Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an

58 722 2
Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt – tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An ĐẶT VẤN ĐỀ Khu BTTN Pù Hoạt là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, cách TP Vinh 150 km về phía Tây Bắc. Khu BTTN Pù Hoạt được chuyển đổi từ Ban quản lý rừng phòng hộ Quế Phong theo Quyết định số 1109/QĐ-UBND, ngày 02/04/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Diện tích được giao quản lý 90.701 ha, trong đó vùng lõi 36.226 ha, vùng đệm 18.749 ha, vùng phòng hộ 35.726 ha. Theo Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 19/02/2014 về việc phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt giai đoạn 2013- 2020” thì diện tích quản lý của Khu BTTN Pù Hoạt là 85.761,43ha, trong đó rừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừng phòng hộ 51.171,54 ha. Khu BTTN Pù Hoạt còn có vai trò to lớn trong trong việc phòng hộ đầu nguồn. cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, là đầu nguồn của 2 hệ thống sông lớn là Sông Hiếu ở Nghệ An, Sông Chu ở Thanh Hóa, trong đó là nguồn sinh thủy của các thủy điện Hủa Na, Sao Va, Bản Mồng, Cửa Đạt… Khu BTTN Pù Hoạt từ xưa đã nổi tiếng là vùng có khu hệ động, thực vật rừng rất phong phú và đa dạng. Trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn gen. Là khu rừng đặc dụng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” đã được UNESCO công nhận ngày 20-9-2007. Có giá trị đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan, đa dạng loài và nguồn gen cao, đặc biệt có cây Sa mu dầu to lớn nhất trong rừng tự nhiên, là biểu tượng không chỉ riêng cho Pù Hoạt mà cho cả toàn bộ thực vật Việt Nam. Pù Hoạt có nhiều địa danh nổi tiếng như Thác Sao Va, Thác Bảy Tầng, Đền Chín Gian Những danh thắng này tạo nên một quần thể cảnh quan kì vĩ cùng với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc nên từ lâu, là nơi thăm quan du lịch sinh thái lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Mỗi năm, có hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước tới đây thăm quan, du lịch và tìm hiểu thiên nhiên. Khu BTTN Pù Hoạt vừa mới được thành lập, do đó rất cần thiết và cấp bách phải lập các quy hoạch, dự án để định hướng hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững các loài động- thực vật rừng đặc hữu quí hiếm, cũng như làm cơ sở để xây dựng các dự án đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, phòng hộ, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, khai thác hiệu quả về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nơi nghỉ dưỡng kết hợp giáo dục môi trường phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của chiến lược quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 1 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng du lịch nhằm khai thác và phát triển du lịch sinh thái của Khu BTTN Pù Hoạt phù hợp với xu thế phát triển chung, là cơ sở lập quy hoạch phát triển du lịch sinh thái nhằm đáp ứng mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Vì vậy, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt đã phối hợp cùng Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp Nghệ An điều tra, khảo sát lập Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của Khu BTTN Pù Hoạt. Nội dung báo cáo gồm các phần sau: Phần thứ nhất: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Phần thứ hai: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Phần thứ ba: Mục tiêu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần thứ tư: Kết quả nghiên cứu Phần thứ năm: Kết luận và kiến nghị Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 2 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An Phần 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn đồng thời Phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tại hội nghị các Vườn Quốc gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức đã khẳng định “Du lịch sinh thái ở trong và ngoài khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các giá trị quan trọng của Khu bảo tồn như giá trị sinh thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa. Du lịch sinh thái cũng đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa”. Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Ở Costa Rica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủ trang trại chăn nuôi đó bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, do bảo vệ rừng mà họ đó biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ở Ecuado sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapze để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực khuyến khích phát triển du lịch sinh thái với những chính sách rõ ràng, thành lập các đơn vị chuyên trách và các quỹ nhằm duy trì và phát triển nghành Du lịch hướng tới thiên nhiên để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Theo báo cáo về xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhất là du lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 %). Xếp thứ 2 là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân cũng cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. Hector Ceballos Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 3 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này. Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Nghiên cứu về những yêu cầu cơ bản đối với phát triển du lịch sinh thái tại các khu BTTN và VQG, theo Drumm thì những yếu tố dưới đây có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thành công hoạt động DLST là: - Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG - Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức phi chính phủ. - Tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương. - Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân. - Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN - Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn. Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO) nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái là: - Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên và con người. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động DLST. - Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài nguyên ở các VQG, KBT nói chung. Cụ thể là DLST phải được tổ chức có tính khoa học, có tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi nhuận tái phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. - Hỗ trợ kinh tế, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 4 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An dân địa phương, những người có quyền quyết định cho sự phát triển VQG và trong công tác hoạch định du lịch. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng ta có thể thấy, nếu các hoạt động du lịch mà không đáp ứng được các tiêu chí trên thì không thể xem là DLST. * Kinh nghiệm phát triển DLST tại một số VQG và khu BTTN trên thế giới: - DLST ở VQG Galapagos Vườn Quốc gia Galapagos ở Equado không chỉ là một VQG mà còn là một di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, và giời đây còn là một khu dự trữ sinh thái biển. Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, có môi trường phù hợp cho các loài sinh vật thích nghi như Rùa, Kỳ đà, Chim sẻ, Xương rồng khổng lồ và họ hàng Hướng dương, Chim cốc không bay, Chim bói cá và nhiều giống động thực vật khác. Galapagos có lẽ là một trong những nơi thuận lợi nhất trên thế giới để nghiên cứu về tiến hóa của hệ sinh thái. Được thưởng thức những quang cảnh đại dương, ven biển và đất liền. Nơi động vật hoang dã đã tiến hóa và như không có chút sợ hãi nào đối với con người đây chính là một cảm giác thật khó so sánh. Khác với các VQG khác ở Equado và các nước Châu Mỹ la tinh khác, nơi có thể có người sống hợp pháp hoặc không hợp pháp trong phạm vi được bảo vệ, người dân ở Galapagos không được pháp sống trong VQG. Họ tập trung ở khoảng 4% diện tích của quần đảo trên đất thuộc sở hữu tư nhân. Hầu hết khách tham quan từ đất liền đi bằng máy bay đến các đảo, sau đó đi thăm thú bằng các tua du lịch được thiết kế sẵn. Sau mười năm đầu kể từ khi đón khách, chiến lược quản lý và hỗ trợ quản lý đầu tiên của VQG được thực hiện tương đối suôn sẻ với một số lượng nhỏ du khách và phát triển liên tục trong nhưng năm 1970. Từ ban đầu có 7000 khách tham quan đến năm 1973 là 12.000 khách, năm 1981 là 2.500 khách và năm 1989 đã thu hút gần 42.000 khách. Sau đó, sự sa sút của nền kinh tế khu vực đã dẫn đến việc giảm ngân sách của dịch vụ DLST ở VQG Galapagos. Nhưng với những biện pháp hữu hiệu cộng với sự hỗ trợ nỗ lực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ môi trường toàn cầu đã làm vực lại sự phát triển DLST ở đây. Chuyến du lịch truyền thống ở đây là một chuyến đi chơi biển bằng tàu thủy kéo dài một tuần đến các điểm du lịch khác nhau. Những năm gần đây Galapagos phải tiếp ngày càng tăng lượng khách tới thăm, các nhà điều hành đã rất linh hoạt, ngoài tour Du lịch truyền thống thì họ đã tổ chức các tour ngắn Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 5 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An ngày hơn, thậm chí là 1 ngày, để phù hợp hơn với các đối tượng khách khác nhau. Nhìn chung các hoạt động đã đem lại lợi nhuận cao cho VQG Galapagos và cộng đồng người dân ở đây. Hiện có 6 du thuyền, bốn tàu thủy (chở được từ 34 người đến 90 người), 75 thuyền máy lớn và 10 thuyên buồn những năm gần đây nhu cầu cấp phép hoạt động thuyền du lịch ở đây là rất lớn, đã có nhiều bất cập xảy ra trong hoạt động này song Ban quản lý VQG và chính phủ Equador đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế phù hợp số lượng thuyền hoạt động. Với nguồn thu 40 USD lệ phí vào VQG và nguồn phí từ các hoạt động của các nhà điều hành du lịch được dùng để phục vụ cho các hoạt động của Vườn và hỗ trợ các hoạt động bảo tồn ở các khu bảo tồn khác ở Equador, đây là những đóng góp đáng kể mà không phải các VQG khác trên thế giới làm được. Hiện nay thì Galapagos đang được coi là mỏ vàng của Equador. - Một số kinh nghiệm của việc phát triển DLST ở VQG Galapagos: + Các hoạt động dịch vụ VQG đã được tổ chức tập huấn cẩn thận và được cấp chứng nhận cho các hướng dẫn viên, các hướng dẫn viên này sẽ đi cùng với tất cả các đoàn tham quan, vừa đóng vai trò hướng dẫn vừa kiểm soát các hoạt động không tốt cho môi trường của khách du lịch. + Phương tiện tham quan là đa phần bằng thuyền, các dịch vụ ăn nghỉ điều ở trên thuyền phần nào đã giảm tác động vào các khu vực tham quan của khách. Khu tham quan thường ngắn và có ranh giới rõ ràng. Các hành trình của chuyền tham quan điều được cố định và không được vào các khu vực chưa bị xâm nhập của các loài nhập nội. + Các phương tiện hoạt động dịch vụ ở VQG điều kiểm soát và cấp phép khá chặt chẽ. + Các hoạt động của VQG điều được phân vùng quản lý và có chiến lược quản lý các hoạt động DLST. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mô hình Du lịch Sinh thái ở các VQG trên thế giới. Qua việc tìm hiểu hoạt động DLST ở các VQG và khu BTTN trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm khi tiến hành hoạt động DLST ở các khu rừng đặc dụng của Việt nam nói chung và Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng. - Du lịch sinh thái phải được nhận thức một cách đầy đủ, phải được xem là công cụ thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển bền vững, bảo tồn để phát triển, phát triển không đe dọa đến lợi ích của các thế hệ mai sau. - Cần thay đổi quan niệm của mọi người về bảo tồn và phát triển. Giáo Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 6 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng tài nguyên đến các tầng lớp nhân dân. - Tại các khu rừng đặc dụng, du lịch sinh thái vẫn mới mẻ và có vị trí độc lập. Chính vì thế trong việc đánh giá tài nguyên, nghiên cứu thị trường, chiến dịch quảng bá, chia sẻ lợi ích cộng đồng, phát triển chuỗi giá trị, đào tạo nhân lực, chính sách đầu tư phát triển cũng cần có phương pháp tiếp cận riêng. - Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của người dân địa phương để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả. Đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng và hoạt động của các cơ sở dịch vụ DLST, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt, lấn chiếm đất, phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất cân đối cung cầu trong vùng dự án. - Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập du lịch. Thu nhập du lịch phải được sử dụng để duy trì hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phương, tránh tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ, còn đa số người dân địa phương không được hưởng lợi gì từ việc phát triển DLST. - Diễn giải và giáo dục môi trường là không thể xem nhẹ mà cần phải quan tâm đầu tư đúng mức, nếu không sẽ đi chệch mục tiêu và trái nguyên tắc du lịch sinh thái, có thể nó không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế. - Nghiên cứu về tài nguyên DLST Tài nguyên DLST là cơ sở để triển khai và khai thác các loại hình DLST. Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái trên thế giới đã từng bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20. Từ trước những năm 80 của thế kỷ 20, tài nguyên du lịch sinh thái được định nghĩa là những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp có sức hấp dẫn du lịch và sự hấp dẫn đó được đánh giá chủ yếu thông qua khả năng chi trả tự nguyện của du khách thông qua tiền vé tham quan. Du khách đi du lịch tại những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp chủ yếu là để ngắm cảnh, giải trí và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Theo Clawson và Knelsch(1985) thì tài nguyên DLST lấy hệ sinh thái tự nhiên làm trọng tâm, việc khai thác loại hình tài nguyên này cho mục đích du lịch phải nhấn mạnh đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và gắn liền với sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội của khu vực. Trên quan điểm này, những nơi có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái chủ yếu là những khu bảo tồn thiên nhiên, công viên rừng, khu danh lam thắng cảnh, các khu vườn động, thực vật. Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 7 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An Theo Lindberg (1991), nếu xét về phạm trù tài nguyên DLST thì tài nguyên DLST gồm tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyên DLST nhân văn, nếu xét trên cơ sở nguyên nhân hình thành thì tài nguyên DLST được phân thành phần tài nguyên DLST nguyên sinh và tài nguyên DLST thứ sinh; còn nếu xét trên cơ sở động cơ đi du lịch thì tài nguyên DLST gồm loại tài nguyên DLST nghỉ dưỡng, tài nguyên DLST thám hiểm, tài nguyên DLST rèn luyện sức khỏe và loại hình tài nguyên DLST phong cảnh. Theo Yuan Shu Qi (2004), dựa trên đặc điểm phân bố của tài nguyên DLST trong không gian đã phân tài nguyên DLST thành 5 loại hình tài nguyên gồm: tài nguyên DLST đồi núi, tài nguyên DLST biển, tài nguyên DLST sông hồ, tài nguyên DLST đất ngập nước, tài nguyên DLST thảo nguyên. Qua một số quan điểm về tài nguyên DLST nói trên, có thể thấy nhận thức về tài nguyên DLST vẫn còn có những điểm chưa thống nhất. Song đa số đều đề cập đến các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của chúng tôi, thì tài nguyên DLST ở đây không chỉ đơn thuần là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn mà nó bao hàm tất cả các nhân tố sinh thái và hiện tượng sinh thái như chuỗi thức ăn, tính đa dạng sinh học, sự biến đổi cảnh quan theo thời tiết có khả năng hấp dẫn du lịch. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Tổng quan về hệ thống Khu bảo tồn Việt Nam Thuật ngữ “Rừng đặc dụng” là tên gọi chung cho các Khu bảo tồn thiên nhiên, VQG của Việt Nam được thiết lập ở các hệ sinh thái rừng. Lịch sử xây dựng hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam đã có chiều dài trên 40 năm kể từ ngày thành lập Khu rừng cấm Cúc Phương (hiện nay là Vườn quốc gia Cúc Phương) – Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Tuy vậy, do hoàn cảnh chiến tranh và đất nước gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh nên quá trình này bị gián đoạn và tiến triển chậm (Viện ĐTQHR, 1998). Có thể chia lịch sử xây dựng hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam thành 2 giai đoạn lớn như sau: 1962 -1986 và 1987 đến nay. - Giai đoạn từ 1962 đến 1986: Đây là giai đoạn điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm và xây dựng các khu rừng đặc dụng cũng như bước đầu xây dựng qui chế quản lý rừng đặc dụng ở nước ta. Ngày 7/7/1962, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 72/TTg thành lập Khu rừng cấm Cúc Phương bắt đầu cho thời kỳ điều tra khảo sát xây dựng hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam. Trong những năm từ 1962-1975, do miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ chiếm đóng nên công tác điều tra khảo sát chỉ tiến hành ở phía Bắc Việt Nam. Có 9 khu rừng cấm được để xuất thành lập trong giai đoạn này. Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 8 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An Sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (1975) công tác điều tra, khảo sát xây dựng hệ thống rừng đặc dụng quốc gia được mở rộng trên toàn quốc. Ngày 24/1/1977, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 41/TTg thành lập thêm 10 khu rừng cấm, trong đó có 3 Khu bảo tồn thiên nhiên và 7 khu Văn hoá-Lịch sử: Đền Hùng, Pắc Pó, Bắc Sơn (Mỏ Rẹ), Tân Trào (Núi Hồng), Đảo Ba Mùn, Ba Bể, Ba Vì, Núi Tam Đảo, Bán đảo Sơn Trà và Khu rừng thông TP. Đà Lạt. Tiếp đó, ngày 7/7/1978, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 41-TTg thành lập Khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên. Giai đoạn này, khái niệm về hệ thống rừng đặc dụng ở nước ta còn rất đơn giản. Tất cả được gọi chung dưới tên “Rừng cấm” với 2 loại hình là: Khu bảo tồn thiên nhiên và Khu Văn hoá-Lịch sử. Các qui chế quản lý tập trung chủ yếu vào việc ngăn cấm sự tiếp cận của người dân địa phương đến tài nguyên thiên nhiên của các khu rừng cấm. Điều 3, Quyết định số 41-TTg, ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định các khu rừng cấm ghi: “ Việc quản lý, bảo vệ rừng và xây dựng các khu rừng cấm phải theo những nguyên tắc sau đây: - Không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng cấm. Muốn xây dựng các công trình lớn trong khu vực rừng cấm phải được phép của Thủ tướng Chính phủ. - Không được khai thác, chặt hạ, săn bắt, gây tiếng ồn hoặc làm bất cứ công việc nào khác có hại đến điều kiện sinh sống và phát triển bình thường của các loài động vật, thực vật trong rừng cấm. - Không được đốt lửa hoặc làm ô nhiễm môi trường trong các khu rừng cấm. Những trường hợp cần thiết phải chặt hạ cây cối, săn bắt lấy tiêu bản động vật, thực vật, hoặc đốt lửa dùng cho sinh hoạt trong rừng cấm phải do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp xét và quyết định. Bộ Nông nghiệp phải có kế hoạch trồng thêm cây và gây thả phục hồi số lượng các loài chim, thú trong các khu rừng cấm”. Từ năm 1983, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng được quan tâm nhiều hơn. Hàng loạt các khu rừng đặc dụng được khảo sát và đề xuất. Khu rừng cấm Côn Đảo ra đời ngày 01/03/1984 theo Quyết định 85-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 194- CT công nhận 73 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích là 769.512 ha, đưa hệ thống rừng đặc dụng của nước ta lên 86 khu với tổng diện tích gần một triệu héc ta. Đến thời kỳ này khái niệm về rừng đặc dụng của nước ta cũng đã có những bước tiến đáng kể. Thuật ngữ “Rừng cấm” được thay thế bằng thuật ngữ “Rừng đặc dụng” thể hiện có những thay đổi trong nhận thức về bản chất của các khu rừng này. Ngày 30/12/1986, Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã ra Quyết định số Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 9 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An 1171 ban hành “Quy chế quản lý rừng đặc dụng”. Văn bản này lần đầu tiên đưa ra định nghĩa và xác định rõ chức năng, tiêu chuẩn lựa chọn của 3 loại hình phân loại rừng đặc dụng của Việt Nam: “Định nghĩa và chức năng: Rừng đặc dụng là một thành phần của vốn rừng quốc gia, được xây dựng nhằm các mục tiêu sau đây: - Bảo tồn các mẫu sinh cảnh rừng khác nhau. - Bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật rừng. - Bảo tồn các khu rừng có giá trị về cảnh quan, văn hoá, lịch sử và bảo vệ sức khoẻ. - Nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo. Phân loại và phân cấp quản lý: Rừng đặc dụng do ngành Lâm nghiệp thống nhất quản lý và được phân loại, phân cấp quản lý như sau: 1. Vườn quốc gia: là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích văn hoá, phục vụ tham quan du lịch. Các Vườn quốc gia do Bộ Lâm nghiệp quản lý và xây dựng. 2. Khu bảo tồn thiên nhiên: là khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gen động vật và thực vật, có thể mở cho nghiên cứu khoa học, nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch hoặc các nhu cầu văn hoá khác. Các Khu bảo tồn thiên nhiên tuỳ theo diện tích, tính chất quan trọng do Bộ Lâm nghiệp quản lý hoặc do UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng. Riêng các Khu bảo tồn thiên nhiên nằm trong các Liên hiệp lâm nông công nghiệp do ngành Lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng. 3. Khu rừng Văn hoá- Lịch sử- Môi trường: là khu rừng có các di tích lịch sử, văn hoá và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi. Các khu rừng do Bộ Lâm nghiệp thống nhất quản lý và tuỳ theo diện tích và tính chất mà có thể giao cho các ngành có liên quan quản lý xây dựng. Tiêu chuẩn để chọn các khu rừng đặc dụng: có 4 tiêu chuẩn để chọn như sau: - Khu vực còn rừng nguyên sinh hoặc ít bị tàn phá, đại diện cho các hệ sinh thái rừng khác nhau của nước ta. - Khu rừng hiện đang là nơi sinh trưởng của các loài động thực vật có giá trị về khoa học và kinh tế. - Khu rừng có các di tích lịch sử hoặc văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng. - Khu rừng có phong cảnh đặc sắc, có tác dụng bảo vệ môi trường vui chơi, giải trí phục vụ các trung tâm dân cư lớn, nơi nghỉ mát hoặc các vùng công nghiệp.” Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 10 [...]... phố Vinh, Nghệ An - 16 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An Thực tế cho thấy, trong số các khu du lịch quốc gia, có những khu du lịch đã được quan tâm quy hoạch từ những năm trước đây và đã đem lại hiệu quả trong công tác đầu tư, quản lý phát triển du lịch như Khu du lịch Hạ Long Cát bà, Khu du lịch Đền Hùng (Phú Thọ), Khu du lịch Tràng An, Tam cốc – Bích Động... đánh giá đa dạng Khu hệ độngthực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An Đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp - Số 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 20 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An Phần 2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới,... Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 17 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An 1.2.4 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và khu BTTN ở Việt Nam Du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng của Việt Nam là khái niệm không còn mới mẻ, Vườn quốc gia Cúc Phương có lẽ là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và đã phát huy... Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 11 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An “Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” đã được phê duyệt (Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg, ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ) là định hướng quan trọng cho công tác xây dựng và quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên nói chung và rừng đặc dụng... Bình), Khu du lịch Măng Đen (Kon Tum), Khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận), Khu du lịch đảo Phú Quốc Kiên Giang) Một số khu du lịch vừa mới được tiến hành lập quy hoạch như Khu du lịch Mộc Châu (Sơn La), Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Khu du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo ngành Du lịch thực hiện các quy hoạch Khu du lịch Điện Biên Phủ- Pá Khoang- Mường... Thành phố Vinh, Nghệ An - 35 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An dương (Naemorhedus sumatraensis), Nai (Cervus unicolor), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Mang Pù Hoạt( Muntiacus puhoatensis), Vọoc xám (Semnopithecus phayrei), Vượn đen (Hylobates concolor leocogenis), Hổ (Panthera tigris), Báo Hoa mai (Panthera pardus), Báo lửa (Felis... Vinh, Nghệ An - 19 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An quốc gia, các khu vực bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại động, thực vật quý hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo Trên 400 nguồn nước khoáng, nước nóng bao gồm nhiều kiểu loại khác nhau phân bố hầu như đều khắp lãnh thổ và có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích, trong đó đặc biệt du lịch sinh thái, một số cụm... Thành phố Vinh, Nghệ An - 27 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An b Khó khăn - Theo số liệu từ Sở Công thương tỉnh Nghệ An thì hiện vùng quy hoạch Khu BTTN Pù Hoạt có 3 nhà máy thủy điện đã hòa lưới điện Quốc gia, đó là thuỷ điện Hủa Na (180MW), Bản Cốc, Sao Va và 5 dự án khác đang tạm ngừng thi công hoặc đang khảo sát Việc xây dựng các nhà máy đã và đang ảnh hưởng... Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 34 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An nhanh như: Ba soi lông (Macaranga balansae); Ba bét (Mallotus apelta); Lá nến (Bacaranga dencutilata); Hu (Trema)… Tái sinh cây gỗ ít, chỉ có dưới 2.000 cây/ha, trong đó cây gỗ tốt chỉ chiếm 20% h Kiểu rừng trồng Diện tích rừng trồng ở Khu BTTN Pù Hoạt có 13,76 ha, phân bố rải rác,... 08, Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An - 28 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An thác lâm sản trái phép làm suy giảm tính đa dạng sinh học, huỷ hoại môi trường sinh thái, cảnh quan của khu vực 2.3 Hiện trạng tài nguyên rừng 2.3.1 Tài nguyên thực vật 2.3.1.1 Đa dạng loài và nguồn gen Thực vật rừng khu BTTN Pù Hoạt khá đa dạng và phong phú với các luồng . Vinh, Nghệ An - 17 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An 1.2.4. Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và khu BTTN ở Việt Nam Du lịch sinh thái. phố Vinh, Nghệ An - 16 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An Thực tế cho thấy, trong số các khu du lịch quốc gia, có những khu du lịch đã được quan tâm quy. Vinh, Nghệ An - 11 Báo cáo đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Khu BTTN Pù Hoạt – Tỉnh Nghệ An “Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” đã được phê duyệt

Ngày đăng: 11/06/2015, 15:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Phần 1

  • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

    • 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

    • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

      • 2.1.1.3. Địa chất, đất đai

      • 2.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

      • 2.2. Dân sinh kinh tế - xã hội

        • 2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

        • 2.2.6. Hạ tầng cơ sở

          • a. Thuận lợi

          • b. Khó khăn

          • 2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng

            • 2.3.1. Tài nguyên thực vật

              • 2.3.1.1. Đa dạng loài và nguồn gen

                • a. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim

                • b. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình

                • c. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp

                • d. Rừng kín thường xanh lá rộng mưa mùa trên núi đá

                • e. Kiểu rừng nhân tác tre, nứa

                • g. Kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa

                • f. Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất

                • 2.3.2. Tài nguyên động vật rừng

                • 2.3.3. Đánh giá tổng quát

                • 2.3.4. Hiện trạng di tích lịch sử danh lam thắng cảnh

                  • 2.3.4.1. Di tích lịch sử văn hóa

                  • Phần 3

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan