Thảo luận môn quản trị học: Tư tưởng quản lý phương tây cổ đại

5 1.9K 29
Thảo luận môn quản trị học: Tư tưởng quản lý phương tây cổ đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại Đặc điểm cơ bản của tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại - Các tư tưởng quản lý được đồng nhất với quản lý nhà nước. Các đại biểu chủ yếu bàn đến cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước. - Các tư tưởng quản lý trong thời kỳ này cũng hoà trộn với các tư tưởng về triết học, đạo đức và pháp lí. - Các tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại còn dừng lại ở trình độ sơ khai, mang tính đặt vấn đề. Đồng thời, những tư tưởng này mang nặng tính trực quan cảm tính. - Đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng quản lý kinh tế vi mô. Một số đại biểu 1. Đemocrit ( 460 - 370 TCN) Ông cho rằng Nhà nước có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động của xã hội. Để quản lý đất nước, chúng ta cần và có thể dùng 3 phương pháp cơ bản: + Phải quản lý một cách dân chủ. + Phải dùng hình phạt (thậm chí là phạt nặng đối với các hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội). + Phải điều khiển con người bằng nhu cầu của họ. Ông cho rằng cần phải coi nhu cầu như là người thầy dạy bảo cho con người. Mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX, tư tưởng này của ông mới được trường phái tâm lý học hành vi tiếp cận một cách cụ thể. Mặc dù có tính thuần tuý triết học nhưng tư tưởng về cấu trúc vật chất của Đêmôcrít thực sự đã đặt nền tảng cho tư tưởng cấu trúc tổ chức của quản lý sau này. Nhiều người đánh giá đó là tư tưởng ban đầu để kiến tạo nên bộ máy quản lý quan liêu của tư tưởng quản lý cổ điển. 2. Platon (427 - 347 TCN ) Thống nhất với quan điểm của Đêmôcrit, Platon cho rằng phải xây dựng một nhà nước lí tưởng và coi đó là một công cụ quản lý xã hội duy nhất. Platon bàn nhiều đến việc tìm kiếm và sắp xếp những con người phù hợp với các công việc khác nhau trong quản lý xã hội tuỳ theo đặc điểm đặc trưng về tâm hồn của từng người. Theo, ông linh hồn có 3 phần cơ bản: Lí tính, xúc cảm và cảm tính. Không phải mọi người nào đều có cả 3 phần giống nhau và cả ba phần đều chiếm vị trí quan trọng như nhau trong chi phối hành vi của họ. Trong phân công lao động xã hội, những người có phần lí tính mạnh, biết kiềm chế được những thú vui cảm tính hàng ngày, biết kiềm chế được những xúc cảm của bản thân là những người có thể gánh vác được công việc của nhà nước (công việc chính trị). Họ thường là những nhà thông thái với những biểu hiện bên ngoài khá ôn hoà. Những người có phần xúc cảm mạnh, biết kìm nén các thú vui cảm tính vì nghĩa vụ là những người thích hợp với công việc bảo vệ nhà nước: quân đội, cảnh sát, v.v Những người có phần cảm tính mạnh, ít bị chi phối bởi lí tính và xúc cảm hợp với công việc lao động sản xuất, trực tiếp tạo ra của cải nuôi sống xã hội. Palaton yêu cầu mỗi một hạng người phải biết sống với tầng lớp của họ phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình. Đó là cách đóng góp tốt nhất cho xã hội. 3. Aristote (384 - 322 TCN) Aristote là người có tư tưởng quản lý khá hoàn thiện và khá hiện đại của phương Tây cổ đại. Ông có 3 tư tưởng cơ bản: - Ông quan niệm con người loài sinh vật xã hội, mang bản tính loài, sống cộng đồng. Vì vậy, tất yếu họ cần phải được quản lý theo một thể chế, một thiết chế nhất định. Và ông gọi thể chế, thiết chế đó là nhà nước. - Chính quyền nhà nước chẳng qua chỉ là sự mở rộng của chính quyền gia đình. Theo ông, quyền lực của nhà nước cần phải được phân chia cho các bộ phận khác nhau để điều hành xã hội. Quyền lực nhà nước có thể chia thành 3 nhánh lớn: Lập pháp, hành chính và phân xử. Đây là tư tưởng quan trọng hình thành quan điểm nhà nước pháp quyền với 3 quyền phân lập. - Ông cho rằng nhà nước có 2 nhiệm vụ cơ bản: làm cho mọi người sống bình thường, hạnh phúc và giữ gìn trật tự, ổn định xã hội. Và tiêu chuẩn để đánh giá nhà nước là những phúc lợi mà nhà nước đem lại cho dân chúng. II. Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại Thời cổ đại mà đặc trưng là các tư tưởng và học thuyết chính trị Hy Lạp - La Mã. Họ đề cập về những vấn đề như nguồn gốc, bản chất của nhà nước, các hình thức xã hội, thể chế nhà nước, thủ lĩnh chính trị 1. Bàn về thủ lĩnh chính trị, đã có rất nhiều quan điểm, ý kiến của các học giả về vấn đề này DEMOCRITE: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải là người có tài năng, đạo đức và do thuộc trường phái duy vật chủ nô dân chủ nên cho rằng tầng lớp bình dân cũng có tài năng, có thể làm được chính trị. Do đó nhà quản trị theo học thuyêt này sẽ có trọng ngươì tài, không phân biêt thứ bâc, có tài năng thì đươc trọng dụng. PLATON: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải thực sự có khoa học chính trị, có tính khí phù hợp với nhiệm vụ đảm đương. Ông xem tiêu chuẩn chính trị là tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn. Ông quan niệm người lãnh đạo trong xã hội không được có quyền tư hữu (sở hữu về tài sản) bởi vì tư hữu sẽ làm mất công tâm. Lực lượng võ sĩ bảo vệ thì không được có gia đình riêng vì có gia đình riêng thì sẽ không thể chiến đấu dũng cảm được. Những nhà quản lý theo thuyêt Platon thủ thì họ ý thưc đươc tâm quan trong của tô chưc, biêt rõ nhiêm vụ của mình, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị chung. Và họ có nhưng đòi hỏi trong công viêc rât cao. ARISTOTE: xem thủ lĩnh chính trị là người sung túc, là người ở tầng lớp trung lưu không phải giàu cũng không phải nghèo, (vì quan điểm của ông theo nhị nguyên luận). Nhà quản lý theo ARISTOTE là ngươi biết uốn mình theo lới khuyên của các bên, khôn khéo. 2. Bàn về nguồn gốc của quyền lực nhà nước, một số quan điểm nổi bậc của các học giả như sau : PLATON: xem quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là quyền lực thống trị của kẻ trí đối với người ngu. Đó là đặc tính của trí tuệ. Chỉ có người có trí tuệ mới có quyền lực. Trí tuệ chỉ có ở quý tộc. nhà quản trị theo Platon họ quá coi trọng chính trị quyên lưc, vì thê trong công viêc họ thương chỉ đạo hơn là lăng nghe. ARISTOTE: quan niệm quyền lực của xã hội cũng là một trạng thái tự nhiên. Nó xuất phát từ gia đình, quyền của cha đối với con, chồng đối với vợ, anh đối em; xuất phát từ quyền lực đối với xã hội. Trong xã hội có nhiều gia đình, gia đình này có sự xâm hại đối với gia đình khác. Do đó mỗi gia đình phải nhượng lại quyền lực của từng gia đình thành quyền lực chung. Người nắm quyền lực chung là nhà nước. Tuân thủ pháp luật là những nguyên tắc khách quan, vô tư, xuất phát vì lợi ích của xã hội, của nh ưng nhà quản trị theo ARISTOTE 3. Bàn về thể chế nhà nước, các quan điểm lớn bao gồm : DEMOCRIT: ông ủng hộ chế độ dân chủ cộng hoà chủ nô. ARISTOTE: ông cho rằng thể chế nhà nước dân chủ là thể chế người giàu, người nghèo không bên nào số lượng tuyệt đối. Ông cho rằng mọi thể chế đều có nguy cơ biến chất, thay đổi bằng cuộc cách mạng. Ông là người đầu tiên phân loại quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Người đứng đầu nhà nước là giai cấp trung lưu, ông đề cao vai trò của pháp luật đối với việc ổn định xã hội. Nhà nước có chức năng bảo đảm cho xã hội được sống hạnh phúc. Ông quan niệm công bằng rất tiến bộ, phân phối công bằng có nghĩa là người đáng được hưởng nhiều hơn thì được nhiều hơn, người đáng được hưởng ít hơn thì được ít hơn. Ông cũng đề cập đến vấn đề hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội và cho rằng đạo đức phải phục vụ cho pháp luật. . Tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại Đặc điểm cơ bản của tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại - Các tư tưởng quản lý được đồng nhất với quản lý nhà nước. Các đại biểu chủ yếu bàn. cho tư tưởng cấu trúc tổ chức của quản lý sau này. Nhiều người đánh giá đó là tư tưởng ban đầu để kiến tạo nên bộ máy quản lý quan liêu của tư tưởng quản lý cổ điển. 2. Platon (4 27 - 3 47 TCN. động của nhà nước. - Các tư tưởng quản lý trong thời kỳ này cũng hoà trộn với các tư tưởng về triết học, đạo đức và pháp lí. - Các tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại còn dừng lại ở trình độ

Ngày đăng: 05/06/2015, 15:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan