BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2: Kinh tế

9 4.5K 41
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2: Kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2: Kinh tế I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: 1. Về kiến thức - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm 3 thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp; chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. - Giải thích tại sao lúa nước, các cây công nghiệp lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á. - Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á. 2. Về kĩ năng - Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột và đưa ra nhận xét. - So sánh qua các biểu đồ. - Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê và phương pháp trình bày nhóm. II. Phương tiện dạy học - Máy tính - Máy chiếu III. Phương pháp dạy học - phương pháp giảng giải, thuyết trình - phương pháp làm việc theo nhóm - phương pháp đàm thoại gợi mở IV. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 5 phút 2. Vào bài: Bức tranh kinh tế Đông Nam Á đang có sự thay đổi nhanh chóng. Từ một khu vực có nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc lớn vào nước ngoài, giờ đây Đông Nam Á được coi là một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ đặc điểm kinh tế của Đông Nam Á trong bài học mới hôm nay. 3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ cấu kinh tế của khu vực Đông Nam Á Mục tiêu: Biết và phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số quốc gia trong khu vực. Thời gian: 5 phút Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Khai thác tri thức từ biểu đồ GV: Các em hãy quan sát hình 11.5, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á? - VN có sự chuyển dịch rõ rệt. Campuchia xu hướng chuyển dịch còn chậm. GV: Giải thích tại sao lại có xu hướng chuyển dịch trên? Và tại sao có sự chuyển dịch không đều giữa các nước? - Do các nước trong khu vực ĐNÁ đang thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước, nhưng tốc độ CNH khác nhau giữa các nước. I. Cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. - chuyển từ nền kinh tế NN => CN và DV. - mức độ chuyển dịch khác nhau giữa các nước. Chuyển ý: Cơ cấu GDP của các nước ĐNÁ đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vậy xu hướng chuyển dịch trong từng ngành kinh tế như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong phần 2 sau. Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp Mục tiêu: Biết và phân tích được đặc điểm của ngành công nghiệp Thời gian: 10 phút Phương pháp: Đàm thoại gợi mở GV: Công nghiệp của khu vực ĐNÁ có trình II. Công nghiệp 1. Xu hướng phát triển độ phát triển vào loại thấp so với mức trung bình của thế giới, tuy nhiên trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng rất cao. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho công nghiệp có bước tăng trưởng cao như vậy? => Dựa vào kiến thức trong SGK, hãy nêu cho cô biết những xu hướng phát triển của công nghiệp khu vực ĐNÁ? => Vậy tại sao khu vực ĐNÁ lại chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng này ? - Tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. GV: Với những xu hướng phát triển công nghiệp trên, công nghiệp ĐNÁ đã có những bước tăng trưởng cao, đã đạt được những thành tựu đáng kể, phải kể đến một số nước có quá trình công nghiệp hóa nhanh và thành công trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Indonexia… Cơ cấu ngành công nghiệp của ĐNÁ khá đa dạng, tuy nhiên chỉ có một số ngành có nhiều ưu thế phát triển, chúng ta cùng tìm hiểu xem ở khu vực này phát triển mạnh những ngành công nghiệp nào? GV: Hãy kể tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở ĐNÁ? Phát triển ở những quốc gia nào? - Hiện nay ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy… do liên doanh với các hãng nổi - Tăng cường liên doanh với nước ngoài. - Hiện đại hóa trang thiết bị, chuyển giao công nghệ. - Đào tạo kĩ thuật cho người lao động. - Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. 2. Các ngành phát triển mạnh ở ĐNÁ - CN lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử - Khai thác khoáng sản - CN sản xuất hàng tiêu dùng - CN chế biến LT-TP tiếng của nước ngoài (Nhật, Đức…) nên sản phẩm có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực (Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Việt Nam…) - Khai thác dầu khí: Brunay, Indonexia, Việt Nam, Malaixia… Indonexia là nước khai thác nhiều nhất, tính chung cả khu vực ĐNÁ, sản xuất hiện nay trên 130 triệu tấn/ năm (chiếm 3% SL TG). - Khai thác than: được khai thác nhiều ở Indonexia, Việt Nam… - Khai thác các mỏ kim loại khác như đồng, boxit, chì kẽm… - Các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, sản xuất đồ chơi cũng khá phát triển ở nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Việt Nam, Indonexia… - Công nghiệp chế biến thực phẩm với nhiều loại sản phẩm gắn liền với nông sản nhiệt đới (ca cao, đường, cà phê…) được thế giới ưa chuộng. GV: Vậy tại sao các nước ĐNÁ lại tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp trên? - Dựa vào liên doanh với nước ngoài - Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu cạnh tranh => tăng tích lũy vốn cho quá trình CNH. - Khai thác các thế mạnh vốn có: về tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường… => Công nghiệp của ĐNÁ có sự tăng trưởng cao và cơ cấu khá đa dạng. Tuy nhiên, về trình độ và giá trị sản xuất công nghiệp giữa các nước ĐNÁ còn có sự chênh lệch lớn. - Một số nước có công nghiệp phát triển như: Xingapo, Thái Lan, Indo, Malai… - Một số nước công nghiệp còn kém phát triển như: Lào, Campuchia, Đông Timo… Chuyển ý: Công nghiệp của ĐNÁ đã có bước phát triển nhanh như vậy, vậy ngành dịch vụ của khu vực này trong những năm gần đây có bước phát triển ra sao, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong mục III. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngành dịch vụ Mục tiêu: Biết và phân tích được đặc điểm của ngành dịch vụ trong khu vực Thời gian: 10 phút Phương pháp: Đàm thoại gợi mở Sự đóng góp vào GDP của ĐNÁ từ ngành dịch vụ cao hơn công nghiệp. Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua, đa số các quốc gia ĐNÁ đều dành đầu tư phát triển cho dịch vụ nhiều hơn cho sự phát triển công nghiệp. GV: Vậy các nước ĐNÁ chú trọng phát triển dịch vụ nhằm mục đích gì? GV: Hướng phát triển của ngành dịch vụ? - Nhiều nước trong khu vực đã tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng. VD gần đây để tăng cường liên kết hợp tác trong khu vực, các nước đã xây dựng tuyến đường xuyên Á, hành lang Đông - Tây (kéo dài từ TP cảng Malamine của Mianma, qua Thái Lan, Lào và đến Đà Nẵng của Việt Nam, dài hơn 1448km). - Các nước ĐNÁ có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên đa dạng phong phú (VD các nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Singapo…) III. Dịch vụ 1. Mục đích - Phục vụ đời sống nhân dân - Thu hút đầu tư nước ngoài - Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước - Tăng tích lũy vốn. 2. Hướng phát triển - phát triền cơ sở hạ tầng: GTVT, TTLL… - phát triển du lịch Chuyển ý: Nông nghiệp nhiệt đới là một thế mạnh của khu vực ĐNÁ, sản phẩm nông nghiệp của khu vực này được thế giới rất ưa chuộng. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ thêm ngành nông nghiệp trong mục IV sau. Hoạt động 4: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp Mục tiêu: Biết và phân tích được các đặc điểm của ngành nông nghiệp Thời gian: 15 phút Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, biểu đồ - Hoạt động nhóm ĐNÁ có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này. Các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở ĐNÁ: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. GV chia nhóm để HS hoạt động. Chia thành 3 nhóm. - Nhóm 1: Tìm hiểu về trồng lúa nước - Nhóm 2: tìm hiểu về trồng cây CN - Nhóm 3: tìm hiểu về chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 1. Trồng lúa nước Khu vực ĐNÁ là nơi đã thuần hóa và tạo được cây lúa trồng đầu tiên. Theo tài liệu cổ, nơi xuất hiện nghề lúa đầu tiên là các vùng đồng bằng nằm giữa sông Mê Nam (Thái Lan) và sông Hồng (VN), Mianma và phần bắc của Bán đảo Đông Dương. Hiện nay ở ĐNÁ có ba hình thức trồng lúa: lúa cạn, lúa nước, lúa nổi. Khác với lúa nước, lúa cạn có thể chịu đựng được tình trạng thiếu nước. lúa cạn được trồng IV. Nông nghiệp (nội dung như phiếu học tập) nhiều ở vùng miền núi của nước ta cũng như các vùng núi khác trong khu vực. Canh tác lúa gạo thường gắn với nền nông nghiệp nương rẫy, tự cấp tự túc của các dân tộc người ở vùng núi. Lúa nổi áp dụng cho các vùng đồng bằng thấp thường bị ngập sâu vào mùa mưa lũ như các đồng bằng sông Iraoadi của Mianma, sông Mê Nam của Thái Lan, và sông Mê Kong của VN. GV hỏi: Tại sao ở ĐNÁ vấn đề an ninh LT vẫn được chú trọng quan tâm? - Do thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán… - Do dân số đông và tăng nhanh. GV hỏi: Để đảm bảo an ninh LT thì ĐNÁ cần thực hiện biện pháp gì? - Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật - Áp dụng chính sách dân số: giảm tỷ lệ sinh. - Quy hoạch ổn định diện tích trồng lúa 2. Trồng cây công nghiệp GV: Dựa biểu đồ hình 11.7, nhận xét tình hình phát triển của cao su, cà phê của ĐNÁ so với thế giới? - Cao su: đều tăng nhanh, nhưng thế giới tăng nhanh hơn. - Cà phê: đều tăng, nhưng thế giới tăng không ổn định và chậm hơn ĐNÁ. GV: Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở ĐNÁ? - do thuận lợi về điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đỏ badan quy mô lớn, nguồn nước dồi dào, lao động đông đảo… 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - Chăn nuôi GV: Tại sao chăn nuôi chưa trở thành ngành chính? - Do cơ sở thức ăn chưa được đảm bảo - Là một đặc điểm của nền nông nghiệp lúa nước, đó chính là sự yếu kém về chăn nuôi. - Cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi chưa được hiện đại, chăn nuôi theo hình thức cổ truyền còn phổ biến, chăn nuôi công nghiệp chưa được phát triển. - Do ảnh hưởng của tôn giáo: ví dụ: những nước có người theo đạo Hồi thì chăn nuôi lợn không phát triển. - Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản GV: Tại sao ngành thủy sản phát triển chưa tương xứng tiềm năng? - Do thiên tai - Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu - Năng lực chế biến tại chỗ lạc hậu, thô sơ => Do công cụ lạc hậu nên ngư dân lao động đánh bắt thủ công và chỉ thực hiện phương phức đánh bắt gần bờ, ít có các tàu lớn để đánh bắt ở các đại dương, xa bờ như các đội tàu của khu vực Bắc Âu, Bắc Á… VI. Củng cố - Trình bày rõ sự phát triển nền nông nghiệp Đông Nam Á? VI. Hoạt động nối tiếp Làm BT 3/SGK/106 Phiếu học tập Trồng lúa nước Trồng cây công nghiệp Chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản - cây LT quan trọng, truyền thống. - phát triển hầu hết khắp các nước. - năng suất, sản lượng tăng nhanh - Giải quyết được nhu cầu LT, một số nước XK lúa gạo hàng đầu. - Các cây trồng chính: cao su, cà phê, ca cao… trồng ở nhiều nước. - cung cấp các nông sản nhiệt đới chính cho TG. - cây ăn quả: dừa, ăn chơi… - mặt hàng XK có giá trị lớn. - chưa trở thành ngành SX chính. - Các sản phẩm chính: + Trâu, bò: Mianma, Indo, Thái Lan, VN… + Lợn: VN, Philippin… + Gia cầm - Thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng. . BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2: Kinh tế I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: 1. Về kiến thức - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân. đặc điểm kinh tế của Đông Nam Á trong bài học mới hôm nay. 3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ cấu kinh tế của khu vực Đông Nam Á Mục tiêu:. nhanh chóng. Từ một khu vực có nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc lớn vào nước ngoài, giờ đây Đông Nam Á được coi là một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Ngày đăng: 09/06/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan