Trắc Nghiệm Vật Lý 10 HKII

5 1.2K 18
Trắc Nghiệm Vật Lý 10 HKII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ & Tên : ………………………………………………………………… Lớp : ………… Câu hỏi ôn KT HK2 VL10 (2010 – 2011) ĐỘNG LƯỢNG Câu 1: Chọn câu phát biểu sai A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương. D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương. Câu 2: Đơn vị của động lượng là ? A. kg.m.s 2 B. kg.m.s C. kg.m/s D. kg/ms Câu 3: Chọn câu trả lời đúng ? A. Xung lượng của một lực càng lớn nếu thời gian tác dụng của lực càng lớn. B. Động lượng của một vật phụ thuộc vào tốc độ thay đổi vận tốc C. Với cùng một xung lượng của lực , vật nặng có động lượng lớn hơn vật nhẹ D. Khi biết vận tốc của một vật , ta có thể xác định được động lượng của vật khi chưa biết khối lượng. Câu 4: Vật 1 có khối lượng m 1 , vận tốc 1 v  . Vật 2 có khối lượng m 2 , vận tốc 2 v  Biểu thức p = 2 22 2 11 )vm()vm( + là biểu thức tính động lượng của hệ trong trường hợp : A. Hai vectơ vận tốc cùng hướng. B. Hai vectơ vận tốc cùng phương ngược chiều. C. Hai vectơ vận tốc vuông góc với nhau. D. Hai vectơ vận tốc hợp với nhau một góc 60 o . Câu 5: Chọn phát biểu SAI. Một hệ nhiều vật được gọi là hệ cô lập khi: A. không có ngoại lực tác dụng lên hệ. B. ngoại lực tác dụng lên hệ nhỏ hơn nội lực. C. các ngoại lực tác dụng lên hệ cân bằng lẫn nhau. D. ngoại lực tác dụng lên hệ không đáng kể so với nội lực. Câu 6: Các hệ sau hệ nào không phải là hệ cô lập? A. Tên lửa chuyển động trong khoảng không gian vũ trụ xa các hành tinh. B. Hệ vật trượt thẳng đều trên mặt đường nằm ngang có ma sát. C. Hệ vật đang rơi tự do. D. Quả đạn nổ thành hai mảnh. Câu 7: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp : A. hệ có ma sát B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập. Câu 8: Trong các quá trình nào sau đây động lượng được bảo toàn ? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô giảm tốc. C. Ôtô chuyển động tròn đều. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát Câu 9: Trong một hệ cô lập đứng yên, nếu một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại của hệ sẽ A. chuyển động theo cùng hướng . B. đứng yên. C. chuyển động theo hướng ngược lại. D. chuyển động cùng hướng hoặc theo hướng ngược lại tuỳ theo khối lượng của hai phần. Câu 10: Trong thực tế, để khẩu pháo sau khi nhả đạn ít bị giật lùi về phía sau người ta thường A. Tăng khối lượng viên đạn. B. Giảm vận tốc viên đạn. C. Tăng khối lượng khẩu pháo. D. Giảm khối lượng khẩu pháo. Câu 11: Một viên đạn có khối lượng m đang bay theo phương ngang với vận tốc v  thì nổ thành hai mảnh (m 1 , 1 v  ) và (m 2 , 2 v  ). Biết mảnh thứ nhất bay lên theo phương thẳng đứng , động lượng mảnh thứ hai được vẽ đúng trong hình nào ? A. B. C. D. m 2 m 1 m m 2 m 1 m m 2 m 1 m m 2 m 1 m CÔNG – CÔNG SUẤT Câu 12: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính công ? A. W.h B. J/s. C. J. D. N.m. Câu 13 Chọn phát biểu SAI. A. jun là công suất do lực có độ lớn 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo hướng của lực. B. jun là công do lực có độ lớn 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo hướng của lực. C. oát là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1J trong thời gian 1s. D. jun/giây là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1J trong thời gian 1s. Câu 14: Công suất là A. đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian bởi lực có độ lớn 1N. B. đại lượng đo bằng công thực hiện bởi lực có độ lớn 1N. C. đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. D. đại lượng đo bằng công sinh ra trên một đơn vị chiều dài. Câu 15: Gọi α là góc giữa lực F  tác dụng lên vật và hướng của đường đi . Công của lực F  là công cản nếu: A. 2 π =α B. π<α< π 2 . C. 2 π <α D. α = 0 o Câu 16: Chọn câu đúng. A. Lực càng lớn thì sinh công càng lớn. B. Lực có phương song song với phương dịch chuyển thì sinh công dương. C. Lực có phương vuông góc với phương dịch chuyển thì sinh công âm. D. Lực cùng hướng với hướng của vận tốc thì sinh công dương. Câu 17: Chọn phát biểu đúng. Một xe môtô khối lượng m trượt xuống một con dốc có chiều dài l và nghiêng 30 o . Công thực hiện bởi trọng lực P  là: A. A = 0. B. mgl 2 1 A = . C. mgl 2 3 A −= . D. mgl 2 3 A = . Câu 18: Một vật được thả trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng có ma sát . Hỏi có những lực nào sinh công ? A. Trọng lực , lực ma sát , phản lực B. Lực ma sát , phản lực C. Chỉ có lực ma sát sinh công D. Trọng lực , lực ma sát Câu 19. Trong chuyển động tròn đều , lực hướng tâm A. có sinh công B. sinh công dương C. không sinh công D. sinh công âm ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG – CƠ NĂNG Câu 20: Động năng của vật tăng khi A. vận tốc của vật v > 0 B. công của hợp lực tác dụng lên vật là công phát động C. gia tốc của vật a > 0 D. công của hợp lực tác dụng lên vật là công phát động Câu 21: Chọn câu SAI . Động năng của một vật không đổi khi A. vật chuyển động với gia tốc không đổi B. vật chuyển động tròn đều C. vật chuyển động thẳng đều D. vật chuyển động cong đều Câu 22: Một vật đang chuyển động với vận tốc v . Nếu đột nhiên hợp lực tác dụng vào vật bằng 0 thì động năng của vật sẽ A. giảm theo thời gian B. không thay đổi C. tăng theo thời gian D bằng 0 Câu 23: Một chất điểm khởi hành không vận tốc đầu và chuyển động thẳng nhanh dần đều . Động năng của chất điểm A. tỉ lệ thuận với quãng đường đi B. tỉ lệ thuận với bình phương quãng đường đi C. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động C. không đổi Câu 24: Lực nào sau đây khi tác dụng vào vật không làm thay đổi động năng của vật ? A. Lực hợp với vectơ vận tốc một góc nhọn B. Lực hợp với vectơ vận tốc một góc tù C. Lực vuông góc với vectơ vận tốc D. Lực cùng chiều hay ngược chiều với vectơ vận tốc Câu 25: Chọn phát biểu đúng. Hai vật có cùng động lượng nhưng khối lượng khác nhau thì A. vật có vận tốc lớn hơn có động năng lớn hơn. B. hai vật có cùng động năng. C. vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn. D. chưa đủ dữ kiện để so sánh hai động năng. Câu 26: Tìm phát biểu SAI . Thế năng do trọng trường của một vật có giá trị A. luôn luôn dương B. tùy thuộc mốc thế năng C. tỉ lệ với khối lượng của vật D. tính bằng đơn vị jun (J) Câu 27: Chọn gốc thế năng là mặt đất . Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường thì A. khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm , trọng lực sinh công âm B. khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng , trọng lực sinh công dương C. khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm , trọng lực sinh công dương D. khi vật tăng độ cao, thế năng của vật giảm , trọng lực sinh công dương Câu 28: Một vật đang nằm yên có thể có A. động năng B. động lượng C. vận tốc D. thế năng Câu 29: Chọn phát biểu SAI. A. Thế năng đàn hồi của lò xo tỉ lệ với bình phương độ biến dạng của lò xo. B. Công mà lực đàn hồi của lò xo thực hiện khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng luôn là công dương. C. Lực đàn hồi của lò xo luôn thực hiện công dương. D. Công của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với bình phương độ biến dạng của lò xo. Câu 30: Dụng cụ hay vật dụng nào không dùng thế năng đàn hồi ? A. Bẫy chuột B. Cây nhảy sào C. Kẹp quần áo D. Búa đóng đinh Câu 31: Hai lò xo có độ cứng k A và k B ( với k A = 0,5k B ). Treo hai vật cùng khối lượng vào hai lò xo ấy thì thấy lò xo A giãn ra một đoạn x A , lò xo B giãn ra một đoạn x B . So sánh x A và x B . A. x A = 4x B B. x A = x B C. x A = 0,5x B D. x A = 2x B Câu 32: Hai lò xo có độ cứng k A và k B (với k A = 0,5k B ). Treo hai vật cùng khối lượng vào hai lò xo ấy thì thấy lò xo A giãn ra một đoạn x A , lò xo B giãn ra một đoạn x B . So sánh thế năng đàn hồi của hai lò xo. A. Wt A = Wt B B. Wt A = 2Wt B C. Wt A = 0,5Wt B D. Wt A = 4Wt B Câu 33: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất ; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình đi từ M lên N ? A. cơ năng không đổi. B. động năng tăng C. thế năng giảm D. cơ năng cực đại tại N Câu 34: Chọn câu SAI . Một vật đang rơi tự do từ độ cao h A. Thế năng giảm bao nhiêu thì động năng tăng lên bấy nhiêu B. Cơ năng của vật ở một vị trí bằng thế năng ở độ cao h C. Cơ năng của vật ở một vị trí bằng động năng của vật ngay trước khi chạm đất D. Cơ năng của vật ngay trước khi chạm đất nhỏ hơn thế năng ở độ cao h Câu 35 Từ độ cao h ném một vật khối lượng m với vận tốc ban đầu v o hợp với phương ngang một góc α . Bỏ qua sức cản của không khí. Vận tốc của vật khi chạm đất phụ thuộc vào những yếu tố nào ? A. Phụ thuộc vào cả 4 yếu tố m, v o , h và α . B. Chỉ phụ thuộc vào h và m. C. Chỉ phụ thuộc vào h và v o . D. Phụ thuộc vào v o , h và α . Câu 36: Ba vật cùng khối lượng , được ném từ cùng một độ cao với cùng độ lớn vận tốc . Vật 1 được ném thẳng đứng lên trên , vật 2 được ném ngang , vật 3 được ném thẳng đứng xuống dưới. Gọi v’ 1 , v’ 2 , v’ 3 lần lượt là vận tốc vật 1 , vật 2 , vật 3 khi chạm đất . Bỏ qua sức cản không khí , chọn câu đúng : A. v’ 1 > v’ 2 > v’ 3 B. v’ 3 > v’ 2 > v’ 1 C. v’ 1 < v’ 2 < v’ 3 D. v’ 1 = v’ 2 = v’ 3 CÁC ĐỊNH LUẬT CHẤT KHÍ Câu 37: Chọn cách sắp xếp đúng các thể trong đó lực tương tác phân tử tăng dần A. Lỏng , rắn , khí B. Khí , lỏng , rắn C. Rắn , lỏng , khí D. Rắn , khí , lỏng Câu 38: Các thông số trạng thái của khí là : A. nhiệt độ tuyệt đối , áp suất , khối lượng B. khối lượng , thể tích , số mol C. nhiệt độ , thể tích , áp suất D. thể tích , áp suất , phân tử khối Câu 39: Hệ thức nào không đúng với định luật Bôilơ- Mariôt ? A. 1 2 2 1 V p V p = B. 1 2 2 1 V V p p = C. p ~ V 1 D. 2 1 2 1 V V p p = Câu 40: Trong hệ tọa độ (p,T) đường biểu diễn nào là đường dẳng nhiệt ? A. Đường hypebol B. Đường thẳng song song với trục Op C. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ D. Đường thẳng song song với trục OT Câu 41: Chọn câu SAI . Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí , nếu áp suất giảm một nửa thì A. thể tích khí tăng gấp đôi B. khối lượng riêng giảm một nửa C. tích pV không đổi C. khối lượng riêng tăng gấp đôi Câu 42: Hệ thức nào sao đây phù hợp với định luật Sác-lơ ? A 1 2 2 1 T p T p = B. 1 2 2 1 T T p p = C. 2 2 1 1 p T p T = D. T ~ p 1 Câu 43: Trong hệ tọa độ (p,T) đường biểu diễn nào là đường dẳng tích ? A. Đường hypebol B. Đường thẳng song song với trục Op C. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ D. Đường thẳng song song với trục OT Câu 44: Trong quá trình đẳng tích của một khối lượng khí xác định , khối lượng riêng của nó A. không đổi B. tỉ lệ thuận với áp suất C. tỉ lệ nghịch với áp suất D. tỉ lệ thuận với nhiệt độ Câu 45: Hệ thức nào sao đây phù hợp với quá trình đẳng áp ? A 1 2 2 1 T V T V = B. 2 1 2 1 T T V V = C. 1 2 2 1 V T V T = D. V ~ T 1 Câu 46: Trong hệ tọa độ (p,V) đường biểu diễn nào là đường dẳng áp ? A. Đường hypebol B. Đường thẳng song song với trục Op C. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ D. Đường thẳng song song với trục OV Câu 47: Hệ thức nào dưới đây là phương trình trạng thái khí lý tưởng ? A. p 1 V 1 T 1 = p 2 V 2 T 2 B. 1 22 2 11 T Vp T Vp = C. 1 22 1 12 p Vp T VT = D. 2 22 1 11 V pT V pT = Câu 48: Đối với một lượng khí lý tưởng nhất định , khi áp suất tăng 2 lần và nhiệt độ tuyệt đối giảm 2 lần thì thể tích A. tăng 4 lần B. giảm 4 lần C. tăng 2 lần D. không đổi Câu 49: Tăng nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lý tưởng lên 5 lần , giữ thể tích không đổi thì tỉ số p/T A. tăng 4 lần B. tăng 5 lần C. giảm 5 lần D. không đổi Câu 50: Tăng áp suất của một lượng khí lý tưởng lên 2 lần , giữ nhiệt độ không đổi thì tích số pV A. tăng 4 lần B. tăng 5 lần C. giảm 5 lần D. không đổi Câu 51: Đuờng biểu diễn nào sau đây không phải là đẳng quá trình ? A Hình (a) B. Hình (b) C. Hình (c) D. Hình (d) CƠ SỞ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Câu 52: Tìm phát biểu SAI khi nói về nội năng của vật. A. Nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật B. Nội năng khí lý tưởng phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ. C. Nội năng có đơn vị là jun (J). D. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng. Câu 53: Chọn đáp án đúng A. Nội năng của khí lý tưởng có đơn vị oát (W) B. Nội năng là nhiệt lượng C. Số đo độ biến thiên nội năng là nhiệt độ D. Nội năng có thể chuyển từ vật này sang vật khác Câu 54: Khi phơi nắng ta thấy nóng là do hiện tượng A. dẫn nhiệt B. bức xạ nhiệt C. đối lưu nhiệt D. phóng xạ Câu 55: Nếu lắc mạnh một bình kín đựng nước thì hiện tượng nào sẽ không xảy ra ? A. Nước trong bình nhận nhiệt lượng B. Nhiệt độ của nước trong bình tăng C. Có công thực hiện lên nước trong bình D. Nội năng của nước trong bình tăng Câu 56: Trong hệ thức của nguyên lí I NĐLH U ∆ = A + Q , nếu hệ thực hiện công và nhận nhiệt thì : A. A > 0 ; Q > 0 B. A < 0 ; Q < 0 C. A < 0 ; Q > 0 D. A > 0 ; Q < 0 Câu 57: Hệ thức U∆ = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH áp dụng cho quá trình nào ? A. Quá trình dẳng nhiệt B. Quá trình dẳng áp C. Quá trình dẳng tích D. Cả ba quá trình Câu 58: Nhận xét nào sau đây phù hợp với quá trình đun nóng khí đẳng tích A. U ∆ = Q với Q > 0 B. U ∆ = Q với Q < 0 C. U ∆ = Q với A > 0 D. U ∆ = Q với A < 0 Câu 59: Nhận xét nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích A. U∆ = Q với Q > 0 B. U∆ = Q với Q < 0 C. U∆ = Q với A > 0 D. U∆ = Q với A < 0. V TV OO O O P T P b/a/ c/ d/ V P 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C A C B C D D C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C B A C B D B D C B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A B A C A A C D C D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 D B A D C D B C D B 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 C C C A B D C B D D 51 52 53 54 55 56 57 58 59 C B D B A C C A B . Họ & Tên : ………………………………………………………………… Lớp : ………… Câu hỏi ôn KT HK2 VL10 (2 010 – 2011) ĐỘNG LƯỢNG Câu 1: Chọn câu phát biểu sai A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Động. lại. D. chuyển động cùng hướng hoặc theo hướng ngược lại tuỳ theo khối lượng của hai phần. Câu 10: Trong thực tế, để khẩu pháo sau khi nhả đạn ít bị giật lùi về phía sau người ta thường A. Tăng. U∆ = Q với A > 0 D. U∆ = Q với A < 0. V TV OO O O P T P b/a/ c/ d/ V P 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C A C B C D D C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C B A C B D B D C B 21 22 23 24 25 26 27 28

Ngày đăng: 12/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan