Bài 1 đến bài 6

6 403 3
Bài 1 đến bài 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình 1, Vai trò của enzim ADN - pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là A. cung cấp năng lượng cho quá trình nhân đôi. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN. D. tháo xoắn phân tử ADN. 2, Trong quá trình hình thành chuỗi pôlinuclêôtit, nhóm phôtphat của nuclêôtit sau sẽ gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí A. ôxi của đường đêôxiribô. B. bazơ nitric. C. nhóm phôtphat. D. cacbon thứ 3 của đường đêôxiribô. 3, Một phân tử ADN có chiều dài 1,02 mm. Khi phân tử này thực hiện 1 lần nhân đôi, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp sẽ là A. 6.106 (nu). B. 1500 (nu). C. 93000 (nu). D. 3.106 (nu). 4, Các mã bộ 3 khác nhau bởi A. thành phần các nuclêôtit. B. thành phần và trình tự các nuclêôtit. C. trình tự các nuclêôtit. D. số lượng các nuclêôtit. 5, Định nghĩa nào sau đây về gen là bản chất nhất? A. Gen là một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi động. B. Gen là một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribôxôm. C. Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (chuỗi pôlypeptit hay phân tử ARN). D. Gen là một đoạn của phân tử ADN chịu tránh nhiệm tổng hợp các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin. 6, Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về mã bộ ba? A. Trình tự của các mã bộ ba trên 2 mạch của gen sẽ quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ các mạch đó. B. Có nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin. C. Vì có 4 loại nuclêôtit khác nhau và mã di truyền là mã bộ 3 nên sẽ có 43= 64 mã bộ ba khác nhau bởi thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit. D. Vì có 20 loại axit amin và chỉ có 4 loại nuclêôtit nên mã di truyền phải là mã bộ ba. 7, Nguyên tắc bán bảo tồn thể hiện như thế nào trong cơ chế nhân đôi của ADN? A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi có 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi. B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu. C. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu. D. Sự nhân đôi của ADN chỉ xảy ra trên một mạch của ADN 8, Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống phân tử ADN mẹ là A. nguyên tắc bán bảo tồn. B. hoạt động gắn các đoạn Okazaki thành một mạch liên tục của enzim ADN ligaza. C. hoạt động theo chiều tử 3' đến 5' của enzim ADN pôlimeraza. D. nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtit tự do. 9, Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN - pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN A. một cách ngẫu nhiên. B. theo chiều 5' 3'. C. theo chiều 5’'3’ trên mạch này và chiều 3’'5’ ở mạch kia. D. theo chiều 3' 5'. 10, Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, các nuclêôtit tự do sẽ bắt cặp với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách A. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó. B. dựa trên cơ sở nguyên tắc bổ sung. C. ngẫu nhiên. D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung với các bazơ nitric có kích thước bé. 1 Bài 2. Phiên mã và dịch mã 1, Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ TAX XXX AAA XGX TTT GGG GXG ATX 5’ Phân tử prôtêin do trình tự gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin? A. 5 axit amin. B. 4 axit amin. C. 8 axit amin. D. 6 axit amin. 2, Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza di chuyển theo chiều A. 3' 5'. B. 5' 3'. C. ngẫu nhiên. D. từ giữa gen tiến ra 2 phía. 3, Một gen có chiều dài là 4080 có số nuclêôtit loại A là 560. Trên một mạch nuclêôtit A = 260; G = 380. Gen trên thực hiện sao mã, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit U là 600. Số lượng các loại nuclêôtit trên mạch gốc của gen là A. A = 380; T = 180; G = 260; X = 380. B. A = 260; T = 300; G = 380; X = 260. C. A = T = 560; G = X = 640. D. A = 300; T = 260; G = 260; X = 380. 4, Trình tự nuclêôtit mạch bổ sung với mạch gốc của gen như sau: A G X T T A G X A. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen này có trình tự các nuclêôtit là: A. U X G A A U X G U. B. A G X T T A G X A. C. A G X U U A G X A. D. T X G A A T X G T. 5, Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về cơ chế sinh tổng hợp prôtêin? A. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin được gắn chính xác vào vị trí tương ứng trên chuỗi pôlipeptit. B. Sự kết hợp giữa bộ ba kết thúc, quá trình sinh tổng hợp prôtêin sẽ dừng lại, chuỗi pôlipeptit sẽ được giải phóng, tARN cuối cùng được giải phóng dưới dạng tự do và ribôxôm trở lại tế bào chất dưới dạng hai tiểu phần lớn và bé. C. Trong quá trình dịch mã ribôxôm dịch chuyển trên mARN từ đầu 3' đến 5' và chuỗi pôlipeptit được hình thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacbôxyl. D. Trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit phản ánh đúng trình tự của các mã bộ ba trên mARN. 6, Khi kết thúc quá trình dịch mã, ribôxôm sẽ A. trượt từ đầu 3' đến 5' trên mARN. B. trở lại dạng rARN và prôtêin. C. bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ ba mã UAG. D. tách thành 2 tiểu phần. 7, ARN vận chuyển mang axit amin ở đầu tiến vào ribôxôm có bộ 3 đối mã là A. XUA. B. UAX. C. AUA. D. AUX. 8, Sự hình thành chuỗi mARN được thực hiện theo cách: A. Phát triển chuỗi pôliribônuclêôtit từ 5' đến 3' hoặc 3' đến 5' một cách ngẫu nhiên. B. Phát triển chuỗi pônuclêôtit từ đầu 3' đến 5'. C. Nhóm HO- ở vị trí 3' của ribônuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5' của ribônuclêôtit trước. D. Nhóm HO- ở vị trí 3' của nuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5' của nuclêôtit sau. 9, Mô tả nào sau đây về tARN là đúng? A. tARN là một pôlinuclêôtit có số nuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên một mạch của gen cấu trúc B. tARN là một pôlinuclêôtit gồm từ 80-100 ribônuclêôtit không tạo xoắn, một đầu tự do còn một đầu mang axit amin C. tARN là một pôlinuclêôtit gồm từ 80-100 nuclêôtit cuốn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung thực hiện giữa tất cả các ribônuclêôtit của tARN, một đầu mang axit amin và một đầu mang bộ ba đối mã. D. tARN là một pôlinuclêôtit gồm từ 80-100 nuclêôtit cuốn xoắn ở một đầu, có đoạn có cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung, tao nên các thùy tròn. Một đầu tự do mang axit amin đặc hiệu và một thùy tròn mang bộ ba đối mã. 10, Trong quá trình giải mã, khi ribôxôm tiến tới mã bộ 3 tiếp theo thì hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. tARN mang axit amin đến ribôxôm tiếp xúc với bộ 3 mã sao qua bộ 3 đối mã. B. Chuỗi pôlipeptit mới được tổng hợp sẽ tách khỏi ribôxôm. C. Chuỗi pôlipeptit hoàn thiện cấu trúc không gian bậc 2, 3. D. Liên kết peptit giữa 2 axit amin cũ và mới sẽ được hình thành. 2 Bài 3. Điều hòa hoạt động của gen 1, Ai là người đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động của gen? A. Menđen. B. Coren. C. Moocgan. D. F. Jacôp và J. Mônô. 2, Cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli gồm các thành phần: A. Vùng khởi động gen điều hoà vùng vận hành cụm gen cấu trúc. B. Vùng khởi động vùng vận hành các gen cấu trúc. C. Vùng khởi động vùng vận hành cụm gen cấu trúc gen điều hoà. D. Vùng khởi động vùng vận hành gen điều hoà cụm gen cấu trúc. 3, Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là gì? A. Mang thông tin quy định prôtêin điều hoà. B. Nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza. C. Nơi kết hợp với prôtêin điều hoà. D. Mang thông tin quy định enzim ARN pôlimeraza. 4, Cơ chế điều hoà hoạt động của gen đã được F. Jacôp và J. Mônô phát hiện ở A. người. B. đậu Hà Lan. C. vi khuẩn đường ruột (E. coli). D. ruồi giấm. 5, Trong opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vai trò của gen điều hoà là: A. Tổng hợp prôtêin ức chế hoạt động của gen chỉ huy. B. Tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu. C. Vị trí gắn prôtêin ức chế hoạt động của các gen cấu trúc. D. Nơi tiếp xúc đầu tiên của enzim ARN-pôlimeraza trong hoạt động phiên mã của các gen cấu trúc. 6, Trong môi trường có lactôzơ, gen cấu trúc có thể tiến hành phiên mã và dịch mã bình thường vì A. lactôzơ cung cấp năng lượng cho hoạt động của opêron Lac. B. lactôzơ đóng vai trò là chất kết dính enzim ARN-pôlimeraza vào vùng khởi đầu. C. lactôzơ đóng vai trò như chất cảm ứng làm prôtêin ức chế bị bất hoạt, không gắn được vào gen vận hành. D. lactôzơ đóng vai trò là enzim xúc tác quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. 7, Trong môi trường không có lactôzơ, các gen cấu trúc trong Lac ôperôn của vi khuẩn E. coli không biểu hiện vì A. gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế gen chỉ huy. B. gen chỉ huy tổng hợp prôtêin ức chế gen điều hoà. C. gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế trực tiếp các gen cấu trúc. D. gen chỉ huy tổng hợp prôtêin ức chế các gen cấu trúc. 8, Thành phần cấu tạo của opêron Lac bao gồm A. một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc. B. một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc. C. một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc. D. một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hoà (R). 9, Ở sinh vật nhân sơ, ôperôn là A. nhóm các gen chỉ huy cùng chi phối hoạt động của một gen cấu trúc. B. nhóm các gen cấu trúc có liên quan với nhau về chức năng tập trung thành từng cụm. C. nhóm các gen cấu trúc có chức năng khác nhau phân bố thành từng cụm có chung một gen điều hoà. D. nhóm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một gen điều hoà. 10, Điểm giống nhau trong hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ là: A. Vùng vận hành đều bị gắn prôtêin ức chế. B. Enzim ARN-pôlimeraza không tiếp xúc với vùng khởi động. C. Gen điều hoà đều tiến hành phiên mã và dịch mã để tổng hợp prôtêin ức chế. D. Có hiện tượng chất cảm ứng làm bất hoạt prôtêin ức chế. 3 Bài 4. Đột biến gen 1, Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đột biến trong gen quy định tổng hợp chuỗi polipeptit của phân tử hemoglobin làm A. mất 1 căp A-T. B. mất 1 cặp G-X. C. thay thế cặp A-T thành cặp T-A. D. thay thế cặp G-X thành cặp A-T. 2, Một đột biến không làm thay đổi số lượng, thành phần nuclêôtit của gen. Đột biến này là dạng A. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. C. thay thế cặp A – T bằng T – A hoặc G – X bằng X – G. D. thêm một cặp nuclêôtit 3, Nguyên nhân gây ra đột biến là A. tác nhân sinh học. B. tác nhân vật lí C. tác nhân hoá học D. tác nhân vật lí, hóa học hoặc tác nhân sinh học (như virut có trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cơ thể). 4, Đột biến gen có các dạng: A. mất, thêm, đảo đoạn. B. thêm, thay thế, đảo vị trí của các nuclêôtit. C. mất, thay thế, đảo vị trí của các nuclêôtit. D. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của một hoặc một vài cặp nuclêôtit. 5, Phát biểu nào sau đây không đúng với đột biến gen? A. Đột biến gen có thể có hại cho sinh vật. B. Đột biến gen có thể có lợi cho cơ thể. C. Cơ thể mang gen đột biến có thể bị chọn lọc tự nhiên đào thải. D. Đột biến gen có hại cho sinh vật, không có ý nghĩa với sự tiến hóa. 6, Đột biến gen làm thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi pôlipeptit là dạng A. thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác, không tạo ra bộ ba kết thúc. B. mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ở phía cuối gen. C. thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. D. mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ở phía đầu gen 7, Đột biến gen chỉ làm mất một axit amin thứ hai trong chuỗi pôpipeptit tương ứng là dạng đột biến A. mất 3 cặp nuclêôtit bất kì trong gen. B. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 7, 8, 9 trong gen. C. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 4, 5, 6 trong gen. D. mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp nhau trong gen. 8, Đột biến gen là những biến đổi A. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. B. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. C. trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN. D. trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào. 9, Một gen bị đột biến mất đi 1 đoạn gồm một số cặp nuclêôtit. Do đó, trong quá trình tổng hợp prôtêin số lượt phân tử tARN tham gia dịch mã đã giảm đi 10 lượt so với trước khi bị đột biến. Biết tỉ lệ A/G trong đoạn gen mất đi bằng 3/2. Số liên kết hiđrô bị mất qua đột biến là A. 108 liên kết. B. 144 liên kết. C. 72 liên kết. D. 78 liên kết. 10, Giả sử một gen ở vi khuẩn E. coli mã hóa một phân tử prôtêin có trình tự các axit amin như sau: Ala – Pro – Ala - Thr – Ser – Glu – Lys – His – Glu –Cys Một đột biến trên gen này làm cho prôtêin có trình tự axit amin như sau: Ala – Pro – Ala - Thr – Arg – Glu – Lys – His – Glu –Cys Đột biến này là dạng: A. Thay thế một cặp nuclêôtit trong cùng một bộ ba mã hoá. B. Đột biến mất cặp nuclêôtit. C. Đột biến thêm cặp nuclêôtit. D. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit bằng cặp nuclêôtit khác. 4 Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến 1, Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Trong , mỗi NST tự nhân đôi thành một NST kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. A. kì cuối của nguyên phân. B. kì trung gian. C. kì giữa của nguyên phân. D. kì trước của nguyên phân. 2, Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: A. mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn. B. mất một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. C. thêm một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. D. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của một cặp nuclêôtit. 3, Hậu quả của đột biến chuyển đoạn là: A. Đột biến chuyển đoạn nhỏ thường ít ảnh hưởng đến sức sống, phổ biến trong tự nhiên. B. Đột biến chuyển đoạn thường không ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản C. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. D. Đột biến chuyển đoạn nhỏ thường ít ảnh hưởng tới sức sống, khá phổ biến trong tự nhiên; đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. 4, Các dạng đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền mà chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một nhiễm sắc thể là A. Đảo đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể B. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể C. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 nhiễm sắc thể D. đảo đoạn và lặp đoạn. 5, Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là A. nuclêôxôm. B. sợi nhiễm sắc. C. crômatit. D. sợi cơ bản. 6, Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST được ổn định qua các thế hệ là nhờ: A. Quá trình giảm phân. B. Sự phối hợp của cả 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. C. Thụ tinh. D. Quá trình nguyên phân 7, Có mấy dạng đột biến nhiễm sắc thể? A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 8, Cơ chế phát sinh đột biến mất đoạn là: A. Sự trao đổi chéo cân giữa 2 NST tương đồng. B. Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi. C. Một đoạn nào đó của NST thêm vào trên chính NST đó. D. Các NST khác nhau trao đổi các đoạn đứt với nhau. 9, Hình thái NST có thể quan sát rõ nhất vào giai đoạn nào của quá trình phân bào? A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì trung gian. D. Kì giữa. 10, Nuclêôxôm có cấu trúc gồm A. 8 phân tử histôn được ADN quấn quanh vòng (146 cặp nuclêôtit). B. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit. C. lõi là một đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit và vỏ bọc là 8 phân tử histôn. D. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. 5 Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 1, Thể đa bội là cơ thể A. có bộ NST là bội số của bộ NST tứ bội (4n). B. có bộ NST là bội số của bộ NST lưỡng bội (2n). C. có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội lớn hơn 2n. D. Có bộ NST là bội số của bộ NST tam bội (3n). 2, Người mắc bệnh Đao có bộ NST là: A. Thể không ở NST 21. B. Thể hai ở NST 21 C. Thể một ở NST 21. D. Thể ba ở NST 21. 3, Hợp tử được tạo ra từ sự kết hợp của hai giao tử đột biến (n-1) sẽ phát triển thành A. thể một kép. B. thể một kép hoặc thể không. C. thể không. D. thể ba kép. 4, Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 48. Số NST được dự đoán ở thể ba là A. 96 B. 24 C. 47. D. 49 5, Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là: A. Do rối loạn quá trình nguyên phân làm cho tất cả các cặp NST không phân li tạo thành cơ thể có bộ NST gấp đôi bộ NST bình thường của loài. B. Do rối loạn quá trình nguyên phân làm cho một hoặc vài cặp NST không phân li. C. Do rối loạn quá trình giảm phân làm cho tất cả các cặp NST đều không phân li tạo ra giao tử 2n. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo thành thể đột biến. D. Do rối loạn quá trình phân bào làm cho một hoặc vài cặp NST không phân li tạo ra các giao tử không bình thường. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể lệnh bội. 6, Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 48. Số NST được dự đoán ở thể không là A. 49 NST B. 96 NST C. 50 NST D. 46 NST 7, Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở tế bào của thể tam bội? A. 36 B. 48 C. 24 D. 12 8, Thể AAaa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử là A. AAaa, aaaa. B. Aa, Aaa, aaa. C. Aaa, Aa, aa. D. AA, Aa, aa. 9, Đột biến số lượng NST được chia thành A. Đa bội chẵn và đa bội lẻ. B. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST. C. Dị đa bội và tự đa bội. D. đột biến lệch bội và đột biến đa bội. 10, Đột biến số lượng NST là A. những biến đổi về vật chất di truyền. B. những biến đổi về vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. C. những biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST. D. những biến đổi về số lượng NST trong tế bào. 6 . ADN có chiều dài 1, 02 mm. Khi phân tử này thực hiện 1 lần nhân đôi, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp sẽ là A. 6 .10 6 (nu). B. 15 00 (nu). C. 93000 (nu). D. 3 .10 6 (nu). 4, Các. mạch gốc của gen là A. A = 380; T = 18 0; G = 260 ; X = 380. B. A = 260 ; T = 300; G = 380; X = 260 . C. A = T = 560 ; G = X = 64 0. D. A = 300; T = 260 ; G = 260 ; X = 380. 4, Trình tự nuclêôtit. đoạn ADN có 14 6 cặp nuclêôtit và vỏ bọc là 8 phân tử histôn. D. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 14 6 cặp nuclêôtit. 5 Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 1, Thể đa bội

Ngày đăng: 08/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan