doanh thu và chi phí của doanh nghiệp thương mại

19 3.7K 4
doanh thu và chi phí của doanh nghiệp thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I/ DOANH THU Khái niệm doanh thu: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Căn cứ vào các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp thì doanh thu gồm doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính. 1/ Doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ a)Khái niệm doanh thu bán hàng: Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thương mại gia tăng lợi nhuận là tiêu thụ được nhiều hàng hoá.Tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp mới hoàn thành chu kỳ kinh doanh, mới đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và phát triển. “Tiêu thụ hàng hoá là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền hoặc được bên mua chấp nhận thanh toán theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.” Như vậy, hoạt động tiêu thụ hàng hoá bao gồm hai công đoạn: xuất giao hàng cho bên mua và thu tiền bán hàng.Hai công đoạn này có thể được tiến hành đồng thời, nghĩa là việc xuất giao hàng hoá cùng lúc với tiền bán hàng được thu về ngay; nhưng cũng có nhiểu trường hợp việc xuất giao hàng có khoảng cách thời gian với việc thu tiền, nghĩa là hàng hoá được tiêu thụ nhưng không thu tiền ngay mà thu tiền sau. Từ đó, nảy sinh khái niệm thời điểm tiêu thụ hàng hoá. “Thời điểm tiêu thụ hàng hoá hay còn gọi là thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng chính là thời điểm bên mua chấp nhận thanh toán tiền hàng cho bên bán.” Có trường hợp thời điểm bên mua chấp nhận thanh toán tiền hàng cho bên bán cũng là lúc bên mua thực hiện việc thanh toán dưới nhiều hình thức khác nhau co bên bán, nhưng cũng có trường hợp, thời điểm bên mua chấp nhận thanh toán tiền hàng cho bên bán lại là lúc tại bên bán phát sinh một khoản nợ phải thu. Vì vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng không phụ thuộc vào việc bên bán đã thực tế thu được tiền hay chưa. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ghi nhận chính xác doanh thu bán hàng trong kỳ làm cơ sở cho việc lên báo cáo, tính toán và ra các quyết định liên quan. Kết thúc quá trình tiêu thụ là doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Vậy doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu do tiêu thụ được hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Theo Chuẩn mực kế toán hiện hành, thì doanh thu bán hàng phải đồng thời thoả mãn tất cả năm (5) điều kiện như sau: (1)Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; (2)Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; (3)Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (4)Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (5)Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. b)Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là một chi tiêu tài chính không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nển kinh tế, do những nguyên nhân sau: - Có doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã cung ứng hàng hoá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu xã hội. - Có được doanh thu bán hàng, doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. - Doanh thu bán hàng còn là nguồn tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. - Từ doanh thu bán hàng doanh nghiệp có nguồn tài chính để tham gia liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả hoạt động, trên cơ sở đó doanh nghiệp có khả năng tăng thêm thu nhập. - Có được doanh thu bán hàng cũng lả kết thúc quá trình luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh sau của doanh nghiệp. Như vậy, doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thương mại không đủ bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra sẽ khiến donh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Và nếu như tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ không đủ sức bám trụ trên thị trường tất yếu đi đến phá sản. c) Lập kế hoạch doanh thu bán hàng Như nêu trên, doanh thu bán hàng là chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Chỉ tiêu doanh thu bán hàng có liên quan và ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng kế hoạch doanh thu bán hàng làm nền tảng cho các kế hoạch khác. Kế hoạch doanh thu bán hàng có ảnh hưởng lớn tới hàng loạt kế hoạch khác trong doanh nghiệp. Kế hoạch doanh thu bán hàng có chính xác thì kế hoạch mua hàng, kế hoạch thu tiền, kế hoạch lợi nhuận,…của doanh nghiệp mới chính xác. Vì vậy, cần phải quan tâm và không ngừng cải thiện và nâng cao công tác lập kế hoạch doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng hoặc khối lượng (hay gọi là sản lượng) hàng hoá tiêu thụ và giá bán một đơn vị hàng hoá. Công thức xác định doanh thu bán hàng: DT = P i x Q i Trong công thức trên: - P i : giá bán hàng hoá loại i - Q i : sản lượng hàng hoá loại i đã tiêu thụ Để đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo giá trị của công tác kế hoạch, giá bán hàng hoá thường được xác định là yếu tố không biến động trong một khoảng thời gian nhất định (kỳ kế hoạch). Vì vậy, việc lập kế hoạch doanh thu bán hàng chủ yếu là tập trung vào việc xác định sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch. Có hai phương pháp xác định sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch như sau: (1)Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: Q : sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch. Q đk : sản lượng hàng hoá tồn kho ở đầu kỳ kế hoạch. Q mk : sản lượng hàng hoá mua trong kỳ kế hoạch. Q ck : sản lượng hàng hoá tồn kho ở cuối kỳ kế hoạch. Q = Q đk + Q mk – Q ck Cần lưu ý là: -Sản lượng hàng hoá dự tính tồn kho ở đầu kỳ và ở cuối kỳ kế hoạch bao gồm: +Sản lượng hàng hoá còn trong kho doanh nghiệp +Sản lượng hàng hoá hàng gửi đi bán chưa xác định tiêu thụ ( hàng tại các đại lý…) tính đến thời điểm đầu kỳ kế hoạch. -Sản lượng hàng hoá dự tính tiêu thụ năm kế hoạch bao gồm cả hàng gửi đi bán năm báo cáo chuyển sang. -Hàng hoá gửi đi bán đến cuối năm báo cáo năm nay mới xác định tiêu thụ phải tính giá theo năm báo cáo. Ví dụ: Hãy xác định doanh thu bán hàng của công ty trong năm kế hoạch tại công ty A với số liệu như sau: Số liệu năm báo cáo: Mặt hàng Đơn giá nhập kho Hàng đang gửi bán Đã tiêu thụ trong năm Số lượng (cái) Giá bán (đồng) X 100.000 200 10.000 12.000 Y 145.000 500 13.000 15.000 Z 50.000 400 25.000 7.500 Số liệu năm kế hoạch: Mặt hàng Nhập kho Dự tính tiêu thụ Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) Số lượng (cái) Đơn giá (đồng) X 20.000 95.000 18.000 12.500 Y 15.000 140.000 14.000 16.000 Z 40.000 50.000 35.000 9.500 Với các số liệu nêu trên thì doanh thu bán hàng (DTBH) của từng mặt hàng được xác định như sau: (Đvt: đồng) DTBH X : (200 x12.000) + (18.000 – 200) x 12.500 = 224.900.000 DTBH Y : (500 x15.000) + (14.000 – 500)x 16.000 = 223.500.000 DTBH Z : (400 x 7.500) + (35.000 – 400)x 9.500 = 331.700.000 Vậy, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp A năm kế hoạch là: DTBH công ty = 224.900.000 + 223.500.000 + 331.700.000 = 780.100.000 (2)Căn cứ theo đơn hàng của khách hàng: Phương pháp này căn cứ vào hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng. Theo phương pháp này thì doanh nghiệp sẽ không có hàng hoá tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ do khách hàng đặt bao nhiêu mua bấy nhiêu. Ưu điểm của phương pháp này là doanh nghiệp không tốn chi phí tồn kho nhưng phương pháp này chỉ thực hiện được khi có được đơn đặt hàng của khách hàng. d) Quản lý doanh thu bán hàng Qua công thức xác định doanh thu, có thể nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng bao gồm: -Sản lượng hàng hoá tiêu thụ được: sản lượng hàng hoá tiêu thụ được càng nhiều thì doanh thu càng lớn. Tuy nhiên, sản lượng hàng hoá tiêu thụ được phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tổ chức công tác bán hàng, hợp đồng bán hàng, khả năng tài chính của doanh nghiệp,…cần chú ư đến các vấn đề này để gia tăng doanh thu số bán. -Giá cả hàng hoá: hàng hoá có giá bán cao thì doanh thu nhiều hơn. Tuy nhiên, giá bán là con dao hai lưỡi. + Khi giá bán của doanh nghiệp cao là do hàng hoá của doanh nghiệp có chất lượng, hàm lượng chất xám cao, kết cấu mẩu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng thì đây là dấu hiệu đáng mừng. Doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng, lợi nhuận tăng. +Nhưng nếu giá bán của doanh nghiệp cao là do chi phí cao thì rất đáng lo ngại, doanh nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường và dễ dẫn đến phá sản. -Phương thức thanh toán và công tác marketing cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh thu bán hàng: Nếu phương thức thanh toán thoả thuận là thu tiền ngay thì sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, khiến doanh thu tăng (nhưng thực tế ngày nay, các doanh nghiệp thường cho khách hàng mua chịu. Điều này để gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp); Công tác marketing tốt và hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp gia tăng đáng kể doanh thu. e) Phân biệt doanh thu bán hàng và tiền bán hàng thực thu Tiền thu bán hàng kỳ này = Doanh thu bán hàng kỳ này - Doanh thu bán hàng kỳ này, kỳ sau mới thu tiền kỳ này + Doanh thu bán hàng kỳ trước, thu được tiền ở kỳ này Như vậy, nếu như doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được thì tiền thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được trong một thời gian nhất định. Phân biệt được sự khác nhau này giúp doanh nghiệp tính toán chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, tình hình thu chi trong doanh nghiệp. f) Doanh thu bán hàng thuần Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại thường sử dụng biện pháp chiết khấu thương mại để kích thích tiêu thụ, ngoài ra , có những trường hợp doanh nghiệp phải nhận lại một phần hoặc toàn bộ số hàng hoá đã được xác định là đã bán ra, hoặc phải giảm giá cho khách hàng do hàng kém, mất phẩm chất hoặc không đúng tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng mua/bán hàng hoá đã được ký kết. Vì vậy, nếu như chỉ tiêu doanh thu bán hàng chỉ ra số liệu giá trị tổng quát doanh nghiệp nhận được thông qua việc bán hàng và/hoặc cung ứng dịch vụ của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thì chỉ tiêu doanh thu bán hàng thuần phản ánh lượng doanh thu bán hàng hoá và/hoặc cung ứng dịch vụ mà doanh nghiệp thực sự có được trong khoảng thời gian đó để xác định kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thương mại (hoạt động bán hàng). Chỉ tiêu daonh thu bán hàng thuần được xác định như sau: Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng bao gồm: -Hàng bán bị khách hàng trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng từ chối thanh toán và trả lại. Việc trả lại hàng của người mua được xác định là hàng bán bị trả lại nếu như đúng quy định và bên bán đã chấp nhận hoàn tất thủ tục nhập kho. -Giảm giá hàng bán: là khoản tiền bên bán giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém, mất phẩm chất hoặc không đúng với tiêu chuẩn quy định trên hợp đồng. -Các khoản chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá bán cho người mua do người mua thực hiện đúng yêu cầu về thương mại mà người bán quy định (chiết khấu thương mại phải được niêm yết). -Các khoản thuế ở khâu tiêu thụ: + Thuế xuất khẩu phải nộp; + Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp; + Thuế GTGT phải nộp đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. 2/ Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. -Tiền lãi: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp như: + Lãi cho vay; + Lãi tiền gửi; + Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; + Chiết khấu thanh toán; -Tiền bản quyền: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản như: + Bằng sáng chế; + Nhãn hiệu thương mại; + Bản quyền sáng tác; + Phần mềm máy vi tính; -Cổ tức và lợi nhuận được chia: là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn. -Doanh thu từ hoạt động tài chính khác như: + Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn: là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu, chứ không phải tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán; + Thu nhập từ việc bán ngoại tệ: là số chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá ngoại tệ bán ra; + Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng; + Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; + Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; II/ THU NHẬP KHÁC 1/ Khái niệm: Thu nhập khác là các khoản thu nhập góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ các hoạt động không có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 2/ Cấu thành: -Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; -Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; -Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; -Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; -Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; -Các khoản thuế được NSNN hoàn lại; -Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); -Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; -Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra,… CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Mục Tiêu: Giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp thương mại một cách hiệu quả nhất. 1 KHÁI NIỆM CHI PHÍ Khi nghiên cứu quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thử xem xét và phân biệt các khoản nêu trong mục (1) và (2) sau đây: 1.Hàng loạt các trường hợp làm cho các nguồn lực tài chính thể hiện dưới hình thái tiền tệ của doanh nghiệp vận động ra bên ngoài doanh nghiệp như: • Trả tiền xây dựng cơ sở vật chất; • Mua sắm tài sản cố định; • Mua vật tư hàng hóa; • Đào tạo cho nhân viên; • Thanh toán tiền cho hoạt động thể thao, văn nghệ trong doanh nghiệp; • Thanh toán tiền khám chữa bệnh cho nhân viên; • Đóng góp cho công tác từ thiện khuyến học; • Nộp phạt do vi phạm pháp luật; • .v.v… 2.Hàng loạt các khoản sau đây phát sinh, như: • Tiền lương phải trả cho công nhân viên; • Hao phí máy móc thiết bị; • Lãi vay phải trả; • Giá trị văn phòng phẩm đã tiêu dùng; • Giá trị vốn hàng hóa đã xuất bán; • v v… Khi so sánh các khoản đã nêu ở mục (1) và (2), toát ra điểm khác biệt lớn giữa chúng ở chỗ: • Các khoản phát sinh ở mục (2) sẽ được bù đắp từ doanh thu hoặc thu nhập khác của doanh nghiệp. • Các khoản phát sinh ở mục (1) sẽ được bù đắp bằng nguồn vốn tương ứng, cụ thể như: + Trả tiền xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm: các khoản này gọi là chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, mua vật tư nguyên liệu sẽ được bù đắp bằng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp; + Các khoản phải thanh toán cho hoạt động thể thao, văn nghệ trong doanh nghiệp, khám chữa bệnh cho nhân viên, công tác nhân đạo…sẽ được bù đắp từ các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp; + Các khoản nộp phạt do vi phạm pháp luật từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Qua thực tế so sánh nêu trên, theo quan điểm chung cũng như quy định hiện hành về chế độ quản lý tài chính thì: • Tất cả các khoản phát sinh ở mục (1) không phải là chi phí của doanh nghiệp, mà thực chất chúng là những khoản chi của doanh nghiệp. • Chỉ những khoản phát sinh ở mục (2) mới chính là chi phí của doanh nghiệp. Vậy chi phí là gì? Có thể khái quát chi phí như sau: Chi phí trong doanh nghiệp thương mại là biểu hiện về giá trị của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã thực sự tiêu dùng để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì chi phí của doanh nghiệpthương mại bao gồm toàn bộ các khoản chi trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và được bù đắp bằng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ. 2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ Theo những cách nhìn nhận khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thương mại bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Vì vậy, để hạch toán và quản lý tốt chi phí nhằm mục tiêu giảm chi phí tăng lợi nhuận thi doanh nghiệp thương mại nhất thiết phải phân loại chi phí theo các tiêu chí thích hợp. Có khá nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại chi phí, nội dung phần này trình bày một số tiêu chí thường được sử dụng để phân loại chi phí như sau: 2.1 Căn cứ vào tính chất pháp lý. Theo cách phân loại này, chi phí trong doanh nghiệp thương mại bao gồm: chi phí hợp lý (chi phí được trừ); và chi phí không hợp lý. 2.1.1. Chi phí hợp lý Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí được xem là chi phí hợp lý khi ít nhất nó có được điều kiện sau đây: • Phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp và các hóa dơn này phải ghi chép đúng quy định của Nhà nước. • Không vượt ngưỡng quy định của Nhà nước (nếu có). Theo quy hiện hành, chi phí hợp lý bao gồm một số khoản cơ bản sau đây: • Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh. • Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ. • Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp; tiền ăn giữa ca. • Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ (trừ phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ); chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu quả kinh doanh; chi phí cho đào tạo lao động; chi cho y tế nội bộ. [...]... và bán ngoại tệ,… 2 Chi phí hoạt động kinh doanh thương mại: Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí hoạt động kinh doanh thương mại là bộ phận chi phí quan trọng chi m tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí Vì vậy, trong chương trình này sẽ tách ra một mục riêng để nghiên cứu sâu về chi phí hoạt động kinh doanh thương mại 2.2.2 Chi phí hoạt động khác (chi phí khác) Chi phí khác trong doanh nghiệp thương. .. kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp thương mại, do đó Phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động kinh doanh thương mại Muốn vậy, cần thiết phải tiến hành phân loại thật hợp lý chi phí hoạt động kinh doanh thương mại 3.1 căn cứ vào các giai đoạn của quá trình kinh doanh thương mại Chi phí hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. .. chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khá theo số thực chi • Các khoản thu , phí, tiền thu đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (trừ thu thu nhập doanh nghiệp) 2.2 Căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp Theo cách phân loại này, chi phí trong doanh nghiệp thương mại bao gồm: chi phí hoạt động kinh doanh; và. .. và chi phí hoạt động khác 2.2.1 Chi phí hoạt động kinh doanh Dựa vào khái niệm chung về chi phí có thể phát biểu về chi phí hoạt động kinh doanh như sau: Chi phí hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là biểu hiện về giá trị của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã thực sự tiêu dùng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra doanh. .. tâm hàng đầu của doanh nghiệp thượng mại vì chi phí liên quan và trực tiếp quyết định đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Do đó, quản lý chi phí có ý nghĩa hết sức to lớn và cụ thể là: - Quản lý tốt chi phí giúp doanh nghiệp thương mại tiết kiệm được chi phí từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thương mại - Quản lý tốt chi phí rèn luyện cho người lao động trong doanh nghiệp thương mại một tác... (nếu có); • Khoản tiền doanh nghiệp bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; • Bị phạt thu , truy nộp thu ; • Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, bỏ sót khi ghi sổ kế toán; • Các khoản chi phí khác; • 3 chi phí hoạt động kinh doanh thương mại Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí hoạt động kinh doanh thương mại chi m tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí, và là bộ phận chi phí quan trọng nhất ảnh hưởng... hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra doanh thu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Chi phí hoạt động kinh doanhlại gồm có chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động kinh doanh thương mại 1 Chi phí hoạt động tài chính: • Chi phí cho vay và đi vay vốn; • Chi phí góp vốn liên doanh; • Lỗ do kinh doanh chứng khoán, chi phí giao dịch bán chứng khoán; • Khoản dự phòng giảm giá... (4) Về chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng: Doanh nghiệp cần căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng mà phân bổ dần vào chi phí cho hợp lý, tránh tình trạng phân bổ không hết giá trị , gây lãng phí (5) Về chi phí khấu hao: phải khấu hao tscđ hợp lý (6) Về chi phí dịch vụ mua ngòai và chi phí khác bằng tiền: Doanh nghiệp cần cân nhắc hiệu quả của từng khoản chi, cần thiết thì sẵn sàng chi nhưng... vậy, cần phải phân bổ chúng vào giá trị các đối tượng có liên quan 3.3 Căn cứ vào cách ứng xử của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm: - CP bất biến (Fixed costs) : là những khoản chi phí cố định, không phụ thu c vào số lượng hàng hóa bán ra hay doanh thu trong kỳ Khi số lượng hàng hóa bán ra hoặc doanh thu tăng hay giảm thì chi phí này vẫn giữ nguyên, không... khoản như: chi phí thu mặt bằng, chi phí khấu hao tscđ, tiền lương nhân viên quản lý hoặc chi phí nhân công trả theo thời gian làm việc… - CP khả biến (variable costs) : là những khoản phí thay đổi phụ thu c vào sự biến động của sản lượng hàng hóa bán ra hay doanh thu trong kỳ khi sản lượng hàng hóa tiêu thụ hay doanh thu trong kỳ tăng thì chi phí này cũng tăng theo và ngược lại Đây là chi phí có tính . kinh doanh thương mại. 3.1 căn cứ vào các giai đoạn của quá trình kinh doanh thương mại Chi phí hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh. giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,… 2 .Chi phí hoạt động kinh doanh thương mại: Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí hoạt động kinh doanh thương mại là bộ phận chi phí quan trọng chi m tỷ trọng. phí hoạt động kinh doanh thương mại Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí hoạt động kinh doanh thương mại chi m tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí, và là bộ phận chi phí quan trọng nhất

Ngày đăng: 07/06/2015, 21:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan