Đôi điều về đổi mới PPDH Ngữ Văn

10 190 0
Đôi điều về đổi mới PPDH Ngữ Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VÀI VẤN ĐỀ VỀ SOẠN GIẢNG THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên giảng dạy THPT ở tất cả các môn học, trong đó có Ngữ văn. Đổi mới PPDH được cụ thể hóa như thế nào trong vấn đề soạn giảng Ngữ văn ? - Là vận dụng nhiều PPDH vào giảng dạy Ngữ văn. - Là kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong vận dụng các PPGD trong soạn giảng và lên lớp. - Là vận dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí và có tác dụng vào giảng dạy. - Là vận dụng các phương tiện hiện đại vào giảng dạy… 1. Ý tưởng: - GV phải có ý tưởng đổi mới PPDH, vận dụng ý tưởng đó vào thực tế giảng dạy một cách hợp lí và có hiệu quả. 2. Thiết kế giáo án: - Soạn giáo án theo thống nhất chung của tổ chuyên môn, sở GD – ĐT. + Soạn Nội dung cần đạt. + Xác định các PPDH phù hợp để hướng dẫn HS tự học, tự tìm ra nội dung cần đạt đó. + Xác định các vấn đề cần vận dụng CNTT, phương tiện hiện đại cần thiết vận dụng và vận dụng có hiệu quả vào bài dạy. + Xác định các nội dung cần tích hợp, liên hệ mở rộng trong nội dung bài dạy. + Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. + Xác định các vấn đề cần thảo luận nhóm. + Tính toán thời gian thảo luận, chia sẻ thông tin và phản hồi tích cực. + Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm, bài tập mở cho phù hợp với đối tượng HS. 3. Lên lớp: - Tùy thực tế dạy học mà tiến hành theo giáo án có linh hoạt. - Lưu ý các tình huống có vấn đề của từng lớp dạy. - Lưu ý các thông tin phản hồi từ HS. - Rút kinh nghiệm giảng dạy kịp thời… - Lưu ý kĩ năng đặt câu hỏi khi lên lớp: Ø Lời văn dễ hiểu. Ø Hỏi câu có hơn một câu trả lời đúng. Ø Tăng cường loại câu hỏi: vì sao? Như thế nào? Ø Khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời với bạn theo hình thức cặp đôi. Ø Gọi HS ngẫu nhiên. Ø Chủ động lắng nghe. Ø Tránh ngắt lời và sửa lỗi ngay tức thì. Ø Hướng dẫn lại câu trả lời sai thật tế nhị…. Đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc, do đó, giáo viên phải thực sự không ngừng học hỏi, dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm từ thất bại. Đổi mới cách dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường Theo thống kê kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm gần đây bài thi môn Văn đạt điểm 8, 9, 10 là rất ít, bài thi có điểm dưới trung bình chiếm đa số, có rất nhiều bài thi đạt điểm 0. Trong đó, nhiều bài văn của học sinh khiến người chấm dở khóc dở cười vì những sai sót quá cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, suy diễn theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì mình đã viết Điều đó đã phần nào phản ánh thực trạng dạy - học Văn trong trường đang ở mức đáng báo động đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần đưa ra những giải pháp thích hợp để đổi mới quy trình dạy và học môn Văn hiện nay. Khảo sát bài thi của thí sinh cho thấy sai chính tả là lỗi phổ biến nhất. Những lỗi chính tả thường gặp là: tên riêng của nhà văn, nhà thơ không viết hoa, rất nhiều bài văn từ đầu đến cuối không có một dấu chấm câu nào, nhiều từ đơn giản cũng không viết đúng. Cùng với lỗi viết sai chính tả là lỗi dùng từ và đặt câu. Thí sinh rất hay nhầm lẫn những từ gần giống nhau, không có ý thức qua dòng, không biết tổ chức các đoạn văn và viết câu thì câu què, câu cụt, câu sai cấu trúc, sai lô gích. Nhiều câu văn của học sinh mà người chấm không thể hiểu nổi học sinh đó muốn viết gì. Điều đó cho thấy học sinh hết sức lơ mơ về kiến thức ngữ văn. Có một thực tế là hiện nay rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn học hay. Do vậy khi làm bài, học sinh thường suy luận chủ quan, thô tục hoá văn chương. Ngoài những lỗi trên thì tình trạng học sinh làm bài sai kiến thức cơ bản vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đó là tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, viết sai tên tác giả, tác phẩm, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác… Sở dĩ chất lượng học văn của học sinh kém như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu sau: Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. Một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương. Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới. Vấn đề quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình tài liệu về phương pháp dạy học Văn còn mang bệnh lý thuyết và sách vở hoặc chịu tác động từ các phương pháp dạy học của nước ngoài. Nhiều giáo viên còn mơ hồ trước những khối lý luận phương pháp dạy học chung chung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà còn các bộ môn khác. Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất là văn học nước ngoài cho giáo viên ở nhiều trường học, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi đã khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Đó là chưa kể đến đời sống giáo viên tuy đã được cải thiện căn bản nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn chưa thể chuyên tâm cho việc giảng dạy. Số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều lại thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy học văn. Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, đáng phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Người học chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết học sinh cảm thấy khá khó khăn. Qua phân tích những nguyên nhân nói trên, để nâng cao chất lượng dạy, học văn trong nhà trường theo chúng tôi cần thực hiện tốt các giải pháp sau. Trước hết, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học. Thông báo Kết luận số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà, trong đó có giải pháp "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên”. Do vậy, giáo viên phải từng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học mới, trong đó học sinh dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút ra những kết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa. Có như vậy, học sinh mới tỏ ra hứng thú và cảm thấy mình cũng là người “đồng sáng tạo” với tác giả, như quan điểm của mỹ học tiếp nhận. Thứ hai, giảm tải chương trình một cách hệ thống và đồng bộ. Hiện nay chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông còn khá nặng. Học sinh phải học một lúc nhiều môn, môn nào cũng quan trọng, vì vậy, các soạn giả sách giáo khoa cần cân nhắc nên đưa vào sách những tri thức văn học tối thiểu và những tác phẩm có giá trị để học sinh có một cái nhìn toàn diện về văn học nước nhà và thế giới, tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” như hiện nay. Phân phối chương trình môn Văn cũng còn bất cập. Nhiều truyện ngắn, bài thơ quá dài nhưng phân phối chỉ 1-2 tiết cho 1 tác phẩm. Thời lượng là 90 thì đã mất 5 phút ổn định trật tự, 15 phút kiểm tra bài cũ, chỉ còn 70 phút dạy bài mới thì làm sao giáo viên và học sinh có thể khám phá hết những giá trị đặc sắc của tác phẩm. Thứ ba, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã yêu cầu các cấp, các ngành cần "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo". Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chọn năm học 2008-2009 làm năm học ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Công nghệ thông tin sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy - học cho học sinh. Giáo viên có thể thực hiện việc giảng dạy ở bất cứ không gian, thời gian nào. Học sinh có thể tự làm việc với máy vi tính, tự tiếp cận, khai thác và xử lý thông tin trên mạng Internet. Người học có thể làm việc độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên trong và ngoài lớp, ở một hay nhiều quốc gia để thực hiện việc học tập của mình. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà giáo viên và học sinh có thể tự sử dụng nhiều phần mềm phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Việc tổ chức lưu trữ, đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan, chính xác và thuận lợi hơn. Nhờ có máy tính mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Các kỹ thuật thao tác sử dụng công nghệ khá dễ dàng. Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên có nhiều thời lượng để đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Đó là những tiền đề để sau khi tốt nghiệp người học sẽ làm chủ kiến thức của mình, biết tiếp thu và vận dụng sáng tạo những thành tựu của công nghệ thông tin trong quá trình công tác. Bên cạnh đó, chúng ta cần cải tiến cách thi cử phù hợp với yêu cầu và chuẩn kiến thức. Thi cử phải kết hợp hài hoà giữa những gì học sinh được học và những gì là sáng tạo riêng của người học. Đề thi nên kết hợp dạng đề thi thông thường và đề “mở”; cần có cả hai loại là đề nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nội dung đề thi cần cải tiến theo hướng phát huy tính tư duy, óc sáng tạo của người học, tránh lối học vẹt, học thuộc lòng… Cấu trúc đề thi có thể chia làm hai phần (phần trắc nghiệm và phần tự luận). Phần trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của học sinh. Phần tự luận nhằm đánh giá khả năng diễn đạt, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học của học sinh. Có thể ra đề thi như kiểu đề thi văn của Trung Quốc, Mỹ… Thực hiện tốt những giải pháp trên đây, chúng tôi tin rằng chất lượng dạy, học văn trong nhà trường sẽ đem lại những hiệu quả tích cực. Đổi mới cách dạy môn Ngữ văn theo hướng nào? Diễn đàn Dân trí đã cho đăng bài “Kinh nghiệm hay trong cách dạy môn văn của nước ngoài” nhằm đưa ra những gợi ý đổi mới cách dạy và học môn ngữ văn của nhà trường chúng ta. Đây quả thực là một chủ đề đáng bàn. Là người trong cuộc, chúng tôi cũng suy nghĩ nhiều về tình trạng sa sút của các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung và môn ngữ văn nói riêng trong nhà trường hiện nay của chúng ta. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do đội ngũ GV chưa thực sự tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, thiếu hấp dẫn. Đặc thù của các môn KHXHNV là nội dung kiến thức thường được trình bày trong SGK, sách GV nên nếu GV không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại những nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy GV chỉ cố gắng trình bày lại những điều đã có sẵn trong SGK, vì thế giờ học rơi và tình trạng hình thức. Ngay cả những giờ giảng được đánh giá là thành công thì tính chất “độc diễn” của GV vẫn thể hiện khá rõ nét. Thậm chí có những giờ dạy diễn ra rất rôm rả, sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một “màn kịch” dàn dựng khéo, tất cả đã được GV tập dượt trước, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ định luôn những học sinh nào sẽ phát biểu! Nhiều GV được khen là “dạy hay”, song thực chất là “diễn thuyết” hay, và HS học xong là kiến thức cứ trôi đi tuồn tuột. Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV thì không đem lại kết quả gì, mà quan trọng là cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía HS. Thói quen học tập thụ động, đối phó của HS là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện HS phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian thích đáng cho tất cả các môn, vì vậy mới sinh ra tình trạng học lệch. Học theo phương pháp mới đòi hỏi các em phải đầu tư nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học…Đa số HS không có đủ các tài liệu tham khảo cần thiết, và chưa hình thành được tư duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho tình trạng đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều môn rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả cao. Nguy hại nhất là tư duy tự bằng lòng, an phận đã trở nên phổ biến trong cả GV và HS. GV bằng lòng với việc HS làm bài giống với ý mình, càng giống càng tốt, và HS thì không coi việc chép tài liệu, quay cóp khi kiểm tra là xấu. Trước thực trạng đó, một số người mong muốn sẽ học tập, tham khảo những mô hình đổi mới phương pháp giáo dục của nước ngoài để góp phần thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động. Tuy nhiên, một số người chưa nghiên cứu vấn đề một cách kĩ lưỡng mà thường chỉ nhìn thấy sự khác biệt ở một số phương diện nào đó, rồi hô hào đổi mới theo nước ngoài. Đối với môn Ngữ văn, tình hình cũng tương tự. Quan niệm về tính chất, yêu cầu, nội dung môn học của nước ngoài chắc cũng có nhiều khác biệt so với Việt Nam. Điều kiện về đội ngũ GV, HS, cơ sở vật chất, chương trình cũng nhiều điểm không giống ta. Ví dụ: Nhiều nước môn học được tổ chức theo lối cuốn chiếu, nghĩa là HS phải học rất ít môn, và có nhiều điều kiện thời gian để đầu tư cho môn học. Đội ngũ GV của họ được tuyển chọn hết sức khắt khe, đào tạo bài bản, và có mức lương đủ sống, nghĩa là tính chuyên nghiệp rất cao. Lớp học thường có ít HS, nên GV có điều kiện quan tâm tới từng em. Điều kiện học tập của HS rất đầy đủ. Ngay cả quan niệm về mục đích, yêu cầu môn học của họ cũng có những khác biệt so với ta. Quan niệm giáo dục của họ cũng khác, nghĩa là tôn trọng tối đa sự sáng tạo, phát triển của cá nhân. Ví dụ bài học “Cô bé Lọ Lem” ở trên, chắc chắn là sản phẩm của một nền giáo dục rất “thoáng”, nghĩa là cho phép người dạy, người học được phát huy tự do, sáng tạo ở mức tối đa. Cũng bài học đó, nếu một GV khác dạy ở một lớp khác thì “kịch bản” có thể hoàn toàn khác. BÀI GIẢNG CÔ BÉ LỌ LEM CỦA MỘT GV MĨ Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi. Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi? Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella. Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì? HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm. Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy. HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội. Thầy: Vì sao thế? HS: Vì vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu. Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi. Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội? HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella. Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không? HS: Đúng ạ. Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không? HS: Không ạ. Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không? HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu. Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử? HS: Chính là Cinderella ạ. Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào? HS: Phải biết yêu chính mình ạ. Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không? HS: Đúng ạ, đúng ạ! Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không? HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ. Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không? Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò. Trở lại với bài giảng “Cô bé Lọ Lem” của GV Mĩ, bên cạnh những ưu điểm mà tác giả đã chỉ ra, bài giảng còn có những vấn đề cần phải xem xét. Dễ nhận thấy từ đầu đến cuối GV là một “đạo diễn” tài ba, nhưng điều đáng tiếc là vị đạo diễn này đã lấn sân, nên vai trò của “diễn viên” (HS) đáng ra phải nổi bật lên lại bị lu mờ. Giờ học được tổ chức theo kiểu đối thoại, nhưng chủ yếu là lời của ông thầy, còn lời của trò chỉ mang tính chất phụ họa, “tiếng đế”, chỉ có phát hiện ở cuối bài về chi tiết “lỗi” của truyện là đáng kể. Cứ làm một thống kê so sánh về tỷ lệ từ ngữ của ông thầy và HS trong giờ học sẽ rõ. Toàn bộ chân lý là do thầy phát hiện, và phát biểu. Đành rằng các em HS này có thể còn nhỏ tuổi, nhưng ông thầy giỏi là người biết dẫn dắt sao để cho HS tự nắm được chân lý, chứ không phải là chỉ thụ động tiếp thu chân lý. Ít ra thì cũng đóng vai người đồng hành, chứ không nên tự mình làm lấy tất cả. “Cung cấp cần câu thay vì cho cá”, đó là nguyên tắc sơ đẳng mà bất cứ nhà giáo nào cũng đã biết. Hạn chế thứ hai cũng xuất phát từ hạn chế thứ nhất, là tính chất suy diễn của nội dung bài giảng. Vì GV không để cho HS tiếp nhận bài học một cách tự nhiên, không khơi gợi cho các em phát biểu những điều mình nghĩ một cách tự do, nên đã rơi vào lỗi “áp đặt chân lý”, dù hay và đúng đến mấy. Từ bài học về một truyện cổ tích, ông thầy đã dẫn dắt HS đến những vấn đề như: Cần ăn mặc chỉnh tề, sự giúp đỡ của bạn bè, cần biết thương yêu chính mình, biết tự tạo ra cơ hội, giữ thói quen đúng giờ… “rằng hay thì thật là hay”, nhưng cũng nhiều quá. Quá nhiều bài học, thì HS sẽ khó lĩnh hội được sâu sắc một bài học nào. Chúng tôi có cảm giác là trong những bài học khác, người ta cũng rất dễ dẫn dắt HS đến những bài học tương tự, nghĩa là ông thầy “tán” nhiều quá. Mà việc rút ra quá nhiều bài học đạo đức, ứng xử như thế sẽ khiến giờ học “lạc đề”, lấn sân sang nội dung của môn GDCD. Ý kiến về việc bài dạy không đúng đặc trưng bộ môn cũng có cơ sở. Văn học là môn học về nghệ thuật, những bài học (hay thông điệp) của môn Văn thường được lồng một cách tự nhiên đằng sau vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng, của ngôn từ. Tính chất giáo dục của văn chương không thể hiện một cách trực tiếp như môn GDCD mà thường gián tiếp, tự nhiên, vì vậy có độ lắng sâu, bền vững, có sức mạnh riêng. Dạy văn mà cứ nhăm nhăm tìm ra “bài học”, càng nhiều bài học càng tốt, thì chắc chắn sẽ thất bại. Nhiều khi GV không nói là bài học gì, mà mỗi HS tự tìm thấy ý nghĩa, bài học cho riêng mình. Mỗi lời giảng, cách giải thích của GV Văn vì thế cần tự nhiên, tinh tế, nhưng cũng phải chính xác. Nhiều khi, một cắt nghĩa sai của GV đã để lại những hậu quả lâu dài. Bởi vì HS cứ nghĩ rằng đó là chân lý. Ví dụ như cách giải thích của người GV Mĩ nói trên có một điểm cần tranh luận. Đó là “Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con của người khác như con mình mà thôi”. Đây là một lời bào chữa cho bà mẹ kế và có thể gây hiểu lầm. Họ có thể “chưa thể yêu con của người khác như con của mình”, cái đó là quyền họ. Nhưng họ không thể nhân danh vì con mình mà đối xử nhẫn tâm, tàn tệ với “con của người khác” được. Đó là tội ác xuất phát từ tính ích kỉ, đố kị không thể tha thứ, không thể biện minh. Ở đây, không khéo đầu óc trẻ thơ đã hiểu sai về bản chất vấn đề, cho rằng những người như bà mẹ kế nọ “không phải là người xấu”!? Cũng nên cho các em biết là những người nhân hậu yêu thương con người khác cũng như con của mình. Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục là giúp người học nhận thức được đúng sai, Thiện-Ác. Điều này tưởng như đơn giản nhưng thực chất là vấn đề mà con người luôn phải đối mặt trong suốt cuộc đời. Đôi khi chỉ một lời nói thiếu chín chắn của người thầy cũng đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Ở đây chúng ta lại trở về một vấn đề có tính nguyên lý: Dạy Văn là dạy người. Dạy người là mục đích, nhưng phải thông qua văn chương, bảo đảm những quy luật đặc thù của văn chương. . ĐỀ VỀ SOẠN GIẢNG THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên giảng dạy THPT ở tất cả các môn học, trong đó có Ngữ văn. Đổi mới PPDH. nhị…. Đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc, do đó, giáo viên phải thực sự không ngừng học hỏi, dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm từ thất bại. Đổi mới cách dạy và học môn Ngữ văn. của nhà văn này với nhà văn khác… Sở dĩ chất lượng học văn của học sinh kém như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu sau: Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng

Ngày đăng: 05/06/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan