Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội

94 570 2
Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v CÁC TỪ VIẾT TẮT vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại 3 1.1.1. Khái niệm chung 3 1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính chất thải nguy hại 5 1.1.3. Mối nguy hại của chất thải nguy hại với môi trường và con người 10 1.1.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại 12 1.1.5. Tình hình quản lý chất thải nguy hại 19 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 25 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 25 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 32 2.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 32 2.2.3. Phương pháp lập bảng liệt kê 33 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 3.1. Hiện trạng chất thải nguy hại tại thành phố Hà Nội 34 3.1.1. Nguồn phát sinh CTNH 34 3.1.2. Thành phần, khối lượng phát sinh và phân bố CTNH 34 iii 3.2. Hiệu quả quản lý CTNH tại thành phố Hà Nội 43 3.2.1. Mô hình quản lý chất thải nguy hại 43 3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải nguy hại 44 3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Hà Nội. 53 3.3.1. Giải pháp quản lý 53 3.3.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ 56 3.3.3. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm 62 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC 67 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009 6 Bảng 2. Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người 11 Bảng 3. Những quá trình xử lý hóa lý phổ biến 14 Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế qua các năm 27 Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng dân số qua các năm 28 Bảng 6. Tổng hợp hoạt động ngành GTVT Hà Nội trong năm 2013 29 Bảng 7. Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội 31 Bảng 8. Thành phần CTNH của một số ngành công nghiệp ở Hà Nội 35 Bảng 9. Thành phần CTNH từ bệnh viện 36 Bảng 10. Khối lượng phát sinh chất thải nguy hại qua các năm 36 Bảng 11. Tổng hợp CTNH phát sinh theo vùng nội thành và ngoại thành 37 Bảng 12. CTNH phát sinh ở hai lĩnh vực y tế và sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 38 Bảng 13. CTNH phát sinh trong các KCN, CCN theo địa bàn quận/huyện 39 Bảng 14. Số bệnh viện và CTNH phát sinh tại các Quận/huyện 41 Bảng 15. Nguồn chính phát sinh CTNH bệnh viện 42 Bảng 16. Tình hình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn Hà Nội 46 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khối lượng CTNH phát sinh từ 2009 tới 2013 37 Hình 2. Tỉ lệ phát sinh CTNH và CTR khác ngoài các KCN tại các Quận/huyện 40 Hình 3. CTNH phát sinh (ngoài KCN) trên các quận/huyện 40 Hình 4. CTNH bệnh viện phân bố tại các Quận/huyện 42 Hình 5. Chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH 59 Hình 6. Công nghệ xử lý của lò đốt BI250S 59 vi CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CCN : Cụm công nghiệp CNC : Công nghệ cao CTCN : Chất thải công nghiệp CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn GTVT : Giao thông vận tải KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế xã hội PTBV : Phát triển bền vững QLCTNH : Quản lý chất thải nguy hại TNMT : Tài nguyên và môi trường TT : Thị trấn UBND : Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường được nâng cao. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến lá phổi xanh của nhân loại ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng được Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng. Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý CTNH đã và đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề quản lý CTNH chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Điều đó làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường từ CTNH ngày càng trở nên cấp bách và gây sức ép nặng nề lên mục tiêu phát triển kinh tế [11]. Theo Thống kê của Tổng cục môi trường, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng năm trên toàn quốc là 152.000 tấn, bao gồm chất thải của các ngành công nghiệp nhẹ (60.000 tấn), hóa chất (45.000 tấn), cơ khí luyện kim (26.000 tấn), y tế (10.000 tấn), chất thải sinh hoạt đô thị (5.000 tấn) và chất thải chế biến thực phẩm, điện- điện tử có số lượng ít nhất trong số các ngành trên (2.000 tấn) nhưng lại chứa các chất hữu cơ khó phân hủy như PCB và kim loại nặng, đó là các chất đặc biệt nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường. Trong đó, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng năm chủ yếu tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm chính là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc, thành phố Hồ Chí minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam và Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ở miền Trung [2]. Với lượng chất thải nguy hại lớn như vậy, nếu không quản lý chặt chẽ và xử lý an toàn sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản lý chất thải nguy hại và trên cơ sở ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm đề 2 xuất các giải pháp để giải quyết các khó khăn, bất cập và hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại. Đề tài được nghiên cứu tại địa điểm là thành phố Hà Nội với các nội dung chủ yếu như sau: - Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại - Hiệu quả quản lý chất thải nguy hại - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 .Tổng quan về chất thải nguy hại 1.1.1. Khái niệm chung Theo TCVN 6706:2009- Phân loại chất thải nguy hại: CTNH là chất thải chứa các yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các yếu tố nguy hại khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người [1]. Theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản lý chất thải nguy hại như sau [3]: Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH. Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH. Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của CTNH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. Sơ chế CTNH là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau. Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đã qua sử dụng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này theo đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đó mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào. 4 Giấy phép QLCTNH là tên gọi chung cho các loại giấy phép sau: a) Giấy phép hành nghề QLCTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này; b) Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT); c) Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH (sau đây gọi tắt là cơ sở phát sinh CTNH). Chủ hành nghề QLCTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Chủ vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT. Chủ xử lý CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT. Chủ tái sử dụng CTNH là tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH để tái sử dụng trực tiếp. Đại lý vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được chủ hành nghề QLCTNH uỷ quyền hoặc hợp đồng để thực hiện hoạt động vận chuyển CTNH . Cơ quan quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CQQLCNT) là cơ quan có thẩm quyền quản lý các chủ nguồn thải CTNH theo quy định. Cơ quan cấp phép (sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung của các cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH. Mã số QLCTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH. 5 Địa bàn hoạt động là phạm vi địa lý cho phép thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép QLCTNH. 1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính chất thải nguy hại 1.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại Theo mục B, phụ lục 8 – thông tư 12/2011/TT-BTNMT chất thải nguy hại phát sinh từ 19 dòng thải chính như sau: 01. Chất thải Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than. 02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ. 03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ. 04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác. 05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại. 06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh. 07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác. 08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in. 09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. 10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm. 11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). 12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp. 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này). 14. Chất thải từ ngành nông nghiệp. 15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải. 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác. 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất [...]... tác quản lý chất thải nguy hại nói riêng 1.1.4 Những nguy n tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại 1.1.4.1 Phân loại chất thải nguy hại Các chất thải nguy hại phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng theo quy định, không được để lẫn chất thải rắn thông thường Nếu để lẫn chất thải rắn nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó phải được xử lý như chất thải rắn nguy. .. ANH 29 Huyện ỨNG HÒA 15 Huyện GIA LÂM 30 Huyện MỸ ĐỨC Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất thải nguy hại để đề xuất định hướng giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội Do vậy, đối tượng cụ thể được nghiên cứu trong luận văn là chất thải nguy hại phát sinh tại thành phố Hà Nội 31 ... tiên tiến để bảo quản chất thải nguy hại [9] 1.1.5 Tình hình quản lý chất thải nguy hại 1.1.5.1 Quản lý chất thải nguy hại trên thế giới Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức đăng ký toàn cầu về hoá chất độc tiềm tàng) IPCS (chương trình toàn cầu về an toàn hoá chất) , WHO (Tổ chức Y tế thế giới) xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin về an toàn hoá chất Tuỳ từng điều... hành nghề quản lý chất thải nguy hại Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép Nếu không có đủ năng lực, chủ nguồn thải chất thải nguy hại 12 phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy. .. về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải của riêng mình Cũng cần nhấn mạnh rằng các nước phát triển trên thế giới thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn nguy hại, tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học, hóa /lý, sinh học, chôn lấp, rất khác nhau Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải. .. công việc xử lý bằng hóa lý hoặc xử lý bằng nhiệt độ sau này b Xử lý hóa lý Xử lý hóa lý là phương pháp xử lý tương đối rẻ tiền và mang lại hiệu quả cao cho nhiều loại chất thải Các quá trình chính trong quy trình xử lý chất thải bằng phương pháp hóa lý được trình bày ở bảng dưới đây Bảng 3 Những quá trình xử lý hóa lý phổ biến Quá trình Ô xy hoá/ khử Chất thải được xử lý - Ô xy hoá chất thải có Cianua... ngành., chất thải trong đó từ 10 - 15% là chất thải độc hại, dễ gây nguy hiểm cần được xử lý theo quy định đặc biệt, bao gồm các chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, các chất phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ sau phẫu thuật [15] 1.1.5.2.2 Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại Quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề bức xúc trong công tác... thị của tỉnh /thành phố từ khâu vận chuyển đến xử lý cuối cùng  Tình hình xử lý  Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại Các doanh nghiệp này được Bộ TNMT hoặc Sở TNMT cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động Hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải đều tập trung ở phía Nam [2] Số lượng các đơn vị hành nghề vận... khách nội địa đến Hà Nội đạt 9.420,5 nghìn lượt người tăng 11,3% so với năm trước [6] 30 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tại thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 01 thị xã, 12 quận và 17 huyện được thể hiện cụ thể ở bảng sau: Bảng 7 Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội TT Thể loại hành chính... xử lý chất thải nguy hại dạng lỏng hay những CTNH có tính hoạt động hóa học cao mà không thể đóng rắn hay thiêu đốt được Các quá trình xử lý hoá lý có thể được tiến hành tại nguồn như là một giải pháp xử lý cuối đường ống hoặc như là một phần trong hệ thống xử lý đồng bộ chất thải rắn nguy hại c Xử lý bằng phương pháp hấp thụ Đây là phương pháp thu gom và giữ chất thải nguy hại trên bề mặt của các chất . Hiệu quả quản lý CTNH tại thành phố Hà Nội 43 3.2.1. Mô hình quản lý chất thải nguy hại 43 3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải nguy hại 44 3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu. Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đề 2 xuất các giải pháp để giải quyết các khó khăn, bất cập và hạn chế trong công tác quản lý chất thải. chất thải nguy hại. Đề tài được nghiên cứu tại địa điểm là thành phố Hà Nội với các nội dung chủ yếu như sau: - Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại - Hiệu quả quản lý chất thải nguy hại -

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan