Thảo luận môn quản trị học: Trường phái thích nghi và tình huống

3 320 0
Thảo luận môn quản trị học: Trường phái thích nghi và tình huống

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thảo luận môn quản trị học Trường phái thích nghi và tình huống 1. Đại biểu: Fred Fiedler 2. Đặc trưng cơ bản -Dù quản trị có phức tạp đến đâu, dù ở lĩnh vực nào tất cả các hoạt động của người quản trị cũng là người xử lý các tình huống ngẫu nhiên. Vì họ lập luận rằng: Theo quy luật tự nhiên, nếu có X thì tất có Y. Chẳng hạn chúng ta có các yếu tố đầu vào tốt thì sẽ tạo ra các sản phẩm tốt, từ đó suy ra sản xuất kinh doanh có hiệu quả Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng có X thì tất có Y mà chúng còn tùy thuộc vào các yếu tố tự nhiên gọi là Z làm cho có X mà không có Y Vì vậy nhiệm vụ của quản trị là giải quyết tình huống ngẫu nhiên( Z) 1 cách hợp lý nhất -Trong những tình huống khác nhau thì phải áp dụng những phương pháp quản trị khác nhau và các lý thuyết quản trị được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp với nhau tùy theo từng vấn đề cần giải quyết Do đó các nhà quản trị phải dự kiến ra và hiểu rõ thực trạng của vấn đề cần giải quyết trước khi ra quyết định -Tính hiệu quả của từng phong cách, kỹ năng quản trị hay nguyên tắc quản trị sẽ thay đổi tùy theo từng trường hợp, không được xem các nguyên tắc quản trị như một cái đó bất di bất dịch và cũng không thể có 1 phương pháp thích hợp cho tất cả mọi tình huống khác nhau Các nhà quản trị theo quan điểm này căn cứ vào từng tình huống cụ thể để lựa chọn và sử dụng những nguyên tắc quản trị thuộc các trường phái cổ điển trường phái hành vi hay quản trị hệ thống mà họ cho là hữu hiệu nhất với tình huống cần giải quyết *Các biến số tình huống gồm có: -Công nghệ: + Là phương pháp dùng để biến các yếu tố đầu vào của tổ chức thành các yếu tố đầu ra + Công nghệ không chỉ đơn giản là máy móc mà còn bao gồm tri thức, công cụ kỹ thuật và những hoạt động được áp dụng để biến nguyên liệu thô thành dịch vụ hay sản phẩm hoàn thành -Quy mô của tổ chức: Số lượng các thành viên trong tổ chức là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với những gì người quản lý phải thực hiện khi quy mô càng lớn, việc điều phối các vấn đề càng phức tạp. Thông thường quy mô của 1 tổ chức được đánh giá bằng 2 chỉ tiêu tổng số lao động và số vốn pháp định Ví dụ: Loại cơ cấu phù hợp với tổ chức có 1000 nhân viên có thể sẽ không hiệu quả đối với tổ chức chỉ có 20-50 nhân viên -Tính bất định của môi trường: Mức độ bất định do những thay đổi về chính trị, công nghệ, văn hóa, xã hội và kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản trị -Sự khác biệt của các cá nhân: Các cá nhân khác biệt trình độ nhận thức, sở thích, nhu cầu, mong muốn. Dựa vào sự khác biệt cá nhân này mà người quản trị lựa chọn và áp dụng phương pháp quản trị hệ thống, hành vi, hành chính,…cho phù hợp Đánh giá: Đây là một quan điểm hết sức hữu ích khuyến khích nhà quản trị phân tích và hiểu rõ những khác biệt của tình huống để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất đối với tổ chức, quá trình và con người liên quan trong tình huống . di bất dịch và cũng không thể có 1 phương pháp thích hợp cho tất cả mọi tình huống khác nhau Các nhà quản trị theo quan điểm này căn cứ vào từng tình huống cụ thể để lựa chọn và sử dụng những. Thảo luận môn quản trị học Trường phái thích nghi và tình huống 1. Đại biểu: Fred Fiedler 2. Đặc trưng cơ bản -Dù quản trị có phức tạp đến đâu,. tắc quản trị thuộc các trường phái cổ điển trường phái hành vi hay quản trị hệ thống mà họ cho là hữu hiệu nhất với tình huống cần giải quyết *Các biến số tình huống gồm có: -Công nghệ: + Là

Ngày đăng: 05/06/2015, 15:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan