Đề tài Khảo sát thực trạng và khả năng tiêu thụ Cao Su tại Mộc Châu

35 397 0
Đề tài Khảo sát thực trạng và khả năng tiêu thụ Cao Su tại Mộc Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050m so với mực nước biển, đặc điểm khí hậu có tính chất đặc thù riêng: ở giữa cao nguyên là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 200C và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác, thuận tiện cho phát triển một số giống rau ôn đới đặc trưng như cải bắp, súp lơ và đặc biệt là việc trồng su su lấy quả và lấy ngọn. Cây su su được đưa vào trồng tại Mộc Châu triển khai dưới hình thức thâm canh vào năm 2004 và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2005 hội Nông dân thị trấn đã đưa cây su su vào trồng đại trà và trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tuy là cây trồng đang mang lại hiệu quả cao nhưng đến nay, việc phát triển cây su su ở huyện Mộc Châu hiện vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm, chưa ổn định được diện tích cần có quy hoạch định hướng phát triển xây dựng thương hiệu cho loại rau sạch mang nét đặc sản này.Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát thực trạng sản xuất và khả năng tiêu thụ rau su su tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” .

Lời cảm ơn Với tấm lòng thành kính và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới kỹ sư Phạm Quang Thắng . Giảng viên khoa Nông - Lâm trường Đại học Tây Bắc đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản báo cáo này. Tôi xin bày tỏ biết ơn của mình tới các thầy cô giáo trong khoa Nông - Lâm trường Đại học Tây Bắc đã dạy bảo, chân thành đóng góp ý kiến giúp cho đề tài tôi được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông Nghiệp huyện Mộc Châu đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong lớp K48 Đại học Nông học trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ tôi trong qúa trình thực tập. Cuối cùng tôi xin gửỉ lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân , bạn bè những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Sơn La, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Hoàng Việt Hà Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là nước quan tâm đến lĩnh vực trồng rau từ rất sớm. Với khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi có thể trồng được nhiều loại rau ôn đới hiện Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên rau rất đa dạng, từ các loài rau xứ nhiệt đới được trồng ở các vùng đồng bằng đến rau ôn đới trồng trên các cao nguyên như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La) và những vùng núi như Sa Pa (Lào Cai)… Sự phát triển của ngành sản xuất rau Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại cho các sản phẩm rau của Việt Nam sự đa dạng và chất lượng vượt bậc so với thời gian trước. Vì vậy việc trồng rau ở nước ta đang được chú trọng đầu tư và phát triển bằng việc mở rộng qui mô và diện tích sản xuất trên cơ sở xây dựng các vùng chuyên canh về sản xuất rau phục vụ cho nhu cầu trong nước.Chính vì thế trong những năm gần đây tỉnh Sơn La đã quan tâm chú trọng, đầu tư và phát triển lĩnh vực trồng rau theo hướng sản xuất hàng hóa ở những vùng có điều kiện sinh thái thích hợp, đặc biệt phải kể tới cao nguyên Mộc Châu. (Giới thiệu qua về su su: tình hình sản xuất, giá trị, thị trường để làm bật nên tính cấp thiết của đề tài…) Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050m so với mực nước biển, đặc điểm khí hậu có tính chất đặc thù riêng: ở giữa cao nguyên là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 20 0 C và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác, thuận tiện cho phát triển một số giống rau ôn đới đặc trưng như cải bắp, súp lơ và đặc biệt là việc trồng su su lấy quả và lấy ngọn. Cây su su được đưa vào trồng tại Mộc Châu triển khai dưới hình thức thâm canh vào năm 2004 và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2005 hội Nông dân thị trấn đã đưa cây su su vào trồng đại trà và trở thành sản phẩm 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tuy là cây trồng đang mang lại hiệu quả cao nhưng đến nay, việc phát triển cây su su ở huyện Mộc Châu hiện vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm, chưa ổn định được diện tích cần có quy hoạch định hướng phát triển xây dựng thương hiệu cho loại rau sạch mang nét đặc sản này.Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát thực trạng sản xuất và khả năng tiêu thụ rau su su tại huyện Mộc Châu- tỉnh Sơn La” . 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Tìm hiểu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ rau su su tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 1.2.2 Yêu cầu - Đánh giá được thực trạng sản xuất su su tại huyện Mộc Châu - Đánh giá được thị trường tiêu thụ su su tại huyện Mộc Châu - Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển su su tại Mộc Châu (Chú ý đến lỗi chính tả, đánh máy: Vd: Sau các dấu: (.), (,), ), ” thì phải cách ra mới viết tiếp, sau các dấu: (, “ thì không được cách…) 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu cái gì? trên thế giới Đây chỉ là một số thông tin về phân loại, không phải là Tình hình nghiên cứu cái gì? trên thế giới Cây Su su đã được ghi chép lần đầu bởi các nhà thực vật học trong tác phẩm năm 1756 của P.Browne. Năm 1763, nó được phân loại bởi Jacquin là Sicyos edulus và bởi Adanson là Chocho edulus. Swartz đã phân loại chi của su su như ngày nay là Sechium. Phân loại khoa học Giới (regnum): Plantae Bộ (ordo): Cucurbitales Họ (familia): Cucurbitaceae Chi (genus): Sechium Su su (danh pháp khoa học: Sechium edule), tiếng Trung gọi là dưa phật thủ (Phật thủ qua), tiếng Pháp gọi là chouchou - phát âm như su-su trong tiếng Việt. Nguyên sản của cây su su là Braxil được đem trồng vào đảo Reunion từ năm 1836 sau đó được truyền đến các nước miền Nam châu Âu và các nước vùng nhiệt đới. Costa Rica là quốc gia xuất khẩu chính su su ra khắp thế giới như EU, Hoa Kỳ .Su su là một loại quả quan trọng trong chế độ ăn uống của Mexico. Bang Veracruz là bang trồng su su quan trọng nhất của Mexico và cũng là nơi xuất khẩu chính quả su su, chủ yếu qua Mỹ. Su su là loại cây có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây ( đơn tính cùng gốc). Thân thuộc dạng thân bò, dài từ 10- 15m.Trong suốt mùa trồng 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học trọt su su ưa ẩm và khí hậu mát mẻ, nhiệt độ phù hợp cho su su là 20- 25 0 C. Nhiệt độ thấp hơn 12 0 C hay cao hơn 28 0 C su su đều tàn lụi.Tùy theo vùng thông thường ở vùng cao su su có thể trồng và cho thu hoạch quả từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm, tùy điều kiện tự nhiên của từng vùng mà su su được trồng mùa vụ khác nhau.[6] Su su là cây thân leo, thuộc họ Bầu bí, cùng với dưa hấu, dưa chuột và bí sống dai, có rễ phình thành củ, lá to bóng, hình chân vịt có 5 thùy, tua cuốn chia 3-5 nhánh. Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc có màu trắng vàng, hoa đực hợp thành chùm, hoa cái đơn độc ở nách lá, chỉ nhị dính nhau, bầu 1 ô, 1 noãn. Quả su su là dạng quả thịt có hình quả lê cạnh lồi dọc và sần sùi, to bằng nắm tay chứa 1 hạt lớn hình cầu. Theo phân tích thành phần hóa học trong quả su su gồm: 94% nước, 0,85% protit, 3,7% gluxit, khoảng 4% là vitamin C.[2] 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học Trong những năm gần đây sản xuất rau cao cấp đã và đang trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Các loại rau đã được đưa vào danh sách ưu tiên là gừng, ớt, cà chua, cải bắp, rau bản địa… 2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Thông tin còn quá ít, ít nhất cần: - tại một số vùng - Tại Mộc Châu Tại Việt Nam cây su su được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mộc Châu, hiện nay còn được trồng tại khu vực tỉnh Hoà Bình. Cây su su ưa khí hậu mát mẻ, độ ẩm trung bình trong năm tương đối cao, với những vùng có điều kiện tưới tiêu quả su su khi thu hoạch thường có vẻ mọng và ít gai hơn đối với giống su su gai. Sản xuất rau, quả an toàn đã triển khai nhiều năm được nhiều hộ nông dân, nhiều địa phương hưởng ứng tham gia. Nhưng để nhận biết rau, quả an toàn và rau, quả không an toàn khi lưu thông tiêu thụ trên thị trường rất khó phân biệt. Vì vậy vấn đề đặt ra cho người sản xuất là phải có Thương hiệu cho rau, quả an toàn, tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng, đảm bảo những quy định về VSATTP, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.[4] Su su Tam Đảo đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường rau an toàn và cao cấp trong nước, các hộ gia đình trồng su su ở đây đều được cấp mã số, mã vạch riêng khi lưu hành trên thị trường.[3] Hiện nay quả su su chiếm trên 90% tổng lượng rau quả sạch của Mộc Châu xuất đi các tỉnh thành, với doanh thu năm 2008 đạt trên 30 tỷ đồng, tuy nhiên việc tiêu thụ su su đang gặp nhiều khó khăn do chưa xây dựng được thương hiệu và bị tư 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học thương thao túng, ép giá. Sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm, nhưng cả huyện chỉ có hai HTX thực hiện thu mua su su với số lượng không đáng kể, người nông dân phải tự mình mò mẫm kỹ thuật trồng, chăm sóc và tìm đầu ra cho sản phẩm. Cây su su được đưa vào trồng tại Mộc Châu triển khai dưới hình thức thâm canh vào năm 2004 và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2005 hội Nông dân thị trấn đã đưa cây su su vào trồng đại trà và trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12, thu 5-7 ngày 1lứa, năng suất thâm canh có thể đạt 90-120 tấn quả/ha.Vốn đầu tư ban đầu cho 1 ha su su lấy quả khỏang 30 triệu đồng. Theo thống kê năm 2008 của phòng thống kê huyên Mộc Châu, tại Mộc Châu có 101,6 ha; Năng suất đạt 250 tạ/ha; Sản lượng cả năm đạt 2540 tấn. Đến năm 2009 tại Mộc Châu có 291,8 ha trồng susu, năng suất đạt 235 tạ/ha, sản lượng đạt 6856,6 tấn. Khu vực trồng su su được phân bố chủ yếu ở Thị trấn Mộc Châu,thị trấn nông trường, xã Đông Sang, Phiêng Luông, Vân Hồ, Lóng Luông =>tập trung ở những nơi có khí hậu mát mẻ. 2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất rau su su tại huyện Mộc Châu (Phần này chỉ viết khoảng 1/4 của phần 2) (Quá dài không cần thiết so với nội dung nghiên cứu: em cần tổng quan tài liệu chính, cơ bản về: sản xuất su su, thị trường su su) 2.3.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc với độ cao trung bình khoảng 1000m so với mặt nước biển, về phía 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học Đông Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 202,513 ha nằm ở tọa độ địa lý 20 0 40' - 21 0 7' vĩ độ bắc, 104 0 26' - 105 0 5' kinh độ đông. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hoà Bình Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Phía Bắc giáp huyện Phù Yên Huyện Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc,nằm trên trục giao thông Quốc lộ 6 huyết mạch của vùng Tây Bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ-Hà Nội- Lai Châu Huyện có trên 36km đường biên giới với nước CHDCND Lào, có cửa khẩu quốc gia Pa Háng, là huyện mang đặc trưng của 1 huyện miền núi Tây Bắc.[1] b. Địa hình Địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950- 1050m so với mặt nước biển, nghiêng theo hướng Tây Nam- Đông Bắc tạo hưóng chảy chính của sông suối trong vùng và bị chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: - Vùng cao nguyên Mộc Châu : là 1 trong 2 cao nguyên lớn của Sơn La có độ cao trung bình 1000m so với mặt nước biển, địa hình khá bằng phẳng phổ biến là dạng đá vôi bát úp.Có 18/29 xã, thị trấn.Đây là vùng kinh tế chủ lực phát triển kinh tế Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ và Du lịch 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học - Vùng dọc Sông Đà : phần lớn là đất dốc có 7/29 xã, thị trấn là vùng khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng hộ xung yếu vùng lòng hồ và ổn định tái định cư - Vùng cao biên giới : Có 4/29 xã, thị trấn là vùng ổn định định canh địng cư, trồng mới rừng, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng, mở rộng diện tích vùng đệm rừng đặc dụng Xuân Nha.Sự đa dạng về địa hình cùng với các yếu tố khí hậu độc đáo cho phép Mộc Châu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế trong và ngoài nước. c. Các nguồn tài nguyên Diện tích đất tự nhiên của huyện là 205,530 ha gồm nhiều loại đất Feralit phát triển trên các loại đá mẹ, do nguồn gốc hình thành được chia thành 4 nhóm đất chính: nhóm đất đỏ vàng,nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, nhóm đất đỏ vàng trên núi.Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá. Trên địa bàn huyện có sự phong phú về các loại đất có thể tập trung phát triển rau quả ôn đới, tiềm năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn với cơ cấu đa dạng gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Mộc Châu Thứ tự Loại đất sử dụng Diện tích ( ha ) 1 Diện tích tự nhiên 206.530 2 Đất sản xuất nông nghiệp 40.678,65 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học 3 Đất lâm nghiệp 103.018,65 4 Đất nuôi trồng thủy sản 134,23 5 Đất nông nghiệp khác 1,60 6 Đất phi nông nghiệp 7.751,65 Trên các xã thuộc vùng cao nguyên Mộc Châu như: Phiêng Luông, Chờ Lồng, Tân Lập, Vân Hồ… có một số loại đất tốt như đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá sét, đất Feralit đỏ vàng trên đá vôi… rất phù hợp cho việc trông các loại cây đặc sản như chè, cây ăn quả các loại( đào, mận, lê…), rau quả ôn đới, có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa mùa và chăn nuôi đại gia súc. Mộc Châu có diện tích đất lâm nghiệp lớn, tổng diện tích rừng hiện có là 89,907 ha;đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao.Huyện Mộc Châu có khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên 15.900 ha, có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm cần được bảo vệ và đã được lập dự án bảo tồn giống gen. Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú có nhiều hang động, thực vật quý hiếm, có khoảng 456 loại thực vật thuộc 4 ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 hộ của 8 bộ với các loài chim thú quý hiếm. Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ cụ thể : + Than : Mỏ than Suối Bàng với trữ lượng khoảng 2,4 triệu tấn và mỏ than bùn ở Tân Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp 10 [...]... dựng, qui hoạch vùng sản xuất su su chuyên canh tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xúc tiến khẩn trương các bước để xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý Su su Mộc Châu cho loại nông sản đặc biệt này của cao nguyên Mộc Châu trong thời gian ngắn nhất Bảng 9: Tình hình tiêu thụ su su tại huyện Mộc Châu STT Thông tin Kết quả Tổng diện tích su su 1 Hiện trạng trồng tại địa phương trồng trên địa... bao 30-50kg .Su su sau sơ chế thường được vận chuyển ngay trong ngày Phân tích SWOT? Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức - 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học - Phần V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài, điều tra phỏng vấn nông hộ và theo dõi thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ rau su su( ngon và quả ) trên địa bàn huyện Mộc Châu chúng tôi... dân đều bón phân vào cùng thời điểm sinh trưởng và phát triển của su su.Do vậy tiềm năng năng su t su su thể hiện cao, đem lại thu nhập cho người dân 3 Về mức độ nhiễm sâu bệnh hại: qua quá trình điều tra nhận thấy su su ít xuất hiện sâu bệnh hại.Khi gặp mưa nhiều và sương muối người dân thường phun thuốc chống sương cho cây, hạn chế sự gây hại ảnh hưởng đến năng su t cây trồng 4 Về tình hình tiêu thụ. .. chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1 Thực trạng sản xuất su su - Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 40.678,65 ha trong đó sản xuất su su chiếm khoảng 304 ha .Năng su t và sản lượng tương đối ổn định - Su su được trồng trên địa bàn huyện chủ yếu là su su lấy quả, một phần nhỏ là su su lấy ngọn được trồng thử nghiệm ở một số gia đình - Giá bán su su thương phẩm trên địa bàn dao động từ 500... tạ/ha) ( tấn) Rau, hoa (bỏ) 811,2 200 16.224 Su su 584,0 235 6856,6 Cây su su được đưa vào trồng tại Mộc Châu triển khai dưới hình thức thâm canh vào năm 2004 ? và cho hiệu quả kinh tế cao Đến năm 2005 hội Nông dân thị trấn đã đưa cây su su vào trồng đại trà và trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ tháng 4 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông... cao nguyên Mộc Châu nhiệt độ cao nhất ban ngày khoảng 30- 320 C, ban đêm nhiệt độ xuống khoảng 24- 260 C Vào mùa đông thời tiết ở cao nguyên Mộc Châu rất lạnh, đôi khi có xuất hiện băng tuyết Là huyện có địa hình chia cắt mạnh tạo ra hệ thống sông, su i khấ phong phú song phân bố không đồng đều Ngoài sông Đà chảy qua với chiều dài lớn còn có các su i chính bao gồm: su i Giăng, su i Sập, su i Tân, su i... Châu đạt sản lượng 14.000 tấn Sản phẩm su su của Mộc Châu chiếm trên 90% tổng sản lượng rau quả sạch được xuất đi các tỉnh thành miền xuôi đưa về doanh thu gần 30 tỷ đồng/năm Bảng 4: Tình hình sản xuât su su của huyện Mộc Châu( tổng hợp qua phiếu điều tra Chỉ tiêu Sản lượng Diện tích Giống % Diện tích ( ha) Năng su t (tấn) ( tạ/ha) Su su quả 410,6 70,31 235 6856,6 Su su ngọn 3,2 0,37 0,6- 0,9 172,8 So... hình sản xuất 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học - Thị trường 5.2 Kiến nghị 1 Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra thực trạng sản xuất của 120 hộ dân trên địa bàn huyện và 20 hộ kinh doanh nhỏ lẻ về tình hình tiêu thụ su su trong 4 tháng năm 2010.Để có số liệu chính xác về thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ su su trên địa bàn cần phải... hại và dặm bổ sung những chỗ cây bị chết Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m Khi su su mọc dài 26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học 1-1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí.Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su Cây su su... dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất su su trên địa bàn huyện: Tiến hành điều tra 120 hộ nông dân sản xuất su su trên địa bàn - Tìm hiểu thị trường tiêu thu rau su su của huyện Mộc Châu : Tiến hành điều tra 20 hộ thu mua trên địa bàn và 2 HTX Nông nghiệp 19/5 và HTX Nông nghiệp Hoàng Tuấn 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Kế thừa có chọn lọc Kế thừa có chọn lọc các tài liệu của khu vực nghiên

Ngày đăng: 12/06/2015, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan