di truyen quan th- tien hoa- sinh thai

4 192 0
di truyen quan th- tien hoa- sinh thai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2010-2011 Môn: SINH HỌC - Lớp 12 CB ( Đề thi có 4 trang ) ( 40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài : 60 phút Mã đề thi 412 Họ, tên thí sinh: Lớp : Câu 1: Ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh A. Đao. B. tiểu đường. C. mù màu (đỏ, lục). D. hồng cầu hình liềm. Câu 2: Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến. C. yếu tố ngẫu nhiên. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 3: Loài mới được hình thành là do A. loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm các vùng lãnh thổ mới. B. thành phần kiểu gen của quần xã sinh vật bị biến đổi, nhờ cách li địa lí dẫn đến hình thành loài mới. C. kiểu gen trong quần thể bị đột biến, qua quá trình chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành loài mới. D. thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu bị biến đổi theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. Câu 4: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6 0 C và 42 0 C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0 C đến 42 0 C được gọi là A. khoảng chống chịu. B. khoảng thuận lợi. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng gây chết. Câu 5: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1. Tần số của các alen A và a lần lượt là A. A = 0,2 và a = 0,8. B. A = 0,4 và a = 0,6. C. A = 0,64 và a = 0,36. D. A = 0,75 và a = 0,25. Câu 6: Đại nào sau đây còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát ( rất nhiều loài bò sát phát triển, trong đó có các bò sát khổng lồ như khủng long) : A. đại Nguyên sinh. B. đại Tân sinh. C. đại Cổ sinh. D. đại Trung sinh. Câu 7: Sự phân hoá các ổ sinh thái có ý nghĩa gì? A. giảm bớt cạnh tranh. B. giảm bớt hợp tác. C. giảm bớt đối địch. D. giảm bớt cộng sinh. Câu 8: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng A. tồn tại của các quần thể trong loài. B. sống sót của các cá thể trong loài. C. sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. sinh trưởng của các cá thể trong loài. Câu 9: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec ? A. Không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di - nhập gen. B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể. C. Không phát sinh đột biến. D. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau. Câu 10: Cơ sở để xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là mối quan hệ A. dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. B. về sự hỗ trợ giữa các loài. C. về nơi sống giữa các quần thể trong quần xã. D. về sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. Câu 11: Sơ đồ chuỗi thức ăn đúng là A. cây lúa → nhái → rắn hổ mang → sâu ăn lá lúa → diều hâu. B. cây lúa → sâu ăn lá lúa → nhái → diều hâu → rắn hổ mang. C. cây lúa → rắn hổ mang → sâu ăn lá lúa → nhái → diều hâu. D. cây lúa → sâu ăn lá lúa → nhái → rắn hổ mang → diều hâu. Câu 12: Phân tử ADN tái tổ hợp là A. phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn. B. đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit. C. phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận. D. một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn. Câu 13: Một phương pháp sản xuất insulin của người trên qui mô công nghiệp là ứng dụng của A. phương pháp gây đột biến ở vi sinh vật bằng tác nhân vật lí. B. công nghệ gen, chuyển ghép gen vào vi khuẩn. C. phương pháp gây đột biến ở động vật bằng tác nhân hoá học. D. công nghệ gen, chuyển gen vào thực vật. Câu 14: Người mắc hội chứng Đao có đặc điểm A. khó có con, buồng trứng và dạ con không phát triển, da trắng, mắt hồng. B. cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, trí tuệ chậm phát triển, thường vô sinh. C. cổ ngắn, người thấp bé, không có kinh nguyệt, trí tuệ chậm phát triển, tóc trắng, mắt hồng. D. si đần, vô sinh, thân cao, chân tay dài, tay sáu ngón, tinh hoàn nhỏ. Câu 15: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền ? A. 0,32BB : 0,64Bb : 0,04bb. B. 0,04BB : 0,64Bb : 0,32bb. C. 0,36BB : 0,48Bb : 0,16bb. D. 0,50BB : 0,25Bb : 0,25bb. Câu 16: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tổ chức cơ sở, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên là A. quần xã. B. quần thể. C. hệ sinh thái D. cá thể. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của thuyết tiến hoá hiện đại ? A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá thể trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên từng gen riêng rẽ, không tác động đến toàn bộ kiểu gen. C. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở cấp độ cá thể, không tác động ở cấp độ quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp đến kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể. Câu 18: Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích các loài rắn không có chân là do A. sự xuất hiện của các đột biến không có chân. B. sự tích luỹ các biến dị chân tiêu biến bởi chọn lọc tự nhiên. C. rắn không thường xuyên dùng chân để di chuyển nên chân đã bị tiêu biến. D. sự chọn lọc các đột biến không có chân. Câu 19: Diễn thế sinh thái là hiện tượng: A. quần xã mở rộng khu phân bố B. các quần xã tuần tự thay thế nhau C. biến đổi cấu trúc của quần thể D. tăng số lượng quần thể trong quần xã Câu 20: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là A. chinh phục đất liền của thực vật và động vật. B. phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người. C. phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim và thú. D. phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát. Câu 21: Cây ưa sáng thường có phiến lá A. dày, mô giậu phát triển. B. mỏng, mô giậu kém phát triển. C. dày, mô giậu kém phát triển. D. mỏng, mô giậu phát triển. Câu 22: Tập thể sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật ? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ. B. Những con chim sống trong vườn quốc gia Bạch Mã. C. Những con cá rô phi sống trong ao. D. Những con thú sống trong rừng Tây Nguyên. Câu 23: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại , vai trò chủ yếu của quá trình đột biến là A. phân hoá khả năng sinh sản của quần thể gốc. B. tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp. C. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp. D. làm thay đổi giá trị thích nghi của các kiểu gen. Câu 24: Khi nguồn thức ăn phân bố không đều, các cá thể của một loài động vật hoang dại có xu hướng phân bố A. theo nhóm. B. đồng đều. C. ngẫu nhiên. D. thưa dần từ nguồn thức ăn chính. Câu 25: Vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu có quan hệ A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 26: Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể theo một hướng xác định là A. cách li. B. đột biến. C. giao phối. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 27: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị tổ hợp là A. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí. B. nhân bản vô tính. C. lai hữu tính. D. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học. Câu 28: Phương pháp tạo ra giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen là A. lai khác thứ. B. nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá. C. nuôi cấy mô. D. lai tế bào sinh dưỡng (xôma). Câu 29.ở người, bệnh mù màu do gen lặn m liên kết trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y gây nên. Trong một gia đinh, bố mù màu và mẹ bình thường, có 2 con. Con gái bình thường, con trai bị mù màu. Kiểu gen của người mẹ là A. X M X M B. X M X m C. X M X M hoặc X M X m D. X M X M hoặc X m X m Câu 30: Ở người, bệnh di truyền mà cơ chế gây nên bệnh ở mức độ phân tử là A. hội chứng Đao. B. hội chứng Claiphentơ. C. bệnh phêninkêto niệu. D. hội chứng Tơcnơ. Câu 31: Dạng vượn người có nhiều đặc điểm giống người nhất là: A. Tinh tinh B. Đười ươi C. Gôrila D. Vượn Câu 32: Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là: A. Hình thành các chất hữu cơ từ vô cơ B. Hình thành axitnuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ C. Hình thành các tế bào sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ D. Hình thành vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố trên bề mặt trái đất nhờ nguồn năng lượng tự nhiên Câu 33: Quần xã ổn định có đặc điểm gì? A. Thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao B. Thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài thấp C. Thường có số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể trong mỗi loài cao D. Thường có số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể trong mỗi loài thấp Câu 34: Tảo giáp nở hoa gây độc cho các loài cá và tôm sống ở gần là ví dụ về quan hệ: A. đối kháng B. ức chế-cảm nhiểm C. cạnh tranh D. sinh vật này ăn sinh vật khác Câu 35: Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là: A. thực vật  thỏ  người. B. thực vật  người. C. thực vật  động vật phù du cá nhỏ cá lớn  người. D. thực vật  cá  vịt  người. Câu 36: Tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không bị giới hạn có đặc điểm gì? A. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học,đường cong tăng trưởng hình chữ S B. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học,đường cong tăng trưởng hình chữ J C. Tăng trưởng giảm,đường cong tăng trưởng hình chữ S D. Tăng trưởng giảm,đường cong tăng trưởng hình chữ J Câu 37: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với : A. cừu cho trứng B. cừu cho nhân C. cừu mẹ D. cừu cho nhân và cho trứng Câu 38: Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của: A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường D. ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy Câu 39: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết ĐacUyn là: A. đưa ra học thuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi,hình thành loài và nguồn gốc các loài B. đề xuất các biến dị cá thể có vai trò quan trọng trong tiến hóa C. giải thích tính đa dạng của sinh giới D. giải thích tính hợp lí của sinh giới Câu 40: Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. plasmits và nấm men. C. thực khuẩn thể và nấm men. D. plasmits và thực khuẩn thể. HẾT . có các bò sát khổng lồ như khủng long) : A. đại Nguyên sinh. B. đại Tân sinh. C. đại Cổ sinh. D. đại Trung sinh. Câu 7: Sự phân hoá các ổ sinh thái có ý nghĩa gì? A. giảm bớt cạnh tranh. B. giảm. loài cá và tôm sống ở gần là ví dụ về quan hệ: A. đối kháng B. ức chế-cảm nhiểm C. cạnh tranh D. sinh vật này ăn sinh vật khác Câu 35: Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là. lúa → di u hâu. B. cây lúa → sâu ăn lá lúa → nhái → di u hâu → rắn hổ mang. C. cây lúa → rắn hổ mang → sâu ăn lá lúa → nhái → di u hâu. D. cây lúa → sâu ăn lá lúa → nhái → rắn hổ mang → di u hâu. Câu

Ngày đăng: 08/06/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan