Một số bài tập ôn thi HKII

4 230 0
Một số bài tập ôn thi HKII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường: THCS Tân Xuân MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN THI KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp:…… MÔN ĐỊA LÍ KHỐI LỚP 8 - NĂM HỌC 2010 - 2011 Họ và tên:………………… - NỘI DUNG THI: (Từ bài 24 đến bài 35). BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM * Bài tập: - Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên biển đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào? ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… BÀI 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Giai đoạn tiền Cambri: (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ) + Cách nay khoảng 542 triệu năm, Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển. + Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum… + Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ô xi. II. Giai đọan cổ kiến tạo: (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ) + Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm. + Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. + Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi. + Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. + Sinh vật phát triển mạnh mẽ. + Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngaọi lực bào mòn, hạ thấp. III. Giai đọan tân kiến tạo: (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn) + Địa hình nước ta được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng). + Hình thành các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên), các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long), các bể dầu khí ở thềm lục địa… + Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện lào người trên Trái Đất. - Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài của nước ta đã sản sinh nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng mà chúng ta còn chưa biết hết . * Bài tập: Ví dụ: Trình bày đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trên lãnh thổ nước ta? ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… BÀI 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH I. Khu vực đồi núi: + Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với nhiều dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. + Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. + Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển. + Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn… II. Khu vực đồng bằng: + Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng có diện tích rộng lớn với đất phù sa màu mỡ. + Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: dài và hẹp nằm sát chân núi. III. Địa hình bờ biển và thềm lục địa: - Bờ biển: + Dài trên 3260km (từ Móng Cái đến Hà Tiên); có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch… + Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung, có nhiều dầu khí. * Bài tập: Ví dụ: Khu vực đồi núi nước ta gồm các vùng địa hình nào? Trình bày đặc điểm địa hình cao nguyên và vùng núi Trường Sơn Nam. ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… BÀI 30: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM * Bài tập: Quan sát lát cắt địa hình dọc theo kinh tuyến 108 0 Đ dưới đây và cho biết: - Đi từ dãy núi Bạch Mã cho đến Phan Thiết phải đi qua các địa hình nào? Kể tên và nêu độ cao của từng dạng địa hình. ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… - Mô tả đặc điểm địa hình và cấu tạo đá từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết. ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… - Cho biết khoảng cách từ đỉnh núi Ngọc Linh đến Hồ Lắk. ……………………………………………………………………………………………………………………… BÀI 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: nóng ẩm mưa nhiều và diễn biến phức tạp. - Hàng năm lãnh thổ Việt Nam, cả trên đất liền và trên biển nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn, số giờ nắng nhiều (từ 1400 đến 3000 giờ), nhiệt độ cao (trên 20 0 C), lượng mưa và độ ẩm không khí lớn (từ 1500  2000mm) - Hướng gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. II. Tính chất đa dạng và thất thường: - Khí hậu nước ta thay đồi theo mùa: mùa hạ và mùa đông. - Khí hậu còn phân hoá theo miền từ Bắc vào Nam: + Miền khí hậu phía Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều. + Miền khí hậu phía Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô. - Khí hậu phân hoá đông sang tây và từ thấp lên cao do ảnh hưởng của địa hình và hoàn lưu gió mùa. Ngoài ra do hoạt động gió mùa không có chu kì ổn định nên làm cho thời tiết nước ta thay đổi thất thường . - Biến động thất thường (có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…). BÀI 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I. Mùa Đông: từ tháng 11 đến tháng 4 với sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc. Tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam. II. Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa tây nam, tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão,diễn ra phổ biến trên cả nước. - Giữa hai mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp ngắn và không rõ rệt (xuân, thu…) III. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại: - Thuận lợi: cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới); thuận lợi cho các ngành kinh tế khác. - Khó khăn: thiện tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét, sâu bệnh… * Bài tập: Ví dụ: Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì? Nước ta có ấy mùa khí hậu trong năm? Nêu đặc trưng thời tiết của khí hậu từng mùa? ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… - Dựa vào bảng thống kê số liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình tháng tại Lạng Sơn Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lạng Sơn Nhiệt 0 C 13,7 14,5 18 22 25,6 26,9 27 26,6 25,3 22,2 18,5 14,8 Mưa (mm) 21 43 60 88 163 200 266 251 174 74 34 26 a. Nhận xét ở Lạng Sơn, các tháng nào là có nhiệt độ lạnh? Giải thích nguyên nhân? ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… b. Cho biết các tháng mưa nhiều? Lượng mưa cả năm ở Lạng Sơn? ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… BÀI 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA I. Khái quát : - Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc. - Có chín hệ thống lớn chia làm ba vùng. II. Các hệ thống sông chính: 1. Sông ngòi Bắc Bộ: + Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan. quạt. + Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. + Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi ở Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. 2. Sông ngòi Trung Bộ: + Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc. + Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng) 3. Sông ngòi Nam Bộ: + Lương nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ… + Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11. + Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai. + Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. + Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, sông cũng gây nên những khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa lũ. * Bài tập: Ví dụ: Hãy trình bày đặc điểm sông ngòi Nam Bộ? ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… BÀI 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THỦY VĂN VIỆT NAM * Bài tập: Ví dụ: - Dựa vào bảng thống kê số liệu về lượng mưa theo các tháng trong năm ở lưu vực sông Gianh tại trạm Đồng Tâm. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa mm 50,7 34,9 47,2 66 104,7 170 136,1 209,5 530,1 582 231 67,9 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện Lượng mưa ở lưu vực sông Gianh tại trạm Đồng Tâm. - Dựa vào bảng thống kê số liệu về lưu lượng nước theo các tháng trong năm ở lưu vực sông Gianh tại trạm Đồng Tâm. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng m 3 /giây 27,7 19,3 17,5 10,7 27,7 36,7 40,6 58,4, 5 185 178 94,1 43,7 Vẽ biểu đồ thể hiện lượng chảy trong năm của sông Gianh. . Xuân MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN THI KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp:…… MÔN ĐỊA LÍ KHỐI LỚP 8 - NĂM HỌC 2010 - 2011 Họ và tên:………………… - NỘI DUNG THI: (Từ bài 24 đến bài 35). BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM * Bài tập: -. 11. + Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai. + Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. + Sông Mê Công đã mang đến cho đất. giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. + Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối

Ngày đăng: 09/06/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan