Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán)

104 501 2
Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt ( liên hệ với tiếng Hán)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC *** PHAN TRỊNH VŨ (PAN ZHENG YU) PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ~ ~ ~ ~ ~ ~ ☆ ☆ ~ ~ ~ ~ ~ ~ PHAN TRỊNH VŨ (PAN ZHENG YU) PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN) Luận Văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Hoành HÀ NỘI – 2015 L L Ờ Ờ I I C C Ả Ả M M Ơ Ơ N N ~ ~ ~ ~ ~ ~ ☆ ☆ ~ ~ ~ ~ ~ ~ Cuối cùng luận văn của em đã hoàn thành sau một thời gian cố gắng và nỗ lực. Trong hai năm học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trong quá trình hoàn thành luận văn này , em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn quý báu của các thầy cô giáo. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình tới các thầy cô giáo. Đặt biệt, em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hữu Hoành, tận tâm dậy và trực tiếp hướng dẫn em viết luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì khả năng em có hạn, nếu luận văn này có gì thiếu sót hy vọng được các thầy cô chỉ ra. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình và các bạn! Xin trân trọng cảm ơn Hà Nội , tháng 01 năm 2015 Học viên : Phan Trịnh Vũ QUY ƢỚC VIẾT TẮT - D1: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. - D2: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai. - D3: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba. - P: Phần biểu thị lõi sự tình (nội dung mệnh đề lô gíc). - Vt: Vị từ tính chất/ trạng thái. - Tct: Từ cảm thán/ tiểu từ tính thái. - V: Động từ - V(p): Vị từ, động từ có thể có phần phụ - C: Bổ ngữ - N: Danh từ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƢƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 3 1. Hành động ngôn ngữ 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Các loại hình hành động ngôn ngữ 3 1.3. Điều kiện sử dụng hành động tại lời 4 1.4. Khái niệm về biểu thức ngữ vi và dấu hiệu ngữ vi 6 2. Hành động cầu khiến và ý nghĩa cầu khiến 6 2.1. Khái niệm hành động cầu khiến 6 2.2. Ý nghĩa cầu khiến 7 2.3. Hiển ngôn và hàm ngôn 9 2.4. Hành động hiển ngôn/trực tiếp và hàm ngôn/gián tiếp 10 3. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp 13 3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp 13 3.2. Hành vi cầu khiến gián tiếp 14 4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ 16 4.1. Khái niệm so sánh, đối chiếu trong ngôn ngữ học 16 4.2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu 17 4.3. Những cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ 18 4.3.1. Nghiên cứu đối chiếu một chiều 18 4.3.2. Nghiên cứu đối chiếu hai chiều 19 CHƢƠNG II: NHỮNG PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT 20 2.1. Dùng hình thức phát ngôn hỏi – cầu khiến 21 2.1.1. Đặc diềm của phát ngôn hỏi – cầu khiến 21 2.1.2. Các kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến 22 2.1.2.1. Phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng 22 2.1.2.2. Phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng 32 2.2. Dùng hình thức trần thuật – cầu khiến 39 2.3. Dùng hình thức cảm thán – cầu khiến 42 TIỂU KẾT 44 CHƢƠNG III: PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TIẾNG VIỆT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN 45 3.1. Đôi nét về tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến trong tiếng Hán 45 3.2. Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán 47 3.3. Phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Việt và những biểu hiện tương đương trong tiếng Hán 62 3.3.1. Phát ngôn hỏi – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tương đương trong tiếng Hán 62 3.3.2. Phát ngôn trần thuật – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tương đương trong tiếng Hán 73 3.3.3. Phát ngôn cảm thán – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tương đương trong tiếng Hán 76 TIỂU KẾT 78 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Căn cứ vào mục đích giao tiếp, khi nghiên cứu lời nói trong hoạt động giao tiếp, người ta thường hay chia lời nói thành 4 kiểu phát ngôn: tường thuật, nghi vấn,cảm thán và cầu khiến. Việc nghiên cứu phát ngôn cầu khiến đã từ lâu thu hút các nhà ngôn ngữ học ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát ngôn cầu khiến theo cách tiếp cận mới này chỉ mới xuất hiện trên mười năm nay và được nhiều người quan tâm đến. Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến phát ngôn cầu khiến được công bố. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phát ngôn cầu khiến trong tiếng Việt có liên hệ với tiếng Hán thì chưa ai đề cập đến, do vậy chúng tôi chọn đề tài “ Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) ” với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp – ngữ nghĩa của lời trong sự so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ. 2. Đối tƣợng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu: Luận văn này chủ yếu nghiên cứu về phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Việt, nhất là phương thức gián tiếp biểu hiện hành động cầu khiến, và liên hệ với phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Hán. Mục đích của luận văn này là trên cơ sở kế thừa những kết quả đã có được của những nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu trước, trước hết chúng tôi sẽ nhận diện và miêu tả phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt; sau đó nhận diện và miêu tả phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán và cuối cùng là so sánh đối chiếu một số đặc điểm của phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt với tiếng Hán trên một số tác phẩm văn học để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ. 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh, đối chiếu với các thủ pháp phân tích nghĩa, phân tích ngữ cảnh, mô hình hóa Ngoài ra, luận văn còn quan tâm tới ngữ cảnh đủ rộng để có thể phân tích ngữ nghĩa trong từng phát ngôn cụ thể. Vì vậy, tư liệu trích dẫn không phải ở dạng cô lập mà thường kèm theo ngữ cảnh giúp cho việc phát hiện các hành động ngôn trung trực tiếp cũng như gián tiếp của phát ngôn. Các ví dụ được sử dụng trong luận văn đều nằm trong ngữ cảnh hội thoại. Về mặt tư liệu, các ví dụ được nêu trong bài là dựa trên những tác phẩm Việt Nam nổi tiếng như “ Nửa chừng xuân ” “ Đất làng ” “ Vỡ bờ ” “ Gió lạnh đầu mưa ” “ Biệt thự xanh ” “ Bước đường cùng ” còn những tác phẩm văn học nổi tiếng nước ngoài như “ Hai số phận ” “ Trở về Êđen” và “ Lôi vũ ” “Tây du ký” v.v 4. Ý nghĩa của đề tài: Việc nghiên cứu phát ngôn cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng Hán rất có ý nghĩa đối với những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ. Về mặt lý luận, đề tài cung cấp những sự kiện ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán nhằm góp phần khẳng định lý thuyết ngữ dụng học, lý thuyết gián tiếp, vấn đề tổ chức và tri nhận lời nói. Về mặt thực tiễn, việc nhận diện phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Hán) có thể đóng góp cho lĩnh vực dạy và học hai ngôn ngữ này, giúp học sinh có thể nắm được sự khác biệt và những đặc điểm của phát ngôn cầu khiến ở hai ngôn ngữ, giúp cho việc sử dụng tốt hai ngôn ngữ. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 1. Hành động ngôn ngữ 1.1 Khái niệm Khi chúng ta giao tiếp với nhau như đã biết ít ra là phải có hai người, vai nói, vai nghe luân phiên nhau nói nghe. Như thế giao tiếp là một dạng hành động xã hội của con người bằng ngôn ngữ. Hành động cầu khiến được biểu hiện bằng phát ngôn. Trong các hoạt động xã hội bằng ngôn ngữ đó, vai nói có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả một hiện thực nào đó, để kể lại một sự việc nào đó, để khẳng định một nhận xét nào đó, để hỏi, để yêu cầu, để khuyên nhủ Miêu tả, kể (trần thuật, tự sự), khẳng định, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ là những hành động bộ phận nằm trong hoạt động giao tiếp nói chung. Khi miêu tả, kể, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện những hành động đơn phương trong lòng hoạt động xã hội tổng quát là giao tiếp. Có thể tạm dùng thuật ngữ “ hành động ngôn ngữ ” để chỉ những hành động bộ phận bằng ngôn ngữ này. 1.2 Các loại hình hành động ngôn ngữ Tiếp nhận những kiến giải của trường phái triết học phân tích Anh, Austin là người đầu tiên xây dựng những cơ sở cho lý thuyết hành động ngôn ngữ, Austin chia các hành động ngôn ngữ thành ba nhóm lớn: Hành động tạo lời: “ Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, vốn từ, quy tắc kết hợp để tạo thành những phát ngôn (đúng về hình [...]... buộc tiếp ngôn thực hiện như phát ngôn cầu khiến trực tiếp Phát ngôn cầu khiến gián tiếp muốn tiếp ngôn thực hiện dựa trến sự tình nguyện của bản thân tiếp ngôn nên có tính lịch sự, đề cao thể diện của tiếp ngôn, vì vậy, thường được sử dụng trong trường hợp chủ ngôn xuất phát từ lợi ích của mình và có vị thế giao tiếp thấp hơn tiếp ngôn 13 3.2 Hành vi cầu khiến gián tiếp Hành vi cầu khiến gián tiếp. .. cầu khiến trực tiếp có ý nghĩa cầu khiến hiển ngôn là hành động cầu khiến hiển ngôn, còn hành động cầu khiến gián tiếp có hàm ý cầu khiến ( nghĩa cầu khiến được suy ý qua hành động dẫn nhập khác) là hành động cầu khiến hàm ngôn Lời chứa hành động cầu khiến hàm ngôn thường có ít nhất là hai hành động: hành động có chức năng dẫn nhập thì được hiển ngôn còn hành động đích là hành động hàm ngôn Phát ngôn. .. đích cầu khiến thực hiện hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi được gọi là kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng và biểu thức hỏi có mục đích cầu khiến là ngăn cản thực hiện hành động ngược lại với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi được gọi là kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng Các phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng đều sử dụng thao tác suy ý đồng hướng (mục đích cầu khiến của phát ngôn. .. ngồi chung với chứ? Các phát ngôn hỏi - cầu khiến trên được tạo thành từ phát ngôn cầu khiến theo nguyên tắc hỏi để yêu cầu sự trả lời chấp nhận/từ chối đề nghị được đưa ra bằng cách ghép từ hỏi chứ vào cuối phát ngôn cầu khiến hạt nhân Đây là một 26 biến thể của dạng phát ngôn hỏi - cầu khiến P+chứ Do bộ phần hạt nhân của phát ngôn là phát ngôn cầu khiến nên tính cầu khiến được... cảm thán với hàm ý: muốn được bật quạt, tức là muốn cầu khiến tiếp ngôn bật quạt giúp cho mình Tiếp ngôn nhận biết được đích cầu khiến của phát ngôn do thao tác suy ý dựa trên sự tiếp nhận thông tin từ ngữ nghĩa của vị từ “nóng” ở mức độ cao cần phải cảm thấy mát mẻ tức là phải có gió mát cho chủ ngôn Phát ngôn cầu khiến gián tiếp không trực tiếp cầu khiến tiếp ngôn thực hiện hành động mà chủ ngôn muốn,... hỏi – cầu khiến có phương tiện chỉ dẫn hành động ngôn trung hỏi nhưng hàm chứa hành động ngôn trung gián tiếp là cầu khiến Do đó, nó có đặc điểm hình thức của lời hỏi và có đặc điểm nội dung của phát ngôn cầu khiến Đây là kiểu phát ngôn trung gian giữa hai kiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn cầu khiến Kiểu phát ngôn trung gian này một mặt tạo nên tính đa dạng và tinh tế trong thực tiễn dùng phát ngôn của... Grice (1 975) Một phát ngôn được nói ra nếu đối ngôn hiểu được ngay ý định cầu khiến của chủ ngôn và không trải qua một quá trình suy ý nào thì đó là hành vi cầu khiến trực tiếp Ngược lại, một hành vi cầu khiến được coi là gián tiếp nếu người che giấu ý định cầu khiến dưới hình thức một hành vi tại lời khác và đối ngôn phải trải qua một quá trình suy ý Trong tiếng Việt, ý nghĩa cầu khiến gián tiếp có... khi từ chối Đây là kiểu phát ngôn hỏi chứa sẵn định hướng trả lời nhằm mục đích cầu khiến tiếp ngôn thực hiện hành động đã nêu ra trong phát ngôn hỏi, thuộc kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng Phát ngôn hỏi – cầu khiến này dành cho tiếp ngôn có quyền quyết định hành động của mình (chấp nhận hoặc từ chối) nên có tính lịch sự, tôn trọng thể diện của tiếp ngôn Do vậy, phát ngôn hỏi có dạng: “hay... 13 Cầu Cầu rất cao Làm Vnh =cầu; với 14 Nài Cầu rất cao Làm Vnh=xin,van,lạy; với 15 Van Cầu rất cao Làm Vnh= van; với 16 Lạy Cầu cao nhất Làm Vnh= lạy; với (Ghi chú: Vnh = vị từ ngôn hành; hãy, đi, nhé, với = từ có vai trò làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến) 8 2.3 Hiển ngôn và hàm ngôn Hàm ngôn (implicature) được dùng để đối lập với hiển ngôn Hiển ngôn là thông tin được biểu hiện trực tiếp. .. hướng ngữ nghĩa với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi) Các phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng đều sử dụng thao tác suy ý ngược hướng (mục đích cầu khiến của phát ngôn hỏi được suy ý trên cơ sở sự đối lập ngữ nghĩa với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi) 2.1.2.1 Phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hƣớng a) Biểu thức hỏi chứa sẵn định hƣớng trả lởi Nếu quy ước phần biểu thị lõi sự tình (nội dung mệnh . III: PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TIẾNG VIỆT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN 45 3.1. Đôi nét về tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến trong tiếng Hán 45 3.2. Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong. tả phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt; sau đó nhận diện và miêu tả phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán và cuối cùng là so sánh đối chiếu một số đặc điểm của phát ngôn cầu. HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT 20 2.1. Dùng hình thức phát ngôn hỏi – cầu khiến 21 2.1.1. Đặc diềm của phát ngôn hỏi – cầu khiến 21 2.1.2. Các kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến 22

Ngày đăng: 12/06/2015, 10:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan