LỜI KHUYÊN với một số bạn ĐANG còn SINH VIÊN

5 517 0
LỜI KHUYÊN với một số bạn ĐANG còn SINH VIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi còn là sinh viên, chắc các bạn rất băn khoăn rằng sau này mình làm gì? Cần học những kiến thức gì? Học những phần mềm nào? Và học như thế nào? Để trả lời cho các bạn khỏi bỡ ngỡ thì mình sẽ vạch nước cho các bạn tìm ra cách thức trả lời cho câu hỏi chính mình. Cái quan trọng cơ bản là bản thân bạn có thực sự cố gắng thực hiện không ? Và có thái độ tích cực với nó không?

LỜI KHUYÊN VỚI MỘT SỐ BẠN ĐANG CÒN SINH VIÊN Khi còn là sinh viên, chắc các bạn rất băn khoăn rằng sau này mình làm gì? Cần học những kiến thức gì? Học những phần mềm nào? Và học như thế nào? Để trả lời cho các bạn khỏi bỡ ngỡ thì mình sẽ vạch nước cho các bạn tìm ra cách thức trả lời cho câu hỏi chính mình. Cái quan trọng cơ bản là bản thân bạn có thực sự cố gắng thực hiện không ? Và có thái độ tích cực với nó không? A - Câu hỏi thứ nhất: Sau này mình sẽ làm gì? Làm gì? Tức là làm về lĩnh vực gì? Nếu bạn có câu trả lời rồi thì hãy đặt ra câu hỏi “Liệu hướng mình chọn là đúng chứ?”. Chắc chắn bạn không thể trả lời được câu này rồi bởi nó đang còn chờ ở thì tương lai và chưa thể có câu trả lời. Vậy bạn nghiệm 3 câu hỏi dưới đây để biết xem hướng mình đi đúng không nhé! 1. Bạn có đam mê thích thú lĩnh vực này không? 2. Bạn có làm giỏi lĩnh vực này không? (Thế mạnh của bạn có phải là lĩnh vực này?) 3. Lĩnh vực này bạn có được xã hội trả tiền hay không? (Kiếm được tiền từ lĩnh vực này) Không phải đương nhiên mình đưa ra 3 câu hỏi này đâu! Muốn phát huy được năng lực bản thân thì bạn phải vận dụng tất cả các khả năng, thế mạnh của mình, bên cạnh đó bạn phải có niềm đam mê thích thú với lĩnh vực đó bởi nếu bạn giỏi, nhưng bạn không thích, không đam mê thì sớm muộn cũng chán chường. Ngược lại, bạn đam mê thứ khác nhưng thế mạnh bạn không phải là lĩnh vực đó thì bạn không bao giờ phát huy hoặc thành công theo kỳ vọng của mình được. Mặt khác, nếu bạn đam mê, bạn làm giỏi nhưng nó lại không sinh ra tiền (ví dụ làm từ thiện, ai mà suốt đời làm từ thiện mà giàu có? Nếu có thì chắc là biển thủ rồi, mình không nói đến vấn đề làm từ thiện để xây dựng thương hiệu). Cái cuối cùng thì cũng quy về kinh tế, không có tiền thì bạn làm bất cứ cái gì cũng chẳng có động lực và tiền chính là giá trị sức lao động mà ta bỏ ra, chúng có thể coi là thành quả của sự lao động. Ba câu hỏi trên nếu cùng một đáp án là “CÓ” thì bạn yên tâm về hướng đi của mình nhé! B - Cần học những kiến thức gì? Trong quá trình học tập trên giảng đường, chắc các bạn sẽ học được rất nhiều thứ phải không? Rồi bạn đặt ra câu hỏi “Chúng ta cần học những gì? Tập trung vào những mảng kiến thức gì? Liệu ra trường có được sử dụng kiến thức này không? Công việc yêu cầu mình đáp ứng là sẽ công việc gì?”. Câu hỏi cuối cùng chính là chìa khóa cho các câu hỏi trên mà các bạn đang thắc mắc. Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển đã giúp ích con người rất nhiều trong cuộc sống sinh hoạt, trao đổi, tăng mối quan hệ giữa con người với con người, đặc biệt là internet. Thay vì chơi các trò chơi, hạn chế tán gẫu thì các bạn hãy tận dụng nguồn Internet như một công cụ hữu ích trau dồi, tìm kiếm nguồn kiến thức. Các bạn đừng nhầm tưởng khi ra trường thì mọi chuyện mới bắt đầu, hãy bắt tay chuẩn bị vào hành trang cuộc sống ngay từ trên ghế giảng đường đi là vừa, bởi chúng ta đi học như thế này là đang học một cái nghề, học cần đi với hành, cần phải chuẩn bị hành trang cho tốt để khi ra trường chúng ta luôn là người được lựa chọn, được tuyển dụng và chúng ta luôn đáp ứng được yêu cầu công việc. Vậy làm thế nào để khi chúng ta ra trường mà đáp ứng được yêu cầu công việc? Tuy rằng khi mới ra trường, bạn không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu được giao từ phía nhà tuyển dụng bởi có thể là quá cao hoặc cần phải có trải nghiệm thực tế thì mới làm được nhưng ít ra bạn vẫn có thể đáp ứng được phần nào của công việc. Internet đó, hãy đứng vào vị trí của một kỹ sư mới ra trường và đi tìm kiếm công việc xem! Hãy tra cứu thông tin lĩnh vực mà mình xác định ở phần trên (phần A), lập tức có hàng trăm các thông tin tuyển dụng được đưa lên. Nói thực với các bạn, công việc hiện nay không phải là không có, không phải là khan hiếm, chỉ là sự gặp nhau giữa cung và cầu chưa phù hợp nên chưa có sự gặp gỡ. Yêu cầu tìm kiếm nhân lực có nhưng số người không đáp ứng được yêu cầu công việc thì rất nhiều. Đó là một thực tại hiện nay. Sau khi tra cứu thông tin của các nhà tuyển dụng, các bạn hãy liệt kê ra tất cả các nội dung yêu cầu công việc của các nhà tuyển dụng. Đây chính là những kiến thức mà bạn cần phải học, cần phải bổ sung bởi các nội dung yêu cầu công việc đó chính là những công việc mà có thể khi ra trường bạn sẽ làm (công việc thực tế đang cần). Điều này, mình cũng đã viết một trong những bài viết lần trước. C - Học những phần mềm nào? Đây là những câu hỏi mang tính chất riêng trong lĩnh vực Trắc Địa, có thể nói “Người Trắc Địa rất đa di năng trong việc sử dụng phần mềm, trong hoạt động tình huống giao tiếp, ứng xử và các kỹ năng trong cuộc sống”. Trắc Địa liên quan đến những con số và những dòng dữ liệu rất nhiều, các thông tin đều cần phải chính xác và nó phản ảnh thực tế. Chính vì thế việc học các phần mềm là để chúng ta sử dụng các công cụ khoa học công nghệ vào việc xử lý số liệu, dữ liệu, quản lý chúng một cách khoa học và khai thác chúng đưa vào cuộc sống. Loại bỏ nội dung “hoạt động tình huống giao tiếp, ứng xử và các kỹ năng cuộc sống” bởi chúng diễn ra khi đi vào cuộc sống thực tế. Mình không thực hiện tất cả các phần mềm phục vụ Trắc Địa nhưng mình sẽ điểm qua một số các phần mềm chuyên dụng mà các em sinh viên cần chú ý. Nhưng trước tiên mình có điều này, đây là lời của người thầy kính mến “Nhà giáo nhân dân GS.TSKH. TRƯƠNG ANH KIỆT” nói với lớp mình khi được học môn Trắc Địa Ảnh của thầy: “Thầy cô không bao giờ trang bị cho các em toàn bộ kiến thức khi ngồi trên ghế giảng đường mà các em cần phải tự học để trang bị những kiến thức cho riêng mình”. Đây là một điều mà mình ngộ được và từ đó khả năng tự học của mình đã giúp ích cho mình rất nhiều về sau này. 1. Bộ Microsoft Office a. Excel: Đây là một trong những công cụ rất bổ ích giúp bạn xử lý số liệu rất linh hoạt bởi có tính liên kết link, hỗ trợ các hàm toán học cơ bản, trình bày các nội dung thể hiện và đặc biệt cho phép chúng ta lập trình trên nó (VBA – Visual Basic Application). Nếu các bạn không nghiên cứu phần mềm này thì đó làm một thiệt thòi cho các bạn làm về lĩnh vực Trắc Địa. Đặc biệt là lưu thông tin dữ liệu trong Địa Chính được sử dụng rất nhiều. b. Word: Đây là phần mềm dùng để soạn thảo, trình bày văn bản, không cần giới thiệu phần mềm này các bạn cũng biết cần phải học rồi phải không? (Có thể biết nhưng không quan trọng) - Access: Thường dùng để sử dụng trong việc lưu các trường dữ liệu với việc quản lý thông qua các cấu trúc tìm kiếm truy vấn thông tin SQL (Structured Query Language) - Power Point: Dùng để trình chiếu các nội dung thể hiện khi đi báo cáo - Outlook: Lưu trữ thông tin hòm thư tin học 2. Các phần mềm đồ họa: a. Autocad: Đây là một phần mềm đồ họa khổng lồ với các tính năng tuyệt vời và có thể nói là không thể thiếu trong ngành Trắc Địa. Đi kèm với phần mềm này là các phần mềm ứng dụng tích hợp vào Autocad như: Bộ công cụ Hài Hòa (Topo, Nova, HS), Land Civil, Land Desktop, TDT, AND DESIGN,……nói chung là rất nhiều. Đặc biệt nó cho phép người dùng viết lập trình trên nền đồ họa của nó (nguồn mở). b. Microstation: Thường được sử dụng trong Địa Chính, đi kèm với nó là các phần mềm tích hợp như TMV, Famis, Iras B, Iras C, Geovec, VietMapXM… c. Mapinfo: Hỗ trợ cả về dữ liệu thông tin không gian và thuộc tính. Sử dụng trong lĩnh vực quản lý đất đai rất hiệu quả. Mình liệt kê, ko đi sâu. d. ArcGis: Đây là một giải pháp hoàn thiện cho hệ thống thông tin địa lý với các tính năng như: Xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin lưu trữ, giải pháp xử lý các bài toán về quản lý, cập nhật, phân tích bản đồ, giải pháp tổng hợp hóa, trình bày hiển thị tích hợp dữ liệu……. e. ……… 3. Một số phần mềm xử lý số liệu khác (Nhiều phần mềm có quá nhiều tính năng nên mình không nói cụ thể mà chỉ liệt kê để các bạn tìm hiểu) a. DPSurvey, Hhmaps PickNet, Apnet, ProNet, AdNet b. Trimble Busines Center (TBC), Trimble Total Control (TTC), Compass (TGO, GPSurvey 2.35 đã lỗi thời) c. Geotool (Change Zone, Trans, TransBL), Map Trans 3.0 d. Global Maper …………………………………………………………………. D - Và học như thế nào? Đây là câu hỏi nhưng chắc cũng rất khó để trả lời cho các bạn, nhưng gửi cho bạn công thức để các bạn hiểu cần phải học như thế nào? Kiến thức = Lý thuyết + Phương pháp Kinh nghiệm = Kiến thức + Trải nghiệm (thực hành) Kỹ năng thành thục = Kinh nghiệm + Ý thức kiên trì rèn luyện Với mô hình công thức này, các bạn có thể tự hiểu cần phải học như thế nào chứ? Đó chính là thái độ của các bạn với những gì mình đã học, đang được học và sắp được học. Kiến thức là mênh mông và học không bao giờ thừa. Các bạn đừng bao giờ nghĩ “Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ” mà hãy nhớ “Chơi mà không học coi rẻ tương lai”. Sau này ra trường, các bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn với cuộc sống, những thách thức sự cạnh tranh của cuộc sống. Chính vì thế, trong khi còn ngồi trên ghế giảng đường các bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức làm hành trang cuộc sống để khi ra ngoài đời thực các bạn có đủ năng lực để thách thức với khó khăn. Và chắc chắn rằng, quả ngọt sẽ giành cho ai biết cố gắng vươn lên, thành công đối với mỗi người một khác nhưng chúng ta đạt được mục tiêu đưa ra để cố gắng thì đó cũng là thành công rồi. Mục tiêu chính là cái chúng ta cần xác định ngay bây giờ. Điều này các ai cũng đều được nghe: “Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Hôm nay mình thực hiện lời hứa khi ở trong năm mình nói sẽ viết tặng bài viết dành cho các bạn sinh viên. Không phải mình rảnh rỗi để ngồi viết những điều tào lao như này mà chỉ là thực hiện một công việc đã hứa, viết với cái tâm của mình. Bản thân cũng chưa có gì thành đạt hay ổn định nhưng mình sẽ luôn cố gắng hết mình, kiên trì theo đuổi mục tiêu không ngừng nghỉ. Bài viết mang tính chất thổi lửa tinh thần cố gắng cho các bạn sinh viên và cho những ai cảm thấy mơ hồ về định hướng bản thân. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống P/s: Người viết không lười thì người đọc đừng lười nhé! Người viết: Nguyễn Thành Duân Email: Heaven2407@gmail.com Mobile: 0972.0168.25 . LỜI KHUYÊN VỚI MỘT SỐ BẠN ĐANG CÒN SINH VIÊN Khi còn là sinh viên, chắc các bạn rất băn khoăn rằng sau này mình làm gì? Cần học những. chắn bạn không thể trả lời được câu này rồi bởi nó đang còn chờ ở thì tương lai và chưa thể có câu trả lời. Vậy bạn nghiệm 3 câu hỏi dưới đây để biết xem hướng mình đi đúng không nhé! 1. Bạn. học như thế nào? Để trả lời cho các bạn khỏi bỡ ngỡ thì mình sẽ vạch nước cho các bạn tìm ra cách thức trả lời cho câu hỏi chính mình. Cái quan trọng cơ bản là bản thân bạn có thực sự cố gắng

Ngày đăng: 06/06/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan