Thảo luận môn quản trị học: Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức

4 2.1K 49
Thảo luận môn quản trị học: Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức Những đại diện cơ bản: Được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh học Ludwig von Bertalanffy và bắt nguồn từ Ross Ashby ( Giới thiệu tới Điều khiển học, 1956); Từ lĩnh vực sinh học, lý thuyết này được lan rộng sang các lĩnh vực kỹ thuật và quản lý; Sự phát triển của lý thuyết hệ thống là đa dạng ( Klir, Những khía cạnh của Khoa học hệ thống, 1991), bao gồm nhận thức những nền tảng và triết học (những triết học của Bunge, Bahm và Laszlo); Lý thuyết toán mô hình hoá và lý thuyết Thông tin INFORMATION THEORY (công việc của Mesarovic và Klir). Khái niệm: Lý thuyết hệ thống là khoa học nghiên cứu các khoa học về sự ra đời, hoạt động và biến đổi của các hệ thống nhằm quản trị các hệ thống. đó là một khoa học mang tính tổng hợp, sử dụng các kết quả của rất nhiều ngành khoa học khác như sinh học, logic học, tin học, kinh tế học… cho phép chúng ta nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo một nhãn quan thống nhất. Quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống là quan điểm toàn thể. Quan điểm này đòi hỏi: + Khi nghiên cứu mối các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần + Các sự vật hiện tượng luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau + Các sự vật không ngừng biến đổi. + Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của hệ thống nằm bên trong hệ thống. Những yếu tố cơ bản của một hệ thống: Khái niệm hệ thống: Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. 1. Phần tử của hệ thống: là tế bào nhỏ nhất của hệ thống, mang tính độc lập tương đối, thực hiện chức năng nhất định và không thể phân chia được nữa dưới góc độ hoạt động của hệ thống. 2. Môi trường của hệ thống: là tập hợp các yếu tố không thuộc hệ thống nhưng lại có quan hệ tương tác với hệ thống (tác động lên hệ thống và chịu sự tác động của hệ thống). ta có thể chia môi trường của hệ thống thành: • Môi trường bên trong: là tập hợp các yếu tố bên trong tạo nên điều kiện hoạt động của tổ chức (hệ thống tài chính, kế toán, marketing…) • Môi trường bên ngoài: là tập hợp các yếu tố bên ngoài tổ chức có liên quan đến hoạt động của tổ chức bao gồm các yếu tố hoạt động trực tiếp (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng…), các yếu tố hoạt động gián tiếp (sự biến động kinh tế và công nghệ, các khuynh hướng xã hội và chính trị…) 3. Đầu vào của hệ thống: là các loại hoạt động có thể có từ môi trường lên hệ thống. 4. Đầu ra của hệ thống: là phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường. 5. Mục tiêu của hệ thống: là trạng thái mong đợi, cần có và có thể có của hệ thống sau một thời gian nhất định. 6. Chức năng của hệ thống: là những nhiệm vụ mà hệ thống phải thực hiện, là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra. 7. Nguồn lực của hệ thống: là tập hợp các yếu tố mà hệ thống sử dụng được để thực hiện mục tiêu của mình. 8. Cơ cấu (cấu trúc) của hệ thống: là hình thức cấu tạo của hệ thống, phản ánh sự sắp xếp có trật tự của các phân hệ, bộ phận và phần tử cũng như các quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nhất định. 9. Hành vi của hệ thống: là tập hợp các đầu ra có thể có của hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định. 10. Trạng thái của hệ thống: là khả năng kết hợp giữa các đầu vào và đầu ra của hệ thống xét ở một thời điểm nhất định. 11. Quỹ đạo của hệ thống: là chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu về trạng thái cuối (tức mục tiêu) trong một khoảng thời gian nhất định. 12. Động lực của hệ thống: là những kích thích đủ lớn để gây ra những biến đổi hành vi của các phần tử hoặc của cả hệ thống. 13. Cơ chế của hệ thống: là phương thức hoạt động hợp với quy luật khách - Những quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống: • Quan điểm vĩ mô nhằm trả lời những câu hỏi sau về hệ thống: Mục tiêu, chức năng của hệ thống là gì? Môi trường của hệ thống là gì? Đầu ra, đầu vào của hệ thống là gì? Đây là quan điểm nghiên cứu tổ chức của cơ quan quản lý Nhà nước. Cũng chính vì vậy quản lý nhà nước được gọi là quản lý vĩ mô. • Quan điểm vi mô là quan điểm nhằm nghiên cứu đầy đủ thông tin về hệ thống: Mục tiêu, chức năng của hệ thống là gì? Môi trường của hệ thống? Đầu vào, đầu ra của hệ thống? Cơ cấu của hệ thống? Nguồn lực của hệ thống? Trạng thái của hệ thống? Cơ chế của hệ thống? Động lực của hệ thống? Đối với các nhà quản lý , đấy là quan điểm nghiên cứu của chủ thể bên trong tổ chức đối với tổ chức của mình. Chính vì vậy quản trị trong tổ chức được gọi là quản lý vi mô. • Quan điểm trung mô là quan điểm kết hợp cả hai quan điểm trên để có được thông tin tùy theo mục đích nghiên cứu. . thống? Đầu vào, đầu ra của hệ thống? Cơ cấu của hệ thống? Nguồn lực của hệ thống? Trạng thái của hệ thống? Cơ chế của hệ thống? Động lực của hệ thống? Đối với các nhà quản lý , đấy là quan điểm. động của hệ thống. 2. Môi trường của hệ thống: là tập hợp các yếu tố không thuộc hệ thống nhưng lại có quan hệ tương tác với hệ thống (tác động lên hệ thống và chịu sự tác động của hệ thống) sau về hệ thống: Mục tiêu, chức năng của hệ thống là gì? Môi trường của hệ thống là gì? Đầu ra, đầu vào của hệ thống là gì? Đây là quan điểm nghiên cứu tổ chức của cơ quan quản lý Nhà nước.

Ngày đăng: 05/06/2015, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan