Biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011

85 377 0
Biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001  2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 C M U 6  1 - TNG QUAN V VNH H LONG 7 1.1 Điều kiện tự nhiên 7 1.1.1 Vị trí địa lý 7 1.1.2 Khí tượng, thuỷ hải văn 8 1.1.3 Địa chất-địa mạo 11 1.1.4 Đa dạng sinh học 12 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17 1.2.1 Diện tích và dân số 17 1.2.2 Đặc điểm về kinh tế 18 a) Ngành khai khoáng 18 b) Ngành công nghiệp 18 c) Ngành dịch vụ - du lịch 19 d) Ngành nông – lâm – ngư nghiệp 19 e) Ngành giao thông vận tải 20 1.3 Các vấn đề môi trường vịnh Hạ Long 20 1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước 20 1.3.2 Ô nhiễm môi trường không khí 21 1.3.3 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 22 1.3.4 Suy giảm đa dạng sinh học 23 1.3.5.Tai biến địa chất,thiên tai và biến đổi khí hậu 24 a) Xói lở và bồi tụ 24 b) Thiên tai 25 1.4. Công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long 26  2 - TÀI LIU 31 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31 2.2 Mục tiêu của đề tài luận văn 31 2.3. Tài liệu sử dụng trong luận văn 31 2.4 Cách tiếp cận 32 2 2.4.1 Tiếp cận hệ thống 32 2.4.2 Tiếp cận hệ sinh thái 32 2.2.3 Tiếp cận có sự tham gia 33 2.5 Các pháp nghiên cứu 33 2.5.1 Phương pháp phân tích nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp 33 2.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa bổ sung 34 2.5.3 Phương pháp ma trận 34 2.5.4 Phương pháp phân vùng chất lượng nước theo chỉ số WQI 35  3 - KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN 39 3.1 Hiện trạng chất lượng nước biển vịnh Hạ Long 39 3.1.1 Hiện trạng chất lượng nước biển 39 a) Hiện trạng nước biển tại vùng lõi vịnh Hạ Long: 42 b) Hiện trạng nước biển tại vùng đệm vịnh Hạ Long: 43 3.1.2 Diễn biến chất lượng nước biển theo thời gian và không gian 46 3.1.3. Đánh giá ô nhiễm 61 3.2. Nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm 61 3.2.1 Các nguyên nhân 61 3.2.2 Ô nhiễm do nguồn từ đất liền đưa ra 63 3.2.3. Ô nhiễm do nguồn từ biển đưa vào 71 3.2.4. Ô nhiễm do các nguồn tại chỗ 72 3.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường 74 3.3.1 Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và hoạt động phát triển 75 3.3.2 Tiếp tục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tôn tạo di sản 76 3.3.3. Điều chỉnh quy hoạch môi trường vùng vịnh 76 3.3.4. Xử lý chất thải từ các hoạt động trên vịnh 77 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý môi trường vịnh 78 KT LUN & KHUYN NGH 79 TÀI LIU THAM KHO 80 PH LC 82 3 DANH MC CH VIT TT BOD Nhu cầu Ôxy sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNSX Công nghệ sản xuất COD Nhu cầu Ôxy hóa học CTR Chất thải rắn ĐDSH Đa dạng sinh học DO Hàm lượng Ôxy hòa tan ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế GHCP Giới hạn cho phép HST Hệ sinh thái IPCC Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu KCN Khu công nghiệp QCVN Quy chuẩn Việt Nam RNM Rừng ngập mặn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSP Bụi lơ lửng TSS Chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới VHL Vịnh Hạ Long VLXD Vật liệu xây dựng VSMT Vệ sinh môi trường 4 DANH MC BNG Trang Bảng 1.1 Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980-1999 (cm) Bảng 1.2 Độ phủ san hô sống tại các điểm khảo sát Bảng 1.3 Tỷ lệ % đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí trong các năm từ 2009 đến 2012, so sánh với QCVN 05(2009/BTNMT) đối với đo 1h Bảng 1.4 Ước lượng khối lượng chất thải rắn tại Quảng Ninh Bảng 1.5 Hiện trạng các bãi chôn lấp khu vực Tp Hạ Long và lân cận Bảng 1.6 Suy giảm độ che phủ san hô trong vịnh Hạ Long Bảng 1.7 Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại vịnh Hạ Long Bảng 1.8 Tỷ lệ suy giảm diện tích nước mặt, bãi triều và RNM Bảng 2.1 Bảng quy định các giá trị q i , BP i Bảng 2.2 Bảng quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH Bảng 3.1 Các điểm quan trắc và thu thập số liệu Bảng 3.2 Kết quả quan trắc môi trường nước biển và tính toán các thông số WQI của vịnh Hạ Long vào quý IV năm 2012 Bảng 3.3 Khảo sát người dân về ảnh hưởng của các hoạt động động gây ô nhiễm nước biển vịnh Hạ Long trong dân cư thành phố Hạ Long Bảng 3.4 Gia tăng dân số tại vùng đệm và vùng phụ cận vịnh Hạ Long Bảng 3.5 Chất thải rắn phát sinh tại các đô thị tỉnh Quảng Ninh năm 2010 Bảng 3.6 Số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long từ năm 1996- 2010 Bảng 3.7 Nước thải từ hoạt động khai thác than Bảng 3.8 Tổng hợp nguyên nhân, khu vực, chất ô nhiễm tại VHL 10 16 21 22 23 24 24 25 36 36 37 39 41 62 63 65 67 70 74 5 DANH MC HÌNH Trang Hình 1.1 Vị trí địa lý và các phân vùng trong vịnh Hạ Long Hình 1.2 Bãi rừng ngập mặn trên vịnh Hạ Long Hình 3.1 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc Hình 3.2 Sơ đồ phân vùng chất lượng nước VHL theo WQI quý IV/2012 Hình 3.3 Diễn biến hàm lượng Mn trong nước biển ven bờ vùng đệm vịnh Hạ Long năm 2012 Hình 3.4 Diễn biến hàm lượng Fe trong nước biển ven bờ vùng đệm vịnh Hạ Long năm 2012 Hình 3.5 Diễn biến hàm lượng As trong nước biển ven bờ vùng đệm vịnh Hạ Long năm 2012 Hình 3.6 Diễn biến hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ vùng đệm vịnh Hạ Long năm 2012 Hình 3.7 Diễn biến nhiệt độ mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.8 Diễn biến nhiệt độ mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.9 Diễn biến pH mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.10 Diễn biến pH mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.11 Diễn biến độ muối mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.12 Diễn biến độ muối mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.13 Diễn biến TSS mùa khô và mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.14 Diễn biến DO mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.15 Diễn biến DO mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.16 Diễn biến BOD mùa khô tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.17 Diễn biến BOD mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.18 Diễn biến Coliform mùa khô và mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 Hình 3.19 Diễn biến dầu mùa khô và mùa mưa tại VHL từ 2001 đến 2011 8 14 40 42 44 45 45 46 47 48 49 50 51 51 53 54 54 55 55 59 60 6 M U Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, một trong những đô thị có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cả nước. Năm 2012, Tp Hạ Long đã đóng góp cho ngân sách khoảng trên 17.000 tỷ đồng từ dịch vụ hàng hải và cảng biển, chiếm trên 2/3 GDP của toàn tỉnh. Tp Hạ Long và phụ cận có các điều kiện tự nhiên thuận lợi và đa dạng về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển đa ngành, đa nghề, như: khai khoáng, phát triển cảng- hàng hải (cảng Cái Lân), nghề cá, bảo tồn thiên nhiên và du lịch biển. Đặc biệt có vịnh Hạ Long đã từng hai lần được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới về các giá trị cảnh quan (1994) và địa chất-địa mạo (2000). Năm 2012, vịnh Hạ Long lại được vinh danh thành Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới. Với các giá trị toàn cầu như vậy, vịnh Hạ Long ngày càng cuốn hút du khách trong nước và quốc tế với trên hai triệu khách du lịch trong nước và quốc tế hàng năm. Đồng thời các hoạt động du lịch - dịch vụ ở vịnh Hạ Long cũng đóng góp nguồn thu đáng kể cho tỉnh Quảng Ninh hướng tới phát triển một nền kinh tế biển xanh (blue economy) tầm cỡ khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên vịnh Hạ Long và vùng lân cận, cùng với quá trình đô thị hóa Tp Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã khiến cho vịnh Hạ Long đang đối mặt với các vấn đề môi trường ngày càng bức súc, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước vịnh Hạ Long, ảnh hưởng tới mục đích tăng trưởng kinh tế dài hạn và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, trong khuôn khổ thời gian hạn chế, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ về “Biến động chất lượng nước biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011” để đánh giá một cách tổng thể môi trường vịnh Hạ Long theo không gian và thời gian, qua đó đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường biển vịnh Hạ Long hướng tới phát triển bền vững. 7  TNG QUAN V VNH H LONG u kin t nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Theo Quy chế Quản lý vịnh Hạ Long, vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía đông bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ từ 106 0 56’ đến 107 0 37’ và kinh độ đông và 20 0 43’ đến 21 0 09’ vĩ độ bắc.Vịnh có diện tích 1.553km 2 bao gồm 1.969 đảo lớn nhỏ, trong đó 90% là đảo đá vôi. Phía tây và tây bắc vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo VânĐồn; phía đông nam và phía nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía tây nam và tây giáp đảo Cát Bà (Tp. Hải Phòng). Vịnh Hạ Long được chia thành 3 khu vực (Hình 1.1): - Khu vực bảo vệ I (bảo vệ tuyệt đối – vùng lõi): vùng này có diện tích 434 km 2 , bao gồm 775 đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất - địa mạo được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000). Khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I - vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: đảo Đầu Gỗ phía tây; hồ Ba Hầm phía nam và đảo Cống Tây phía đông. - Khu vực bảo vệ II (vùng đệm): khu vực bao quanh, liền kề khu vực bảo vệ I, được xác định: Phía bắc dọc theo quốc lộ 18A, kể từ đường vào đảo Tuần Châu (Tp. Hạ Long) đến cây số 11 phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, các phía còn lại rộng từ 5 - 7km tính từ đường ranh giới vùng bảo vệ tuyệt đối. 8 Hình 1.1: Vị trí địa lý và các phân vùng trong vịnh Hạ Long. - Khu vực phụ cận (vùng phụ cận): phần còn lại của vịnh Hạ Long trong vùng bảo vệ quốc gia đã được quy định tại Quyết định số 313-VH/VP của Bộ Văn hóa – Thông tin [2]. Theo đó, khu vực này bao gồm vùng biển và đất liền xác định theo tọa độ từ 106 0 56’ đến 107 0 37’ kinh độ đông và 20 0 43’ đến 21 0 09’ vĩ độ bắc. Khu vực phụ cận thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Yên Hưng của Quảng Ninh và huyện đảo Cát Hải của Tp. Hải Phòng. 1.1.2 Khí tượng, thuỷ hải văn Vịnh Hạ Long và lân cận nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 đến tháng 12 (mùa khô). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 20 0 C- 27 0 C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4 mm và đạt giá trị trung bình tháng cao nhất vào tháng 7 là 390,9 mm, thấp nhất vào tháng 12 là 28,1 mm. Số ngày mưa trung bình trong năm là 118,9 ngày [1]. 9 Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng thường có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ vào. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 8, 9. Tính từ 1954 đến 2001 (47 năm) có tất cả 53 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh. Trong đó, có 15 cơn bão lớn (cường độ từ 30mb trở lên), thường gây ra lụt lội và thiệt hại về người và tài sản của nhân dân ở vùng ven biển [12]. Hệ thống sông ngòi trong vùng có độ dốc khá lớn theo hướng tây bắc và đông bắc chảy trực tiếp vào vịnh Cửa Lục và chảy sang vịnh Hạ Long qua eo Cửa Lục sâu chừng 20m. Diện tích lưu vực của các con sông chính: Trới, Míp, Man, Vũ Oai, Diễn Vọng và Mông Dương khoảng 2.250km 2 . Mỗi khi có mưa lũ, lượng đất đá bị bào mòn từ vùng đất nông nghiệp, rừng và các khu khai thác than ở vùng núi ven biển theo các dòng chảy sông ra xuống biển, làm gia tăng các chất trong nước, đặc biệt là chất rắn lơ lửng trong vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long. Sóng ở khu vực ven bờ vịnh Hạ Long có thể chia làm hai mùa, lặng sóng (h<0,5m) chiếm tỷ lệ lớn với tần suất xuất hiện 83-85%. Vào mùa Hè (tháng 5 đến tháng 9) các hướng sóng thịnh hành là hướng nam và tây nam với tổng tần suất xuất hiện khoảng 6-13%, độ cao sóng trung bình đạt 0,4m, lớn nhất có thể đạt trên 2m khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Thời gian lặng sóng chiếm khoảng 84%. Vào mùa Đông (tháng 10 đến tháng 4), các hướng sóng thịnh hành là bắc và đông bắc với tổng tần suất đạt 8-9%, độ cao sóng trung bình đạt khoảng 0,3m, lớn nhất có thể đạt trên 1,5m khi có áp thấp nhiệt đới, thời gian lặng sóng chiếm khoảng 86-88% [11]. Các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho 7 vùng khí hậu của Việt Nam kết hợp số liệu khu vực Đông Bắc Bộ đã cho phép dự báo cho tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 [12] như sau: - Nhiệt độ không khí: tại Quảng Ninh, theo số liệu quan trắc thực tế từ năm 1961,nhiệt độ đã tăng thêm 1 O C và tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây.Theo các kịch bản về BĐKH, đến năm 2015 nhiệt độ khu vực có thể tăng thêm 0,5 O Cso với thời kỳ 1980-1999. Như vậy, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng so với thời kỳ 2005-2010. 10 - Chế độ mưa: biến động mưa tại Quảng Ninh không rõ nét. Tuy nhiên, theo tài liệu thực đo, tổng lượng mưa năm tăng dần cho đến cuối thập niên 70, sau đó giảm mạnh đến đầu thập niên 90. Từ đầu thập niên 90 đến nay, lượng mưa có xu hướng giảm nhưng không rõ rệt. Đến năm 2015 lượng mưa khu vực đông bắc có thể tăng thêm 1,4% so với thời kỳ 1980-1999. Như vậy, lượng mưa giai đoạn 2011- 2015 có thể sẽ tăng so với thời kỳ 2005-2010. - Tình hình thuỷ văn: dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã được xây dựng cho các tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh Quảng Ninh (tỷ lệ 1/2000, 1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5 x 5 m của Bộ Tài nguyên và Môi trường). :Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980-1999 (cm) [12]. Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ 21 020 030 040 050 060 070 080 090 100 Thấp (B1) 1 7 3 8 5 2 0 7 4 Trung bình (B2) 2 7 3 0 7 6 4 4 4 Cao (A1FI) 2 7 4 3 4 7 1 6 00 BĐKH dẫn đến hiện tượng nước biển dâng, chế độ dòng chảy trong sông của tỉnh Quảng Ninh sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và thay đổi nhiều. Cụ thể là: về mùa cạn lượng mưa có xu thế giảm dẫn đến mực nước trên các sông suối vùng không chịu ảnh hưởng của thủy triều sẽ giảm dần, ngược lại về mùa mưa bão lượng mưa có xu thế tăng dòng chảy cũng tăng lên, lũ lụt sẽ xảy ra nhiều hơn, thời gian xuất hiện lũ muộn hơn (thời gian trung bình mùa mưa lũ ở tỉnh Quảng Ninh từ ngày 16/4 đến ngày 15/10) và diễn biến rất phức tạp. Khu vực vùng cửa sông chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều so với khu vực không chịu ảnh hưởng của thủy triều. Cùng với ngập lụt là sự gia tăng xâm nhập mặn vào sâu đất vùng ven biển thông qua hệ thống cửa sông (có nơi vào sâu cách bờ biển đến 45 km). Độ mặn đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, nước biển không ngừng dâng cao. Trữ lượng nước ngầm tại đây ngày càng cạn kiệt, chất lượng thấp nên không thể khai thác quy mô lớn. [...]... trắc chất lượng môi trường vịnh, bao gồm Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Quảng Ninh (thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh) , Ban Quản lý vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Quảng Ninh làm nhiệm vụ quan trắc môi trường theo mạng lưới trạm phủ toàn tỉnh, tập trung vào môi trường không khí và nước. .. môi trường vịnh Hạ Long 1.4.1 Ban Quản lý vịnh Hạ Long Ban Quản lý vịnh Hạ Long là một đơn vị đảm trách nhiệm vụ quản lý một khu Di sản Thiên nhiên Thế giới biển Ban này thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có chức năng giúp tỉnh quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy giá trị của vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới đã được UNESCO công nhận Về chuyên môn, Ban Quản lý vịnh Hạ Long chịu... nước biển VHL, nguồn gây ô nhiễm vịnh và giải pháp quản lý môi trường vịnh 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Các vấn đề nghiên cứu: đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển, diễn biến ô nhiễm nước vịnh, xác định nguồn gây ô nhiễm và dự báo mức độ tác động của các yếu tố phát triển đến môi trường nước vịnh, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường VHL hướng tới phát triển... VHL hướng tới phát triển bền vững 2.2 Mục tiêu của đề tài luận văn - Đánh giá được hiện trạng và diễn biến chất lượng nước biển VHL giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 - Xác định được nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với nước biển VHL - Đề xuất được một số giải pháp quản lý chất lượng nước biển tại VHL 2.3 Tài liệu sử dụng trong luận văn Tài liệu sử dụng trong luân văn được thu thập từ nhiều... trường của tỉnh đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng Đặc biệt, năm 2013 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh lại ra Nghị quyết Tăng cường bảo tồn, phát huy và tôn tạo các giá trị cảu vịnh Hạ Long Đây là một nhân tố rất quan trọng góp phần bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long vừa qua và thời gian tới 1.4.4 Hoạt động giám sát, quan trắc chất lượng môi trường vịnh Hạ Long Hiện... nguồn nước mặt ngày càng bị đẩy sâu về thượng lưu Tình trạng này đã làm thay đổi chất lượng nước tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân vùng ven biển. Tỉnh Quảng Ninh với 10/14 địa phương có biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của những hậu quả do BĐKH đã nêu trên 1.1.3 Địa chất- địa mạo Khu vực ven biển vịnh Hạ Long và lân cận khá phong phú về nguồn tài nguyên khoáng sản, như than đá (chiếm trên 90% trữ lượng. .. lý vịnh Hạ Long cũng đã bắt đầu tiến hành quan trắc giám sát chất lượng nước biển từ 8/2010 với tần suất 2 lần/năm Các thông số đo đạc bao gồm các thông số hóa lý, dinh dưỡng, hữu cơ và kim loại nặng Ngoài ra, Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường biển ven bờ phía Bắc (thuộc mạng lưới quan trắc Quốc gia) do Viện Tài nguyên và Môi trường biển (IMER) thực hiện đã quan trắc chất lượng nước biển tại vịnh. .. lượng cả nước) , đá vôi, sét pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên,…Than, đá vôi, sét chất lượng cao làm gốm sứ phân bố tập trung và được khai thác ở Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Tp Hạ Long và thị xã Cẩm Phả Vịnh Hạ Long được bao bọc bởi các đảo đá vôi và đá phiến về phía biển, còn phía lục địa ven vịnh là các đồi và núi đá tuổi Mesozoic sớm Vịnh Hạ Long nối với biển. .. lý, sinh học, khí tượng thủy văn - hải dương học [2] Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh đang cộng tác tốt với Ban Quản lý vịnh Hạ Long 1.4.3 Chính sách liên quan đến quản lý môi trường vịnh Hạ Long Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhiều nội dung về quản lý nhà nước được tổ chức triển khai tốt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, thu hút sự quan... chất lượng Trong luận văn này, phương pháp ma trận có định lượng được sử dụng để đánh giá một cách tổng quan mức độ tác động tới diễn biến của chất lượng môi trường nước biển từ các nguồn ô nhiễm như thế nào để từ đó xác định các nguồn ô nhiễm chính và đề ra các giải pháp giảm thiểu hợp lý 2.5.4 Phương pháp phân vùng chất lượng nước theo chỉ số WQI Học viên đã sử dụng phương pháp tính toán chỉ số chất . gian hạn chế, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ về Biến động chất lượng nước biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011 để đánh giá một cách tổng thể môi trường vịnh Hạ Long. lượng nước biển 39 a) Hiện trạng nước biển tại vùng lõi vịnh Hạ Long: 42 b) Hiện trạng nước biển tại vùng đệm vịnh Hạ Long: 43 3.1.2 Diễn biến chất lượng nước biển theo thời gian và không gian. biến hàm lượng Mn trong nước biển ven bờ vùng đệm vịnh Hạ Long năm 2012 Hình 3.4 Diễn biến hàm lượng Fe trong nước biển ven bờ vùng đệm vịnh Hạ Long năm 2012 Hình 3.5 Diễn biến hàm lượng As

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan