Một số thủ thuật với máy Nokia.doc

14 295 0
Một số thủ thuật với máy Nokia.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Một số thủ thuật với máy Nokia Chia sẻ 0 Bài viết này cung cấp cho các bạn một số thủ thuật liên quan đến máy Nokia một cách đầy đủ và chính xác. Bảo đảm là nhiều thủ thuật trong bài viết này mới được “bật mí” lần đầu tiên. 1. Các mã số bí mật của máy Nokia: *efr0# (*3370#) Kích hoạt chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec), cho chất lượng âm thoại tốt hơn, đồng nghĩa với việc tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ giảm từ 5% - 10%). Máy Nokia sẽ khởi động lại để chế độ này có hiệu lực. #efr0# (#3370#) Không dùng chế độ EFR. Phải khởi động lại. *hrc0# (*4720#) Kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), chất lượng âm thoại sẽ kém hơn bình thường, bù lại sẽ đỡ tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ tăng khoảng 30%). Phải sẽ khởi động lại. #hrc0# (#4720#) Không dùng chế độ HRC. Phải khởi động lại. *#0000# Xem thông tin về phần mềm (firmware) của máy. Thông tin gồm 3 dòng. + Phiên bản (version). + Ngày sản xuất. + Tên của phần mềm (chẳng hạn như NHL-6 đối với máy Nokia 6800). *#srn0# (*#7760#) Xem số xê-ri của sản phẩm (PSN). *#war0anty# (*#92702689#) Xem các thông tin bảo hành của máy. Thông tin này bao gồm năm hoặc sáu menu, tùy theo từng loại máy. + 1 (Serial Number): Số IMEI (International Mobile station Equipment Identity) của máy. + 2 (Made): Ngày máy được xuất xưởng. + 3 (Purchasing Date): Ngày mua máy. Lưu ý: bạn có thể nhập ngày mua máy vào bằng cách chọn menu Edit, nhưng chỉ nhập vào được một lần thôi và không thể sửa được. + 4 (Repaired): Ngày sửa máy lần sau cùng. Thông tin này do nơi bảo hành nhập vào mỗi khi bạn mang máy đến hãng để bảo hành hoặc sửa chữa. + 5 (Transfer User Data): Chuyển toàn bộ các thông tin được lưu trong máy sang máy tính để lưu trữ trước khi tiến hành sửa chữa máy hoặc nạp lại phần mềm. Các máy Nokia đời mới không có menu này do có thể dùng phần mềm Nokia PC Suite (trong đĩa CD kèm theo) để sao lưu dữ liệu của máy. + 6 (Life Timer): Tổng số thời gian thực hiện cuộc gọi (đến và đi) của máy, được ghi dưới dạng <giờ>:<phút>. Thông tin Life Timer sẽ bằng chính thông tin All Calls’ Duration trong menu Call Register -> Call Duration, nếu bạn chưa chọn Clear Timers để xóa bộ đếm thời gian cuộc gọi kể từ lúc mua máy. Tuy nhiên, khác với thông tin All Calls’ Duration có thể xóa được nếu biết mật mã của máy (security code, mặc định khi xuất xưởng là 12345), người dùng bình thường không thể xóa được Life Timer, và đây chính là thông số để bạn có thể nhận biết máy đã được dùng nhiều hay ít. Một số máy Nokia đời cũ không có menu này. Để thoát khỏi màn hình các thông tin bảo hành này, phải khởi động lại máy. *#sim0clock# (*#746025625#) Kiểm tra xem thẻ SIM (Subscriber Identity Module) của bạn có hỗ trợ tính năng clock-stop hay không. SIM clock-stop là tính năng cho phép máy di động chuyển sang chế độ chờ khi cần thiết để tiết kiệm pin. Một số loại máy Nokia không hỗ trợ mã này. *#rst0# (*#7780#) Khôi phục các cài đặt mặc định của máy khi xuất xưởng (cũng có thể truy cập chức năng này thông qua menu Settings -> Restore factory settings), đòi hỏi phải nhập mật mã của máy. *#res0wallet# (*#7370925538#) Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật gọi là wallet, các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng, gọi là wallet code. Chức năng này cho phép xóa toàn bộ các thông tin lưu trữ trong wallet cũng như wallet code mà không cần phải biết wallet code, chỉ cần biết mật mã của máy. *#opr0logo# (*#67705646#) Cho phép xóa logo của nhà cung cấp dịch vụ (operator logo) trên màn hình của máy Nokia, màn hình sẽ hiển thị tên mạng mặc định. Chức năng này chỉ làm việc với các loại máy Nokia màn hình đen trắng. Đối với máy Nokia màn hình màu, xóa logo bằng cách truy cập vào menu Settings -> Display settings -> Operator logo -> Off. *#pca0# (*#7220#) Kích hoạt chế độ PCCCH, màn hình sẽ hiển thị “PCCCH support enabled”. Máy sẽ tự khởi động lại để thay đổi này có hiệu lực. PCCCH (Packet Common Control Channel) là một khái niệm chỉ có ở các máy có tính năng GPRS, cho phép thời gian chờ ngắn hơn khi thuê bao truy cập GPRS. Tuy nhiên để dùng được tính năng này, mạng di động cũng phải hỗ trợ chế độ PCCCH. *#pcd0# (*#7230#) Không dùng chế độ PCCCH. Màn hình sẽ hiển thị “PCCCH support disabled”. Máy sẽ tự khởi động lại. ***# Xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí *** trong SIM card (*** có giá trị từ 1 đến 250 đối với các SIM card lưu được 250 số điện thoại). Chẳng hạn như để xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí số 15 trong SIM card, ta phải nhập vào 15#. *#06# Xem số IMEI của máy. Đây là mã chuẩn của GSM nên có thể dùng cho các loại máy của các hãng khác. Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như EFR, HRC, PCCCH, GPRS, IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 ) Hiển thị tên trên Profiles: Vào menu Profiles, chọn một profile bất kỳ khác với General, chọn Personalise -> Profile name, gõ vào tên của bạn, sau đó chọn activate để kích hoạt profile này, tên của bạn sẽ hiển thị trên màn hình. Với các máy Nokia có phần mềm tiếng Việt, bạn có thể nhập tên của mình với đầy đủ dấu. Hiển thị số điện thoại: Vào menu Call register -> Call costs -> Call cost settings -> Show costs in -> Currency. Chọn Unit price là 1, Currency name nhập mã mạng di động đang dùng (thí dụ 090 đối với MobiFone). Sau đó vào Call cost limit, chọn On, nhập vào giá trị Limit bằng chính số điện thoại của bạn (thí dụ 3599995). Thoát về màn hình chờ sẽ thấy số điện thoại của bạn hiển thị trên màn hình. Kiểm tra tình trạng khóa máy và mở khóa (unlock) cho máy Nokia: Các mạng di động nước ngoài thường có chính sách bán máy với giá rất rẻ, thậm chí miễn phí máy đầu cuối đối với các thuê bao hòa mạng của họ. Nhưng ngược lại, máy đó không thể đem dùng ở các mạng di động khác. Để làm được điều đó, các máy di động phải hỗ trợ một số chức năng khóa máy, tức là không cho phép sử dụng điện thoại với các mạng khác hoặc dùng với SIM khác. Đối với điện thoại di động Nokia, có bốn loại khóa máy sau đây: + Loại 1: MCC+MNC (Mobile Country Code + Mobile Network Code) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một mạng di động cho trước. + Loại 2: GID1 (Group Identifier level 1) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một nhóm SIM nhất định. + Loại 3: GID2 (Group Identifier level 2) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một chủng loại SIM nhất định. + Loại 4: IMSI (International Mobile Subscriber Identity) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy di động với một SIM cho trước. Để kiểm tra xem máy bạn có bị khóa loại nào không, ta dùng các mã số sau: Loại 1: #pw+1234567890+1# Loại 2: #pw+1234567890+2# Loại 3: #pw+1234567890+3# Loại 4: #pw+1234567890+4# Cách nhập các chuỗi mã trên vào máy di động như sau: các ký tự “#” và “0”-“9” nhập từ bàn phím như thông thường. Để có ký tự “+” ấn phím “*” 2 lần, ký tự “p” ấn phím “*” 3 lần, ký tự “w” ấn phím “*” 4 lần. Nếu máy hiển thị kết quả là "SIM was not restricted" có nghĩa là máy của bạn không bị khóa. Còn nếu kết quả là "Code error" thì máy đã bị khóa với một loại khóa tương ứng, điều đó nghĩa là có thể không dùng được máy đó với một SIM khác hoặc với một mạng di động khác. Nếu máy bị khóa, ta có thể dùng một trong các mã số sau để mở khóa cho từng loại tương ứng. Khi nhập nhớ tháo thẻ SIM ra khỏi máy. Có bảy loại mã để mở khóa như sau: Mã 1: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+1#, mở khóa loại 1 (MCC+MNC lock). Mã 2: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+2#, mở khóa loại 2 (GID1 lock). Mã 3: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+3#, mở khóa loại 3 (GID2 lock). Mã 4: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+4#, mở khóa loại 4 (IMSI lock). Mã 5: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+5#, mở khóa loại 1 và 2. Mã 6: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+6#, mở khóa loại 1, 2 và 3. Mã 7: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+7#, mở khóa loại 1, 2, 3 và 4. Các chuỗi số xxxxxxxxxxxxxxx (bao gồm 15 chữ số) được tạo ra bằng các chương trình gọi là DCT4 Calculator. Trên Internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều chương trình loại này, hoặc có thể tải về từ các địa chỉ như - http://www.unlockeasy.net or: - http://www.uniquesw.com Hãy nhập vào số IMEI của máy và chọn mạng mà máy bị khóa vào, chương trình sẽ tính toán ra các chuỗi số tương ứng cho bạn. Chẳng hạn, nếu máy Nokia của bạn được mua từ châu Âu và chỉ được phép sử dụng với mạng Vodafone ở Anh, trong chương trình DCT4 Calculator, bạn hãy chọn Operator là Vodafone United Kingdom. Số IMEI có thể xem ở sau thân máy hoặc bấm *#06# để xem. Lưu ý quan trọng: Tất cả các mã số trên, kể cả các mã số dùng để kiểm tra trạng thái khóa máy, khi nhập vào nếu kết quả trả về là "Code error" thì bạn chỉ có thể nhập tối đa 5 lần. Nếu nhập nhiều hơn thì máy có thể bị khóa vĩnh viễn, khi đó chỉ có thể mở khóa được bằng cách kết nối với cáp cùng với các thiết bị phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Hãy cẩn thận khi dùng các mã số trên. Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 ). Thông tin này các bạn tham khảo và chưa được kiểm chứng độ chính xác về mã số nơi sản xuất. Số IMEI gồm 15 số và được tách ra 5 cụm số như sau: 12 3456 78 901234 5 -12 = Manufacturer +52 = Ericsson +44 = Motorola +49 = Nokia -3456 = Type Approval Code +0518-0523 = 6110 +3002 = 6150 -78 = Final Assembly Code +07 = Germany +10 = Finland (all Nokia phones) +40 = UK +67 = USA +80 = China +81 = China -901234 = Serial Number -5 = Spare YY (FAC) Nước xuất xứ 06 France 07, 08, 20 Germany 10, 70, 91 Finland 18 Singapore 19, 40, 41, 44 UK 30 Korea 67 USA 71 Malaysia 80, 81 China IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động) IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân. Số IMEI có thể xem được trên hầu hết tất cả các laọi điện thoại di động GSM bằng cách bấm *#06#. Nó thường được in trên tem dán đằng sau máy. Định dạng thông thường của số IMEI là: 111111-22-333333-4. Định dạng này sẽ hiệu lực đến 01/04/2004. TAC FAC SNR CD D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01 · TAC: type approval code (Mã hiệu chuẩn) · FAC : final assembly code (Mã sản xuất, chế tạo) · SNR: serial number (Số serial) · CD: check digit (Số kiểm tra) TAC được tạo thành bởi sáu số đầu tiên của dãy số IMEI. Mã này dùng để nhận diện quốc gia cấp hiệu chuẩn cho điện thoại. CHÚ Ý: từ 01/04/2004 TAC sẽ được rút gọn thành mã vùng phân phối (Type Allocation Code) FAC (Final Assembly Code) là mã nhận diện công ty sản xuất điện thoại di động (VD: nokia, Samsung, SonyEricsson ). CHÚ Ý: từ 1 tháng 1 năm 2003 dãy số IMEI đã được sắp xếp lại. Sự sắp xếp này thay đổi định dạng truyền thống của số IMEI; mã FAC sẽ được đặt về 00 trong khoảng thời gian từ 01/01/2003 đến 01/04/2004. Sau đó FAC sẽ bị loại bỏ và TAC sẽ bao gồm 8 chữ số thay vì 6 như trước đây. Định dạng mới sẽ là 11111111-222222-3 TAC SNR CD D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01 SRN (Serial Number) là một dãy số gồm sáu chữ số, nó là duy nhất và được gán cho một máy cụ thể. CD (Check Digit) thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI cho các thiết bị Phase 2 và Phase 2+. Phase 1 GSM handsets, thường có số sau cùng là không (0). Hiện tại số IMEISV hay được sử dụng. Nó thêm vào sau số IMEI thông thường 02 số nữa, biểu thị phiên bản phần mềm chuẩn đi kèm theo máy. Như vậy định dạng của số IMEISV sẽ là 111111-22-333333-4-55. Sau ngày 01/04/2004 định dạng này sẽ là; 11111111-222222-3-44. Sưu tầm tại NOKIAFRIENDS.VN CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC: o Sạc đa năng không dây (24/06/2007) o Hướng dẫn đăng ký 3G vinaphone (13/10/2009) o Web hướng dẫn tháo lắp các loại điện thoại (06/05/2007) o Mẹo vặt khi sài điện thoại (24/05/2007) o 10 lời khuyên cho các bác trước khi mua di động (24/05/2007) o Hướng dẫn cách bẻ khóa (Unlock) USB 3G Viettel (30/06/2010) o Chọn điện thoại giá rẻ, pin bền (20/06/2007) o Cách bảo mật cho thiết bị Bluetooth (07/05/2007) o Sắm “dế” 2 sim 2 sóng đầy may rủi (07/04/2009) o Lý do nên và không nên mua iPhone chính hãng (31/03/2010) 2. Mẹo vặt khi sài điện thoại Chia sẻ 0 1. Máy bị ngấm nước Khi máy điện thoại di động của bạn bị rơi xuống nước hoặc bị nước thấm vào: - Bạn phải nhanh chóng tháo pin ra, không được bật nguồn lên xem thử máy có còn hoạt động hay không. - Không được cắm xạc vào máy. Vì việc lắp pin vào máy, cắm xạc hay bật nguồn trong tình trạng có nước bên trong sẽ làm quá trình điện phân xảy ra nhanh chóng phá hủy các vi mạch bằng đồng cũng như làm chết các linh kiện. Cách tốt nhất là hãy đem ngay máy đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để lau chùi và sấy, không nên tự ý tháo máy ra xem thử. 2. Máy bị rơi Khi máy bị rơi hoặc va đập mạnh sẽ gây ra tình trạng bung các mối hàn, và board mạch có thể bị vặn cong, các chấu tiếp xúc pin hay ăngten bị bung ra Do đó, sau khi máy bị rơi có thể dẫn đến tình trạng chập chờn hoặc thường bị treo máy. Vì vậy, bạn nên đem máy tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để các kỹ thuật viên kiểm tra. Không nên tự sửa chữa máy sẽ dẫn tới tình trạng hư hỏng nặng hơn. 3. Máy báo Enter PIN hay Enter PUK ( nhập mã PIN hay nhập mã PUK) Khi máy trong chế độ bảo vệ SIM thì mỗi lần bật máy, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chủ máy nhập mã PIN. Bạn hãy chắc chắn mình biết chính xác số PIN của SIM cũng như nhập cẩn thận. Mã PIN này chỉ cho phép bạn nhập sai 3 lần. Sau 3 lần sai, máy sẽ chuyển sang chế độ bảo vệ cao hơn và sẽ yêu cầu bạn nhập mã PUK. Nếu không biết mã PUK, bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone). Đừng bao giờ thử cố gắng nhập mò PUK vì sau 10 lần nhập sai, SIM card của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn, phải mua SIM mới. Khi bị hủy, máy sẽ báo SIM blocked. 4. Máy bị lỗi khi gọi đi và gọi đến Nếu mỗi lần gọi, máy báo không hỗ trợ, bạn nên xem lại tín hiệu sóng nếu tín hiệu đủ mạnh và SIM bạn còn gọi được hay không? Có thể gọi trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone) để hỏi thông tin về SIM của mình về hướng chặn gọi đến, chặn gọi đi. Hãy kiểm tra chế độ Giấu số gọi đi. Và chuyển nó về chế độ Mặc định mạng. Nếu máy của bạn không thể nhận được cuộc gọi, hãy gọi 145(VMS/ MobiFone) hay 151 (VinaPhone) để kiểm tra tình trạng SIM , kiểm tra tín hiệu sóng trên điện thoại. Hủy bỏ hết các giá trị Chặn. Nếu vẫn tình trạng cũ, bạn chỉ còn có nước mang cái “mô-bai” của mình đến trung tâm bảo hành. 1. Mã số bí mật của điện thoại Chia sẻ 0 NOKIA + Kiểm tra IMEI: *#06# + Kiểm tra phiên bản phần mềm và ngày tháng sản xuất: *#0000# + Kiểm tra thông tin bảo hành: *#92702689# 1 IMEI 2 Made MM/YY (manufacture date) 3 Date of purchase (this can be edited, but once it is set, it cannot be altered anymore). 4 Repaired (date of repair, in case it has been repaired) 5 Transfer user data SAMSUNG + Kiểm tra IMEI: *#06# + Kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999# + Chỉnh độ phân giải màn hình: *#0523# + Thử chế độ rung: *#9998*842# + Kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998*228# (Chú ý: Một số mã số không hoạt động với phần mềm đã được Việt hoá) SIEMENS + Kiểm tra IMEI: *#06# + Kiểm tra phiên bản phần mềm: Bỏ simcard ìa bấm *#06# rồi giữ phím dài phía trên bên trái. + Chuyển Menu về tiếng *#0001# và bấm SEND SONY ERICSSON + Kiểm tra IMEI: *#06# + Kiểm tra phiên bản phần mềm: > * + Chơi game ẩn ở T68: To play: - Snake: 1st Start the game Erix 2nd On the presentation screen press the following keys: "123", "#3#2" or "123456789*0#12" depending upon the software version. 3rd Press "yes"to start the game. Use the joystick to play. - Block Game: 1st Start the game Q. 2nd On the presentation screen press the following keys: "134679*h5". 3rd Press "yes" to start the game. Use the joystick to play. - Card Game: 1st Start the game Ripple. 2nd On the presentation screen press the following keys: "456654456". 3rd Press"yes" to start the game. Use the joystick to play. These tricks do not work on every terminal software version. + Chơi game ẩn ở T39: - To play Snake one must: 1st Start the game Erix 2nd On the presentation screen press the following keys: "123", "#3#2" or "123456789*0#12" depending upon the software version. 3rd Press"yes" to start the game. To play use the following keys: 2,4,6 e 8. 1. Các cách tăng tuổi thọ pin cho ĐTDĐ Chia sẻ 0 Với việc những thiết bị cầm tay như ĐTDĐ và laptop ngày càng trở nên phổ biến và thường nhật, tuổi thọ pin đã trở thành mối bận tâm gần như hàng đầu của mỗi chúng ta. Dưới đây là một số "mánh" giúp bạn vắt kiệt tối đa hiệu suất của một cục pin. Pin sử dụng trong ĐTDĐ có thể coi như một "vật hiến tế" của các hãng để đổi lấy kích cỡ ngày càng thu nhỏ và trọng lượng ngày cạng nhẹ tênh của điện thoại. Nói đơn giản hơn, kích cỡ là cả một vấn đề. Cùng một công nghệ chế tạo, pin càng lớn thì năng lượng càng nhiều và tuổi thọ càng dài. Không may là hai từ "di động" luôn đòi hỏi thiết bị phải nhỏ nhất và nhẹ hết mức có thể. Điều này có nghĩa là gì? Là người tiêu dùng chúng ta chỉ có duy nhất một sự chọn lựa: Kéo tài tuổi thọ của những loại pin hiện nay bằng đủ mọi cách. Bạn có lý do để làm thế lắm chứ, vì muốn nâng cấp pin cũ lên những loại pin mới, công nghệ cao, tuổi thọ lớn thường đòi hòi bạn phải chi ra không dưới vài trăm nghìn. Với một chiếc điện thoại đời thấp, con số này đã xấp xỉ bằng một nửa con dế. Trong khi chờ đợi các hàng chế tạo được những loại pin đạt tới hiệu suất cao nhất bên trong kích thước và trọng lượng nhỏ nhất, chúng ta hãy cố học cách "Liệu cơm gắp mắm" để sống chung với những cục pin "mệnh yểu" này. Một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của pin là sự va đập. Phần lớn các loại pin đều được chế tạo rất bền vững, song hãy luôn nhớ rằng, hư hỏng là không tránh khỏi nếu như pin bị rơi liên tục, hoặc bị vặn, xoáy hay lôi ra hành hạ cho vui. Một kẻ thù khác không đội trời chung với pin chính là hơi nóng. Pin, cũng giống như đa số thiết bị khác, được thiết kế với một dải chịu nhiệt nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng ấy, bạn chắc chắn sẽ gặp rắc rối. Nhiều người thường cất điện thoại bên trong bảng đồng hồ của ô tô. Một ý kiến rất tồi. Còn tồi hơn nữa là việc bạn cho điện thoại phơi nắng vì một lý do nào đó. Ánh sáng mặt trời trực tiếp bao giờ cũng có thể nâng nhiệt độ của dế lên ít nhất vài độ. Pin vì vậy mà hư hỏng là hệ quả tất yếu. Một suy nghĩ sai lầm khác của nhiều người là càng sạc pin lâu thì pin sẽ càng dùng được lâu. Trên thực tế, ý nghĩ này chỉ đúng từ thời xa lắc, khi sạc pin còn ở hồi sơ khai. Nhưng giờ đây, khi đa số các loại pin sạc công nghệ cao đều đã được tích hợp sẵn bộ bảo vệ chống "sạc quá liều", dù bạn có cắm điện tới cả một tuần trời cũng trở thành công cốc. Một loại pin không bao giờ có thể trữ được nhiều năng lượng hơn dung tích thiết kế của nó. Ngoài ra, còn có một lý do nữa để bạn không sạc thiết bị quá lâu. Phần lớn các loại pin đều có tuổi thọ cố định từ 400 - 600 lần sạc. Mỗi lần bạn bỏ mặc thiết bị đấy với pin sạc, thiết bị sẽ tự động ngừng sạc khi pin đã đầy. Song khi ấy, pin lại bắt đầu tiếp điện cho thiết bị. Khi tiếp điện đến một mức nào đó, quá trình sạc lại bắt đầu. Cứ thế, vòng tròn sạc - thoát này sẽ ăn mòn vào tuổi thọ pin một cách đáng kể mà bạn chẳng hiểu vì sao. Chúng ta lại mổ xẻ tiếp một quan niệm sai lầm nữa, ấy là khi phải dùng cho cạn sạch pin rồi mới được sạc. Trước đây, chỉ có những loại pin làm từ catmi nickel mới cần có phương pháp "trị liệu" này, thế nhưng, toàn bộ các loại pin thế hệ mới đều dựa trên công nghệ lithium ion, và chúng sẽ bền hơn nếu như bạn sạc trước khi chúng bị cạn kiệt hoàn toàn điện năng bên trong. Vì thế, lời khuyên là mỗi khi nhận được cảnh báo pin yếu từ thiết bị (thường là khi chỉ còn từ 5-10% năng lượng), bạn hay nhanh chóng cắm điện cho thiết bị của mình. Tóm lại, tránh quăng quật, va đập, những điều kiện khắc nghiệt và sạc pin đúng cách, bạn sẽ có thể tận hưởng hiệu suất 100% của những cục pin "đáng yêu" của mình. Tất nhiên, thứ gì bền đến mấy cũng phải có hồi kết. Khi chuyện này xảy ra và pin của bạn đã đến lúc phải "lìa đời", hãy bảo vệ mình trước mọi rắc rối bằng cách đi mua pin mới và nên nhớ, phải là pin thật. Không bao giờ tồn tại cái gọi là "pin dùng rồi nhưng chất lượng còn tốt" cả. Những loại pin 2nd đang bày bán trên chợ đen kiểu này hoàn toàn vô dụng và chỉ khiến bạn tốn công vứt rác mà thôi. Đó là chưa kể những trường hợp tiền mất tật mang, khi pin kém chất lượng có thể gây ra cháy, nổ máy và khiến bạn bị thương. Sưu tầm 1. Ý NGHĨA CÁC CON SỐ Vạn vật sinh ra đều gắn liền với các con số. Mỗi chúng ta sống trong vạn vật cũng đều có các con số gắn với mình. Tỉ như, khi chưa sinh ra bào thai cũng được tính tới 9 tháng 10 ngày; năm nay anh bao nhiêu tuổi, năm tới chị bao nhiêu xuân; theo các nhà tướng số thì thường có câu: chị này có số may, sống chết đều có số cả; hay nói tới các vật gắn liền với cuộc sống hàng ngày là tôi mặc áo 40 đi giày 42,… Chính vì vậy, qua thời gian nhân loại đã tổng hợp, đúc kết thành những quan niệm thể hiện qua các văn hóa vật thể và phi vật thể những công trình, kiệt tác ít nhiều có các con số gắn liền. Dưới đây là những quan niệm về các con số: Số 1 – Số sinh Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu, luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới 1 sinh linh mới, 1 sức sống mới cho mọi người. Số 2 – Con số của sự cân bằng Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Số hai tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới. Số 3 – Con số Thần bí Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân) Số 4 – Nhiều quan điểm khác nhau Người Trung Hoa thường không thích số 4, nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt Nam, con số 4 lại được sử dụng khác nhiều, biểu trưng cho những nhận định - Về hiện tượng thiên nhiên: Tứ phương (Ðông, Tây, Nam, Bắc). Thời tiết có bốn mùa ( Xuân, Hạ, Thu, Đông). Bốn cây tiêu biểu cho 4 mùa (Mai, Lan, Cúc, Trúc). - Về hiện tượng xã hội: Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương). Về nghệ thuật (Cầm, Kỳ, Thi, Họa). Về nghề lao động (Ngư, Tiều, Canh, Mục). Tứ thi (Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử). Tứ bảo của trí thức (Giấy, Bút , Mực, Nghiên). Tứ đại đồng đường (Cha, Con, Cháu, Chít) - Về con người: Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).Về đạo đức của con người (Hiếu, Lễ, Trung, Tín). Ðối với phái nữ : (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Tứ bất tử (Thần, Tiên, Phật, Thánh). Tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng). Tứ đổ tường (Tửu, Sắc, Tài, Khí ).Tứ khoái. Con người có 4 khoái Số 5 – Điều bí ẩn (cũng là số sinh) Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành. Mọi sự việc đều bắt đầu từ 5 yếu tố. Trời đất có ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) – Người quân từ có ngũ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) – Cuộc sống có ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh). Số 5 còn là số Vua, thuộc hành Thổ, màu Vàng. Ngày xưa những ngày 5, 14 (4+1=5), 23 (2+3=5) là những ngày Vua thường ra ngoài nên việc buôn bán bị ảnh hưởng. Bây giờ không còn Vua nữa nên mọi người đi đâu vào ngày này thường ít đông và dễ chịu. Không hiểu sao người lại kiêng cử đi lại ngày này. Ngũ đế (Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn). Ngũ luân (Vua tôi, Cha con, Vợ chồng, Anh em, Bạn bè). Số 6 – 8: Con số thuận lợi và vận may Số 6 và 8 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới thuận lợi về tiền bạc và vận may cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người (số 8 là số phát – mệnh lớn, số 6 là số lộc ), thì lối viết số 8 có hai nét đều từ trên xuống giống kèn loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người, càng ngày càng làm ăn phát đạt. Số 6 với 1 nét cong vào thân, ý như lộc sẽ luôn vào nhà. [...]... động đa truy cập, phân chia theo mã CDMA là một chuẩn kỹ thuật số, sử dụng kỹ thuật truyền dải rộng (cho phép trải rộng thông tin trong một lần truyền với băng thông rất lớn) CDMA kết hợp cả âm thanh số và dữ liệu số vào một mạng truyền thông vô tuyến duy nhất DVB-H Digital video broadcast – handheld Chuẩn kỹ thuật nhằm cung cấp dịch vụ truyền thông (phát... tham khảo Những thuật ngữ trong nghành công nghệ điện thoại di động, có thể bạn đã gặp rất nhiều mà chưa hiểu VIẾT TẮT NGUYÊN GỐC NGHĨA 1G First generation (analog cellular) Mạng di động thế hệ 1 (chuẩn analog) 2G Second generation (digital cellular) Mang di đông thê hê thư 2 (chuân kỹ thuật số) 2.5G Enhanced digital cellular Mạng di động chuẩn kỹ thuật số nâng cao 3G... Telecommunications từ những năm 70 của thế kỷ 20 PDA Personal digital assistant Thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số PIM Personal Information Manager Trình quản lý thông tin cá nhân PVR Personal video recorder - Digital video recorder Thiết bị quay video kỹ thuật số RFID Radio frequency identification Phương pháp tự động nhận dạng, dựa trên việc lưu trữ và xử lý dữ liệu... đến thiết bị cầm tay của người sử dụng EV-DO EVolution, Data Only, a ‘3G’ standard Chuẩn dữ liệu băng thông không dây rộng, một chuẩn của 3G GSM Global System for Mobile Hệ thống truyền thông di động toàn cầu, sử dụng hoàn toàn tín hiệu số và được được thiết kế bới châu Âu HSPA High-Speed Packet Access Các giao thức mới nhằm nâng cấp và cải thiện tốc độ lưu... Telecommunications System Một công nghệ thuộc 3G, sử dụng mạng W-CDMA Về lý thuyết, công nghệ này có thể truyền dữ liệu đến 14 MB/s WAP Wireless application protocol Chuẩn quốc tế cho các ứng dụng sử dụng giao tiếp không giây Chủ yếu cho phép truy cập vào mạng internet từ điện thoại di động hoặc PDA WCDMA Wideband code division multiple access Một dạng của mạng . 1. Một số thủ thuật với máy Nokia Chia sẻ 0 Bài viết này cung cấp cho các bạn một số thủ thuật liên quan đến máy Nokia một cách đầy đủ và chính. là có thể không dùng được máy đó với một SIM khác hoặc với một mạng di động khác. Nếu máy bị khóa, ta có thể dùng một trong các mã số sau để mở khóa cho từng. trạng khóa máy và mở khóa (unlock) cho máy Nokia: Các mạng di động nước ngoài thường có chính sách bán máy với giá rất rẻ, thậm chí miễn phí máy đầu cuối đối với các

Ngày đăng: 10/06/2015, 19:00

Mục lục

    1. Một số thủ thuật với máy Nokia

    CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

    2. Mẹo vặt khi sài điện thoại

    1. Mã số bí mật của điện thoại

    1. Các cách tăng tuổi thọ pin cho ĐTDĐ

    1. Các từ viết tắt của mạng di động và nghĩa của nó

    1. Các cách tăng tuổi thọ pin cho ĐTDĐ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan