Hiệu trưởng với việc xây dựng được tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện

21 519 0
Hiệu trưởng với việc xây dựng được tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế hội nhập của đất nước ta hiện nay vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng.Chính vì thế sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí đặc biệt trong chiến lược xây dựng con người mới XHCN.Nghị quyết đại hội VIII của đảng đã khẳng định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng nhấn mạnh: “ Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” và khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.” Như vậy , giáo dục không chỉ có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở hình thành nền văn hóa tinh thần của xã hội , góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng con người mới XHCN. Thấy rõ được vị trí của giáo dục đào tạo, những người làm công tác quản lí trường học cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng tập thể sư phạm, bởi vì các nhà giáo đây là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện quá trình giáo dục. Trong thời gian được giao làm công tác quản lí trường học bản thân tôi cũng đã từng trăn trở đã có những nghiên cứu và đã đưa ra những biện pháp thực hiện mang tính thử nghiệm song đã có hiệu quả. Qua đề tài này tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng tập thể sư phạm ở các đơn vị bạn có điều kiện tương tự như ở trường, nhằm mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục địa phương nói chung. II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI ĐỀ TÀI. 1. Mục đích: Trên cơ sở lí luận về việc xây dựng tập thể sư phạm , xuất phát từ thực trạng của đội ngũ GV, cán bộ công nhân viên của trường THCS Cao Bá Quát để đề ra những biện pháp phù hợp để xây dựng tập thể sư phạm ngày càng vững mạnh. 2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu về cơ sở lí luận; những vấn đề cơ bản về xây dựng tập thể sư phạm. Khảo sát, đánh giá về công tác xây dựng, bồi dưỡng tập thể sư phạm trong 3 năm từ năm học 20032004 đến năm học 20052006. Đề xuất một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm của trường THCS Cao Bá Quát để nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và của địa phương. 3. Phạm vi đề tài: Những vấn đề xây dựng tập thể sư phạm ở trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận thì phần nội dung có 3 chương: Chương I: Cơ sở phương pháp luận của việc xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát. Chương II: Thực trạng của việc xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát trong những năm đầu thành lập. Chương III: Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát đã thực hiện có hiệu quả.

PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế hội nhập của đất nước ta hiện nay vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng.Chính vì thế sự nghiệp giáo dục- đào tạo có vị trí đặc biệt trong chiến lược xây dựng con người mới XHCN.Nghị quyết đại hội VIII của đảng đã khẳng định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng nhấn mạnh: “ Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” và khẳng định: “Giáo dục- đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.” Như vậy , giáo dục không chỉ có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở hình thành nền văn hóa tinh thần của xã hội , góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng con người mới XHCN. Thấy rõ được vị trí của giáo dục - đào tạo, những người làm công tác quản lí trường học cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng tập thể sư phạm, bởi vì các nhà giáo đây là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện quá trình giáo dục. Trong thời gian được giao làm công tác quản lí trường học bản thân tôi cũng đã từng trăn trở đã có những nghiên cứu và đã đưa ra những biện pháp thực hiện mang tính thử nghiệm song đã có hiệu quả. Qua đề tài này tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng tập thể sư phạm ở các đơn vị bạn có điều kiện tương tự như ở trường, nhằm mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục địa phương nói chung. II/ MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI ĐỀ TÀI. 1. Mục đích: Trên cơ sở lí luận về việc xây dựng tập thể sư phạm , xuất phát từ thực trạng của đội ngũ GV, cán bộ công nhân viên của trường THCS Cao Bá Quát để đề ra những biện pháp phù hợp để xây dựng tập thể sư phạm ngày càng vững mạnh. 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu về cơ sở lí luận; những vấn đề cơ bản về xây dựng tập thể sư phạm. - Khảo sát, đánh giá về công tác xây dựng, bồi dưỡng tập thể sư phạm trong 3 năm từ năm học 2003-2004 đến năm học 2005-2006. - Đề xuất một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm của trường THCS Cao Bá Quát để nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và của địa phương. 3. Phạm vi đề tài: - Những vấn đề xây dựng tập thể sư phạm ở trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận thì phần nội dung có 3 chương: Chương I: Cơ sở phương pháp luận của việc xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát. Chương II: Thực trạng của việc xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát trong những năm đầu thành lập. Chương III: Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát đã thực hiện có hiệu quả. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG THCS. 1. Các khái niệm 1.1 Xây dựng Xây dựng làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định. 1.2 Tập thể sư phạm - Tập thể sư phạm là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục ở trường học (Kể cả nhân viên phục vụ, bảo vệ và hội cha mẹ học sinh) trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu. - Tập thể sư phạm trong trường học còn biểu hiện với tư cách là những thành viên trong trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ trên địa bàn dân cư. Xây dựng đội ngũ giáo viên THCS là xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh cả về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực xử lý các tình huống sư phạm. Một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đạt chất lượng theo tiêu chuẩn, đây là lực lượng chủ yếu, trực tiếp thực hiện quá trình giáo dục. 2. Những tiêu chuẩn để xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. - Đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. - Nắm vững thực hiện tốt quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tổ chức chặt chẽ, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, quy chế chuyên môn của ngành, nội quy của nhà trường. - Luôn có ý chi phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ phấn đấu trở thành những con người mới, những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 3. Người giáo viên và tập thể học sinh. 3.1 Người giáo viên Giáo viên là lực lượng chính làm công tác giáo dục học sinh trong nhà trường, giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến tập thể học sinh và ngược lại. Chính vì vậy người giáo viên phải thực hiện tốt hai yêu cầu sau: - Phải thực sự là người có nhân cách, có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình giáo dục, tất cả vì lợi ích của học sinh. + Có tác phong mẫu mực, phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, trong sáng, luôn tận tâm với nghề nghiệp, không vụ lợi cho cá nhân mình, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ. + Phải có năng lực sư phạm và khả năng tác động đến quá trình giáo dục học sinh. - Người giáo viên phải luôn xây dựng và duy trì tốt các mối quan hệ có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội, phải có năng lực giao tiếp. 3.2 Tập thể học sinh: Là những người trực tiếp tiếp nhận sự giáo dục từ phía giáo viên và nhà trường, quan hệ giữa giáo viên với các tập thể học sinh là mối quan hệ các cá nhân với đối tượng giáo dục là tập thể học sinh. Là người quản lý nhà trường hơn ai hết Hiệu trưởng cần nhận thức được vai trò của tập thể sư phạm để từ đó có kế hoạch xây dựng, củng cố, phát triển tập thể sư phạm của nhà trường. Muốn đạt được điều đó người Hiệu trưởng cần phải có những tiêu chuẩn sau: 4. Một số yêu cầu cần có đối với người hiệu trưởng. 4-1 Về phẩm chất đạo đức: - Phải là người sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. - Có niềm tin vào con người, có lòng chính trực, tính nguyên tắc, có uy tín trong nhà trường và ngoài xã hội. - Quí trọng mọi người, luôn quan tâm đến người khác, có lương tâm nghề nghiệp, say mê công việc, có tầm nhìn xa, trông rộng, có ý thức tự học, tự rèn, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. - Có thái độ tích cực trước cái mới, cái tiến bộ, có khả năng khái quát kinh nghiệm. 4-2 Về năng lực quản lý. - Người Hiệu trưởng cần có năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo để xây dựng tập thể sư phạm ngày càng vững mạnh. - Có trình độ, có khả năng hiểu biết, giảng dạy tốt bộ môn của mình để làm gương cho tập thể sư phạm noi theo. - Có năng lực lãnh đạo tư tưởng, tổ chức thực hiện công tác và đánh giá từng người, biết cách giải quyết về quản lý hành chính tốt. 4-3 Về phong cách lãnh đạo Ngoài phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý thì người Hiệu trưởng phải có phong cách lãnh đạo tốt. Phong cách lãnh đạo của người hiệu trưởng thể hiện ở: bình tĩnh, sáng suốt, thận trọng, linh hoạt và quyết đoán. Có được đầy đủ 3 yêu cầu trên thì mới đủ tiêu chuẩn để lãnh đạo được tập thể những nhà trí thức và giáo dục mọi người. Chương II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT THỊ TRẤN CHƯ SÊ. 1. Đặc điểm tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của thị trấn Chư Sê. Chư Sê là một huyện trẻ mới được thành lập từ tháng 8 năm 1981 nằm ở phía nam của tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên 135.098 ha dân số hơn 130 nghìn người. Phía Bắc giáp thành phố Pleiku, phía Tây giáp huyện Chưprông, phía nam giáp tỉnh Đắc Lắc, phía đông giáp huyện Ayun Pa, phía Đông Bắc giáp huyện Đắc Đoa. Thị trấn Chư Sê nằm ở trung tâm huyện. Nơi có hai con đường quốc lộ 14 và 25 gặp nhau tại ngã ba Cheo Reo. Thị trấn có diện tích tự nhiên 28 km 2 , dân số gần 22.000người, với 23 tổ dân phố, thôn làng. trong đó có 6 làng đồng bào dân tộc thiểu số người Jarai. Dân cư sinh sống ở đây phần đông là người từ các tỉnh phía bắc và miền Trung. Chư Sê là một huyện giàu tiềm năng về đất đai thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu. Trong thời điểm hiện nay các loại nông sản phẩm nói trên được giá, nhiều gia đình đã có thu nhập ổn định. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, đời sống nhân dân cũng từng bước được cải thiện về mọi mặt, cơ sở hạ tầng được phát triển như: điện, đường, trường, trạm. Các cơ sở dịch vụ cũng đã góp phần phục vụ đủ nhu cầu của người dân. Công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương cũng có những chuyển biến đáng kể. Nhân dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và chăm lo đến việc học hành của con em mình. Trước nhu cầu của xã hội về trình độ học vấn trong thời kì hội nhập hiện nay việc chăm lo xây dựng đội ngũ các nhà giáo là việc làm hết sức cần thiết. 2. Đặc điểm tình hình của trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê 2.1 Tình hình chung: Cao Bá Quát là một trường THCS trẻ. Trường được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 2003 đóng địa điểm tại khu vực phía Bắc thị trấn Chư Sê, nơi có đông đảo số dân làm ăn sinh sống bằng nghề nông và một số dịch vụ nhỏ. 2.2 Về cơ cấu tổ chức. Bảng 1: Khảo sát về cán bộ, giáo viên, công nhân viên năm học 2005- 2006. Tổng số Cơ cấu tổ chức Số lượng Nữ DT BC HĐNH Ghi chú 45 BGH TPT GV giảng dạy CNV 03 01 35 06 02 01 20 04 00 00 01 00 03 01 35 01 0 0 0 05 Chia ra GV,CNV Tổ toán - lý - tin Tổ ngữ văn Tổ Hóa - sinh - TD Tổ Sử - địa - GDCD Tổ Anh văn - Nhạc - Họa Tổ hành chính 09 07 07 05 07 06 05 05 03 04 03 04 01 09 07 07 05 07 01 05 2.3 Tình hình cán bộ, giáo viên, CNV Bảng 2: Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tổng số Trình độ chuyên môn Số lượng Nữ Ghi chú 45 - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp - Chưa có bằng cấp 18 20 05 02 12 13 03 00 2.3 Cơ sở vật chất Trường có 12 phòng học cấp 2 với bàn ghế đầy đủ với các phòng chức năng như, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng vi tính, phòng thư viện và có khá đầy đủ trạng thiết bị, máy photo phục vụ cho việc dạy và học. Khu hiệu bộ có phòng làm việc, phòng hội họp, phòng máy Toàn bộ cơ sở vật chất được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2003. 2.4 Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: - Nhà trường được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc về quy chế chuyên môn của phòng giáo dục. Sự hỗ trợ , giúp đỡ của hội phụ huynh và doanh nghiệp “ Công ty cao su Chư Sê” đóng chân trên địa bàn, đa số phụ huynh học sinh địa phương quan tâm đến công tác giáo dục. - Ban giám hiệu nhà trường đều vững vàng về trình độ chuyên môn, có trình độ lý luận chính trị tốt, có năng lực lãnh đạo quản lý, điều hành, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong công tác. - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong tập thể sư phạm đều có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình, năng nổ trongcông tác, có ý thức tổ chức kỷ luật. - Nhà trường có một đội ngũ giáo viên cốt cán ở là các tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Trong những năm gần đây đời sống của đội ngũ giáo viên đã được nâng lên do được sự quan tâm của đảng và Nhà nước đã có những chính sách tiền lương phù hợp với trình độ, năng lực của mỗi người đã động viên được đội ngũ các nhà giáo yên tâm công tác và đầu tư cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. * Khó khăn: - Một số giáo viên có con nhỏ, nhà ở xa trường việc đi lại cũng có những khó khăn nhất định. - Một số giáo viên giảng dạy ở vùng sâu ,vùng xa chuyển về, việc vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy còn hạn chế. - Một bộ phận học sinh còn chưa chăm học, chưa theo kịp với chương trình sách giáo khoa mchi, nhất là số học sinh dân tộc thiểu số. - Cơ sở vật chất mới dừng ở mức tạm đủ để hoạt động vẫn còn thiếu một số phòng bộ môn, các phòng chức năng khác, nhà ở công vụ Những khó khăn trên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáo dục của nhà trường. 3. Thực trạng công tác xây dựng, quản lý tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê. 3.1 Những việc đã làm được. * Đối với giáo viên:  Công tác tư tưởng chính trị Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền đến đội ngũ giáo viên, công nhân viên hầu hết anh chị em có phẩm chất chính trị tốt, chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau , có ý thức tổ chức kỷ luật cao.  Công tác chuyên môn. Đa số giáo viên đều có ý thức thực hiện nghiêm túc về quy chế chuyên môn đảm bảo về ngày công, giờ công, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia dự giờ, thao giảng, song kinh nghiệm giáo dục ở một số đồng chí còn hạn chế. Kết quả xếp loại thi đua của giáo viên: Năm học 2003 - 2004 có 36 đồng chí đã đạt được các danh hiệu thi đua như sau: - Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 02 đồng chí. - Giáo viên giỏi cấp cơ sở: 07 đồng chí - Giáo viên giỏi cấp trường: 23 đồng chí - Lao động giỏi: 04 đồng chí * Học sinh: Đa số các em đều ngoan, chấp hành tốt nội quy nhà trường, đã quen dần với phương pháp giảng dạy mới song chất lượng học tập còn hạn chế. Năm học 2003 - 2004. Kết quả hai mặt giáo dục cụ thể như sau. - Học lực: Giỏi: 35/ 805 tỷ lệ 4,35% TB: 397/ 805 tỷ lệ 49,31% Khá: 213/805 tỷ lệ 26,46% Yếu: 160/ 805 tỷ lệ 19,88% - Hạnh kiểm: Tốt: 483 / 805 tỷ lệ 60,0% Khá: 269/ 805 tỷ lệ 33,42% TB: 53/ 805 tỷ lệ 6,58%  Công tác đoàn thể: - Công tác Đảng: Năm học 2003 - 2004 do mới chia tách trường chỉ có 2 Đảng viên chính thức, 1 Đảng viên dự bị chưa đủ điều kiện thành lập chi bộ mới còn sinh hoạt chung với chi bộ trường THCS Chu Văn An. - Công tác công đoàn: Do mới thành lập, ban chấp hành còn hạn chế về kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng song dưới sự lãnh đạo của chi bộ ban chấp hành đã được kiện toàn, từng bước hoạt động có hiệu quả với vai trò là đòn xeo để thúc đẩy công tác chuyên môn. - Công tác đoàn thanh niên: Chi đoàn giáo viên của trường gồm 28 đoàn viên chiếm 62,2% tổng số cán bộ CNV nhà trường, anh chi em nhiệt tình trong công tác song kinh nghiệm giáo dục còn có những hạn chế nhất định, chưa mạnh dạn trong việc đóng góp ý kiến xây dựng trong tập thể sư phạm. - Công tác đội TNTP Hồ Chí Minh. Liên đội của trường ngày đầu thành lập chưa có chuyên trách đội nên nhà trường phải phân công 1 giáo viên phụ trách liên đội hoạt động dưới sự lãnh đạo của chi đoàn và sự chỉ đạo của Hội đồng đội huyện Chư Sê bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 3.2 Những mặt còn hạn chế - Một số ít giáo viên chưa nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của giáo dục trong thời kỳ đổi mới nên chưa thực sự nỗ lực phấn đấu, cố gắng vươn lên về chuyên môn và các công tác khác. Một số ít còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, tinh thần đấu tranh, phê và tự phê chưa cao nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. [...]... trường, việc đi lại, điều kiện học hành còn quá khó khăn do hoàn cảnh kinh tế đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT THỊ TRẤN CHƯ SÊ Từ thực trạng trên là người cán bộ quản lí giáo dục tôi thấy cần phải có những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh đáp ứng được. .. tạp chí cho anh chị em tham khảo, học tập Tổ chức các hoạt động vui chơi giả trí như thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch 7 Hiệu trưởng phấn đấu trở thành cán bộ quản lí giỏi Hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của tập thể sư phạm Hiệu trưởng phải thể hiện được năng lực chuyên môn và vai trò lãnh đạo của mình trong tập thể Hiệu trưởng vừa là thủ trưởng đồng thời cũng vừa là người đồng... đội mạnh Huyện đoàn khen 2 Bài học kinh nghiệm Để xây dựng được tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện về mọi mặt hiệu trưởng phải biết vận dụng linh hoạt những biện pháp sau: + Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ + Hiệu trưởng phải tìm hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ + Sắp xếp, sử dụng cán bộ, giáo viên, công nhân viên phù hợp với năng lực của mỗi người + Có kế hoạch tổ chức,... - Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, có lòng nhiệt tình, có kiến thức về chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng - Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với giáo viên - Hình thành và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán ở các tổ 5 Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đúng đắn, tình bạn, tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tập thể sư phạm Muốn làm được. .. điều này hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho giáo viên phát huy dân chủ để họ thực sự thấy được vị trí vai trò của mình trong tập thể để cống hiến, xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh Bên cạnh đó hiệu trưởng cần lắng nghe dư luận quần chúng để phát hiện, nắm bắt,kịp thời giải quyết những thắc mắc, mâu thuẫn cá nhân để tạo nên sự đoàn kết, hòa hợp, gắn bó, thống nhất giữa các thành viên trong tập thể Để... muốn làm tốt người hiệu trưởng cần vận dụng linh hoạt các biện pháp trên để đạt hiệu quả như mong muốn PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết quả: Từ thực trạng của đơn vị qua 3 năm thực hiện các biện pháp xây dựng tập thể sư phạm ở trường THCS Cao Bá Quát đã đạt được những kết quả như sau: - Tập thể sư phạm của nhà trường thực sự là một tập thể lao động có tổ chức khoa học, chặt chẽ, anh chị em thực hiện nghiêm túc mọi... mối quan hệ tốt với các cơ quan, các doanh nghiệp, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường thêm một số cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy của thầy, học của trò Nhiệm vụ xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh trong nhà trường đây là một trong những nhiệm vụ quản lí trường học chủ yếu, song đây lại là công việc hết sức khoa học, tinh tế và nhạy cảm Vì vậy muốn làm tốt người hiệu trưởng cần vận... công việc hiệu trưởng sẽ nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên, cán bộ, công nhân viên để phân công hợp lý hơn, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng để phát triển Việc phân công đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên thường được tiến hành từ đầu năm học Căn cứ vào yêu cầu công tác, chuyên môn đào tạo, năng lực của từng người hiệu trưởng dự kiến phân công, trao đổi với các phó hiệu trưởng, ... Minh đạt Liên đội mạnh Huyện đoàn khen * Năm học 2005 - 2006 + Trường đạt danh hiệu: “ Tập Thể Lao Động Xuất Sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen + Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh suất sắc + Công đoàn cơ sở đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc được Liên đoàn lao động huyện khen + Chi đoàn giáo viên đạt chi đoàn mạnh được Huyện đoàn khen + Liên đội TNTP Hồ Chí Minh đạt Liên đội mạnh Huyện đoàn... mà tập thể sư phạm nhà trường có ý thức tốt trong việc chấp hành mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, của ngành Anh chị em tất cả đều có phong cách sư phạm mẫu mực, lối sống lành mạnh, trong sáng, thực sự là “tấm gương sáng cho học sinh noi theo.” 2 Tìm hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ trong tập thể sư phạm: . hợp để xây dựng tập thể sư phạm ngày càng vững mạnh. 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu về cơ sở lí luận; những vấn đề cơ bản về xây dựng tập thể sư phạm. - Khảo sát, đánh giá về công tác xây dựng, bồi. chương: Chương I: Cơ sở phương pháp luận của việc xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát. Chương II: Thực trạng của việc xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát trong những. III: Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm trường THCS Cao Bá Quát đã thực hiện có hiệu quả. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG THCS. 1.

Ngày đăng: 09/06/2015, 23:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan