Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011

5 310 1
Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC: 2010 – 2011 Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của Phòng GD&ĐT Hải Lăng về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học trong nhà trường. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011 như sau: I. MỤC TIÊU: - Phát huy tính Tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Nâng cao chất lượng dạy học. II. THỰC TRẠNG: Trong thực tiễn giáo dục, khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, đối với người dạy có khá nhiều trở ngại khách quan và chủ quan. Đáng kể nhất đối với không ít giảng viên đó chính là những cản trở về mặt tâm lý. Đứng trước việc phải thay đổi phương pháp dạy học, người giảng viên thường phải vượt qua bốn trở ngại chính về tâm lý. Trở ngại đầu tiên đó là tâm lý lo lắng, sợ hãi. Bất cứ sự đổi mới nào cũng chứa đựng ít nhiều những rủi ro và đòi hỏi chấp nhận những mạo hiểm. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Cán Bộ cũng khiến không ít giảng viên có những lo lắng, bất an như: - Chưa được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và kỹ năng áp dụng các phương pháp dạy học mới nên băng khoăn, thiếu tự tin. - Lo ngại khi áp dụng ngững phương pháp mới, có thể không thành công bằng phương pháp thuyết giảng truyềng thống mà mình đã quen thuộc bấy lâu nay, đặc biệt là ở giai đoạn bắt đầu đổi mới. - Ngại phải hao tốn nhiều thời gian, công sức để đầu tư, soạn lại giáo án của tất cả các bài giảng cho phù hợp với phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học mới. Điều này thể hiện khá rõ nét ở các giảng viên đã giảng dạy lâu năm, giảng dạy nhiều môn nhiều bài. Trở ngại thứ hai cho việc đổi mới tâm lý dạy học nằm ở kiểu tư duy: không cần thay đổi gì, mình vẫn sống yên ổn, vị trí công tác vẫn không thay đổi. Những trạng thái tâm lý nói trên đều có thể khiến người ta không tha thiết quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học. 1 Trở ngại tâm lý thứ ba liên quan đến quyền lực. Khi quyền lực giúp cho duy trì tình trạng hiện tại một cách yên ổn, người ta sẽ không có nhu cầu thay đổi, Người giảng viên sẽ không muốn thay đổi phương pháp dạy học khi: theo phương pháp cũ vẫn được đồng nghiệp coi trọng, cảm thấy mình vẫn có uy tín. Trở ngại tâm lý thứ tư đó là sự “già nua” trong chính mỗi con người. Già nua ở đây không hẳn là già nua vì tuổi tác mà chủ yếu là nói về sự xơ cứng của tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc. Có người già mà vẫn học suốt đời, vẫn hăm hở tiếp cận cái mới, vẫn giữ được cho mình những suy nghĩ trẻ trung, năng động. Ngược lại có những người tuổi đời còn trẻ mà trì trệ, bằng lòng với kinh nghiệm đã có, thiếu tích cực học hỏi, hờ hững với nghề nghiệp, hời hợt trong công việc. Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học muốn đi đến những kết quả sâu rộng và bền vững, trước hết phải xuất phát từ bản thân người giáo viên. Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục, người dạy phải vượt qua các trở ngại tâm lý cơ bản đã nêu, chỉ khi nào đổi mới dạy học trở thành nhu cầu tự thân trong mỗi giảng viên thì hoạt động dạy học ấy mới thật sự khởi sắc. III. QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (PPDH): Theo một nghĩa chung nhất thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Nói một cách cụ thể hơn thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH một cách tích cực và hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm HS và đặc điểm của từng lớp học, môn học. Đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ định hoàn toàn các PPDH truyền thống và tuyệt đối hóa các PPDH hiện đại. Trong đổi mới PPDH cần phải khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống; sử dụng chúng một cách hợp lí, có hiệu quả trong sự kết hợp hài hòa với các PPDH hiện đại. - Là sự cải tiến, hoàn thiện các PPDH đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học. - Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. - Là sự thay đổi PPDH đang sử dụng bằng các PPDH mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện; từ đó hình thành nên các “kiểu” Dạy-Học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn. 2 III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI: 1. Đổi mới không gian lớp học: Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì cần đến môi trường lớp học (phòng học) xây dựng mỗi phòng là một môi trường giáo dục (Sử dụng lực lượng và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các tư liệu, phương tiện… Phòng học được trang trí đơn giản, thoáng mát, đủ ánh sáng, có cây xanh. Bàn ghế đảm bảo kích cở phù hợp với học sinh, luôn thay đổi cách sắp xếp để không gây sự nhàm chán. 2. Đưa ứng dụng CNTT vào dạy học: Trong quá trình đổi mới này, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học hiện đại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” . Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Làm thế nào để vươn ra biển lớn và hội nhập quốc tế? Làm thế nào để đào tạo một thế hệ trẻ năng động , yêu nước, có tài có đức ? Nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo hết sức nặng nề và vô cùng vinh quang. Hiện nay máy vi tính không những dùng để dạy môn tin học mà là phương tiện dạy học hiện đại. Về mặt kĩ thuật, máy vi tính có thể thay thế cho các phương tiện khác như băng từ, đĩa, đèn chiếu Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học, GV có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh động theo hướng tăng cường hoạt động tự chủ, độc lập giải quyết vấn đề của học sinh. ‘‘Giáo án điện tử’’ với những thông tin được trình bày theo đúng nguyên tắc sư phạm , nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả dạy học. Đứng trước yêu cầu này, Sở, Phòng GD&ĐT, nhà trường cũng đã mở nhiều lớp tập huấn về giảng dạy với máy vi tính và nhiều trường đã được trang bị hệ thống máy tương đối hiện đại. Nhiều thầy cô giáo đã tâm huyết đầu tư vào ‘‘Giáo án điện tử’’ . Nhưng một số thầy cô giáo vẫn còn xa lạ với mô hình này. Hơn nữa, nếu mỗi thầy cô giáo tự soạn giáo án điện tử để giảng dạy thì mất rất nhiều thời gian. 3 Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học , phương tiện dạy học truyền thống tỏ ra bất cập khi ta tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học mới, do đó chúng ta cần phải phát huy tính tích cực của phương tiện dạy học hiện đại. Khi sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, ngoài bảng đen, phấn trắng, tùy vào đặc trưng của mỗi môn học, bài học, có thể cần có thêm : − Giáo án điện tử với sự chuẩn bị kỹ lưỡng. − Phiếu học tập. − Các tình huống, trao đổi giữa thầy và trò. − Phòng học phù hợp và các phương tiện hiện đại như máy tính và màn hình lớn (53 inches), máy chiếu Projector, Máy tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học thông qua các phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá, Chẳng hạn, trong phần kiểm tra kiến thức cũ của học sinh, giáo viên có thể sử dụng máy tính để đưa ra các tình huống có vấn đề; các câu hỏi phát huy trí lực. Khi củng cố, giáo viên cũng có thể dùng máy tính để đưa ra bài tập củng cố, trắc nghiệm 3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù của từng bộ môn và đối tượng học sinh: Phối hợp hợp lý các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng địa phương, ở vường trường…) dạy học có sử dụng trò chơi học tập. Các lớp 1,2,3 việc sử dụng trò chơi học tập rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em vì với các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Giáo viên không nên sử dụng một phương pháp, hình thức dạy học duy nhất trong các giờ lên lớp mà phải biết kết hợp đan xen các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh tập trung chú ý cao, tạo hứng thú học tập. Tuy nhiên việc kết hợp các hình thức dạy học trong giờ lên lớp còn phụ thuộc vào nội dung tiết học, đối tượng học sinh để giờ dạy học sinh đạt kết quả cao thì người giáo viên cần lựa chọn một cách linh hoạt, sáng tạo phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. V. KẾ HOẠCH CỤ THỂ: THÁNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC GHI CHÚ Tháng * Đổi mới không gian lớp học: - Tổ chức HS lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 4 9/2010 Đến 10/2011 - Trang trí lớp học. - Trồng một số loại cây xanh trong chậu đặt trong lớp học. Tháng 10/ 2010 Đến 05/2011 * Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù của từng bộ môn và đối tượng học sinh: - Khảo sát tình hình học tập của HS đê lựu chon phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. - Tiến hành áp dụng đổi mới phương pháp trong dạy học. - Lưu ý: Cần phải biết cách phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Không có phương pháp nào là vạn năng. Tháng 10/ 2010 Đến 05/2011 * Đưa ứng dụng CNTT vào dạy học: - Tham mưu với nhà trường hỗ trợ thiết bị dạy học. - Tiến hành soạn bài giảng sử dụng máy chiếu. - Lưu ý: Không lạm dụng CNTT, ĐDDH. Tháng 5/2011 - Báo cáo kết quả thực hiện ĐMPP dạy học. Rút ra biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thức hiện kế hoạch ĐMPP cho thời gian tới. - Đề xuất với nhà trường một số vấn đề mắc phải trong ĐMPP. Hải An, ngày 15 tháng 09 năm 2010 GIÁO VIÊN Lê Dõng 5 . GD&ĐT Hải Lăng về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học trong nhà trường. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011 như sau: I giảng dạy thì mất rất nhiều thời gian. 3 Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học , phương tiện dạy học truyền thống tỏ ra bất cập khi ta tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học mới, . LĂNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC: 2010 – 2011 Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010

Ngày đăng: 05/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan