Ôn tập sóng ánh sáng

3 313 0
Ôn tập sóng ánh sáng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 PHẦN V: SÓNG ÁNH SÁNG 1. Loại 1: Tán sắc, nhiễu xạ, giao thoa ánh sáng. Câu 1: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc khi ánh sáng trắng đi qua lăng kính thủy tinh là do A. thủy tinh đã nhuộm màu cho chùm ánh sáng trắng. B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau. C. lăng kính có tác dụng làm biến đổi màu chùm ánh sáng trắng. D. chùm ánh sáng trắng đã bị phản xạ khi đi qua lăng kính. Câu 2: Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì A. tần số không đổi, bước sóng thay đổi. B.bước sóng không đổi, tần số thay đổi. C. tần số và bước sóng đều thay đổi. D.tần số và bước sóng đều không đổi. Câu 3: Nhiễu xạ là hiện tượng ánh sáng đổi phương truyền khi A. đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác B. đi qua lỗ nhỏ hoặc mép vật C. ánh sáng đến mặt gương nhẵn D. ánh sáng kết hợp gặp nhau. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khoảng vân trong giao thoa ánh sáng A. Một vân sáng và một vân tối bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số lẻ khoảng vân i. B. Hai vân tối bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số lẽ lần khoảng vân i. C. Hai vân sáng bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 là: A. x = 3i B. x = 4i C. x = 5i D. x = 6i Câu 6: Một lăng kính có góc chiết quang A=6 0 chiếu vào lăng kính một chùm sáng hẹp song song có hai màu là đỏ và tím, chiết suất lăng kinh đối với ánh sáng đỏ là 1,55, đối với ánh sáng tím là 1,70. Góc lệch của tia đỏ và tia tím khi ra khỏi lăng kính là A. 0,5 0 B. 0,7 0 C. 0,9 0 D. 1,2 0 Câu 7: Trong một thí nghiệm I–âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 2 mm, màn ảnh cách hai khe 1m. Đo được khoảng vân là là 0,2 mm. Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm là A. 0,4 mm. B. 0,4 µm. C. 0,6 mm. D. 0,6 µm. Câu 8: Trong một TN về giao thoa ánh sáng, hai cách nhau 3 mm, màn ảnh cách hai khe 3 m. Đo được khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tục là 4 mm. Bước sóng của ánh sáng trong TN đó là: A. 0,44 µm. B. 0,50 µm. C. 0,55 µm. D. 0,60 µm. Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe I–âng là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75µm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là: A. 2,8 mm B. 3,6 mm C. 4,5 mm D. 5.2 mm Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng, người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ =0,6 µm. Cho biết khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 3m. Tại vị trí cách vân trung tâm 6,3 mm có vân: A. sáng bậc 5 B. sáng bậc 4 C. tối thứ 3 D. tối thứ 4 Câu 11:Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m, chiếu hai khe bằng hai bức xạ có λ 1 = 0,760µm và λ 2 , người ta thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ 2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ 1 thì bước sóng của bức xạ λ 2 là : A. 0,472µm; B. 0,427µm; C. 0,507µm; D. 0,605µm 2. Loại 2: Máy quang phổ và các loại quang phổ. 2 Câu 1: Trong máy quang phổ lăng kính thì lăng kính có tác dụng A. làm cho chùm tia sáng phân kỳ thành chùm tia sáng song song B. phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc C. làm cho chùm tia sáng phân kỳ thành chùm tia sáng hội tụ D. làm thay đổi màu sắc của ánh sáng. Câu 2: Nguyên tắc hoạt động của Máy quang phổ lăng kính nhờ hiện tượng A. sắc sai B. giao thoa ánh sáng C. tán sắc ánh sáng D.tán xạ ánh sáng Câu 3: Chùm tia ló ra khỏi ống chuẩn trực của một máy quang phổ là chùm sáng A. song song B.hội tụ C. phân kỳ D. phân kỳ hoặc hội tụ Câu 4: Quang phổ liên tục A. của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng. B. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng. C. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. D. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. Câu 5: Câu phát biểu nào sau đây sai khi nói về quang phổ liên tục? A. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào máy quang phổ. B. Tất cả các vật rắn, lỏng và các khối khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục. C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. D. Nhiệt độ nguồn sáng càng cao, miền phát sáng của quang phổ liên tục càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn. Câu 6: Khi đốt một khối sắt đến 2500 0 C, ánh sáng mà sắt phát ra được chiếu vào máy quang phổ, trên kính ảnh ta thu được A. một dãy màu liên tục B. một vạch màu vàng C. bốn vạch màu gồm đỏ, lam, chàm, tím D. một màu trắng Câu 7: Khi đốt khí hidro ở áp suất thấp đến khi phát sáng, ánh sáng mà khí hidro phát ra được chiếu vào máy quang phổ, trên kính ảnh ta thu được A. một dãy màu liên tục B. một vạch màu vàng C. bốn vạch màu gồm đỏ, lam, chàm, tím D. một màu trắng Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng về quang phổ vạch phát xạ? A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ. B. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng. C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu nằm trên một nền tối. D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối. Câu 9: Khi nói về quang phổ vạch hấp thụ, câu phát biểu nào sau đây sai? A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục. B. Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. C. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó. D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ để nhận biết thành phần cấu tạo của hỗn hợp hay hợp chất. Câu 10: Nhiệt độ trong lòng Mặt trời cả chục triệu độ, nhiệt độ khí quyển Mặt trời khoảng 6000K, trong khí quyển Mặt trời có hêli. Quang phổ của hêli thu được khi cho ánh sáng Mặt trời vào máy quang phổ là quang phổ 3 A. vạch phát xạ B. viên tục C. vạch hấp thụ D. đám phát xạ 3. Loại 3: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia gamma. Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng. B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím. C. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra. D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ. C. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên mạnh. D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh. Câu 3: Tia hồng ngoại có vận tốc A. bằng vận tốc ánh sáng B. nhỏ hơn vận tốc ánh sáng C. lớn hơn vận tốc ánh sáng D. rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về tia tử ngoại? A. Vật có nhiệt độ trên 3000 o C phát ra tia tử ngoại rất mạnh. B. Tia tử ngoại không bị thuỷ tinh hấp thụ. C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím. D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt. Câu 5: Tia tử ngoại được ứng dụng để A. sấy khô gà, vịt con mới nở B. sưởi ấm sinh vật C. cắt kim loại D.khử trùng thực phẩm Câu 6: Tia tử ngoại có bước sóng trong phạm vi A. từ 0,1m đến 10m B.từ 0,38µm đến 0,76µm C. từ 0,76µm đến 10 -8 m D.nhỏ hơn 10 -11 m Câu 7: Khi nói về tia X (tia Rơnghen) phát biểu nào sau đây đúng? A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện có công suất lớn. D. Tia X có thể đâm xuyên qua tất cả mọi vật. Câu 8: Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây? A. Cho một chùm êlectron chuyển động rất nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn. B. Cho một chùm êlectron chuyển động chậm bắn vào một kim loại. C. Chiếu tia tử ngoại vào bề mặt kim loại có nguyên tử lượng lớn. D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại. Câu 9: Một ống Cu-lít-giơ phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là 7,2.10 -11 m. Điện áp giữa anot và catot của ống là A.11,2kV B. 17,3kV C. 22,0kV D. 19,2kV Câu 10: Một ống Cu-lít-giơ có điện áp giữa anot và catot là 12kV, bỏ qua động năng chuyển động nhiệt. Động năng cực đại của các electron trong ống là A.12keV B. 22keV C. 24keV D. 6keV Hết . ngoại có vận tốc A. bằng vận tốc ánh sáng B. nhỏ hơn vận tốc ánh sáng C. lớn hơn vận tốc ánh sáng D. rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về tia tử ngoại? A. Vật. kính. Câu 2: Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì A. tần số không đổi, bước sóng thay đổi. B.bước sóng không đổi, tần số thay đổi. C. tần số và bước sóng đều thay. làm thay đổi màu sắc của ánh sáng. Câu 2: Nguyên tắc hoạt động của Máy quang phổ lăng kính nhờ hiện tượng A. sắc sai B. giao thoa ánh sáng C. tán sắc ánh sáng D.tán xạ ánh sáng Câu 3: Chùm tia ló

Ngày đăng: 11/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan