"Bông hồng bão tố" và bi kịch loài người

4 147 0
"Bông hồng bão tố" và bi kịch loài người

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Bông hồng bão tố" và bi kịch loài người Thứ ba, 01 Tháng một 2008, 03:12 GMT+7 - Cái chết bi thảm của Benazir Butto xét cho cùng không chỉ là bi kịch một đời người, bi kịch một dòng họ. Đó cũng là bi kịch một quốc gia và lớn hơn, đó là một trong những bi kịch của loài người. 1. Người ta từng ví cựu Thủ tướng của Pakistan là “một bông hồng giữa bão tố”. Nay bông hồng đó đã nát tan bởi những thế lực đen tối, bởi lòng hận thù và những toan tính ích kỷ. Cái chết bi thảm của bà Benazir Butto đang làm cho thế giới đổ bao nhiêu giấy mực và lời nói để luận đàm, chia sẻ, giận dữ, tiếc thương… Đã vĩnh viễn không còn nữa một chính khách nổi tiếng, nhân vật trung tâm của một Pakistan đang sục sôi biến động. Đây là một sự kết thúc, kết thúc bi thảm của một “hồng nhan bạc mệnh”, một phụ nữ can trường, dám dấn thân vào giữa vòng xoáy lịch sử đất nước, mang theo nỗi đau chưa đem đến điều gì tốt đẹp cho đất nước, chưa xóa được mối thù của dòng họ. Cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Butto. Ảnh: AP Tôi bỗng nhớ tới sự kiện bi thảm tương tự hai mươi năm trước xảy ra với Indira Gandhi, vị nữ Thủ tướng được nhân dân Ấn Độ sùng kính và loài người ngưỡng mộ, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo, một thảm kịch nữa lại đến với con trai bà, người kế tục sự nghiệp của mẹ, cố Thủ tướng Rajib Gandhi. Mối hận thù tôn giáo và sắc tộc đã cướp đi những con người ưu tú nhất đất nước Ấn Độ, của dòng họ người khai quốc công thần nước Cộng hòa Ấn Độ - Jawaharlal Nehru. Cả nhân loại lại tiếp tục chứng kiến, sau cái chết của B. Butto, thù hận tiếp theo hận thù. Nhiều nhà cửa bị tàn phá, nhiều người dân thường bất hạnh ngã xuống, ngày mỗi nhiều hơn. Ngọn lửa đang bùng cháy ở tiểu lục địa Ấn Hồi này. Sát bên cạnh là một vùng Trung cận đông rộng lớn đang ngút trời thù hận và đầy ắp vũ khí giết người; từ dao mác đến súng đạn; từ bom tự tạo đến bom nguyên tử… 2. Những ngày này tôi, bạn, chúng ta và nhiều người khác, càng cảm nhận rõ rệt tình trạng bất ổn của thế giới, và mối hiểm nguy lơ lửng trên đầu loài người. Loài người đang tự đọa đày mình và hình như đang toan cuốn nhau vào một cuộc thế chiến mới không chính tắc, không tuyên bố. Điều mỉa mai và cay đắng là loài người đang hành động điên cuồng và dã man như vậy ngay giữa thời đại gọi là văn minh này, khi đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba. Của cải vật chất ngày càng dồi dào, không ít người giàu sang và thừa mứa. Trí óc con người mở mang, đang phát hiện những bí ẩn của thế giới vi mô với kích thước cực bé; nano và siêu nano, thời gian cực ngắn; atto-giây (10-18s) và siêu atto-giây. Con người không ngừng vươn ra vũ trụ bao la, tìm hiểu sự sống ngoài trái đất, phát hiện những bí mật của những thiên hà xa thẳm ở những khoảng cách chỉ có thể đo bằng thời gian đi qua của ánh sáng, bằng năm tháng và thậm chí hàng trăm năm, triệu năm ánh sáng. Vậy mà đất như đang rung lên dưới chân và mây đang phủ đen trên trời. Khói lửa và chết chóc tràn lan như một phản ứng dây chuyền, chưa nhìn thấy tia hy vọng nào của một nền hòa bình vững chắc ở cuối đường hầm. 3. Điều mỉa mai và đắng cay nữa là ngọn lửa đau thương và chết chóc đang bùng cháy chính ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa, như tuổi của lịch sử loài người. Nơi đây, hội tụ tất cả 7 kỳ quan văn minh cổ của thế giới, từ Vườn treo Babylon, Hải đăng Alexandria, Tượng thần Zeus, Đền Artemis đến Lăng mộ vua Maussollos, Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios và Kim tự tháp Giza. Kim tự tháp Giza. Ảnh: wikipedia Thực sự máu đang đổ và lửa đang cháy từ Apganistan sang Pakistan, từ dải Gaza đến Liban, từ Bờ Tây sông Jordan sang Jesusalem, trên đất nước Irak và có nguy cơ tràn sang Iran và Syri. Đám cháy giữa hai quốc gia đối địch truyền kiếp láng giềng, có vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa ở vùng Nam Á đang tạm lắng xuống nhưng vẫn cứ âm ỉ. Không ai có thể quên rằng, lục địa nói trên của thế giới chính là cái nôi ra đời của tất cả năm tôn giáo lớn nhất hiện nay: Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo. Hơn thế nữa, không có tôn giáo nào, không có Kinh Thánh, Kinh Phật nào, không có vị Giáo chủ, vị Tiên tri, vị Bồ tát nào dạy tín đồ của mình lòng thù hận và gây ra cảnh giết chóc huynh đệ tương tàn. Họ chỉ khuyên răn con người sống lương thiện và yêu thương đồng loại. Nhưng thù hận và chém giết khốc liệt nhất, dã man nhất giữa các quốc gia, giữa các sắc tộc, giữa các tôn giáo, thậm chí giữa những con người cùng tôn giáo, cùng đức tin thần thánh, lại xảy ra nhiều nhất chính ở vùng hồi tụ của những cái nôi tôn giáo. Kỳ lạ thay, người ta giết nhau, hận thù nhau, ai cũng nhân danh sự cao cả, nhân danh Tổ quốc, Thượng đế, Đấng Tiên tri, hoặc vì Đạo Pháp v.v. và v.v…. Đó chính là bi kịch của nhân loại. 4. Đau thương nhất, mất mát nhiều nhất, chết chóc nhiều nhất là những người dân thường ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi tôn giáo… Một số ít người, một số thế lực, ở bên trong và cả bên ngoài mới là những người tổ chức, cổ súy, đẩy hàng triệu, hàng trăm triệu con người lao vào những cuộc đốt phá và giết chóc triền miên. Những người dân thường chỉ là nạn nhân. Dù họ là những người trực tiếp đốt phá, giết người, họ vẫn là nạn nhân. Nạn nhân của sự ngu muội ở chính mình. Tất cả đều đáng xót thương. Nước mắt của người mẹ Palestin khóc con cũng mặn đắng như nước mắt của người vợ Israel khóc chồng. Nỗi đau cửa nhà tan nát, mất mát người thân yêu của những tín đồ Ấn giáo có khác gì của những người con Thánh Ala. Những giây phút tiễn đưa cuối cùng. Ảnh:Theo AP, Reuters Giảm bớt những đau thương nói trên, tránh được những cuộc bắn giết nhau phi nhân nghĩa chỉ vì quyền lợi ích kỷ và mưu đồ đen tối của một thế lực, một nhóm người. Tránh cho nhân loại bị xô đẩy vào những cuộc chiến đẫm máu, những cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng thành một cuộc chiến rộng lớn trên thế giới. Đó là mục đích và trách nhiệm của những con người có lương tri và tỉnh táo trên mọi châu lục, của những giới cầm quyền có tầm nhìn xa trông rộng trên thế giới. Cái chết bi thảm của Benazir Butto, nói cho cùng, không chỉ là bi kịch một đời người, bi kịch một dòng họ. Đó cũng là bi kịch của một quốc gia. Và lớn hơn, đó là một trong những bi kịch của loài người. Vẫn còn ít nhiều may mắn và tia hy vọng, con người ngày càng ngộ ra thêm: yêu thương sinh sôi yêu thương, hận thù gặt hái thù hận. Chỉ có sự tỉnh ngộ như vậy ở mọi tôn giáo, dân tộc, mọi quốc gia… mới cứu được thế giới. Sự tỉnh ngộ của con người như vậy mới cứu vớt được chính mình và cứu vớt toàn nhân loại. • Thanh Minh Trần . là bi kịch một đời người, bi kịch một dòng họ. Đó cũng là bi kịch của một quốc gia. Và lớn hơn, đó là một trong những bi kịch của loài người. Vẫn còn ít nhiều may mắn và tia hy vọng, con người. "Bông hồng bão tố" và bi kịch loài người Thứ ba, 01 Tháng một 2008, 03:12 GMT+7 - Cái chết bi thảm của Benazir Butto xét cho cùng không chỉ là bi kịch một đời người, bi kịch một dòng. Đó cũng là bi kịch một quốc gia và lớn hơn, đó là một trong những bi kịch của loài người. 1. Người ta từng ví cựu Thủ tướng của Pakistan là “một bông hồng giữa bão tố”. Nay bông hồng đó đã

Ngày đăng: 13/06/2015, 16:00

Mục lục

  • "Bông hồng bão tố" và bi kịch loài người

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan