PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI VIỆT NAM

26 1.1K 6
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU1.1. Đặt vấn đề nghiên cứuChúng ta đang ngày càng phải đương đầu với nhiều hiện tượng thiên tai gây ra bởi sự biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, bão. Đó là những mối đe doạ nguy hại lớn nhất đối với xã hội, đe dọa các hoạt động kinh tế và môi trường.Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư ngày 222007 (AR4) của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì nồng độ các khí carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O) trong khí quyển toàn cầu đã tăng đáng kể do hệ quả để lại của các hoạt động của con người từ năm 1750. Hiện tượng tăng nồng độ CO2 chủ yếu gây ra bởi việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thay đổi kiểu sử dụng đất, còn tăng nồng độ CH4 và N2O chủ yếu do các hoạt động nông nghiệp. Nếu không khẩn trương tiến hành các biện pháp đối phó nhằm giảm sự phát thải các khí nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,84,0 độ C vào cuối thế kỷ này. Trong bối cảnh như thế, các quốc gia trên thế giới đã phối hợp hành động bằng cách kí kết những công ước và quy định chung nhằm mục đích đạt được những sự thỏa thuận về giảm thiểu khí nhà kính, ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Trong đó, Nghị định thư Kyoto (KP) là giai đoạn tiếp theo của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Nội dung chính của KP là yêu cầu các nước công nghiệp phát triển cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng các khí nhà kính ít nhất 5% dưới mức phát thải năm 1990 trong thời kỳ từ 2008 đến 2012. Nghị định thư Kyoto bao gồm 3 cơ chế để các nước thực hiện các cam kết về giảm khí thải: Cơ chế cùng thực hiện (JI), cơ chế phát triển sạch (CDM) và cơ chế mua bán phát thải quốc tế (ET). Việt nam đã sớm tham gia Nghị định thư Kyoto với tư cách là một nước đang phát triển. Việt Nam đã và đang hướng tới các dự án CDM, thu hút các nhà đầu tư trong phát triển cơ chế sạch vào các ngành có lượng thải khí nhà kính cao. Việc triển khai cơ chế phát triển sạch CDM theo cam kết của Nghị định thư Kyoto đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới đi kèm với những vấn đề khó khăn, bất cập đáng quan tâm.Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Phân tích hiện trạng các dự án phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam” nhằm đề xuất giải pháp phát triển các dự án CDM ở Việt Nam. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chungPhân tích hiện trạng các dự án phát triển sạch tại Việt Nam.1.2.2 Mục tiêu cụ thểTìm hiểu chung về cơ chế phát triển sạch (CDM) và các dự án CDM.Phân tích các yếu tố cơ hội và thách thức của Việt Nam trong các dự án CDM.Đề xuất giải pháp cho việc triển khai phát triển các dự án CDM tại Việt Nam.1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Không gianĐề tài phân tích hiện trạng các dự án phát triển sạch CDM tại Việt Nam.1.3.2 thời gianĐề tài được thực hiện từ ngày 2982014 đến ngày 8102014.1.3.3 Đối tượng nghiên cứuCác dự án phát triển sạch (CDM).1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.4.1 Phương pháp thu thập số liệuĐề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ internet, sách, báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông khác.1.4.2 Phương pháp phân tích số liệuSố liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp kết hợp phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và đưa ra nhận xét, đánh giá. CHƯƠNG 2. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM 2.1 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU2.1.1 Hiệu ứng nhà kínhKhí hậu của Trái đất có liên quan chặt chẽ với bức xạ của mặt trời xuống Trái đất và bức xạ nhiệt từ Trái đất vào không gian. Trái đất hấp thụ một phần năng lượng của mặt trời, phần còn lại Trái đất sẽ giải phóng, đưa chúng trở lại vũ trụ dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Phần lớn bức xạ hồng ngoại này được hấp thụ bởi hơi nước, CO2, CH4, N2O và các khí tự nhiên khác được gọi là ”khí nhà kính”.Các khí nhà kính đóng vai trò như một tấm mái kính giữ cho Trái đất ở nhiệt độ ấm và duy trì mọi sự sống trên Trái đất. Không có tấm mái kính này, nhiệt độ của Trái đất sẽ giảm xuống nhiều so với hiện tại. Hiệu ứng giữ nhiệt này gọi là hiệu ứng nhà kính.Tuy nhiên các hoạt động của con người đang làm tấm mái kính này thay đổi. Từ thời kỳ tiền công nghiệp (1870) đến nay, cùng với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ, con người thông qua các hoạt động của mình như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lượng thực, xử lý chất thải và các hoạt động sản xuất công nghiệp,...đã và đang làm tăng nồng độ các khí nhà kính (KNK) trong khí quyển và gây nên sự biến đổi khí hậu. Báo cáo kỹ thuật của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã nêu rõ:•Nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 31% kể từ năm 1750. Khoảng ¾ tổng lượng CO2 nhân tạo phát thải vào khí quyển trong 20 năm qua là do đốt nhiên liệu hóa thạch còn lại là do phá rừng, thay đổi đất sử dụng.•Nồng độ CH4 đã tăng 151% và N2O tăng 17% kể từ 1750 và đang tiếp tục tăng.Như vậy các hoạt động phát thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyển của con người chính là nhân tố quyết định gây biến đổi khí hậu toàn cầu từ hơn một thế kỉ qua. Bằng chứng khoa học cho thấy trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,60C và mực nước biển dâng khoảng 1012 cm.2.1.2 Tác động của biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu (BĐKH) gây nhiều tác động tiêu cực đối với hệ thống tự nhiên và con người. Hệ thống tự nhiên và con người bị ảnh hưởng về nhiệt độ trung bình cũng như tần suất và mức độ khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết. Ngoài ra các hệ thống này còn chịu tác động gián tiếp của BĐKH như mực nước biển dâng, tahy đổi độ ẩm trong đất, thay đổi điều kiện đất và nước, bệnh dịch.2.1.2.1 Nguồn nướcCác nhà khoa học đã chứng minh sự nóng lên toàn cầu sẽ gây nên những biến đổi đáng kể đến đặc trưng nhiệt độ và dạng mưa. Thông qua cân bằng nước trong mỗi khu vực sẽ có tác động đến dòng chảy sông ngòi và tài nguyên nước.Nhu cầu về nước đang tăng lên do sự phát triển kinh tế và dân số. Khoảng 1,7 tỷ người đang sống trong tình trạng thiếu nước. Dự báo, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 5 tỷ người. BĐKh làm suy giảm lưu lượng dòng chảy và nước ngầm vốn đã khan hiếm nước sinh hoạt như Trung Á, Nam Phi và các nước ven Địa Trung Hải.2.1.2.2 Nông nghiệp và an ninh thực phẩmKhi nhiệt độ tăng lên, ở vùng nhiệt đới, sản lượng sẽ giảm ngay khi nhiệt độ thay đổi không đáng kể. Trong khi đó ở vùng ôn đới, sản lượng một số cây trồng sẽ tăng lên. Nhìn chung nhiệt độ tăng sẽ gây hại đối với các loài cây trông do chưa thích nghi với điều kiện thay đổi.Suy thoái đất và tài nguyên nước là một trong những thách thức của ngành nông nghiệp toàn cầu.Ngoài ra, sự tăng lên của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ làm tăng số lượng gia súc chết.BĐKH dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong thu nhập toàn cầu với những thay đổi có lợi cho các nước phát triển và thay đổi tiêu cực cho các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình năm tăng 2,50C sẽ đẩy giá thực phẩm tăng lên do hạn chế việc mở rộng khả năng cung cấp thực phẩm toàn cầu trong khi nhu cầu thực phẩm tăng lên. Do vậy BĐKH sẽ làm giảm thu nhập và tăng số lượng thiếu ăn của người dân.2.1.2.3 Các hệ sinh tháiCác hệ sinh thái phải gánh chịu nhiều sức ép như thay đổi sử dụng đất, chất ô nhiễm, thay đổi khí hậu tự nhiên...BĐKH là một sưc ép làm thay đổi hoặc gây nguy hại cho các hệ sinh thái.Nhiều loại cây bị đe dọa do BĐKH. Nếu không có các biện pháp thích ứng, nhiều loại cây sẽ có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Điều này sẽ tác động đến các hiện tượng tự nhiên (sự thụ phấn...), các tập quán văn hóa của người bản địa.BĐKH cũng làm giảm số lượng hồ, vùng đầm lầy và các dòng sông băng, đồng thời làm tăng sự xâm lấn của các động vật ngoại lai, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm hiện tại như nhiễm độc, mưa axit và bức xạ tia tử ngoại.2.1.2.4 Vùng ven bờBĐKH làm tăng nhiệt độ mặt biển và mực nước biển, làm suy giảm lớp băng phủ và độ măn, dòng chảy của nước biển. Những thay đổi trong đại dương sẽ tác động ngược trở lại đối với khí hậu toàn cầu cũng như khí hậu vùng ven bờ.Nhiều vùng ven bờ phải chịu lũ lụt do nước biển dâng, sự xói mòn và sự nhiễm mặn nguồn nước ngọt.Nhiều đồng bằng và vùng ven bờ sẽ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng.2.2 CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (UNFCCC) NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM2.2.1 Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) được ký kết tại Hội nghị Phát triển và Môi trường Liên hợp quốc (Hội nghị thượng đỉnh Trái đất) tại Brazil tháng 61992 và có hiệu lực từ tháng 31994. Mục tiêu cuối cùng của Công ước là ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các nước tham gia phải có cam kết chung về các hành động chống lại sự biến đổi khí hậu, điều chỉnh theo điều kiện của từng quốc gia nhằm triển khai thực hiện Công ước. Công ước phân chia các nước tham gia thành 2 nhóm:Các bên thuộc phụ lục I: các nước công nghiệp hóa là các nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu.Các bên không thuộc phụ lục I: gồm phần lớn là các quốc gia đang phát triển. Công ước đưa ra nguyên tắc bình đẳng và “trách nhiệm chung nhưng khác nhau” yêu cầu Các bên trong Phụ lục I phải dẫn đầu trong việc tới năm 2000 phải giảm mức phát thải khí nhà kính của họ xuống tới mức của năm 1990. Họ phải đệ trình báo cáo thường kỳ, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng công bố các chương trình chính sách về biến đổi khí hậu cũng như các điều tra hàng năm về giảm phát thải khí nhà kính.2.2.2 Nghị định thư KyotoNghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.Kể từ tháng 92011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết.Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitơ ôxít (N2O), lưu huỳnh hexafluorua (HFCs), clorofluorocarbon (PFCs) và perflourocarbon (FCs) trong khoảng thời gian 20082021. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland.2.2.3 Cơ chế phát triển sạch CDMCơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong ba cơ chế thiết lập bởi Nghị định thư Kyoto, cho phép nhóm nước phát triển buộc phải giảm mức thải khí nhà kính (nhóm nước thuộc phụ lục I) đầu tư các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển với mức chi phí rẻ hơn so với thực hiện tại chính nước đó.2.2.3.1 Nội dung cơ bảnCDM được ghi trong điều 12 của nghị định thư Kyoto, cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước công nghiệp thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng chỉ giảm phát thải”, viết tắt là CERs, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó.CDM cố gắng thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển đóng góp vào mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển.Tại điều 12.2 trong nghị định thư có nêu “mục đích của CDM sẽ là trợ giúp các bên không thuộc phụ lục I đạt được phát triển bền vững và góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của công ước và giúp các bên phụ thuộc phụ lục I thực hiện được cam kết giảm và hạn chế phát thải của mình trong điều 3”.Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong những công cụ linh hoạt của nghị định thư Kyoto. CDM bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững: Phát triển kinh tế, cải thiện môi trường và tiến bộ xã hội và có tiềm năng ứng dụng lớn ở các nước đang phát triển (Theo Guide to clean development machenism).Chẳng hạn với các nước công nghiệp phát triển như Đức, Pháp và các nước khác ở Châu Âu, theo nghị định thư Kyoto họ sẽ phải cắt giảm thấp nhất 5% lượng thải cácbon của mình. Thay vì phải cắt giảm sản xuất họ có thể tiến hành đầu tư tiền cho các nước ở Châu Á hoặc Châu Phi, tiến hành trồng rừng để hấp thụ khí cácbon, sao cho lượng khí hấp thụ được bằng với mức cácbon họ buộc phải cắt giảm. Như vậy, những nước này sẽ nhận được chứng nhận giảm phát thải theo đúng nghị định thư Kyôto.2.2.3.2 Lợi ích từ các dự án CDMCó thể hiểu CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.Với cam kết phải cắt giảm khí thải nhà kính, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao thì có một cách làm tốt hơn là tiến hành đầu tư những dự án CDM ở những nước đang phát triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao, môi trường chưa bị ô nhiễm nặng, với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu tư nhận được chứng chỉ giảm phát thải đã được công nhận (CERs) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm phát thải ở quốc gia mình.Những quốc gia đang phát triển không bị ràng buộc bởi cam kết phải cắt giảm khí nhà kính của nghị định thư Kyoto có thể cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và môi trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án CDM. Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Bởi vậy ngay từ đầu CDM đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa.2.2.3.3 Các lĩnh vực thuộc dự án CDMCDM gồm các dự án thuộc các lĩnh vự sau:Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuốiNâng cao hiệu quả cung cấp năng lượngNăng lượng tái tạoNông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O)Chuyển đổi nhiên liệuCác quá trình công nghiệp (CO2 từ sản xuất ximăng, HFEs, PFCs, SF6) Các dự án bể hấp thụ (chỉ áp dụng đối với lĩnh vực Trồng rừng và khôi phục rừng)Trong đó, những lĩnh vực tiềm năng có thể xây dựng và thực hiện dự án CDM tại Việt Nam là:•Trồng rừng và tái trồng rừng•Ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo•Nâng cao hiệu quả, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng•Chuyển đổi nhiên liệu•Thu hồi và sử dụng CH4 từ các bãi rác, mỏ than và sử lí nước thải•Thu hồi và sử dụng đồng hành các hoạt động sản xuất2.2.3.4 Quy trình thực hiện dự án CDMChu trình thực hiện dự án CDM bao gồm 7 giai đoạn:1. Thiết kế và xây dựng dự án2. Phê duyệt quốc gia3. Thẩm tra và đăng kí4. Tài chính của dự án5. Giám sát6. Thẩm trachứng nhận7. Ban hành CERs CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CDM3.1 TÌNH HÌNH CÁC DỰ ÁN CDM Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI3.1.1 Việt Nam tham gia Nghị định thư KyotoViệt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3121998 và phê chuẩn vào ngày 2592002.Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu, đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1622005. Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển KTXH một cách bền vững thông qua thực hiện Cơ chế phát triển sạch (CDM). Dự án CDM được đầu tư vào các lĩnh vực như: năng lượng, công nghiệp, GTVT, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải.Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển thông qua các dự án CDM.3.1.2 Các dự án CDM trên thế giớiTrên toàn thế giới, đã có 1.186 dự án CDM được đăng kí (tháng 102008) đến tháng 112009 có hơn 4.200 dự án CDM. Mỗi năm có trung bình 158 triệu đơn vị giảm phát thải (CERs). Đến năm 2012 ước tính có 1 tỉ 900 triệu CERs.Trong đó có 1.907 dự án đã được EB cho đăng ký là dự án CDM trong số các dự án đã được đăng ký, các dự án về năng lượng chiếm phần lớn 60,4% còn lại là các dự án xử lý chất thải 17.59% và các loại dự án khác. Tổng tiềm năng giảm phát thải dự kiến của các dự án là hoảng 1 tỷ 680 triệu tấn CO2 tương đương tính đến hết năm 2012.Bảng 1: Các hoạt động dự án đã được EB cho đăng ký theo lĩnh vực(tính đến cuối năm 2009)STTLĩnh vựcSố lượng dự ánTỷ lệ (%)1Sản xuất năng lượng (nguồn năng lượng tái tạinăng lượng không tái tạo)140860,42Dự án tiêu thụ năng lượng251,073Công nghiệp chế tạo1084,634Công nghiệp hóa chất622,665Giao thông20,096Khai mỏ230,097Sản xuất kim loại60,268Phát thải sản xuất và tiêu thụhalocacbons và sulpurhexafluoride220,949Xử lý, loại bỏ rác thải41017,5910Trồng rừng và tái trồng rừng100,4311Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)1235,28(Nguồn: www.unfecc.de)Các dự án được đăng ký theo khu vực hiện nay là châu á – Thái Bình Dương (74,10%), vùng Caribê và Mỹ Latinh (23,44%), châu Phi (1,89%), các lĩnh vực khác (0,58%).Lượng CERs đã cấp đến năm 2009 cho các nước chủ trì là 329.981.102. Trong đó Trung Quốc chiếm 45,72%, ấn Độ chiếm 21,65%, Hàn Quốc chiếm 13,41%, Braxin 10,42%, Việt Nam chiếm 1,36%, …3.1.3 Tình hình xây dựng và triển khai các dự án CDM ở Việt Nam3.1.3.1 Việt Nam có đủ tư cách pháp nhân để xây dựng các dự án CDM quốc tếViệt Nam là quốc gia thuộc nhóm phụ lục I (không bắt buộc giảm phát thải khí nhà kính) và đủ điều kiện làm nước chủ nhà dự án CDM vì hiện đã đạt được 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất vào các dự án CDM quốc tế, đó là:Tham gia hoàn toàn tự nguyện đã ký Hiệp định khung của Liên hợp quốc về vấn đề về biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào ngày 11 tháng 6 năm 1992, phê chuẩn vào ngày 16 tháng 11 năm 1994.Ký kết Nghị định thư Kyoto (Việt Nam đã tham gia ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3121998 và phê chuẩn vào ngày 2592002.Thành lập cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM: DNA của Việt Nam được thành lập từ tháng 32003 là Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến năm 2008 theo quyết định số 997QĐBTNMT ngày 1252008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Tổng cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu chính thức là cơ quan DNA của Việt Nam.DNA của Việt Nam có nhiệm vụ:+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá dự án và tài liệu hướng dẫn cho các hoạt động CDM trong nước;+ Đánh giá các dự án CDM ở phạm vi quốc gia;+ Trình dự án CDM tới ban tư vấn chỉ đạo CDM quốc gia;+ Cấp thư xác nhận (LOE) thư chấp thuận (LOA) cho các tài liệu dự án CDM được chấp thuận.Ngoài DNA, tại Việt Nam còn có Ban tư vấn quốc gia về CDM (CNECB Clean Development Mechanism Executive và Consultative Board).Các thành viên của CNECB bao gồm:Bộ Tài nguyên và Môi trường (Chủ trì, thành viên thường trực);Các Bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.Liên Hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam Với sự đầy đủ về tư cách pháp nhân như trên, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế của Việt Nam khi xây dựng và được công nhận là dự án CDM có tiềm năng giảm phát thải, doanh nghiệp có dự án không những được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định; được vay vốn ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước (theo Quyết định số 1302007QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ) mà còn có thể bán được chỉ tiêu giảm phát thải (CERs) trên thị trường thương mại Các bon ở phạm vi toàn cầu theo quy định, mỗi CERs hiện đang được chào bán với giá từ 810 USD.3.1.3.2 Thực trạng các dự án CDM ở Việt NamTính đến ngày 432013, Việt Nam có 233 dự án được CDMEB cho đăng ký là dự án CDM, trong đó có 22 dự án CDM được CDMEB phê duyệt.Tháng 32008 dự án “Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông” là dự án CDM đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ giảm phát thải (CERs) với 4.486.500 CERs ở giai đoạn đầu,…Theo các chuyên gia, mặc dù các dự án CDM của Việt Nam được CDMEB phê duyệt mới chủ yếu là các dự án thủy điện nhỏ và vừa, nhưng bước đầu đã mang lại những lợi ích rõ rệt về môi trường và kinh tế cho cả hai phía phía các nước công nghiệp hóa (tức là các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (hay còn gọi là các nước tiếp nhận dự án CDM). Điển hình nhất tại Việt Nam phải kể đến Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật Bản). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO 2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO 2 mỗi năm nhờ tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%.Một số dự án CDM được phát triển và thực hiện tại Việt Nam (đến ngày 06032013)1. Các dự án đã đăng ký thành công1.1 Lĩnh vực thủy điệnTTTên dự ánĐịa điểmCông suất (MW)Lượng giảm phát thải(tCO2 năm)1An Điềm 2Quảng Nam15,639.5542Bản CốcNghệ An1840.0103Chiềng CôngSơn La11,423.7074Chi KhêNghệ An4491.9395Cốc ĐàmLào Cai7,516.4726Dốc CáyThanh Hóa1534.6837Đăk DrinhQuảng Ngãi Kon Tum125301.2388Đăk Mi 2Quảng Nam98228.6809Đăk PôneKon Tum15,634.54110Đam B’ri 1Lâm Đồng921.77311Đồng Nai 2Lâm Đồng70132.27312Đồng Nai 5Lâm Đồng150344.90913Đồng NgãiYên Bái816.15014Hà TâyGia Lai919.27015Hạ Rào QuánQuảng Trị6,412.22816La NgâuBình Thuận46110.54317Mường KimLai Châu Yên Bái34,554.73118Mường Sang Tất Ngoẵng Thu CúcSơn La11,624.07219Nậm AnHà Giang613.96520Nậm Chiến 2Sơn La3266.56321Nậm Chim 1Sơn La1635.66422Nậm GiônSơn La2041.15623Nậm HồngSơn La1635.96124Nậm KhánhLào Cai1227.90425Nậm KhốtSơn La1427.92426Nậm NgầnHà Giang13,529.32227Nậm NúaĐiện Biên10,823.17028Nậm Sọi Nậm CôngSơn La2040.29629Nậm PiaSơn La1534.10330Nậm PôngNghệ An3070.35331Nậm ThaLào Cai19,535.35632Nậm Tha 3Lào Cai1429.46933Nậm Trai 4Sơn La9,621.08534Nậm XáSơn La9,620.53535Nậm Xây Nọi 2Lào Cai1225.66136Ngòi Xan 12Lào Cai18,640.55537Nhạn Hạc Sao VaNghệ An48108.44538Nho Quế 3Hà Giang110282.58439Sông Bung 5Quảng Nam57130.77640Sông Bung 6Quảng Nam2668.42541Sông ChừngHà Giang19,563.42042Sông Miện 5Hà Giang2037.85243Sông Nhiệm 3Hà Giang1019.50244Sông ÔngNinh Thuận8,121.41645Sông Tranh 3Quảng Nam64126.94046Sơn TâyQuảng Ngãi1839.88247Thác XăngLạng Sơn2034.92648Thái AnHà Giang82180.64349Thiên NamLai Châu19,645.32350Thượng Kon TumKon Tum220602.07451Trà Linh 3Quảng Nam7,215.08352Trà XomBình Định2041.16153Trung Hồ Vạn HồLào Cai12,929.94754Vĩnh Sơn 5Bình Định2858.71855Yan Tann SienLâm Đồng19,539.75156Za HưngQuảng Nam3069.30957Các dự án thủy điện qui mô nhỏ (PoA)Việt Nam1.2 Lĩnh vực khácTTTên dự án – Địa điểmLượng giảm phát thải(tCO2 năm)1Chuyển đổi nhiên liệu lò hơi từ dầu FO sang than trấu tại Sài Gòn VeWong24.8662Đồng phát nhiệt điện sử dụng nhiên liệu trấu Đình Hải23.2453Xử lý nước thải và thu hồi khí mê tan tại CTCP Đồng Xanh138.0094Tránh phát thải khí methane thông qua việc ủ hiếu khí phân vi sinh tại nhà máy xử lý rác sinh hoạt Vietstar huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh181.4925Trại điện gió Bạc Liêu143.7616Đồng phát nhiệt điện sử dụng bã mía tại Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn31.7067Tránh phát thải thông qua việc ủ hiếu khí phân vi sinh tại nhà máy xử lý rác Tân Thành.31.2208Chuyển đổi nhiên liệu từ dầu FO sang than sinh khối ép viên tại Công ty TNHH Việt Nam Paiho24.0402. Các dự án đã được cấp thư chấp thuận (LoA)2.1 Lĩnh vực thủy điện3.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG CÁC DỰ ÁN CDM3.2.1 Cơ hộiViệc tham gia quá trình CDM sẽ mở ra những cơ hội tốt cho việc giảm nhẹ vấn đề môi trường, giảm phát thải khí nhà kính (KNK) định lượng sẽ được cấp chứng nhận (CER) và có thể trao đổi mua bán trên thị trường như một hàng hoá thương mại.Tận dụng cơ hội, phát triển kinh tế XanhCDM là một cơ chế đối tác đầu tư giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước phát triển đầu tư, thực hiện các dự án giảm phát thải các khí nhà kính tại các nước đang phát triển và nhận được Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs). CERs được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải các khí nhà kính của các nước phát triển, giúp các nước này thực hiện cam kết giảm phát thải các khí nhà kính. Một CERs bằng một tấn khí CO2 tương đương.Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM trong thời gian qua và đã được xác định là một trong các nước có tiềm năng về xây dựng và thực hiện các dự án CDM, đặc biệt là các dự án CDM trong lĩnh vực năng lượng. Chính phủ đã giao cho Bộ TNMT là cơ quan đầu mối quốc gia về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và CDM. Bộ đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án giảm nhẹ phát thải KNK nói chung và các dự án CDM nói riêng nhằm tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cácbon thấp cũng như tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất.Một số công nghệ được triển khai giảm phát thải KNK trong một số lĩnh vực đã có những hiệu quả rõ rệt. Công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhà máy bia Thanh Hoá, công nghệ thu hồi khí đốt đồng hành mỏ Rạng Đông, công nghệ thu hồi nhiệt dư ở nhà máy Xi măng Hà Tiên II… được quốc tế đánh giá cao và coi là một trong những dự án thử nghiệm cho dạng cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam.Việt Nam đã có trên 50 dự án được Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB) công nhận là dự án CDM với tổng lượng khí nhà kính giảm được thông qua các dự án này vào khoảng 24,1 triệu tấn CO2 tương đương. Với kết quả đạt được nêu trên, nước ta được xếp thứ 7 trên thế giới về số lượng dự án CDM được EB công nhận và xếp thứ 8 trên thế giới (thứ nhất Đông Nam Á) về lượng CER được EB cấp cho các nước thực hiện dự án CDM với tổng lượng CER được cấp là 4.511.198 chứng chỉ.Tiến tới thương mại hóaTriển khai thực hiện các dự án CDM không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo nguồn thu không nhỏ về tài chính. Các dự án CDM giảm phát thải khí KNK được công nhận và cấp chứng chỉ sẽ có thể trao đổi, mua bán thương mại trên thị trường như một sản phẩm hàng hóa với giá trị thu được khoảng 250 triệu USD. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng năng lượng chưa có hiệu quả, việc ứng dụng năng lượng tái tạo chưa thực sự được quan tâm. Nhưng khi các nhà đầu tư đưa vào áp dụng các công nghệ hiện đại thì lượng chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận qua các dự án CDM ở Việt Nam sẽ tăng lên.Riêng dự án thu hồi khí đốt đồng hành mỏ Rạng Đông đã thu được khoảng 6,7 triệu tấn CO2 tương đương.Sau khi được kiểm định và chứng nhận, chứng chỉ này sẽ chia sẻ với các nhà đầu tư công nghệ và Việt Nam qua các biên bản thoả thuận quốc tế về mua bán quyền phát thải. Với giá thành trung bình trên thế giới từ 810 USDtấn CO2, lợi nhuận mà mỏ Rạng Đông thu được từ “khí thải” là không nhỏ. Việc lập chương trình nghiên cứu, tính toán phát thải trong giai đoạn từ năm 20102020 ở Việt Nam đã được tập trung chủ yếu vào khí CO2,CH4, NO2. Quá trình dự toán theo phương thức “từ dưới lên”, tổng hợp các thành phần từ các lĩnh vực phát thải chính là năng lượng, công nghiệp và giao thông, rừng và nông nghiệp. Có thể nói, hình thức của các dự án CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là các tổ chức, cơ quan, công ty ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp công nghệ, tìm đến các nước đang phát triển, có tiềm năng giảm phát thải KNK để thực hiện dự án. Phía các nước phát triển đầu tư vốn, công nghệ giảm phát thải và nhận được “chứng chỉ giảm phát thải”, thực hiện cam kết giảm lượng khí nhà kính đã ký trong nghị định thư Kyoto.Như vậy, thị trường buôn bán phát thải có thể nói đang ở tình trạng một chiều, nghĩa là người mua chủ động tìm đến những địa chỉ có tiềm năng cung cấp sản phẩm mà họ cần. Trong thời gian tới, sự phát triển về quy mô và chất lượng của thị trường sẽ thay đổi, và theo đó, hình thức buôn bán phát thải sẽ thay đổi theo hướng cân bằng hơn, nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm chủ động tìm đến người tiêu dùng. (theo tin môi trường, vea.gov.vn).3.2.2 Khó khăn khi thực hiện dự án CDMHiện nay, các hoạt động dự án CDM ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh nhưng số lượng dự án được thẩm định thành công và được phê duyệt là rất ít so với tiềm năng. Mặc dù nhận thức về CDM và lập dự án CDM đối với các chủ đầu tư đã dần được cải thiện nhưng khi tiến hành thực hiện các dự án, các chủ đầu tư vẫn còn gặp nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là thủ tục hành chính. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp hàng loạt khó khăn khi tiếp cận các dự án CDM. Thủ tục hành chính về cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án CDM tại Việt nam quá rườm rà, gây tốn kém về chi phí; các chính sách pháp luật chưa cụ thể và chưa có khung chiến lược phát triển CDM; thiếu cơ chế minh bạch, thuận tiện trong việc xác nhận và phê duyệt dự án CDM. Một khó khăn khác nữa là vấn đề về nguồn nhân lực, ở Việt nam rất khó tìm được các chuyên gia có kinh nghiệm về CDM để đảm nhận các thủ tục đăng ký một cách hiệu quả và nhanh chóng.Ngoài ra, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án CDM là chứng minh tính bổ sung về tài chính, nghĩa là phải chỉ ra rằng dự án không khả thi về mặt tài chính nếu không có thu nhập phụ từ việc giảm lượng giảm phát thải. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào liên quan đến vấn đề này để cơ quan lập dự án, cũng như chủ dự án áp dụng. Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng sẽ không có chủ đầu tư nào mạnh dạn triển khai một dự án không khả thi về mặt tài chính để nhận được vốn bổ sung từ việc bán khí thải dự án.Mặc dù Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu COP17 đã tạo ra một “Kyoto giai đoạn II” được cho là thành công đối với các nước đang phát triển, song nó vẫn chỉ được xem là một chiến thắng mong manh, bởi lẽ các quốc gia phát thải nhiều nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… sẽ chỉ tham gia hiệp định ràng buộc trên từ năm 2020, mà điều này cũng được xem là chưa chắc chắn. Như vậy, sẽ phải có một giai đoạn cam kết tiếp theo cho Kyoto nhằm duy trì như một hiệp định tạm thời trước khi các nước tiến hành thương lượng về một thỏa thuận mới. Thời điểm kết thúc Nghị định này vào năm 2017 hay năm 2020 sẽ được tiếp tục bàn thảo vào năm đến, tại Hội nghị COP18 ở Qatar. Như vậy, thị trường mua bán giảm phát thải trên thế giới sẽ bị ảnh hướng lớn và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khả năng nhận được nguồn vốn đầu tư sạch từ các dự án CDM vẫn không phải là bài toán dễ dàng gì.3.2.3 Những thách thức đối với Việt Nam trong phát triển dự án CDM đơn phương và song phương3.2.3.1 Những thách thức trong phát triển dự án CDM song phươngCác nước đang phát triển cũng nên được cảnh báo rằng, trong tương lai, các nước đang phát triển cũng có thể sẽ phải đối mặt với các cam kết của nghị định thư. Trong những năm gần đây, mức độ phát thải khí nhà kính của Việt nam tương đối tăng nhanh. Trong khi đó, lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào năm 1990 rất thấp. Như vậy nếu chúng ta tiến hành nhiều dự án CDM, số lượng CERs được bán ra nhiều, nếu phải thực hiện cam kết của nghị định thư, liệu chúng ta có thể có những giải pháp nào để có thể giảm thải được khí nhà kính. Nếu không có chiến lược phát triển đúng đắn, Việt Nam có thể sẽ phải chi phí đắt hơn để có thể thực hiện đúng cam kết của nghị định thư.Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để có thể xác định được số lượng các dự án CDM một cách phù hợp trong bối cảnh Việt nam. Ràng buộc của nghị định thư trong tương lai có ảnh hưởng như thế nào đến giá thành của CERs? 3.2.3.2 Những thách thức trong phát triển dự án CDM đơn phươngMột số nước phát triển còn e ngại đầu tư vào các dự án CDM do mức độ rủi ro của các dự án. Nhưng họ sẵn sàng chấp nhận mua CERs. Như vậy các nước đang phát triển cũng có thể tiến hành dự án CDM đơn phương và bán CERs trên thị trường thế giới. Ý tưởng về các dự án CDM đơn phương không thúc đẩy được sự chuyển giao công nghệ do đó nó chỉ được phê chuẩn vào tháng 2 năm 2005.Việt Nam là một trong những nước có mức độ rủi ro trung bình trong việc thực thi các dự án CDM, Việt nam đầu tư vào ngành khí hậu thấp, nhưng có chính sách về phát triển CDM tương đối tốt. Thường thường các dự án CDM độc lập chỉ thích hợp với các dự án nhỏ. Dự án CDM độc lập cũng có những ưu điểm: Giảm mức độ rủi ro đối với các nhà đầu tư Giảm thiểu được chi phí cho quá trình giao dịch như quá trình tìm hiểu tình hình trong nước và chi phí cho các hội nghị hội thảo. Nước chủ nhà có thể giữ bí mật về giá trị thực của CERs.Tuy nhiên cùng với những ưu điểm trên dự án CDM đơn phương cũng có những nhược điểm như: Giảm quá trình chuyển giao công nghệ, làm chậm quá trình tài chính, các nước chủ nhà sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cho việc thực thi dự án giảm khí thải. Trong khi đó, đối với các dự án đa phương các nước đầu tư vẫn thu lợi được từ việc đầu tư cho dự án CDM có chi phí thấp hơn so với chi phí cho quá trình giảm nhẹ khí thải trên đất nước mình. Các nước chủ nhà cũng phải có đầy đủ các nguồn lực về nhân sự, về tài chính và cơ sở hạ tầng để có thể thực thi được dự án.3.3 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN CDM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG CDM TRONG THỜI GIAN TỚI3.3.1 Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện CDMCDM là một cơ chế phát triển, do đó công tác quản lý của nhà nước đóng vai trò không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện. Đối với Việt Nam, trong vấn đề này Nhà nước cần quan tâm tới các vấn đề sau: Chỉ đạo và điều phối quá trình xem xét và phê duyệt các dự án thuộc CDM; điều hành việc tham gia buôn bán phát thải về các tín dụng CO2; lập khung thuế cho loại hình dự án CDM; phối hợp, lồng ghép với chính sách ưu tiên của đất nước; xác lập mối quan hệ giữa CDM và các cơ chế phát triển khác (để tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn).Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải xác định các hướng ưu tiên có thể tham gia CDM. Chúng ta có 3 hướng ưu tiên sau: Nâng cấp cải thiện công nghệ hiện có (gồm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, đổi mới và hiện đại hóa); áp dụng các công nghệ tiên tiến và thiện hữu với môi trường; các dự án thuộc các chương trình, định hướng đang được Nhà nước khuyến khíchưu tiên. Cụ thể, các lĩnh vực có thể tham gia CDM mà Việt Nam khuyến khích thực hiện gồm: Tiết kiệm năng lượng: Các dạng được khuyến khích gồm nâng cấp hiệu suất sản xuất và truyền tải điện, nâng cấp hiệu suất sử dụng điện năng trong lĩnh vực công nghiệp và các nhà cao tầng. Đổi mới năng lượng: Khuyến khích khai thác và sử dụng các loại năng lượng từ các nguồn như sinh khối, năng lượng mặt trời và năng lượng gió... Lâm nghiệp: Khuyến khích các dự án bảo vệ bể chứa carbon (bảo vệ và bảo tồn các khu rừng hiện có, tăng cường công tác quản lý rừng, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng) và nâng cao hiệu quả của các bể chứa carbon (trồng cây gây rừng).3.3.2 Định hướng phát triển các hoạt động CDM trong thời gian tớiChính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và cho rằng sự nóng lên toàn cầu là mối đe doạ mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhất. Chính phủ cũng tin rằng ”khí nhà kính” là những nguyên nhân chính gây lên sự nóng lên toàn cầu. Với việc tự nguyện tham gia CDM, Việt Nam mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu. Thông qua CDM, Việt Nam sẽ có những sự đầu tư bổ sung và chuyển giao công nghệ sạch tiên tiến từ các nước công nghiệp phát triển. Quan điểm của Việt Nam là: Việc tránh sự nóng lên toàn cầu là công việc chung, nhưng các nước phát triển phải có trách nhiệm và dẫn đầu.Sự cố gắng của cộng đồng quốc tế cần cân đối hơn nữa giữa việc giảm thải và các biện pháp ứng phó.Để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động CDM tại nước ta phục vụ công cuộc phát triển bền vững đất nước, trong thời gian tới Bộ TNMT sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động chính liên quan đến CDM sau:Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thực cộng đồng về CDM cũng như tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị, khối doanh nghiệp ở trung ương và địa phương có tiềm năng tham gia các hoạt động CDM. Từng bước lồng ghép vấn đề CDM vào chương trình, kế hoạch phát triển của các bộ, ngành và địa phương. Nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào dự án CDM tại Việt Nam và tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện dự án CDM.Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế về tài chính, chuyển giao công nghệ, kinh nghiêm, tăng cường năng lực để xây dựng, thực hiện dự án CDM. CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ4.1 KẾT LUẬNĐứng trước những thách thức của vấn đề nóng lên toàn cầu cũng như BĐKH, Việt Nam là một trong những nước sẽ phải gánh chịu tác động to lớn, do vậy hưởng ứng Nghị định thư Kyoto và tham gia vào cơ chế phát triển sạch CDM là một giải pháp thiết thực nhất có hiệu quả môi trường cao và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.Việc tham gia vào cơ chế phát triển sạch CDM đã tạo ra cho Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để có thể cải thiện và phát triển tình hình kinh tế, xã hội và môi trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án CDM. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề triển khai các dự án CDM, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế về các thủ tục hành chính, các chính sách pháp luật và cũng như vấn đề thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực CDM. 4.2 KIẾN NGHỊDo vậy, để có thể đảm bảo cả hai mục tiêu trong cơ chế phát triển sạch CDM là phát triển bền vững và công bằng thì chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước cần quan tâm tới việc chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các quá trình liên quan đến việc thực thi các dự án thuộc CDM, xác lập mối quan hệ giữa CDM và các cơ chế phát triển khác để tránh gây nhầm lẫn.Trong thời gian tới, Bộ TNMT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các hoạt động hạn chế những tiêu cực, bất cập xoay quanh dự án CDM đồng thời đẩy mạnh phát triển các nguồn lực, thế mạnh sẵn có nhằm mục đích phát toàn diện và bền vững các dự án CDM tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Thành Trung, Nguyễn Thương (2011). CDM và những tiềm năng cho Việt Nam.2.Cù Thị Phương với đề tài ”Cơ chế phát triển sạch và một số thách thức của Việt Nam khi phát triển cơ chế sạch”. 3.Tìm hiểu về Nghị định thư kyoto (Đăng ngày Thứ tư, 28 Tháng 5 2014). http:www.reds.vnindex.phpbiendoikhihau3254nghidinhthukyoto4.Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn năm 2011.5.Các vấn đề khi áp dụng CDM ở Việt Nam. Nguồn: http:www.tchdkh.org.vn6.Tổng công ty điện lực miền trung, Hồ Thị Phương Phan Công Tiến, http:www.cpc.vnHomeTtuc_Detail.aspx?pm=ttucsj=HDid=6372.VBgyMCPQhk 7.Việt Nam đang dần thành công với các dự án CDM. 8.Những lợi ích từ CDM. 9.Chuyên đề đánh giá hiệu quả cơ chế phát triển sạch (CDM) của dự án nhà máy điện khí chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch I. 10.Cơ chế phát triển sạch CDM.

TRƯỜNG ĐẠI HOC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG Nội Dung : PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI VIỆT NAM Cán Bộ Hướng Dẫn Nhóm Thực Hiện: Nhóm 4 NGUYỄN THÚY HẰNG 1. Nguyễn Thị Thanh An 2. Nguyến Hoàng Băng Châu 3. Huỳnh Thị Hiếu 4. Lê Văn Lợi 5. Ngô Hải Long 6. Trần Ngọc Mỹ Phương Cần Thơ – 10/2014 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Chúng ta đang ngày càng phải đương đầu với nhiều hiện tượng thiên tai gây ra bởi sự biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, bão. Đó là những mối đe doạ nguy hại lớn nhất đối với xã hội, đe dọa các hoạt động kinh tế và môi trường. Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư ngày 2/2/2007 (AR4) của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì nồng độ các khí carbon dioxide (CO 2 ), methane (CH 4 ) và nitrous oxide (N 2 O) trong khí quyển toàn cầu đã tăng đáng kể do hệ quả để lại của các hoạt động của con người từ năm 1750. Hiện tượng tăng nồng độ CO 2 chủ yếu gây ra bởi việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thay đổi kiểu sử dụng đất, còn tăng nồng độ CH 4 và N 2 O chủ yếu do các hoạt động nông nghiệp. Nếu không khẩn trương tiến hành các biện pháp đối phó nhằm giảm sự phát thải các khí nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,8-4,0 độ C vào cuối thế kỷ này. Trong bối cảnh như thế, các quốc gia trên thế giới đã phối hợp hành động bằng cách kí kết những công ước và quy định chung nhằm mục đích đạt được những sự thỏa thuận về giảm thiểu khí nhà kính, ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Trong đó, Nghị định thư Kyoto (KP) là giai đoạn tiếp theo của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Nội dung chính của KP là yêu cầu các nước công nghiệp phát triển cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng các khí nhà kính ít nhất 5% dưới mức phát thải năm 1990 trong thời kỳ từ 2008 đến 2012. Nghị định thư Kyoto bao gồm 3 cơ chế để các nước thực hiện các cam kết về giảm khí thải: Cơ chế cùng thực hiện (JI), cơ chế phát triển sạch (CDM) và cơ chế mua bán phát thải quốc tế (ET). Việt nam đã sớm tham gia Nghị định thư Kyoto với tư cách là một nước đang phát triển. Việt Nam đã và đang hướng tới các dự án CDM, thu hút các nhà đầu tư trong phát triển cơ chế sạch vào các ngành có lượng thải khí nhà kính cao. Việc triển khai cơ chế phát triển sạch CDM theo cam kết của Nghị định thư Kyoto đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới đi kèm với những vấn đề khó khăn, bất cập đáng quan tâm. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Phân tích hiện trạng các dự án phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam” nhằm đề xuất giải pháp phát triển các dự án CDM ở Việt Nam. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiện trạng các dự án phát triển sạch tại Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu chung về cơ chế phát triển sạch (CDM) và các dự án CDM.  Phân tích các yếu tố cơ hội và thách thức của Việt Nam trong các dự án CDM.  Đề xuất giải pháp cho việc triển khai phát triển các dự án CDM tại Việt Nam. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài phân tích hiện trạng các dự án phát triển sạch CDM tại Việt Nam. 1.3.2 thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 29/8/2014 đến ngày 8/10/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Các dự án phát triển sạch (CDM). 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ internet, sách, báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông khác. 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp kết hợp phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và đưa ra nhận xét, đánh giá. CHƯƠNG 2. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM 2.1 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1.1 Hiệu ứng nhà kính Khí hậu của Trái đất có liên quan chặt chẽ với bức xạ của mặt trời xuống Trái đất và bức xạ nhiệt từ Trái đất vào không gian. Trái đất hấp thụ một phần năng lượng của mặt trời, phần còn lại Trái đất sẽ giải phóng, đưa chúng trở lại vũ trụ dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Phần lớn bức xạ hồng ngoại này được hấp thụ bởi hơi nước, CO 2 , CH 4 , N 2 O và các khí tự nhiên khác được gọi là ”khí nhà kính”. Các khí nhà kính đóng vai trò như một tấm mái kính giữ cho Trái đất ở nhiệt độ ấm và duy trì mọi sự sống trên Trái đất. Không có tấm mái kính này, nhiệt độ của Trái đất sẽ giảm xuống nhiều so với hiện tại. Hiệu ứng giữ nhiệt này gọi là hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên các hoạt động của con người đang làm tấm mái kính này thay đổi. Từ thời kỳ tiền công nghiệp (1870) đến nay, cùng với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ, con người thông qua các hoạt động của mình như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lượng thực, xử lý chất thải và các hoạt động sản xuất công nghiệp, đã và đang làm tăng nồng độ các khí nhà kính (KNK) trong khí quyển và gây nên sự biến đổi khí hậu. Báo cáo kỹ thuật của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã nêu rõ: • Nồng độ CO 2 trong khí quyển đã tăng 31% kể từ năm 1750. Khoảng ¾ tổng lượng CO 2 nhân tạo phát thải vào khí quyển trong 20 năm qua là do đốt nhiên liệu hóa thạch còn lại là do phá rừng, thay đổi đất sử dụng. • Nồng độ CH 4 đã tăng 151% và N 2 O tăng 17% kể từ 1750 và đang tiếp tục tăng. Như vậy các hoạt động phát thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyển của con người chính là nhân tố quyết định gây biến đổi khí hậu toàn cầu từ hơn một thế kỉ qua. Bằng chứng khoa học cho thấy trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,6 0 C và mực nước biển dâng khoảng 10-12 cm. 2.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây nhiều tác động tiêu cực đối với hệ thống tự nhiên và con người. Hệ thống tự nhiên và con người bị ảnh hưởng về nhiệt độ trung bình cũng như tần suất và mức độ khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết. Ngoài ra các hệ thống này còn chịu tác động gián tiếp của BĐKH như mực nước biển dâng, tahy đổi độ ẩm trong đất, thay đổi điều kiện đất và nước, bệnh dịch. 2.1.2.1 Nguồn nước Các nhà khoa học đã chứng minh sự nóng lên toàn cầu sẽ gây nên những biến đổi đáng kể đến đặc trưng nhiệt độ và dạng mưa. Thông qua cân bằng nước trong mỗi khu vực sẽ có tác động đến dòng chảy sông ngòi và tài nguyên nước. Nhu cầu về nước đang tăng lên do sự phát triển kinh tế và dân số. Khoảng 1,7 tỷ người đang sống trong tình trạng thiếu nước. Dự báo, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 5 tỷ người. BĐKh làm suy giảm lưu lượng dòng chảy và nước ngầm vốn đã khan hiếm nước sinh hoạt như Trung Á, Nam Phi và các nước ven Địa Trung Hải. 2.1.2.2 Nông nghiệp và an ninh thực phẩm Khi nhiệt độ tăng lên, ở vùng nhiệt đới, sản lượng sẽ giảm ngay khi nhiệt độ thay đổi không đáng kể. Trong khi đó ở vùng ôn đới, sản lượng một số cây trồng sẽ tăng lên. Nhìn chung nhiệt độ tăng sẽ gây hại đối với các loài cây trông do chưa thích nghi với điều kiện thay đổi. Suy thoái đất và tài nguyên nước là một trong những thách thức của ngành nông nghiệp toàn cầu. Ngoài ra, sự tăng lên của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ làm tăng số lượng gia súc chết. BĐKH dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong thu nhập toàn cầu với những thay đổi có lợi cho các nước phát triển và thay đổi tiêu cực cho các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình năm tăng 2,5 0 C sẽ đẩy giá thực phẩm tăng lên do hạn chế việc mở rộng khả năng cung cấp thực phẩm toàn cầu trong khi nhu cầu thực phẩm tăng lên. Do vậy BĐKH sẽ làm giảm thu nhập và tăng số lượng thiếu ăn của người dân. 2.1.2.3 Các hệ sinh thái Các hệ sinh thái phải gánh chịu nhiều sức ép như thay đổi sử dụng đất, chất ô nhiễm, thay đổi khí hậu tự nhiên BĐKH là một sưc ép làm thay đổi hoặc gây nguy hại cho các hệ sinh thái. Nhiều loại cây bị đe dọa do BĐKH. Nếu không có các biện pháp thích ứng, nhiều loại cây sẽ có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Điều này sẽ tác động đến các hiện tượng tự nhiên (sự thụ phấn ), các tập quán văn hóa của người bản địa. BĐKH cũng làm giảm số lượng hồ, vùng đầm lầy và các dòng sông băng, đồng thời làm tăng sự xâm lấn của các động vật ngoại lai, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm hiện tại như nhiễm độc, mưa axit và bức xạ tia tử ngoại. 2.1.2.4 Vùng ven bờ BĐKH làm tăng nhiệt độ mặt biển và mực nước biển, làm suy giảm lớp băng phủ và độ măn, dòng chảy của nước biển. Những thay đổi trong đại dương sẽ tác động ngược trở lại đối với khí hậu toàn cầu cũng như khí hậu vùng ven bờ. Nhiều vùng ven bờ phải chịu lũ lụt do nước biển dâng, sự xói mòn và sự nhiễm mặn nguồn nước ngọt. Nhiều đồng bằng và vùng ven bờ sẽ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng. 2.2 CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (UNFCCC) - NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO CƠ - CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM 2.2.1 Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) được ký kết tại Hội nghị Phát triển và Môi trường Liên hợp quốc (Hội nghị thượng đỉnh Trái đất) tại Brazil tháng 6/1992 và có hiệu lực từ tháng 3/1994. Mục tiêu cuối cùng của Công ước là ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các nước tham gia phải có cam kết chung về các hành động chống lại sự biến đổi khí hậu, điều chỉnh theo điều kiện của từng quốc gia nhằm triển khai thực hiện Công ước. Công ước phân chia các nước tham gia thành 2 nhóm:  Các bên thuộc phụ lục I: các nước công nghiệp hóa là các nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu.  Các bên không thuộc phụ lục I: gồm phần lớn là các quốc gia đang phát triển. Công ước đưa ra nguyên tắc bình đẳng và “trách nhiệm chung nhưng khác nhau” yêu cầu Các bên trong Phụ lục I phải dẫn đầu trong việc tới năm 2000 phải giảm mức phát thải khí nhà kính của họ xuống tới mức của năm 1990. Họ phải đệ trình báo cáo thường kỳ, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng công bố các chương trình chính sách về biến đổi khí hậu cũng như các điều tra hàng năm về giảm phát thải khí nhà kính. 2.2.2 Nghị định thư Kyoto Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết. Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide (CO 2 ), methane (CH 4 ), nitơ ôxít (N 2 O), lưu huỳnh hexafluorua (HFCs), clorofluorocarbon (PFCs) và perflourocarbon (FCs) trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland. 2.2.3 Cơ chế phát triển sạch CDM Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong ba cơ chế thiết lập bởi Nghị định thư Kyoto, cho phép nhóm nước phát triển buộc phải giảm mức thải khí nhà kính (nhóm nước thuộc phụ lục I) đầu tư các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển với mức chi phí rẻ hơn so với thực hiện tại chính nước đó. 2.2.3.1 Nội dung cơ bản CDM được ghi trong điều 12 của nghị định thư Kyoto, cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước công nghiệp thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng chỉ giảm phát thải”, viết tắt là CERs, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó. CDM cố gắng thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển đóng góp vào mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển. Tại điều 12.2 trong nghị định thư có nêu “mục đích của CDM sẽ là trợ giúp các bên không thuộc phụ lục I đạt được phát triển bền vững và góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của công ước và giúp các bên phụ thuộc phụ lục I thực hiện được cam kết giảm và hạn chế phát thải của mình trong điều 3”. Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong những công cụ linh hoạt của nghị định thư Kyoto. CDM bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững: Phát triển kinh tế, cải thiện môi trường và tiến bộ xã hội và có tiềm năng ứng dụng lớn ở các nước đang phát triển (Theo "Guide to clean development machenism"). Chẳng hạn với các nước công nghiệp phát triển như Đức, Pháp và các nước khác ở Châu Âu, theo nghị định thư Kyoto họ sẽ phải cắt giảm thấp nhất 5% lượng thải các-bon của mình. Thay vì phải cắt giảm sản xuất họ có thể tiến hành đầu tư tiền cho các nước ở Châu Á hoặc Châu Phi, tiến hành trồng rừng để hấp thụ khí các-bon, sao cho lượng khí hấp thụ được bằng với mức các-bon họ buộc phải cắt giảm. Như vậy, những nước này sẽ nhận được chứng nhận giảm phát thải theo đúng nghị định thư Kyôto. 2.2.3.2 Lợi ích từ các dự án CDM Có thể hiểu CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Với cam kết phải cắt giảm khí thải nhà kính, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao thì có một cách làm tốt hơn là tiến hành đầu tư những dự án CDM ở những nước đang phát triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao, môi trường chưa bị ô nhiễm nặng, với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu tư nhận được chứng chỉ giảm phát thải đã được công nhận (CERs) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm phát thải ở quốc gia mình. Những quốc gia đang phát triển không bị ràng buộc bởi cam kết phải cắt giảm khí nhà kính của nghị định thư Kyoto có thể cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và môi trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án CDM. Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Bởi vậy ngay từ đầu CDM đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa. 2.2.3.3 Các lĩnh vực thuộc dự án CDM CDM gồm các dự án thuộc các lĩnh vự sau:  Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuối  Nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng  Năng lượng tái tạo  Nông nghiệp (giảm phát thải CH 4 và N 2 O)  Chuyển đổi nhiên liệu  Các quá trình công nghiệp (CO 2 từ sản xuất xi-măng, HFEs, PFCs, SF 6 )  Các dự án bể hấp thụ (chỉ áp dụng đối với lĩnh vực Trồng rừng và khôi phục rừng) Trong đó, những lĩnh vực tiềm năng có thể xây dựng và thực hiện dự án CDM tại Việt Nam là: • Trồng rừng và tái trồng rừng • Ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo • Nâng cao hiệu quả, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng • Chuyển đổi nhiên liệu • Thu hồi và sử dụng CH4 từ các bãi rác, mỏ than và sử lí nước thải • Thu hồi và sử dụng đồng hành các hoạt động sản xuất 2.2.3.4 Quy trình thực hiện dự án CDM Chu trình thực hiện dự án CDM bao gồm 7 giai đoạn: 1. Thiết kế và xây dựng dự án 2. Phê duyệt quốc gia 3. Thẩm tra và đăng kí 4. Tài chính của dự án 5. Giám sát 6. Thẩm tra/chứng nhận 7. Ban hành CERs [...]...CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CDM 3.1 TÌNH HÌNH CÁC DỰ ÁN CDM Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 3.1.1 Việt Nam tham gia Nghị định thư Kyoto Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002 Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu, đã có hiệu... hợp các thành phần từ các lĩnh vực phát thải chính là năng lượng, công nghiệp và giao thông, rừng và nông nghiệp Có thể nói, hình thức của các dự án CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là các tổ chức, cơ quan, công ty ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp công nghệ, tìm đến các nước đang phát triển, có tiềm năng giảm phát thải KNK để thực hiện dự án Phía các nước phát triển. .. cầu theo quy định, mỗi CERs hiện đang được chào bán với giá từ 8-10 USD 3.1.3.2 Thực trạng các dự án CDM ở Việt Nam Tính đến ngày 4/3/2013, Việt Nam có 233 dự án được CDM-EB cho đăng ký là dự án CDM, trong đó có 22 dự án CDM được CDM-EB phê duyệt Tháng 3/2008 dự án “Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông” là dự án CDM đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ giảm phát thải (CERs) với 4.486.500... Theo các chuyên gia, mặc dù các dự án CDM của Việt Nam được CDMEB phê duyệt mới chủ yếu là các dự án thủy điện nhỏ và vừa, nhưng bước đầu đã mang lại những lợi ích rõ rệt về môi trường và kinh tế cho cả hai phía phía các nước công nghiệp hóa (tức là các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (hay còn gọi là các nước tiếp nhận dự án CDM) Điển hình nhất tại Việt Nam phải kể đến Dự án tăng... 900 triệu CERs Trong đó có 1.907 dự án đã được EB cho đăng ký là dự án CDM trong số các dự án đã được đăng ký, các dự án về năng lượng chiếm phần lớn 60,4% còn lại là các dự án xử lý chất thải 17.59% và các loại dự án khác Tổng tiềm năng giảm phát thải dự kiến của các dự án là hoảng 1 tỷ 680 triệu tấn CO2 tương đương tính đến hết năm 2012 Bảng 1: Các hoạt động dự án đã được EB cho đăng ký theo lĩnh... đến, tại Hội nghị COP18 ở Qatar Như vậy, thị trường mua bán giảm phát thải trên thế giới sẽ bị ảnh hướng lớn và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khả năng nhận được nguồn vốn đầu tư sạch từ các dự án CDM vẫn không phải là bài toán dễ dàng gì 3.2.3 Những thách thức đối với Việt Nam trong phát triển dự án CDM đơn phương và song phương 3.2.3.1 Những thách thức trong phát triển dự án. .. thức trong phát triển dự án CDM đơn phương Một số nước phát triển còn e ngại đầu tư vào các dự án CDM do mức độ rủi ro của các dự án Nhưng họ sẵn sàng chấp nhận mua CERs Như vậy các nước đang phát triển cũng có thể tiến hành dự án CDM đơn phương và bán CERs trên thị trường thế giới Ý tưởng về các dự án CDM đơn phương không thúc đẩy được sự chuyển giao công nghệ do đó nó chỉ được phê chuẩn vào tháng 2 năm... chính thức là cơ quan DNA của Việt Nam DNA của Việt Nam có nhiệm vụ: + Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá dự án và tài liệu hướng dẫn cho các hoạt động CDM trong nước; + Đánh giá các dự án CDM ở phạm vi quốc gia; + Trình dự án CDM tới ban tư vấn chỉ đạo CDM quốc gia; + Cấp thư xác nhận (LOE)/ thư chấp thuận (LOA) cho các tài liệu dự án CDM được chấp thuận Ngoài DNA, tại Việt Nam còn có Ban tư vấn quốc gia... một trong các nước có tiềm năng về xây dựng và thực hiện các dự án CDM, đặc biệt là các dự án CDM trong lĩnh vực năng lượng Chính phủ đã giao cho Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối quốc gia về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và CDM Bộ đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án giảm nhẹ phát thải KNK nói chung và các dự án CDM... Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển KT-XH một cách bền vững thông qua thực hiện "Cơ chế phát triển sạch" (CDM) Dự án CDM được đầu tư vào các lĩnh vực như: năng lượng, công nghiệp, GTVT, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu

Ngày đăng: 12/06/2015, 18:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 7. Việt Nam đang dần thành công với các dự án CDM. <http://www.baomoi.com/Viet-Nam-dang-dan-thanh-cong-voi-cac-du-an-CDM/45/10906293.epi>

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan