là đội trưởng đội quản lý thị trường số X thuộc Chi cục quản lý thị trường tỉnh T. Ngày 5 tháng 12 năm 2005 nhận được giấy mời của UBND thị xã đến dự buổi "tổng kết công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh". Đang trong tình trạng say rượu ông Nguyễn Văn A đã cho gọi anh Nguyễn Văn B là đội phó lên phòng và uỷ quyền cho anh Nguyễn Văn B đến dự thay. Nhưng vì giấy mời ghi rõ ràng là mời ông Nguyễn Văn A đội trưởng đội quản lý thị trường số X cùng thành phần khách mời khác. Thấy mình không đúng thành phần được mời họp nên anh Nguyễn Văn B đã báo cáo lại đội trưởng và không đến dự buổi tổng kết. Đến ngày 10 tháng 12 năm 2005 ông Nguyễn Văn A đi họp ở chi cục, lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường khiển trách anh A trước Chi cục về hành vi không tham dự buổi tổng kết. Khi về đến đội ông Nguyễn Văn A đã nặng lời với anh Nguyễn Văn B, cho là anh B không hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. 4.2. Phân tích tình huống: Việc anh Nguyễn Văn B không đi họp vì không đúng thành phần (có báo cáo lại đội trưởng) là đúng. Việc anh Nguyễn Văn A say rượu không đi họp là vi phạm kỷ luật lao động phải bị phê bình, rút kinh nghiệm làm gương cho toàn đội. 4.3. Phương án giải quyết: Chi cục QLTT chỉ đạo đội QLTT X tiến hành họp kiểm điểm rút kinh nghiệm về những sai trái trong điều hành đội QLTT X và quá trình đảm trách công vụ của đội trưởng đội QLTT X. Sau khi làm rõ sai phạm của anh A lãnh đạo chi cục QLTT phê bình anh A trước toàn thể chi cục để giữ nghiêm kỷ luật lao động. * Tình huống 5 VỀ MỘT QUYẾT ĐỊNH CỬ CÁN BỘ ĐI HỌC 5.1 Mô tả tình huống: Nhận rõ vai trò con người đối với quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà, tỉnh V thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện chủ trương của tỉnh, Sở A đã tiến hành phân loại và bình xét để cử cán bộ đi học cao học. Sở A chọn ra 2 người để bình chọn. Người thứ nhất là anh Hoàng Văn T là người thẳng thắn, trung thực, sôi nổi, nhiệt tình trong các công tác của Sở, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có trình độ chuyên môn giỏi và là đảng viên Đảng cộng sản được mọi người rất tin tưởng. Người thứ hai là anh Nguyễn Văn H là con ông phó giám đốc sở, là Đảng viên trẻ, mới ra trường, cũng tích cực trong các hoạt động, phòng trào của Sở, nhưng có trình độ chuyên môn trung bình. Nhưng không hiểu vì sao ông giám đốc sở A quyết định anh Nguyễn Văn H được đi học cao học, mọi người trong Sở đều rất bất ngờ trước quyết định nay. Vì giám đốc không cử người có trình độ chuyên môn giỏi đi học lại cử người mới ra trường và có trình độ chuyên môn trung bình đi học. Việc này đã gây ra sự phản đối khá gay gắt trong tập thể cán bộ công chức trông cơ quan. 5.2.Phân tích tình huồng: Chủ trương đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ là chủ trương rất đúng đắn của tỉnh B. Tuy nhiên việc triển khai chủ trương đó của tỉnh ở Sở A có vẻ công khai và dân chủ nhưng thực chất là không dân chủ, không công bằng nên đã dẫn đến việc cử cán bộ không xứng đáng đi đào tạo gây bất bình và dư luận không tốt trong cơ quan. 5.3.Phương án giải quyết: Để đánh giá bình xét đúng năng lực và phẩm chất cán bộ, lấy đó làm tiêu chí trong quy hoạch, đề bạt, sử dụng cán bộ cũng như để bình chọn cán bộ cử đi học, lãnh đạo sở A phải lấy phiếu tín nhiệm cán bộ của toàn thể cơ quan một cách dân chủ công khai. Ngoài ra cần thu thập các ý kiến nhận xét về năng lực, tư cách, phẩm chất đạo đức cán bộ của các đoàn thể trong cơ quan như: Cấp uỷ đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ Căn cứ các ý kiến đánh giá khách quan, toàn diện đó lành đạo sở A ra quyết định cử anh Hoàng Văn T đi học đợt sau, để đảm bảo công khai dân chủ thực sự trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. III. NHÓM TÌNH HUỐNG PHÂN CẤP VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI * Tình huống 1 VỀ VIỆC LẤN CHIẾM ĐẤT CÔNG CỦA ÔNG D 1. Mô tả tình huống: Xã A là một xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc huyện B, tỉnh C. Năm 1989 tại địa phận thôn C thuộc xã A có một mảnh đất rộng khoảng 300m2 đã bỏ hoang từ lâu. Thấy mảnh đất bỏ hoang đã lâu, gia đình ông D đã tự ý khai hoang, cải tạo mảnh đất để trồng lúa, sau đó làm nhà để ở. Tới thng 1 năm 1990, nhận được phản ánh của nhân dân về việc lấn chiếm đất của gia đình ông D, UBND xã A đã tiến hành kiểm tra và xử phạt gia đình ông D một khoản tiền là 100.000 đồng. Đến tháng 5/1990 gia đình ông D đã làm đơn gửi ông chủ tịch UBND xã A đề nghị UBND xã giao mảnh đất gia đình ông đã có công khai hoang nêu trên đó gia đình ông đã sử dụng làm đất thổ cư. Chủ tịch UBND xã A căn cứ vào công khai hoang của gia đình ông D, ngày 20/6/1990 đã ra quyết định giao mảnh đất trên cho gia đình ông D. Sau khi UBND xã A quyết định giao đất cho gia đình ông D, nhân dân thôn C, xã A rất bức xúc đã gửi đơn phản đối việc làm sai thẩm quyền của UBND xã A tới các cơ quan chức năng của huyện B, tỉnh C. Vì các cơ quan chính quyền xã A, huyện B, tỉnh C không tập trung giải quyết dứt điểm nên vụ việc kéo dài. Gia đình ông D vẫn sinh sống trên mảnh đất 300m2 đã lấn chiếm bất hợp pháp. Các cán bộ UBND xã A liên quan đến việc giao đất vượt thẩm quyền vẫn không bị xử lý nên gây phản ứng và dư luận không tốt, uy tín chính quyền địa phương bị giảm sút nghiêm trọng. 2. Phân tích tình huống: Tình huống nêu trên đề cập tới hành vi lấn chiếm đất công của công dân, cấp đất sai thẩm quyền của chính quyền cấp xã ở nông thôn là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Hơn nữa, trước các sai phạm đó các cơ quan chức năng cấp trên không tích cực vào cuộc giải quyết vụ việc triệt để, trên cơ sở pháp luật nên hiệu lực, hiệu quả QLNN về đất đai ở địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự yếu kém, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương. Do ý thức chấp hành pháp luật hạn chế trong một bộ phận không nhỏ nhân dân hiện nay. 3. Phương án giải quyết: Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993(sửa đổi các năm 1998,2001,2003) và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. UBND huyện B lập t kiểm tra, xem xét toàn bộ sự việc, sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ về việc lấn chiếm đất của gia đình ông D và việc giao đất vượt thẩm quyền của UBND xã A thỡ khẩn trương và kiên quyết: Xem xét nếu diện tích đất ông D sử dụng phù hợp với khu dân cư thì cho phép hợp thức hóa, nếu không phù hợp thì bồi thường cho ông D và giao đất cho ông ở vị trí khác. - Xem xét mức độ sai phạm của các cán bộ địa chính, của ông chủ tịch UBND xã A về việc giao đất vượt thẩm quyền tiến hành kỷ luật ở mức độ tương xứng đối với các cá nhân liên quan. - Tiến hành tuyên truyền đường lối, chủ trương của đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tăng cường giáo dục và tuyên truyền về luật đất đai cho nhân dân trong vùng. * Tình huống 2 ÔNG A SỬ DỤNG ĐẤT SAI MỤC ĐÍCH 1. Mô tả tình huống: Năm 1989 Gia đình ông A ở xã B, huyện C, tỉnh D (một tỉnh đồng bằng trung du bắc bộ) được giao một mảnh đất 3000m2 ven bờ một con sông để trồng lúa, trồng mầu. Ông A và gia đình đã dùng mảnh đất được giao trên để trồng một vụ lúa, một vụ màu trong một năm. Hàng năm, gia đình ông A luôn đóng thuế nông nghiệp đầy đủ cho nhà nước. Tới năm 2003 tỉnh, huyện và xã sở tại chủ trương phát triển mô hình VAC để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi ngành nghề tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Ông A đã bàn cùng gia đình cải tạo mảnh đất 3000m2 đã được HTX nông nghiệp giao để triển khai sản xuất theo mô hình VAC. Gia đình ông A đã tự ý đào một mảnh ao 500m2, xây các công trình phục vụ ăn ở cho gia đình trên diện tích đất 3000m2. Số diện tích đất còn lại, một phần đất trũng ông để trồng lúa, một phần đất gò ông A cùng gia đình dùng để trồng cây ăn quả lâu năm. Trên bờ ao mới đào ông A xây 2 dãy nhà nuôi lợn cao sản cùng một dãy chuồng vịt. Việc thay đổi phương án sản xuất, chuyển mục đích sử dụng đất của ông A cùn gia đình đã thu được những kết quả rất phấn khởi. Năm 2004, gia đình ông A đã thu về hơn 50.000 triệu đồng sau khi đã trừ hết các khoản chi phí đầu vào cho sản xuất trên mảnh đất 3.000m2. Nhưng tới đầu năm 2005 UBND xã cùng UBND huyện C đã thành lập tổ công tác tới kiểm tra việc sử dụng diện tích đất 3.000m2 mà gia đình ông A đã nhận khoán của HTX nông nghiệp xã A. Sau khi kiểm tra tổ kiểm tra đã tiến hành lập biên bản kết luận gia đình ông A đã sử dụng đất sai mục đích, yêu cầu gia đình ông A đình chỉ sản xuất VAC trên diện tích 3.000m2 đất nông nghiệp đã nhận khoán đồng thời khôi phục lại hiện trạng ban đầu cho diện tích đất nói trên. Ông A cùng gia đình đã phản ứng rất quyết liệt với lập luận: Gia đình ông vẫn đóng thuế nông nghiệp cho HTX đầy đủ, gia đình ông sản xuất VAC theo đúng chủ trương của xã, của Huyện, của Tỉnhvì vậy, cho đến nay, đầu tháng 7/2006 vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. 2. Phân tích tình huống: Tình huống nêu trên là thực tế thường gặp ở các địa phương nông thôn hiện nay. Chủ trương của Đảng nhà nước, của các cấp chính quyền phát triển sản xuất VAC, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất với mục tiêu tăng cao hiệu quả sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nước, cho bà con nông dân. Tuy nhiên quá trình phát triển VAC phải đặt trong quản lý nhà nước về đất đai chặt chẽ của các cấp chính quyền. Do vậy, người nông dân không thể tự ý, tuỳ tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã nhận khoán. Việc làm tuỳ tiện của gia đình ông A trong tình huống vừa nêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước vò đất đai tại địa phương và dẫn tới hậu quả không tốt. Do vậy khi phát hiện sai phạm của gia đình ông A, các cơ quan chức năng ở địa phương cần dựa trên cơ sở các quy định pháp luật về đất đai sử lý vụ việc một cách tích cực, triệt để. 3. Phương án giải quyết: Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993 (sửa đổi các năm 1998,2001,2003) và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. UBND huyện C và xã B thành lập tổ kiểm tra xuống điều tra việc sử dụng đất nông nghiệp của gia đình ông A. Sau khi phát hiện các sai phạm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây công trình kiến trúc trái phép trên đất nông nghiệp, của gia đình ông A. Tổ kiểm tra làm kết luận báo cáo UBND huyện C. Căn cứ vào tính chất, mức độ sai phạm mà gia đình ông A UBND huyện C sẽ tiến hành sử phạt hành chính đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đối với diện tích đất mà gia đình ông A đang sản xuất VAC nếu nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất VAC của xã B thì yêu cầu ông A làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và tiếp tục cho phép gia đình ông A sản xuất VAC trên diện tích đó. Nếu diện tích đất gia đình ông A đang sản xuất VAC không thuộc quy hoạch phát triển kinh tế trang trại thì UBND huyện C yêu cầu gia đình ông A tháo dỡ công trình kiến trúctrả lại trạng thái ban đầu cho mảnh đất. * Tình huống 3 ĐẤT ĐÃ THUÊ, NGƯỜI THUÊ ĐẤT LÀM GÌ 1.Mô tả tình huống: Tỉnh A làmột tỉnh thuộc đồng bằng trung du bắc bộ. Những năm 1990 trở về trước tỉnh A là một tỉnh thuần nông, sản xuất công nghiệp hầu như chưa có gì. Thực hiện đường lối chủ trương đổi mới của Đảng và với sự chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tới năm 2000 tỉnh A đã phát triển sản xuất công nghiệp rất mạnh mẽ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp ở tỉnh A ngoài sự đóng góp của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài còn có phần đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, đi dọc quốc lộ 2 chúng ta thấy rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ đang triển khai sản xuất nhưng chúng ta cũng thấy có nhiều lô đất rộng hàng chôc ha bỏ hoang đã lâu. Khi chúng tôi tới tìm hiểu thì được biết một số lô đất rộng nằm sát quốc lộ 2 là đất UBND tỉnh cho một số doanh nghiệp thuê 50 năm để sản xuất công nghiệp. Mặc dù đất đã được UBND tỉnh giao cho thuê đất từ năm 2000 nhưng đến nay, năm 2005 khá nhiều người đứng tên thuê đất của nhà nước vẫn chưa xây dựng, mua sắm trang thiết bịtriển khai hoạt động sản xuất kinh doanh triên diện tích đất đã thuê. Một số lô đất thuê vẫn bỏ trống, một số lô đất thuê để sản xuất công nghiệp thì giờ đây được sử dụng để xây dựng khách sạn và nhà nghỉ? vậy nguyên nhân của hiện tượng trên là do đâu? 2. Phân tích tình huống: Tất nhiên, các doanh nghiệp muốn triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh phải có mặt bằng. Đối với các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ UBND tỉnh A chủ trương cho họ thuê đất với thời hạn là 50 năm để các doanh nghiệp có mặt bằng triển khai sản xuất. Sau khi được thuê đất, rất ít các doanh nghiệp triển khai được sản xuất nhanh chóng như đề án xin thuê đất một là do các khó khăn về vốn,hai là cố ý sử dụng đất thuê vào mục đích khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. 3. Phương án giải quyết: Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993(sửa đổi các năm 1998,2001, 2003 và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. UBND tỉnh cựng với chớnh quyền nơi cú đất cho thuờ thành lập đoàn kiểm tra xuống điều tra tỡnh hỡnh sử dụng đất đó thuờ của nhà nước của cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ trờn địa bàn. Sau khi đối chiếu với mục đớch sử dụng đất đó được trỡnh bày tại đề ỏn xin thuờ đất của cỏc doanh nghiệp nếu phỏt hiện thấy cỏc doanh nghiệp chưa Sử dụng diện tích đất đã được thuê hoặc sử dụng diện tích đất sai mục đích thì đoàn kiểm tra kết luận sự việc và báo cáo UBND tỉnh xử lý theo hai hướng: Một là: Đối với diện tích đất đã được thuê mà các doanh nghiệp bỏ hoang, chưa sử dụng từ năm 2000 đến nay 2005 nếu người thuê đất không có điều kiện, không cam kết triển khai sản xuất kinh doanh như trình bày tại đề án thuê đất thì trong thời hạn 3 đến 6 tháng UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất. Hai là: Đối với một số diện tích đất mà người được thuê sử dụng sai mục đích thì: - Sử phạt hành chính; - Doanh nghiệp báo cáo đề nghị UBND tỉnh tiếp tục sử dụng diện tích đất đã được thuê, nếu UBND tỉnh chấp nhận thì tiếp tục được sử dụng, nếu UBND tỉnh không chấp nhận thì thu hồi đất. * Tình huống 4 VỀ VIỆC ANH A THUÊ ĐẤT 1. Mô tả tình huống: Gia đình anh A ở xã B, huyện C, tỉnh D. Từ ngày tỉnh D chủ trương phát triển sản xuất công nghiệp, rất nhiều hộ gia đình ở địa phương đã vay vốn, thuê đất mở xưởng sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Gia đình anh A cũng vậy. Năm 2000 anh A được UBND tỉnh cho thuê 3ha đất nằm sát quốc lộ 2. Sau khi được thuê diện tích đất 3ha nằm sát quốc lộ 2, một phần đất anh A dùng để mở xưởng cán thép, một phần dùng làm bãi chứa phế liệu. Hàng ngày, hoạt động của xưởng sản xuất thép thải vào không khí một lượng lớn khí độc hại, các loại rác thải rắn hình thành trong quá trình sản xuất cũng không được xử lý mà bị đổ bừa bãi ra môi trường xung quanh gây ôi nhiễm nặng cho môi trường. Diện tích đất còn lại khoảng gần 1ha anh A cho ông B thuê lại để ông B mở xưởng sản xuất gạch gói. Trong quá trình triển khai sản xuất gạch ngói tại diện tích đất đã thuê lại anh A.Ông B đã tự khai thác nguyên liệu sản xuất gạch vì vậy trên diện tích đất thuê lại của anh A một thời gian sau loan lổ những hố, những mảnh ruộng sâu hoắm chứa đầy nước. 2. Phân tích tình huống: Chủ trương cho thuê đất để phát triển sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của tỉnh D. Tuy nhiên việc xem xét và đi đến quyết định cho thuê đất là một quá trình cần được làm rất chặt chẽ để vừa đảm bảo cho công tác quản lý, vừa tạo những thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Những sai phạm trong việc sử dụng đất được thuê của anh A trong tình huống này cho thấy quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ xin thuê đất của các cơ quan chức năng chưa được làm thật tốt. Hơn nữa sự thiếu hiểu biết pháp luật cùng những thói quyên tuỳ tiện là nguyên nhân của các hành vi sử dụng đất sai mục đích, làm ôi nhiềm môi trường, suy thoái đất đai. Rõ ràng việc sử dụng đất thuê của Nhà nước của anh A đẫ không đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng cho diện tích đât được thuê. Việc ông B thuê lại diện tích đất thuê của Nhà nước của anh A và sử dụng đất không đúng mục đích, khai thác đất bừa bãi là việc làm vi phạm những qui định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vi phạm qui định pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Phương án giải quyết: Trên cơ sở những quy định của luật đất đai năm 1993 . Những tình huống giúp các bạn tham khảo để viết tiểu luận Monday, 3rd May 2010 I. NHÓM TÌNH HUỐNG PHÂN CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH * Tình huống 1: MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC. quyết thực hiện các quy định này. * Tình huống 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC NHẬN NUÔI TRẺ BỊ BỎ RƠI 1. Mô tả tình huống Chị Mai Thu H và anh Vũ Quốc B kết hôn với nhau đã nhiều năm, tình nghĩa gắn. xã theo quy định của pháp luật. * Tình huống 4: VIỆC BÁN NHÀ VÀ VIẾT GIẤY ĐẶT CỌC 1. Mô tả tình huống Ông Nguyễn Văn A có một căn nhà ở phường NQ thị xã X với các giấy tờ hợp lệ : - Giấy chứng

Ngày đăng: 13/06/2015, 22:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Những tình huống giúp các bạn tham khảo để viết tiểu luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan