Tuyển chọn những bài văn nghị luận hay lớp 9

71 1.1K 0
Tuyển chọn những bài văn nghị luận hay lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.

Suy nghĩ của bản thân khi nhìn những em bé không nơi nương tựa Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình. Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn bải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đáng đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống. Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù. Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt. Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ qun tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá. Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đành lá rách”, đã khuyên chúng ta: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn. Cảm xúc khi đứng trước cánh đồng lúa chín Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan. Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu. Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp. Bình giảng một bài thơ em yêu thích Nhà thơ Vũ Duy Thông sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944; nguyên quán: Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc; từng là phóng viên mặt trận, làm báo nhiều năm. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sĩ Mĩ học, hiện công tác tại Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Tác phẩm đã xuất bản: Nắng trung du (1979); Những đám lá đổi màu (1982); Tình yêu người thợ (1987); Gió đàn (1989); Trái đất không chỉ có một người (1991); Ai là bạn tốt (1978); Cây bưởi ngây thơ và con bướm sặc sỡ(1980); Chú tôm gõ mõ (1981); Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của ong vàng (1982); Chiếc kẹo tàng hình (1987); Xứ sở không người (1987); Chiếc nồi trên vách đá (1988); Mèo con và cáo đỏ đuôi (1983); Thỏ rừng hóa hổ (1988); về thăm bà nội (1993) Nhà thơ đã được nhận: hai giải thưởng sáng tác cho thiếu nhi do Nhà Xuất bản Kim Đồng và Trung ương Đoàn tổ chức (1978 và 1988); Giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1969). Bài thơ được hình thành sau chuyến đi thực tế, khi ấy Vũ Duy Thông lù một nhà báo trẻ được cử làm phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Tĩnh nãm 1968. Con sông La trong bài thơ - theo tác giả - được bắt nguồn từ hai con sông Ngàn Trươi và Ngàn Phố chảy từ Trường. Sơn qua hai huyện Hương Khê vã Hương Sơn gặp nhau tại cuối huyện Hương Sơn, trở thành ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cuối dòng, sông La hòa với sông Lam đổ ra biển. Sông La nước trong xanh, hiền hòa quanh năm, hai bên sông là xóm làng trù phú, yên bình đó cũng là khung cảnh chất chứa nhiều sức gợi để khi viết, tác giả trào dâng cảm xúc: Bè ta xuôi sông La Dẻ cau cùng táu mật Muồng đen và trai đất Lứt chun rồi lút hoa Không biết có phải vì tác giả đã cùng những bè gỗ ấy xuôi dòng trong tâm trạng dạt dào cảm xúc mà lời thơ ở đây được cất lên như lời hát với âm vực rộng mở, phóng túng, mênh mang đến thế! Câu thơ đầu có hình thức như là một câu thông báo, nhưng lại được sắp xếp bằng một chuỗi ngôn ngữ mang tính biểu cảm: Bè ta xuôi sông La. Bắt đầu từ một điểm xuất phát: "Bè" rồi ý thơ như cũng "dời chỗ" trôi theo, cùng những lâm sản quí. Có cảm giác các loại gỗ được ken lại với nhau qua các từ nối "cùng", "vù", "rồi" kết thành bè - để bắt đầu một hành trình hối hả về xuôi. Hãy cùng hành trình với dòng sông: Sông La ơi sông La trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát mươn mướt đôi hàng mi Câu mở đầu khổ thơ thứ hai có dáng dấp một tiếng gọi thiết tha, đồng thời cũng có dáng dấp một lời hát trữ tình trước dòng sông thật dẹp: "Sông La ơi sông La". Đây là câu thơ có tính chất "bắc cầu" cho việc chuyển giọng của bài thơ. Đang giọng kể ở khổ thơ trước, đến đây lời thơ bỗng chuyển sang giọng miêu tả một cách trìu mến. Nhìn ra dòng sông "trong veo như ánh mắt " không khó, nhưng nhận ra ánh mắt ấy trong mối liên hệ với "hàng mi" mới đòi hỏi sự xuất hiện đúng lúc của hồn thơ. Thông thường thì kết quả ấy phải xuất phát từ điểm nhìn ở trên cao - song ở đây, ngay ở trên sông, để có được ý thơ, dường như tác giả đã lùi sâu vào bầu trời tâm tưởng, để mặc cho trí tưởng tượng của mình được tự do cất cánh giữa miền sông nước trong veo và đôi bờ xanh [...]... đường nét những miền quê yêu mến Dường như trong mắt nhìn và ý nghĩ ngỡ ngàng của tác giả càng trào dâng xúc cảm và bời bời những hình dung cảnh tượng khi bè cập bến Gỗ sẽ về với những công trình xây dựng, gỗ sẽ về với xưởng máy công trường - ỗ nối những nhịp đời, góp phần hàn gắn những vết thương chiến tranh trên đất nước Trong cảm giác như say, như mơ ấy, người chở hè cũng như tác giả bài thơ như... thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức,... chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo,... Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm Nàng “chẳng dám mong” vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng “khi về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” Vũ Nương cũng thông cảm cho những nỗi gian lao, vất vả mà chồng sẽ phải chịu đựng Và xúc động nhất là những lời tâm tình về nỗi nhớ nhung, trông chờ khắc khoải của mình khi xa chồng Nhữnglời văn từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu như... lâng xúc động tỏa sáng, như cũng được bay cùng những hình dung về phía miền quê "bừng tươi nụ ngói hồng" thấm đẫm niềm tin và hy vọng giữa những năm tháng oanh liệt khi xưa Đọc Bè xuôi sông La, còn có cảm giác được tắm mình trong tưởng tượng trữ tình mươn mướt của cảnh sắc sông La, được khỏe khoắn và lớn dậy trong hồn một tình yêu quê hương đất nước Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương của trẻ em... nhau vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn Những kiến thức cơ bản của chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài... chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang Nhưng trong số những nhà hảo... biết bóc lột sức lao dộng của các em Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh,để làm gương cho bọn xấu còn lại Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân Là một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng... hiếm có trong những năm tháng mà bom đạn của không quân Mỹ đang ngày đêm cày xới miền Trung Đó cũng là phút giây bâng khuâng, xúc cảm trào dâng của tác giả giữa một vùng đất, vùng trời tươi đẹp: Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Hình ảnh những chiếc bè trên sông vừa được ẩn dụ trong chữ "gỗ", vừa được nhân hóa trong chữ "lượn" thật khéo léo, tài tình Lòng như bỗng xôn xao tở mở cùng những bè gỗ... yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc - Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc 2 Giá trị nhân đạo: a Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ đời sống và tính cách nhân vật Ngay từ đầu, nàng đã . Gió đàn ( 198 9); Trái đất không chỉ có một người ( 199 1); Ai là bạn tốt ( 197 8); Cây bưởi ngây thơ và con bướm sặc sỡ( 198 0); Chú tôm gõ mõ ( 198 1); Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của ong vàng ( 198 2); Chiếc. Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sĩ Mĩ học, hiện công tác tại Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Tác phẩm đã xuất bản: Nắng trung du ( 197 9); Những đám lá đổi màu ( 198 2); Tình yêu người thợ ( 198 7);. ( 198 2); Chiếc kẹo tàng hình ( 198 7); Xứ sở không người ( 198 7); Chiếc nồi trên vách đá ( 198 8); Mèo con và cáo đỏ đuôi ( 198 3); Thỏ rừng hóa hổ ( 198 8); về thăm bà nội ( 199 3) Nhà thơ đã được nhận:

Ngày đăng: 05/06/2015, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan