hành động xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt

9 2.7K 75
hành động xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ Trong lịch sử hình thành và phát triển con người đã sáng tạo ra vô vàn sản phẩm vật chất cũng như tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là việc sáng tạo ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ là sản phẩm tư duy của con người, là công cụ chủ yếu của hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động liên cá nhân nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất. Khi tham gia một cuộc giao tiếp , người giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ cũng như các hình thức diễn đạt sao cho phù hợp với ngữ cảnh để cuộc giao tiếp đạt được kết quả cao nhất, nhằm hướng tới đích mà người giao tiếp mong muốn đạt được. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đối với mỗi cộng đồng, dân tộc lại có sự khác nhau. Điều đó tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cũng như bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Trong giao tiếp, người Việt cũng có những nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc văn hóa trong ứng xử mà khó có thể bắt gặp ở một cộng đồng ngôn ngữ khác. Nét đặc trưng đó được thể hiện một phần qua: Hành động xin lỗi trong hoạt động giao tiếp. Nghiên cứu về hành động xin lỗi trong ngôn ngữ nói chung và trong giao tiếp tiếng Việt nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và bước đầu đã có những kết luận khoa học. Trong cuộc sống xã hội ngày nay, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế là hàng loạt các vấn đề liên quan đến văn hóa được đặt ra, trong đó có văn hóa ứng xử. Đây cũng chính là lí do em chọn chủ đề: Hành động xin lỗi trong giao tiếp tiêng Việt. 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Cũng như các hành động ngôn ngữ khác, hành động xin lỗi hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện không giống nhau. Tùy theo góc nhìn mà các nhà ngôn ngữ học đã có cách tiếp cận khác nhau, nghiên cứu hành động xin lỗi trong hội thoại và đã thu được các kết quả rất đáng khích lệ. Leech, Brow và Levinson cho rằng hành động xin lỗi gắn với chiến lược lịch sự âm tính tức là chiến lược lịch sự tôn trọng. J.Holmes nghiên cứu về hành động xin lỗi của người Anh, người Newzealand gắn với binh diện lịch sự của nam giới và nữ giới. Ở Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã bươc đầu đề cập đến hành động xin lỗi của người Việt với một vài biểu hiện khác biệt trong hình thức thể hiện của nó so với tiếng Anh và tiếng Pháp. Vũ Tiến Dũng nghiên cứu lời xin lỗi gắn với chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp tiếng Việt. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu cũng có những lời bàn về lời xin lỗi của người Viêt. Như vậy, chúng ta thấy hành động xin lỗi đã được các nhà ngôn nữ nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. 3. NỘI DUNG 3.1. Khái niệm Xin lỗi là hành vi được sử dụng nhằm thực hiện chức năng ứng xử. Nó thể hiện thái độ biết ơn và hối lỗi của người nói với người đối diện hoăc được dùng với chức năng đưa đẩy nhằm làm tăng tính lịch sự trong lời. Xin lỗi lầ việc xin được tha thứ vì đã biết lỗi, là công thức xã giao dùng để mở đầu lời nói khi có việc hỏi người lạ hoặc làm phiền người khác. Trong dụng học, xin lỗi là một hành vi ngôn ngữ hướng tới nhu cầu thể diện của mỗi người tiếp nhận và có ý muốn sửa lại cho đúng một sự vi phạm mà người xin lỗi biểu lộ trách nhiệm, và như vậy sẽ tái thiết lên một sự cân bằng giữa người xin lỗi và người tiếp nhận. Nói cách khác, xin lỗi là hành vi xin được lượng thứ vì đã biết lỗi, chẳng hạn: Cháu xin lỗi vì hành động vô lễ của cháu. Xin lỗi còn là hành động xin phép làm gì đó, do cảm phiền tới người khác thường dùng để mở đầu cho một lời nói. Ví dụ: Xin lỗi anh có bật lửa không? Hành vi xin lỗi được diễn đạt bằng những từ ngữ cụ thể nhất định trong phất ngôn, đó được gọi là lời xin lỗi. Lời xin lỗi trong giao tiếp thường thể hiện phép lịch sự cá nhân của mỗi người, vì thế lời xin lỗi là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Nó không chỉ chi phối đến quá trình giao tiếp mà còn tác động hiệu quả của cuộc giao tiếp. Lời xin lỗi trong tiếng Việt là một vấn đề thuộc về nhận thức xã hội trong hoạt dộng giao tiếp để đáng giá là lịch sự hay bất lịch sự của mỗi cá nhân trong mỗi cuộc tương tác. Lời xin lỗi bao giờ cũng mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa, gắn với chuẩn mực giao tiếp trong xã hội. Lời xin lỗi hướng tới sự tôn trọng người khác và qua đó mà tôn trọng chính mình cho nên nó nghiêng về chiến lược lịch sự âm tính. 3.2. Tầm quan trọng của hành động xin lỗi trong đời sống 3.2.1.Khái niệm hành động nói Hành động nói là hành động là hành động được thực hiện bằng lời nói khi nói.Khi gặp một người quen, ta nói:"chào anh,chào chị ", tức là chúng ta đã thự hiện hành động chào. Khi ta cảm ơn , xin lỗi, sai khiến là chúng ta thực hiện hành động cảm ơn, xin lỗi, sai khiến 3.2.2. Tầm quan trọng của hành động xin lỗi trong đời sống Trong đời sống giao tiếp hàng ngày, chúng ta có thể nói (hoặc viết) nhằm những đích nhất định : khuyên, hỏi, trần thuật, sai khiến, xin, hứa, mời, chào, xin lỗi, cảm ơn, giải thích Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người nói dùng những hành động ngôn ngữ sao cho phù hợp, để đạt được mục tiêu giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta sử dụng hành động xin lỗi(lời xin lỗi) nhằm mục đích khác nhau như:xin lượng thứ vi đã biết lỗi, xin phép làm gì đó,mở đầu cho một lời nói 3.3.Điều kiện hình thành hành động xin lỗi Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, điều kiện hình thành và thực hiện hành động xin lỗi bao gồm: Sự trải nghiệm của người nói: Người nói đã có hành động hay biểu hiện gì đó ở thời điểm hiện tại hoặc trong quá khứ đối với người nghe, mà theo suy nghĩ của người nói là không tốt đối với người nghe, gây thất thiệt hoặc tổn thương tình cảm đối với người nghe. Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là để tỏ thái độ biết ơn hoặc hối lỗi về biểu hiện đó của mình đối với người nghe, hiệu lực là muốn người nghe tha thứ cho hành động hay biểu hiện không tốt đó. Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe có thể chấp nhận hoặc không nhưng bị giằng buộc trong quan hệ với người nói. 3.4. Một số cách xin lỗi thường gặp trong giao tiếp tiếng Việt 3.4.1. Lời xin lỗi diễn tả một cách tường minh. Lời xin lỗi diễn tả một cách tường minh hành vi xin lỗi là một hành vi ứng sử ngôn ngữ được thể hiện trong giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người trong cuộc thoại. Người xin lỗi đã sử dụng các cách thức xin lỗi khác nhau làm phương tiện giao tiếp để sửa lại cho đúng một sự vi phạm và tái thiết sự cân bằng giữa mình và người bị phạm lỗi. Lời xin lỗi ở đây được sử dụng nhằm nhằm mục đích xin lỗi, thông lời xin lỗi để đạt tới đích tại lời khác. Chẳng hạn, một em học sinh khi biết mình phạm lỗi với cô giáo, học sinh đó nói: Em xin lỗi cô ạ! Lời xin lỗi ở dạng này có một số hình thức diễn đạt tiêu biểu: - Diễn đạt bằng câu tối giản với động từ hành vi: "Xin lỗi". - Diễn đạt bằng: Xin lỗi + Đối tượng xin lỗi là bổ ngữ. Ví dụ: Xin lỗi bác. - Diễn đạt bằng: Người xin lỗi làm chủ ngữ + Xin lỗi. Ví dụ: Cháu xin lỗi. - Diễn đạt bằng một câu đầy đủ: Chủ ngữ + xin lỗi +bổ ngữ. Ví dụ: Cháu xin lỗi bác. - Diễn đạt bằng câu xin lỗi + câu đích thỉnh cầu tha thứ hoặc giải thích cho sự phạm lỗi. Ví dụ: Cháu xin lỗi bác. Cháu mong bác tha thứ. Để thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp, lời xin lỗi có thể sử dụng các tình thái từ: ạ, nhé,nhá Ví dụ: Em xin lỗi cô ạ! Đặc điểm nổi bật của lời xin lỗi tường minh là phải có mặt động từ hành vi xin lỗi. Người xin lỗi sử dụng câu đầy đủ ( chủ ngữ + xin lỗi + bổ ngữ) với những từ ngữ xưng hô thích hợp và tình thái từ mang sắc thái kính trọng sẽ làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của người được xin lỗi. 3.4.2. Lời xin lỗi diễn tả sự ân hận về hành vi phạm lỗi Hành vi phạm lỗi trong một số trường hợp được diễn tả bằng các từ: Hối hận, ân hận, rất tiếc và một số kết hợp với các từ như rất hối hận, thật sự hối hận, rất tiếc là trong nội dung thông báo của phát ngôn. Chủ đề phát ngôn thường đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu và thông báo trong phát ngôn chính là nội dung phạm lỗi. Ví dụ: Em thật sự rất ân hận về hành động của mình đối với anh chị. Tớ rất tiếc vì đã không giúp gì được cho cậu. Các kết hợp từ: Thật sự ân hận, rất tiếc, chỉ trót dại đồng nghĩa với từ xin lỗi trong bối cảnh vừa nêu và từ xin lỗi có thể thay thế các kết hợp từ đó trong phát ngôn trên mà nội dung cơ bản là không thay đổi. 3.4.3. Lời xin lỗi rào đón cho sự vi phạm trong nội dung phát ngôn. Trong giao tiếp người Việt khi bày tỏ sự xin lỗi thường bằng cách sử dụng các phát ngôn có quán ngữ để rào đón cho sự phạm lỗi ở người xin lỗi. Hành vi xin lỗi này thường có vị trí mở đầu phát ngôn có tác dụng làm dịu hóa hành vi đe dọa thể diện của người bị phạm lỗi trong nội dung tiếp theo của phát ngôn. Ví dụ:Ông dậy thế thì chúng tôi có lỗi quá đi rồi ạ! Nhưng xin ông nghĩ lại cái này là do cụ Nhâm đặt ra ấy nói là việc tín ngưỡng. Xin anh tha lỗi cho tôi, tôi trở về vì các con tôi ở nhà. Lời xin lỗi ở dạng này, người Việt thường hay sử dụng những quán ngữ để rào đón cho nội dung xin lỗi trong phát ngôn như: Hỏi khí không phải, nói vô phé Bằng việc sử dụng những quán ngữ này, người xin lỗi tạo ra lời xin lỗi mang tính chất rào đón, có tính chất tình thái hóa để làm giảm nhẹ hiệu lực đe dọa thể diện, không xâm phạm đến lãnh địa tự do cá nhân thậm chí cả lòng tự trọng của người được xin lỗi. Đây là cách nói lịch sự. Ví dụ: Bác hỏi khí không phải, mày vẫn còn yêu cái Nga nhà bà Tám à? Nói vô phép, ông nhà ác quá bà ạ! Sự rào đón cho hành vi phạm lỗi trong nội dung phát ngôn còn được thể hiện qua động từ ngữ vi "xin lỗi" được đặt ở đầu phát ngôn. Cấu trúc thông thường của lời xin lỗi dạng này là Xin lỗi + Câu có nội dung phạm lỗi Chẳng hạn, một người lạ đến một khu tập thể gặp một thanh niên và nói: Xin lỗi, anh cho tôi hỏi chú Sơn ở phòng số mấy. Xin lỗi, tôi trông anh quen lắm nhưng không biết đã gặp ở đâu rồi. Trong hai phát ngôn trên, động từ xin lỗi có tác dụng rào đón cho hành vi làm phiền người khác chỉ giúp nhà chú Sơn và hành vi xin lỗi vì không nhận ra người đối diện với mình là ai cho dù đã gặp họ. So sánh với ngôn ngữ giao tiếp của người Anh ta thấy: Người Anh cũng sử dụng từ Excuse me như một lời đưa đẩy cho một cách nói lịch sự. Ví dụ:Excuse me! Could you show me the way to go to Tay Bac university, please? (Xin lỗi anh có thể chỉ giúp tôi đường đến trường Đại học Tây Bắc được không?). Từ việc phân tích ví dụ trên, chúng ta thấy lời xin lỗi theo kiểu rào đón của người Việt Nam khá phong phú, nó thường được thể hiện qua các quán ngữ. Bên cạnh đó, xin lỗi theo kiểu rào đón cho hành vi phạm lỗi cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi cách xin lỗi của người phương Tây trong việc sử dụng động từ ngữ vi Xin lỗi đặt ở đầu câu với chiến lược tạo ra cách noi lịch sự. 3.4.4. Lời xin lỗi thùa nhận về sự phạm lỗi. Trong tương tác hành vi xin lỗi của người Việt lại lại được diễn đạt bằng phương pháp thừa nhận trách nhiệm, diễn tả năng lực yếu kém của người xin lỗi, chẳng hạn: Thưa bác! Việc ấy là lỗi của cháu ạ. Tôi đã nhầm lẫn. Như chúng ta đã biết trong gia đình và xã hội Việt Nam, tính tôn ti trong quan hệ được thể hiện rất cao. Biểu hiện sinh động của việc đó là trong giao tiếp, người Việt Nam rất nhạy cảm với các thuộc tính quan hệ như vị thế, tuổi tác, giới tính, uy tín xã hội của cá nhân. Chính vì vậy mà người Việt Nam không có một từ xin lỗi mang tính khái quát có thể được dùng như một công thức chung cho mọi trường hợp như người phương Tây. Đối với người phương Tây, lời xin lỗi được dùng trong mọi hoàn cảnh với mọi đối tượng khi thấy bản thân mình phạm lỗi, cần phải lấy lại sự cân bằng về thể diện trong giao tiếp hay vì một chiến lược giao tiếp nào đó. Đặc điểm trong lời xin lỗi của người phương Tây là không thấy xuất hiện đối tương xin lỗi. Lời xin lỗi được trung hòa về sắc thái. Ví dụ: Tiếng Pháp : Pardon! Tiếng Anh : sorry! Excuse me! Người Việt Nam có nhiều cách xin lỗi khác nhau khi thừa nhận hành vi phạm lỗi của mình. Những cách như: Tôi sơ ý quá, vô ý quá, vô tâm quá, vô lối quá cũng được xem là một cách xin lỗi, không làm cho người xin lỗi mất thể diện quá mức, không làm gia tăng khoảng cách xã hội giữa các ca nhân trong cộng đồng mà vẫn đảm bảo được sự tôn trọng đối với người bi phạm lỗi. 3.4.5. Lời xin lỗi được diễn đạt bằng hành vi cầu khiến, cầu xin được tha thứ Bản chất của lời xin lỗi là việc thừa nhận hành vi phạm lỗi. Để thực hiện được mục đích đó người phạm lỗi sử dụng hành vi cầu khiến, cầu xin được tha thứ và chấp nhận về hành động mà mình cho là có lỗi từ phía người tiếp nhận. Chẳng hạn: Tôi xin cậu, tôi van cậu tôi lạy cậu Như vậy chúng ta thấy trong một số trường hợp lời xin lỗi thể hiện sự cầu xin thông qua các động từ như: lạy, van, xin trong những trường hợp này người phạm lỗi bên cạnh việc xin lỗi còn thường ở vai thấp hơn. Cho nên trong lời xin lỗi, người xin lỗi đã sử dụng kèm theo cả sự hạ mình xuống thấp để mong được sự tha thứ từ người tiếp nhận lời xin lỗi. 3.4.6. Lời xin lỗi được diễn đạt theo cách nói hàm ẩn Điều kì diệu của ngôn ngữ là cho phép người ta không chỉ nói bằng hiển ngôn mà còn có thể nói bằng lối hàm ẩn. Nói hàm ẩn được tạo ra theo nhiều cách khác nhau dựa vào các quy tắc ngữ dụng. Cách nói hàm ẩn được thể hiện rất phong phú và đa dạng trong tiếng Việt. Một trong những cách nói hàm ẩn được thể hiện sinh động qua lời xin lỗi của người Việt. Qua khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày và trong các tác phẩm văn học, lời xin lỗi biểu hiện qua cách nói hàm ẩn ở một số dạn như sau: Lời xin lỗi được diễn đạt bằng lời hứa về tính chịu đựng, không lặp lại hành động sai trái đã xảy ra. Chẳng hạn: Em hứa từ nay em sẽ không đi học muộn nữa. Con chừa rồi, con thề rằng con không làm bậy nữa. Quan lớn không cần giam con đâu. Hai ví dụ nêu trên cho phép chúng ta hiểu rằng em hay đi học muộn và con làm việc làm bậy trước đó là một sự phạm lỗi. Như vậy, hàm ý của hai phát ngôn trên là em và con xin lỗi về những lỗi lầm trước đó đã phạm phải và cam kết không tái phạm trong những lần sau. Trong một số hoàn cảnh nhất định, trước một lời xin mời, một lời đề nghị của người khác mà bản thân không thể đáp ứng thì lời từ chối khéo léo đo cũng được xem là hành vi xin lỗi. Chẳng hạn: - Mời ông vào nhà xơi nước đã. Xin phép anh, tôi đang vội. - Anh cho tôi xin tiền nhà tháng này. Xin bác thư thư cho í bữa , mẹ cháu chưa gửi tiền lên. Trong những ví dụ đã dẫn ở trên chúng ta thấy trước thịnh tình của SP1, SP2 đã có những cách từ chối rất khéo léo qua các từ xin phép, xin lỗi vì sự chậm trễ của mình thể hiện bằng lời xin khất nợ xin bác thư thư cho ít bữa. Đó chính là cách nói khéo léo nhằm mục đích tránh làm mất lòng người đối thoại. Cách nói hàm ẩn trong lời xin lỗi đôi khi còn thể hiện qua hành động người phạm lỗi tự xỉ vả, tự xúc phạm bản thân để bày tỏ sự hối lỗi. Chẳng hạn: Hắn lại cang khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc. - Anh Anh chỉ là một thằng khốn nạn. Đúng, anh là thằng hèn mạt. Trong những phát ngôn trên người phạm lỗi đã tự chửi bản thân là thằng khốn nạn, thằng hèn mạt. Đó là sự tự xúc phạm đến thể diện, tự xúc phạm danh dự, là việc bày tỏ sự hối hận về những hành vi mà bản thân họ cho là có lỗi. 4. KẾT LUẬN Trong cuộc sống giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động sống của con người. Con người sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp, thực chất là việc thực hiện hành vi đặc biệt mà phương tiện bằng ngôn ngữ. Austin, người đề ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ thi có ba loại hành vi ngôn ngữ: hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mượn lời. Ông đã phân loại hành vi ngôn ngữ thành 5 phạm trù và đưa ra các điều kiện sử dụng hành vi đó. Tiếp đó, Searle trên cơ sở về lí thuyết hành vi ngôn ngữ cuat Austin đã phát triển và đưa ra nhưng quan điểm về điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ. Đó là bốn điều kiện: Nội dung mệnh đề, chuẩn bị, chân thành, căn bản. Và dựa vào đó Searle phân chia thành 5 loại hành động ngôn ngữ: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm và tuyên bố. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên và phổ biến của ngôn ngữ. Đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài làm nên những đặc điểm khai quát của một cuộc hội thoại. Cấu trúc khái quát của một cuộc hội thoại bao gồm: mở thoại, thân thoại, kết thoại. Những vấn đề như được luân phiên, cặp thoại, sự tương tác hội thoại là những vấn đề nghiên cứu về hội thoại cần quan tâm. Trong hoạt động giao tiếp, hành vi giao tiếp là một hiện tượng mang tính phổ quát. Lời xin lỗi dùng để cân bằng các mối quan hệ xã hội. Hành vi xin lỗi trong tiếng Việt phong phú hơn nhiều so với hành vi xin lỗi của một số nước phương Tây. Người Việt Nam vốn có thói quen trọng và lối tư duy trọng các mối quan hệ, chính điều này đã chi phối không nhỏ đến lời xin lỗi hay hành động xin lỗi. Ngày nay, đất nước đang trong thời kì phát triển và hội nhập, việc trau dồi văn hóa trong đó có trau dồi sử dụng ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng. Để thiết lập việc rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp thông qua lời xin lỗi để thể hiện mình là người lịch sự, là người có văn hóa trong hoạt động giao tiếp là một hướng đi nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của mỗi cá nhân. . đó được thể hiện một phần qua: Hành động xin lỗi trong hoạt động giao tiếp. Nghiên cứu về hành động xin lỗi trong ngôn ngữ nói chung và trong giao tiếp tiếng Việt nói riêng đã được một số nhà. giữa người xin lỗi và người tiếp nhận. Nói cách khác, xin lỗi là hành vi xin được lượng thứ vì đã biết lỗi, chẳng hạn: Cháu xin lỗi vì hành động vô lễ của cháu. Xin lỗi còn là hành động xin phép. lí do em chọn chủ đề: Hành động xin lỗi trong giao tiếp tiêng Việt. 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Cũng như các hành động ngôn ngữ khác, hành động xin lỗi hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn

Ngày đăng: 07/06/2015, 19:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan