GA TICH HOP GDMT- SINH 6

7 208 0
GA TICH HOP GDMT- SINH 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG (Sinh học Lớp 6) Chương IX : VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 . Kiến Thức: - HS chứng minh được vai trò của thực vật trong việc: + Điều hoà lượng O2 và CO2 trong không khí. + Làm giảm ô nhiễm môi trường. 2 . Kỹ Năng: - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm. - Khả năng vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới để hình thành kiến thức mới và giải thích hiện tượng thực tế. 3 . Thái độ : Rèn luyện cho HS ý thức bảo vệ thực vật, trồng thêm cây xanh. II. Trọng tâm : Thực vật điều hoà khí hậu. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to sơ đồ trao đổi khí, một số tranh ảnh về các nhà máy. - Bảng phụ so sánh các yếu tố khí hậu ở 2 nơi : chỗ trống (A) và trong rừng (B). IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - GV sử dụng phương pháp: Quan sát, đặt và giải quyết vấn đề. V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1 . Ổn định tổ chức 2 . Kiểm tra bài cũ (5 phút): Câu hỏi: Trình bày quá trình quang hợp của cây xanh? Viết sơ đồ minh hoạ ? 3 . Mở bài (1 phút): GV đặt vấn đề: Ta đã biết TV nhờ quá trình quang hợp mà có thể tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống các sinh vật khác. Nhưng sản phẩm của quá trình quang hợp không chỉ là các chất hữu cơ và vai trò của TV không chỉ có thế, chúng còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường. 3 . Giảng bài mới:  Ghi bảng : Chương IX: Vai trò của thực vật Tiết 56, Bài : Thực vật góp phần điều hoà khí hậu 3.1. Hoạt động 1: Nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định :(15 phút) * Mục tiêu: HS nêu được nhờ qua trình quang hợp của cây xanh mà hàm lượng khí cacbônic và ôxiổtong không khí được ổn định. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Treo tranh vẽ H. 46.1 SGK : Sơ đồ trao đổi khí. - Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nhỏ,trả nhóm nhỏ (4 HS) trả lời 2 câu hỏi : ? Việc điều hoà khí cacbônic và ôxi đã được thực hiện như thế nào ? ? Đặt giả thiết nếu không có TV thì điều gì sẽ xảy ra ? - GV đặt câu hỏi đi đến KL: ? Nhờ đâu mà hàm lượng cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định ? - GV nhận xét, tóm lại : - Đặt vấn đề : Hiện nay ở thành phố, dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hoá nhanh, đất chật, người đông, nhiều ngôi nhà cao chọc trời mọc lên, những con đường cao tốc liên tục được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Diện tích dành cho cây xanh dần bị thu hẹp. Vậy ở các thành phố, hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic sẽ như thế nào ? - GV đặt câu hỏi gợi mở để HS về nhà suy nghĩ : Theo em, chúng ta nên làm gì giúp cho bầu không khí ở thành phố trong lành hơn ? lời 2 câu hỏi : + Lượng khí ôxi sinh ra trong quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật và động vật. Ngược lại, khí cacbônic trong quá trình hô hấp và đốt cháy, được TV sử dụng trong quá trình quang hợp. + Nếu không có TV, chỉ có hô hấp của ĐV và các sinh vật khác thì lượng khí cacbônic tăng, lượng ôxi giảm  các sinh vật sẽ không tồn tại được. - Cá nhân trả lời : Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. * Kết luận : - Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh: hút cacbônic và nhã khí ôxi  hàm lượng cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định . -Nếu không có TV thì các sinh vật sẽ không tồn tại được. - HS về nhà suy nghĩ tự rút ra những việc cần làm cho bản thân và mọi người. 3.2. Hoạt động 2: Thực vật giúp đièu hoà khí hậu * Mục tiêu: HS thấy được vai trò của thực vật với việc điều hoà khí hậu. - GV treo bảng phụ so sánh các yếu tố khí hậu ở 2 nơi : chỗ trống (A) và trong rừng (B). - Yêu cầu HS các nhóm thảo luận, trả lời 2 câu hỏi : ? Tại sao trong rừng (B), ánh áng yếu, râm mát, còn ở bãi trống (A) nóng, nắng nhiều, gay gắt ? ? Tại sao bãi trống thì khô, gió mạnh còn - Các nhóm trao đổi, thảo luận, trả lời 2 câu hỏi : + Trong rừng tán lá rậm  ánh áng khó lọt xuống dưới  râm mát ; còn bãi trống không có đặc điểm này. + Trong rừng, cây thoát hơi nước và cản gió  rừng ẩm, gió yếu ; còn bãi trống thì ngược lại. trong rừng thì ấm, gió yếu ? - GV nhận xét bổ sung. Trên cơ sở đó  Yêu cầu HS trả lời tiếp các câu hỏi ở mục bài tập SGK tr. 147. -Tóm lại : - Sự có mặt của thực vật đã ảnh hưởng đến khí hậu ở 2 nơi khác nhau trong cùng 1 vùng địa lí. - Thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu. - Thảo luận trả lời câu hỏi ở mục bài tập : + Lượng mưa ở ngoài chỗ trống (A) cao hơn trong rừng (B). + Chính sự có mặt của thực vật đã ảnh hưởng đến khí hậu khác nhau giữa 2 nơi. * Kết luận: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu. 3.3. Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường: * Mục tiêu: HS biết được : + Tại sao môi trường ô nhiễm ? + Cây xanh làm giảm ô nhiễm môi trường như thế nào ? - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường . ? Môi trường bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào ? - GV đưa ra những hình ảnh về các nhà máy được xây dựng trước đây và bây giờ(phải thể hiện sự khác biệt về tỉ lệ diện tích cây xanh trong nhà máy)  yêu cầu nhận xét về sự khác biệt về cảnh quan xung quanh nhà máy. - Đặt vấn đề : Tại sao phải trồng nhiều cây xanh trong khu vực nhà máy ? (GV gợi ý : trong quá trình sản xuất ở các nhà máy luôn thải ra môi trường khói bụi và khí độc nhiều hơn nơi khác). - GV giới thiệu thêm : Một số loại cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh  làm cho môi trường trong sạch hơn. ? Ngoài những lợi ích trên, thực vật còn có lợi ích gì với môi trường nữa không? ? Vào những ngày nắng nóng, khi đi trên những con đường rợp bóng cây xanh và những con đường trơ trụi không có một bóng cây. Em cảm thấy có khác nhau khôg? khác như thế nào? tại sao? - HS lấy ví dụ : - Cá nhân trả lời : Do hoạt động sống của con người. - HS quan sát nhận xét : Ngày nay, khi xây dựng các nhà máy công nghiệp người ta thường chú ý đến cảnh quan xung quanh và thường có những diện tích nhất định trong khuôn viên nhà máy dành cho cây xanh. - Cá nhân : Trồng nhiều cây xanh vì : + Lá cây ngăn bụi và khí độc  không khí trong sạch. + Một số chất tiết chất diệt vi khuẩn. - Cá nhân :Tán Lá cây  giảm nhiệt độ môi trường khi trời nắng. * Kết luận : Lá cây ngăn bụi, cản gió, một số cây tiết chất diệt khuẩn  góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. VI. CỦNG CỐ : - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3, 4 . SGK trang 148. - Yêu cầu HS đọc mục “ Em có biết” VII. DẶN DÒ : - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 148. - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán. SINH 6 Bài 49 – tiết 60 : BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức : HS phát biểu được : - Tính (hay sự) đa dạng của thực vật là gì? - Thế nào là TV quý hiếm và kể tên được một vài TV quý hiếm của địa phương hoặc của cả nước nói chung. - Hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác rừng bừa bãi tài nguyên TV đối với tính đa dạng của TV. - Kể được các biện pháp chính để bảo vệ đa dạng của TV. 2. Kĩ năng - Khả năng thu thập thông tin và phản hồi thông tin dựa trên những hiểu biết thực tế của bản thân. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ TV II. CHUẨN BỊ : 1. GV: - Tranh về các TV quý hiếm - Bảng nhóm, bút dạ (theo số nhóm HS) 2. HS: Sưu tầm tranh ảnh về các TV quý hiếm. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. ổn định tổ chức 2. KT bài cũ : 3. Giảng bài mới : Đặt vấn đề : Từ những bài đầu chương SH-6 chúng ta đã biết TV rất đa dạngvaf phong phú. Vậy tính đa dạng của TV là gì? Hiện nay một thực trạng đáng lo ngại là tính đa dạng của TV đang bị suy giảm do tác động của con người. vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của TV như thế nào ?  Ghi bảng : Tiết 60, Bài 49 : Bảo vệ sự đa dạng của thực vật I. Hoạt động 1 : Đa dạng của thực vật là gì ? * Mục tiêu : HS nêu được đa dạng là sự phong phú về số lượng loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV chia nhóm (3-4 nhóm), phát cho mỗi nhóm bút dạ và bảng phụ để ghi. Yêu cầu các nhóm liệt kê tên các loài TV mà em biết. sau thời gian 3 phút, nhóm nào ghi được nhiều tên đúng nhất sẽ thắng cuộc. - GV treo bảng phụ tất cả các nhóm, đánh giá kết quả, khen thưởng nhóm thắng cuộc. - Đặt vấn đề : Liệu chúng ta có thể kể hết được các loài TV không ? - GV giới thiệu thêm : Trong thực tế, không có ai có thể biết hết tên các loài TV kể cả những nhà TV học uyên bác nhất. Em có nhận xét gì về số loài TV trong tự nhiên? - GV nhấn mạnh : TV không chỉ nhiều về số loài mà số lượng cá thể của mỗi loài rất lớn. như chúng ta đã biết, TV có khả năng thích nghi với môi trường sống, vì thế chúng phân bố ở khắp nơi trên trái đất. - Tất cả những điều đó thể hiện tính đa dạng của TV  Thế nào là sự đa dạng của TV (hay sự đa dạng của TV biểu hiện ở những yếu tố nào)? - GV chuyển ý : Trên trái đất TV rất đa dạng  Vậy tình hình đa TV ở VN như thế nào ?  phần 2. - Các nhóm thảo luận và ghi vào bảng nhóm. - Cá nhân trả lời : không thể - HS: Số loài TV rất nhiều. - Cá nhân trả lời  Kết luận : Sự đa dạng của TV biểu hiện bằng : - Số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài. - Sự đa dạng của môi trường sống. II. Hoạt động 2 : Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam * Mục tiêu : Khẳng định : Ở VN, TV có độ đa dạng cao Ở VN, độ đa dạng của TV đang bị suy giảm. ? Em có nhận định gì về độ đa dạng của TV ở VN ? - Đúng vậy, ngay từ nhỏ chúng ta đã được học câu “ VN rừng vàng biển bạc”. các nhà khoa học đã đưa ra các số liệu cụ thể như thông tin SGK. Trang 157. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 157 1. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật : - Cá nhân : VN có tính đa dạng cao về TV. - 1 HS đọc thông tin SGK. để thấy được tính đa dạng của TV ở VN. ? Vì sao VN có tính đa dạng cao về thực vật ? - Chuyển ý: Tuy nhiên một thực trạng đáng lo ngại đang diễn ra là ở VN, trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá từ 10.000 – 20.000 ha, làm cho tính đa dạng của TV ở VN bị suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể sự suy giảm đó do những nguyên nhân nào và hậu quả sẽ ra sao ? - GV giới thiệu thêm : Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Muốn khai thác rừng chúng ta phải tính đến thời gian dài, nhưng thực tế tốc độ khai tháccuar chúng ta quá nhanh so với tốc độ hồi phục của TV.  điều đó tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả gì ? - GV : Một trong những hậu quả do suy giảm tính đa dạng của TV là : nhiều loài TV có nguy cơ tuyệt chủng nhát là TV quý hiếm. ?Vậy những TV nào được coi là quý hiếm ? ? Kể tên một số TV quý hiếm ở VN mà em biết. - GV thông báo : các nhà khoa học đã thống kê được ở VN có trên 300 loài TV quý hiếm. - Cá nhân : + Có số lượng loài lớn : TV có mạch:10000 loài, chưa có mạch 1500 loài. + Có môi trường sống đa dạng : dưới nước, trên cạn. - Số lượng loài lớn và nhiều loài có giá trị. - Môi trường sống đa dạng. 2. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam. - Thảo luận nhóm nhỏ  Kết luận : + Nguyên nhân : • Cháy rừng • Khai thác rừng bừa bãi phục vụ nhu cầu cuộc sống. + Hậu quả : • Môi trường sống bị thu hẹp • Số lượng loài giảm đáng kể • Nhiều loài trở nên hiếm, có nguy cơ bị diệt vong - Cá nhân : TV quý hiếm là những loài có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do khai thác quá mức. III. Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vẹ sự đa dạng của thực vật : * Mục tiêu : Kể tên được các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV. ? Vì sao phải bảo vệ tính đa dạng của TV ? GV : Chiếu nhưngz hình ảnh về những cánh rừng đang bị khai thác quá mức, tiếp đến là những khoảng đất trống, đồi trọc, cuối cùng là những hình minh họa hoạt hình thể hiện cây xanh đang khóc và kêu cứu “ Hãy cứu lấy rừng xanh”. - Cá nhân : + TV có rất nhiều vai trò quan trọng. + Nhiều loài có giá trị bị khai thác bừa bãi và có nguy cơ bị tuyệt chủng. - GV vừa chiếu những hình ảnh đó vừa thuyết minh theo hình ảnh : Hiện nay, những cánh rừng trù phú “ rừng vàng” của chúng ta đang dần biến mất và những gì còn lại chỉ là đất trống đôig trọc. những cánh rừng đang bị tổn thương, chúng đang kêu cứu.  Liên hệ bản thân : ? Theo em, chúng ta cần phải làm gì để giữ được những cánh rừng đó ?Nêu các biện pháp bảo vệ tính đa dạng của TV ? - GV chiếu đầy đủ các thông tin về các biện pháp như SGK.tr. 158.  ? Theo em biện pháp nào mang lại hiệu quả lâu dài nhất ? - GV tổng kết : Điều thiết thực nhất mà chúng ta có thể làm đó là chính bản thân chính bản thân mỗi người hãy thân thiện với cây xanh, bảo vệ chúng và kêu gọi mọi người cùng tham gia. - Cuối cùng GV có thể chiếu những hình ảnh (xây dựng trên hoạt hình) mà các khu rừng đang dần được hồi phục và chúng đang mỉm cười, gửi gắm thông điệp “ Hãy bảo vệ rừng”. - Cá nhân đọc : Các biên pháp bảo vệ sự đa dạng của TV (5 biện pháp - SGK): - HS thảo luận, nêu được : VD : Tham gia trồng cây Bảo vệ cây cối,… * Kết luận (SGK) - Cá nhân trả lời : Biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài nhất là tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng. IV. CỦNG CỐ : - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,3. sgk V. DẶN DÒ : - Hướng dẫn về nhà học bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét giờ học và cho điểm 1 số HS. . BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG (Sinh học Lớp 6) Chương IX : VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 . Kiến. lời các câu hỏi SGK trang 148. - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán. SINH 6 Bài 49 – tiết 60 : BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức : HS phát biểu được : -. trình quang hợp. + Nếu không có TV, chỉ có hô hấp của ĐV và các sinh vật khác thì lượng khí cacbônic tăng, lượng ôxi giảm  các sinh vật sẽ không tồn tại được. - Cá nhân trả lời : Nhờ quá trình

Ngày đăng: 10/06/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan