Bài viết về thơ tình xuân diệu

10 338 0
Bài viết về thơ tình xuân diệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lời bình 1: Nhà thơ Xuân Diệu và cuộc bình thơ độc đáo Những năm tháng học trường cấp 3, tôi rất thích thơ Xuân Diệu qua lời giảng và một vài câu thơ viện dẫn trong phần minh họa "thơ ca lãng mạn thời kỳ 1930 - 1945" của thầy giáo. Thầy Lương Duy Cán, đồng thời là nhà thơ, có bút danh là Mai Liêm, Hà Nhật ở gần nhà tôi. Thầy có cô em gái là bạn học với tôi, tên là Lương Thị Mỹ Phước. Mỗi lần đến nhà Mỹ Phước chơi, thú vị nhất là được bạn cho phép ngồi đọc những cuốn sách trong tủ sách của thầy, lúc thầy đi vắng. Ngọn gió "Thơ thơ", "Gửi hương cho gió" của Xuân Diệu trong những lần đọc tại nhà Phước ấy đã thổi bồng thêm tâm hồn lãng mạn của tôi. Tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ đánh vào Đồng Hới, Quảng Bình, mở màn cho chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc. Cái thị xã nhỏ bên sông Nhật Lệ oằn mình bởi hàng trăm ngàn quả bom dữ dội của không lực Hoa Kỳ ném xuống. Bao anh hùng ở Quảng Bình xuất hiện. Trong đó có mẹ Suốt, 60 tuổi, phơ phơ mái tóc bạc, ngày ngày dũng cảm chèo đò chở cán bộ, bộ đội qua sông Nhật Lệ, giữa trùng vây bom đạn quân thù. Vài tuần sau, đúng ngày chủ nhật, từ chỗ trường cấp 3 sơ tán, cách Đồng Hới hơn 20km về phía Nam, tôi về nhà để lấy thêm gạo. Vừa đến nơi thì thấy bên kia hàng rào, đường vào nhà Mẹ Suốt xôn xao tiếng người. Tôi liền chạy sang. Chú dân quân dẫn đường cho tôi biết, đây là đoàn khách văn nghệ sĩ từ Hà Nội vào, đi thực tế Đồng Hới, Quảng Bình. Trong đoàn văn nghệ sĩ hơn mười mấy người ấy, tôi nhận được ngay nhà thơ Xuân Diệu, bởi khuôn mặt chữ điền và "mái đầu dỡn sóng Quy Nhơn" của ông. Bởi hình ảnh ông, tôi đã cắt từ một tờ báo, dán vào sổ tay của mình từ lâu. Tôi chào ông. Ông thân mật bắt tay tôi và hỏi: "Cậu là người trong nhà à?". Tôi vẫn để yên hai tay mình trong tay nhà thơ và nói: "Dạ, không phải, cháu là người hàng xóm sang chơi thôi ạ!". Cuộc thăm hỏi nhà mẹ Suốt của đoàn văn nghệ sĩ Hà Nội sôi nổi diễn ra trong khoảng nửa tiếng. Cái bắt tay đầu tiên của nhà thơ Xuân Diệu với tôi là một kỷ niệm khó quên. Sau đó, kể lại với bạn bè cùng lớp, tôi không giấu nổi sự sung sướng và kiêu hãnh của mình. Tháng 10 năm đó, sau những ngày làm xã viên HTX đánh cá Thống Nhất Bảo Ninh, tôi được Trường Đại học Sư phạm Vinh gọi nhập học. Trường có mật danh là "Trường Văn hoá 12/9", đóng ở Hà Trung, Thanh Hóa. Năm sau, trường lại phải dời lên Thạch Thành, giáp với tỉnh Hòa Bình ở phía Bắc. Đầu năm 1967, chúng tôi được khoa thông báo, nhà trường đã mời được nhà thơ Xuân Diệu từ Hà Nội vào nói chuyện. Tôi nắc nỏm hồi hộp đợi chờ, sẽ được gặp nhà thơ mình từng hâm mộ và Nhà thơ Xuân Diệu. bắt tay hai năm về trước. Ban đầu, dự định chương trình nhà thơ sẽ nói chuyện ở các lớp khoa Văn. Nhưng các khoa: Toán, Lý, Sinh, Hóa nghe tin cũng đều thiết tha đón rước nhà thơ đến với mình. Nhà thơ Xuân Diệu không nỡ chối từ. Nhà thơ Xuân Diệu bình thơ trên chiến trường Quảng Trị - 1972. Thuở đó, sinh viên chúng tôi mỗi tháng được Nhà nước cấp 22 đồng học phí. Trừ tiền ăn, đoàn phí, mỗi đứa chỉ còn lại 5 đồng. Lại nữa, tiền tem, bì, giấy bút, xà phòng thế là hết nhẵn. Không có tiền mà có tiền cũng chẳng biết mua chi giữa chốn rừng núi thăm thẳm này. Thế nhưng, nhà trường gợi ý, các lớp cần có quà cho nhà thơ khi được nghe nói chuyện. Nghĩ mãi, cuối cùng Ban chấp hành Đoàn và cán bộ lớp đã nhất trí để các cô gái vào rừng kiếm hoa tặng nhà thơ. Sau lời giới thiệu của thầy trưởng khoa, thi sĩ Xuân Diệu bước vào. Một nữ sinh viên xinh đẹp nhất của lớp tôi được cử lên tặng hoa. Xuân Diệu hào hoa đưa bó hoa lên cao và cất giọng sang sảng, đọc câu Kiều: "Tương tri dường ấy mới là tương tri". Tất cả vỗ tay nồng nhiệt chào mừng ông. Xuân Diệu bước lên bục. Ông đặt tay trước ngực và gập người chào chúng tôi rất điệu đàng. Tiếng vỗ tay lại vang lên như pháo. Chợt ông quay lại phía bảng đen, thấy hàng chữ kẻ bằng phấn trắng to tướng: "Hoan nghênh nhà thơ Xuân Diệu đến nói chuyện với chúng ta", ông tỏ ý không bằng lòng. Chất giọng Hà Tĩnh pha Bình Định của ông cất lên: "Hoan nghênh Xuân Diệu mà để cái đầu Xuân Diệu chết đen trên cái bảng thì còn có tình gì!". Hiểu ý, cô lớp phó vội chạy về lán, lấy ngay cái ri đô màu trắng của mình, trùm phủ lên bảng đen. PageBreak Bấy giờ, ông tươi cười: "Được lắm! Cám ơn bạn! Cái đầu Xuân Diệu bây giờ nổi bật trên phông trắng khi dưới nhìn lên, các bạn lúc đó mới hoan nghênh được chứ". Chúng tôi lại vỗ tay một lần nữa, vừa như là lời xin lỗi, vừa như lời cảm ơn của tập thể đối với ông. Ông bước đến chỗ bàn đan bằng nứa, được phủ lên một chiếc ni lông đi mưa, vốn là bàn của thầy giáo ngồi giảng bài, ở giữa được đặt một lọ hoa mà các bạn gái lớp tôi đi hái từ chiều. Xuân Diệu phát hiện ra là bình hoa không có nước. Ông nhấc cao, đưa lên cho mọi người thấy và đọc câu thơ: "Yêu hoa sao nỡ phũ phàng với hoa", và nói: "Các bạn ăn cơm, uống nước, thở khí trời để sống, thế những bông hoa này sao không nuôi nó, để cho nó sẽ chết héo, phũ phàng làm sao!". Cô lớp phó lại phải vội vàng đi múc một ca nước đầy, đổ vào lọ, với một nụ cười rất cầu thị. Những chi tiết có vẻ "nhiêu khê" như thế, vừa bộc lộ tính cách nghệ sĩ của nhà thơ, vừa là lời dạy về nếp sống văn hóa đối với một sinh viên, thầy giáo tương lai của chúng tôi, không thể nào quên được. Cuộc nói chuyện thơ bắt đầu, khi Xuân Diệu giới thiệu về xuất xứ của mình: Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm Chả là cụ thân sinh của Xuân Diệu là ông đồ, quê Hà Tĩnh, đi dạy học ở Bình Định, cảm thương bà bán nước mắm. Họ lấy nhau, đẻ ra Xuân Diệu nên nhà thơ đã nói về mình như thế. Rồi ông chỉ tay ra phía Bắc, giọng sang sảng: "Nhà tôi hai bốn cột cờ/ Ai thương thì tới, ai lờ thì đi". Hôm đó, nhà thơ Xuân Diệu bình vẻ đẹp trong thơ cổ điển Việt Nam và một phần của thơ hiện đại. Chưa bao giờ tôi được nghe những lời bình sâu sắc, ý vị đầy rung cảm, nhiệt tình như thế. Trong tôi, Xuân Diệu là nhà thơ nhưng còn là nhà văn hóa, nhà diễn thuyết hùng biện. Xuyên suốt buổi nói chuyện, chủ đề nổi bật ông nhấn mạnh với chúng tôi là: "Thi trung hữu nhạc". Ông nói: "Không có nhạc thì không thành thơ. Thơ và nhạc quyến luyến như đôi vợ chồng làm nên một tổ ấm". Ông làm chúng tôi sáng mắt lên trước những câu: "Đùng đùng gió giục mây vần", "Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi, "Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang" trong "Truyện Kiều". "Đùng đùng", "ầm ầm", bản thân nó chứa âm thanh, lại được đặt đầu câu, làm âm thanh đó vang lên, bùng lên dữ dội, diễn tả nội tâm nhân vật sâu sắc biết bao. Xuân Diệu bình thơ không những bằng lời vàng sang sảng của mình mà còn bằng động tác phụ hoạ để diễn tả chiều sâu của ngôn từ. Bình câu "Bố cu lổm ngổm bò trên bụng/ Thằng bé hu hơ khóc dưới hông" của Hồ Xuân Hương, ông úp bàn tay, đưa đẩy hình sóng lượn để minh hoạ chữ "lổm ngổm". Còn "thằng bé hu hơ" thì ông ngửa mặt lên trời, dáng vẻ ngơ ngác, rồi buột ra tiếng hu hơ như đứa trẻ khóc, làm chúng tôi vỗ tay cười vang. Cũng có khi, vì quá say sưa, chúng tôi lặng yên như uống từng lời giảng, lời bình của Xuân Diệu, ông dừng lại, nói với giọng trách móc: "Sao không vỗ tay? Vỗ tay không phải hoan hô cho Xuân Diệu đâu, mà cho Nguyễn Du, cho Hồ Xuân Hương đấy chứ". Thế là cả hội trường lại rầm rầm tiếng vỗ tay. Giữa buổi nói chuyện, Xuân Diệu bảo tất cả mọi người nghỉ "giải khuây" (từ dùng của ông) vài chục phút. Sau khi uống cốc nước chanh pha đường, ông đi dọc lối giữa hai dãy bàn, xuống bắt tay anh sinh viên. Đến chỗ tôi, ông vừa bắt tay, vừa hỏi: "Cậu quê ở đâu?". "Dạ thưa, em ở Bảo Ninh, Đồng Hới ạ". Xuân Diệu chợt nhớ ra: "À, quê hương của mẹ Suốt anh hùng! Tôi đã có đến thăm bà hồi buổi đầu chiến tranh". Tôi không dám kể lại chuyện ông đã từng bắt tay tôi, cậu học trò hàng xóm sang chơi, trong lúc đoàn của ông đến thăm người mẹ anh hùng chèo đò trên sông Nhật Lệ, bởi sợ rằng các bạn đứng xung quanh nghĩ mình là người "thấy người sang bắt quàng làm họ". Hơn 42 năm đã qua, những kỷ niệm về Xuân Diệu cứ sống mãi trong tôi, từ dáng vẻ, giọng nói, động tác khi ông bình thơ… Hồ Ngọc Diệp Lời bình 2 : Tương tư, chiều của Xuân Diệu Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm, Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em Không gì buồn bằng những buổi chiều êm Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành; Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ Thôi hết rồi, còn chi nữa đâu em! Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm, Với sương lá rụng trên đầu gần gũi Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi! (Được giận hờn nhau sung sướng bao nhiêu!) Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi! Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi, Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi, Mà kỷ niệm ơi, còn gọi ta chi Nhà thơ Huy Cận trong lời tựa một tập thơ tình Xuân Diệu đã cho biết Xuân Diệu "muốn làm một quyển từ điển tình yêu bằng thơ của mình". Thế giới tình yêu muôn màu sắc có bao nhiêu trạng thái, cảm xúc phong phú thì cũng bấy nhiêu phen nhà thơ say sưa khám phá và thể hiện bằng sự nhạy cảm rất riêng tư của một người "say đắm tình yêu". Tương tư là một trạng thái khó cắt nghĩa của trái tim, đã được nhà thơ diễn tả bằng sự hoà điệu của hai nguồn tình cảm: Tình yêu với cuộc sống trần thế và tình yêu lứa đôi, trong bài thơ Tương tư, chiều. Không gian chiều - sự xa cách đã làm nên những tiếng thơ gấp gáp rất đặc trưng của hồn thơ Xuân Diệu - có một chút duyên dáng và nôn nả trong lời đầu: Bữa nay lạnh , mặt trời đi ngủ sớm Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em Chiều đến mang theo hơi lạnh cũng là lúc nhà thơ nghe được những vang động của trái tim khát yêu, khát sống của chính mình, bày tỏ khát khao tìm về hơi ấm tình người trong sự gần gũi lứa đôi. "Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ" nên nhà thơ rất hay có những dự cảm mong manh khi bộc bạch tình yêu. Thi nhân bao đời đã từng than thở: "Tương tư không biết cái làm sao - Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào". Từ buổi xa xưa của nhân loại, đã có những vần thơ diễn tả cảm giác tương tư mênh mông như nước Tương giang: "Chàng ở đầu sông Tương - Thiếp ở cuối sông Tương - Nhớ nhau chẳng thấy nhau - Cùng uống nước sông Tương" (Kinh Thi). Còn Xuân Diệu không ngần ngại mà thốt lên say đắm và mãnh liệt nỗi nhớ của mình gửi vào không gian chiều vang động, xôn xao. Thế Lữ đã từng nhận xét: "Ông có tấm lòng đắm đuối của tất cả mọi người: yêu nhan sắc, yêu non sông, yêu thơ ca, và yêu cả những buồn thương nhớ tiếc". Tình cảm không chỉ chất chứa trong lòng mà thốt ra thành tiếng; không phải thứ tiếng nói thầm thỉ và rụt rè mà là những lời làm rung động cả không gian. Nhà thơ hơn ai hết hiểu thấu nỗi cô đơn của chính mình: Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi! (Được giận hờn nhau sung sướng bao nhiêu!) Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh Nỗi buồn là có thực. Cô đơn đã hiện hình. Nhưng đó là lúc để con người bày tỏ tình yêu vô bờ bến trong nỗi nhớ lấp đầy không gian lạnh vắng. Xuân Diệu đã bằng Tình yêu mang lại cảm giác ấm áp cho buổi chiều, thắp lên ánh sáng của trái tim để vợi bớt giá lạnh trong thời khắc "ánh sáng mờ dần cùng bóng tối". Có người không hiểu bản chất tình yêu đã có những nhận xét nặng nề về thơ tình Xuân Diệu, cho rằng đó là sản phẩm của một tâm hồn "sống gấp gáp tham lam, yêu hốt hoảng liều lĩnh". Cách hiểu ấy đem đến ngộ nhận về Xuân Diệu, về tình yêu, đáng nói hơn là nhận xét ấy lại tồn tại trong sách giáo khoa lớp 11 chẳng khác nào là sự phủ nhận giá trị thơ tình Xuân Diệu, gò tình yêu vào một thứ công thức xơ cứng mà ở đó chỉ có những nụ cười mới làm nên hạnh phúc. Giữa thái độ sống với tình yêu của Xuân Diệu và kiểu "yêu cuồng, sống gấp" mang màu sắc thực dụng hoàn toàn xa lạ với nhau về bản chất. Có yêu thực sự, con người mới thấu hiểu cảm giác tương tư; có yêu thực sự, ngay trong nỗi cô đơn con người càng cảm thấy tình yêu thắp lên ngọn lửa niềm tin quý giá biết chừng nào. Xuân Diệu đã cụ thể hoá cảm giác tương tư bằng sự hiện diện của người yêu trong một thế giới tình yêu được xây ngay trên mảnh đất trần gian: Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi! Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi, Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm Tương tư là "nhớ nhau" - theo cái nghĩa mộc mạc nhất của nó. Dẫu Tú Xương đã nói: "Tương tư lọ phải là trai gái" nhưng nỗi nhớ tình yêu mới thật sự mang theo đầy đủ ý nghĩa của tương tư. Và Xuân Diệu lại đem tới một ý nghĩa mới của tương tư trong lời yêu say đắm: không chỉ là nhớ em - nhớ tiếng, nhớ hình, nhớ ảnh, nhớ đôi môi, đôi mắt - mà khi được sống trong nỗi nhớ ấy, con người còn nhớ chính mình: "Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi". Đó là lúc con người được sống trong phần người tốt đẹp nhất, với bao khát vọng sống mãnh liệt, tự tin ở chính mình, tin tưởng ở tình yêu, ở cuộc đời. Có lẽ bức thông điệp tình yêu trong Tương tư, chiều sẽ phần nào giúp người đọc hiểu hơn về Tình Yêu, hiểu hơn tấm lòng tha thiết với cuộc đời của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Trần Hà Nam Địa chỉ: Tổ bộ môn Văn - trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định Lời bình 3 : Bình thơ bài “ Tình Qua ” TÌNH QUA XUÂN DIỆU Tôi dạo thanh bình giữa phố đông Tự cười sao chở núi và thông Về đây áng trở người qua lại Bỗng lướt ngang tôi một thoáng hồng. Tâm trí còn kinh trận gió người ! Bốn bề không khí bỗng reo tươi Một luồng ánh sáng xô qua mặt Thắm cả đường đi rực cả đời. Tôi trải yêu thương dưới gót giày, Ôm chừng bóng lạ giữa mê say. Lòng buồn lững thững vương sau áo Bước đẹp mà sao khéo tỏa đây. Thiên hạ về đâu ? Sao vội đi ? Bao giờ gặp nữa ?Có tình chi ? Lòng tôi theo bước người qua ấy, Cho đến hôm nay vẫn chẳng về Lời bình của Vũ Nho Trong bài thơ "đa tình" Xuân Diệu tự giới thiệu mình đã yêu từ khi chưa có tuổi và cả khi chết rồi thi sĩ vẫn còn yêu. Đó chẳng qua là một cách nói để khẳng định cái tôi đa tình cuồng nhiệt. Giở những trang thơ "Mênh mông như vũ trụ - Đầy khói hương xưa tràn ân ái cũ" ta bắt gặp một Xuân Diệu khao khát tình ái, yêu si mê, yêu điên cuồng, yêu hối hả, yêu vội vã, yêu đến mức phải "riết" phải "ôm", phải "uống" phải "cắn" cho "chếnh choáng", cho "đã đầy" mà vẫn chưa thoả. Thi nhân tự nhận mình là một "Kẻ uống tình yêu dập cả môi". Mang trái tim chứa cả "một kho tri ân ái" nên lúc nào Xuân Diệu cũng dễ dàng chìm đắm vào biển yêu. Có khi chỉ có ngắn ngủi phút giây cũng đủ xao xuyến một đời người : Một phút gặp thôi là muôn nỗi nhớ Vài giây trong khơi mối vạn ngày theo Trong số những muôn vàn giây phút sống mãnh liệt cho tình yêu của thi nhân, Tình qua tựa như một chứng chỉ đặc biệt để người đọc hiểu thêm Xuân Diệu - một tình nhân. Khi đó có lẽ vào một ngày đẹp trời. Thi sĩ dạo chơi và thả hồn vào mơ mộng vẩn vơ. Tôi dạo thanh bình giữa phố đông Tự cười chở núi và thông Và đây áng trở người qua lại. Đi trên phố, trên đường nhưng không thấy phố, thấy đường, chỉ thấy núi, thấy thông trong tâm trí. Ấy vậy mà đang lúc mơ màng đem cái mơ vào cái thực, trùm lên cái thực thì Xuân Diệu chợt giật mình : Bỗng lướt ngang tôi một thoáng hồng Câu thơ diễn tả ấn tượng đối với người đẹp đã tinh vi về cảm giác, mà vế chữ dùng cũng rất mực tài hoa. "Lướt ngang" chứ không phải là đi, "thoáng hồng" chứ không phái là "bông hồng" càng không phải là "bóng người". Người đẹp đột ngột hiện ra trong trạng thái chuyển động lọt vào tầm nhìn mơ mộng của thi nhân và gây nên một niềm kinh dị lớn : Tâm trí còn kinh trận gió người Người ta có thể nghĩ "trận gió người" là do nhiều người đi trên đường phố gây ra. Nhưng thi nhân nào có nhìn thấy họ trước khi thấy "bóng hồng" ? Vậy thì trận gió ấy chỉ là do "thoáng hồng" lướt ngang và cuốn theo. Mà chủ yếu là do thi nhân tưởng thế vì quá ngỡ ngàng. Nên chỉ "kinh" là kinh ngạc và bàng hoàng chứ không thể là điều gì khác. Trong khoảnh khắc mà một chuỗi trạng thái tâm lý diễn ra dồn dập. Mơ mộng - chợt tỉnh - kinh hoàng - sửng sốt. Lại càng sửng sốt hơn nữa vì ấn tượng tiếp theo cực kì lộng lẫy và mạnh mẽ : Bốn bề không khí bỗng reo tươi Một luồng ánh sáng xô qua mặt Thắm cả đường đi cả cuộc đời Còn đang mơ màng thì thấy "một bóng hồng". Tỉnh táo hoàn toàn lại thấy bao điều lạ lung "không khí reo tươi" một luồng ánh sang xô qua mặt", "thắm đường", "rực đời". Từ cõi mơ mộng trở về cõi thực. Nhưng cõi thực lại rực rỡ và kỳ diệu đến mức còn thần tiên hơn cả cõi mộng mơ. Người đẹp không được nhìn cặn kẽ, không được tả cụ thể vì nàng hiện ra chói ngời hào quang. Cảnh vật gợi nhớ câu thơ "một vùng như thế cây quỳnh cành giao" của thi hào Nguyễn Du ngày trước. Thế là một tình yêu rất thi sĩ, rất là Xuân Diệu. Nào đã biết gì "thoáng hồng" làm tươi không khí làm rực đường đi ấy đâu. Và cũng rõ ánh mắt, nụ cười hay ít ra là giọng nói của nàng thế nào ? Nhưng cần chi. Xuân Diệu yêu mới trân trọng làm sao : Tôi trải yêu thương dưới gót giày So với người xưa đúc hoa sen bằng vàng lót xuống nền nhà cho tình nương bước lên nào có kém đâu. Hơn thế nữa, đây không phải là đồ vật, mà là trái tim là tấm lòng đem trải dưới gót giày. Dâng hiến đến như thế ở trong thơ Việt Nam thời bấy giờ cũng chỉ có Xuân Diệu mới dám làm. Nhưng sau cái phút mê say cuồng nhiệt đơn phương ấy, thi nhân vẫn còn tỉnh táo để nhuốm ngay một sắc buồn bâng khuâng. Nhịp thơ chừng như cũng chững lại cùng với từ "lững thững" : Lòng buồn lững thững vương sau áo Đây lại cũng là một nét rất Xuân Diệu trong tình yêu : Yêu đấy nhưng lại hoài nghi liền đấy, vui đấy, nhưng buồn ngay đấy ; sung sướng đấy, nhưng khổ đau liền đấy ; gặp nhau đấy, gần gũi đấy nhưng xa cách ly biệt cũng liền kề : Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt. Dâng hiến nhưng người ta vô tình. Trái tim trải dưới gót giày nhưng người ta đâu có biết. Hơn một lần tình huống trớ trêu trong "dối trá" tái lập ở đây : Tôi chỉ sống để hoài hoài tưởng nhớ … Mà người thì lơ đãng dậm trên buồn Lòng chạnh buồn, nhưng không vì thế mà không say đắm, và cũng không vì thế mà không say ngắm, không trầm trồ theo bước chân hết sức lạ lung : Bước đẹp mà sao kéo toả dây Phải chăng đây là thứ dây tơ trong trẻo "Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu". Chỉ riêng thi nhân mới nhìn thấy được ? Hay đây là những sợi dây vô hình có ma lực cuốn hút, trói buộc ánh nhìn, rồi từ đó trói buộc tâm hồn người đa cảm ? Khổ thơ kết dồn dập liền bốn câu hỏi. Thi nhân hỏi người hay chỉ tự vấn lòng mình ? Vẫn là điều mà khách đa tình muôn thuở băn khoăn. "Người đâu gặp gỡ làm chi", nhưng với Xuân Diệu nó có thêm vẻ mãnh liệt hơn, cụ thể hơn, bức bách hơn, bối rối hơn : Thiên hạ về đâu ? Sao vội đi ? Bao giờ gặp nữa ? Có tình chi ? Còn quá sớm để gọi bằng "em" gọi "cô" thì nhàm, gọi "người" lại đã có phần gần gũi. "Thiên hạ" là cách gọi độc đáo, nghe khách quan mà đượm xót xa. Những câu hỏi thầm ấy không thốt ra được. Và rồi luồng ánh sang kia cũng tắt hẳn sau bước chân vội đi. Nhưng dẫu sao cũng đã kịp bùng lên sự si mê, một nỗi si mê dây dưa, dai dẳng : Lòng tôi theo bước người qua ấy Cho đến hôm nay vẫn chẳng về Theo cách nói dân gian, chàng đi đã bị nàng bắt mất hồn vía mang đi. Nhưng với Xuân Diệu sự "bị bắt" ấy là tự nguyện. Con người khát khao tình ái, yêu đến si mê, khờ dại, yêu mãnh liệt "Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi" đã dâng cả hồn mình cho một thoáng tình qua. Cái hành động bồng bột cực kỳ thi sĩ này để lại một áng thơ nồng nàn sắc hương Xuân Diệu. In trong Thơ Những vẻ đẹp, nxb Giáo dục, 2008. TOÁN HỌC VÀ THƠ XUÂN DIỆU Toán học cũng có cách nhìn văn thơ theo một cách riêng và đây là lời bình đoạn thơ trong bài thơ "xa cách" của nhà thơ Xuân Diệu bằng ngôn ngữ toán học. “Có một dạo em ngồi xa anh quá Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn Em ngồi gần anh lại thấy xa hơn (Xa cách – Xuân Diệu) Trên trục số x’Ox, gọi tọa độ chỗ anh ngồi là a và tọa độ chỗ em ngồi là t. Em ngồi xích lại gần anh tức là t > a. Gọi y là “khoảng cách trong trí tưởng tượng của anh”. Suy ra y là hàm số của t, tức là y = f(t). Vì “ em ngồi gần anh lại thấy xa hơn ” nên khi t >a tức là t – a càng nhỏ thì y = f(t) càng lớn. Do đó f(t) có thể viết dưới dạng : (k là hằng số khác 0) Rõ ràng : Đúng là : Trăm năm trong cõi người ta Chữ tình chữ toán thật là hợp nhau ! . bình 1: Nhà thơ Xuân Diệu và cuộc bình thơ độc đáo Những năm tháng học trường cấp 3, tôi rất thích thơ Xuân Diệu qua lời giảng và một vài câu thơ viện dẫn trong phần minh họa " ;thơ ca lãng. thơ Xuân Diệu từ Hà Nội vào nói chuyện. Tôi nắc nỏm hồi hộp đợi chờ, sẽ được gặp nhà thơ mình từng hâm mộ và Nhà thơ Xuân Diệu. bắt tay hai năm về trước. Ban đầu, dự định chương trình nhà thơ. Toán, Lý, Sinh, Hóa nghe tin cũng đều thiết tha đón rước nhà thơ đến với mình. Nhà thơ Xuân Diệu không nỡ chối từ. Nhà thơ Xuân Diệu bình thơ trên chiến trường Quảng Trị - 1972. Thuở đó, sinh viên

Ngày đăng: 08/06/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TOÁN HỌC VÀ THƠ XUÂN DIỆU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan