Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

164 1.3K 8
Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH NGUYN VN HNG XÂY DựNG NÔNG THÔN MớI TRONG PHáT TRIểN KINH Tế - Xã HộI ở TỉNH BắC NINH LUN N TIN S KINH T H NI - 2015 HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH NGUYN VN HNG XÂY DựNG NÔNG THÔN MớI TRONG PHáT TRIểN KINH Tế - Xã HộI ở TỉNH BắC NINH Chuyờn ngnh : Kinh t chớnh tr Mó s : 62 31 01 01 LUN N TIN S KINH T Ng i h ng d n khoa h c: PGS. TS. PHM QUC TRUNG H NI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hùng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những nghiên cứu ngoài nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới 6 1.2. Những nghiên cứu trong nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới 8 1.3. Những vấn đề về xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cấp tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu 16 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 20 2.1. Khái quát về nông thôn mới 20 2.2. Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 27 2.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 59 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘIỞ TỈNH BẮC NINH 76 3.1. Tiền đề xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh 76 3.2. Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến nay 85 3.3. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh 114 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 122 4.1. Phương hướng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 122 4.2. Giải pháp xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 132 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BĐKH : Biến đổi khí hậu CNH : Công nghiệp hoá CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cữu Long HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế - xã hội MTQG : Mục tiêu quốc gia NTM : Nông thôn mới XD : Xây dựng XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009 - 2011 80 Bảng 3.2: Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới 92 Bảng 3.3: Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông 94 Bảng 3.4: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi 95 Bảng 3.5: Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn 96 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 98 Bảng 3.7: Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện 99 Bảng 3.8: Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư 100 Bảng 3.9: Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục 108 Bảng 3.10: Tình hình thực hiện tiêu chí về y tế 109 Bảng 3.11: Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường 111 Bảng 3.12: Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội 113 Bảng 3.13: Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2 năm 2010 - 2011 117 Bảng 3.14: Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành kinh tế (thời điểm 31/12 hàng năm) qua 3 năm 119 Bảng 4.1: Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 -2020 127 Bảng 4.2: Nhu cầu đào tạo cán bộ NTM tỉnh Bắc Ninh 138 Bi󰗄u 󰗔 3.1: Thực trạng xây dựng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh theo từng tiêu chí thực hiện 114 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu quan trọng trong chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được xác định trong Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân có đời sống văn hóa và vật chất thấp. Việc xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được nội dung trên, đòi hỏi nền kinh tế - xã hội phải phát triển bền vững. Một nền kinh tế phát triển bền vững là cơ sở khoa học cho việc thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn còn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; với gần 70% dân số hiện đang sống ở khu vực nông thôn và 47% số lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 1,61 ha đất canh tác; trong đó, đồng bằng sông Hồng 0,35 ha/hộ; Trung du và miền núi phía Bắc 2,98 ha/hộ; Bắc Trung bộ 1,76 ha/hộ; Duyên hải miền Trung 2,13 ha/hộ; Tây Nguyên 5,63 ha/hộ; Đông Nam Bộ 1,2 ha/hộ và đồng bằng sông Cửu Long 1,03 ha/hộ [39]. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 95 triệu mảnh đất nông nghiệp với tổng diện tích 9,4 triệu ha. Sự manh mún trong sản xuất nông nghiệp, nhất là manh mún về đất sản xuất làm 2 cho sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững. Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp có xu hướng giảm. Bình quân giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp chiếm 6,4% GDP nhưng đến giai đoạn 2011 - 2013 giảm còn 5,4% GDP [88]. Thu nhập của cư dân nông thôn còn rất thấp, bình quân hàng năm bằng 76,6% mức bình quân chung cả nước và chỉ bằng 47,5% so với thu nhập của cư dân đô thị. Cả nước có tới 84,5% số hộ nghèo (trong tổng số hộ nghèo cả nước) sống ở nông thôn (nếu tính theo chuẩn nghèo mới còn cao hơn nữa) [39]. Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao, nên nguy cơ các hộ từ cận nghèo trở thành hộ nghèo rất cao, hoặc hộ đã thoát nghèo nhưng nếu chỉ gặp rủi ro như trong năm có người ốm; gia súc, gia cầm bị dịch bệnh lại gặp nguy cơ tái nghèo. Thực trạng trên đang hạn chế đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái có chiều hướng gia tăng, nhất là ở những vùng nông thôn có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, theo đó tác động tiêu cực làm chậm việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay là cần phải có những nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực tiễn, tìm giải pháp phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở vật chất để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nông thôn cả nước nói chung, cũng như xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Với lý do trên và qua thực tiễn, kinh nghiệm công tác nhiều năm trên địa bàn nông thôn của một tỉnh phía Bắc, vấn đề “Xây dự ng nông thôn mớ i trong phát triể n kinh tế - xã hộ i ở tỉ nh Bắ c Ninh” được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mụ c đích nghiên cứ u: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận, thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội, luận án phân tích, đánh giá thực trạng xây 3 dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh theo các tiêu chí, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới năm 2020. - Nhiệ m vụ nghiên cứ u: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp tỉnh. + Trên cơ sở xác định những tiềm năng cùng với những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh; đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo 11 nội dung (19 tiêu chí), xác định những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. + Phương hướng, giải pháp xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đố i tư ợ ng nghiên cứ u: xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là: mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội. Trong mối quan hệ đó, kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến xây dựng nông thôn mới. Ngược lại, nông thôn mới có tác động tích cực trở lại kinh tế - xã hội, tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngày nay, mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội càng chặt chẽ hơn bao giờ hết. Phát triển kinh tế - xã hội ổn định nhanh, bền vững giữ vai trò quyết định cho xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới tạo môi trường, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Bởi vậy, phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể trên từng địa phương. 4 - Phạ m vi nghiên cứ u: + Về nội dung: luận án nghiên cứu lý luận, thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung làm rõ mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội. + Về không gian: luận án nghiên cứu xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh. + Về thời gian: luận án nghiên cứu xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luậ n củ a luậ n án Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội. Những chủ trương, phương hướng xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh; các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các cơ quan, sở, ban, ngành của Tỉnh; các công trình khoa học liên quan đến đề tài đã được công bố; kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương tương đồng và kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu thực tế có liên quan là cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án. 4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u củ a luậ n án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án chú trọng sử dụng các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị học Mác - Lênin là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử; phân tích với tổng hợp; thống kê so sánh… Trong đó, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng và quán triệt trong toàn bộ luận án. Trên cơ sở đưa ra những giả định khoa học, hợp lý luận án tập trung làm rõ đối tượng nghiên cứu trong từng bối cảnh, điều kiện cụ thể nhằm làm rõ thực chất và bản chất kinh tế - xã hội của quá trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng; làm rõ tính tương đồng và khác biệt của chúng với các tiến trình xây dựng nông thôn mới khác… nhằm đảm bảo tính kế thừa, phát [...]... góp mới về mặt khoa học của luận án - Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số cơ sở khoa học về nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cấp tỉnh; trên cơ sở đó, làm rõ những nội dung và xu hướng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - Đánh giá thực trạng và nhận diện những vấn đề mới đang đặt ra đối với xây dựng nông thôn mới trong. .. cách và phát triển nông thôn (1978 - 1991); trong đó, những vấn đề được làm rõ như: chuyển đổi thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn (1978 - 1984), phát triển công nghiệp nông thôn (1985 - 1991); quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn Các kết quả nghiên cứu tiếp theo về đẩy mạnh phát triển nông thôn (1992 - 2003) trên các nội dung về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn thông qua xây dựng. .. trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - Đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luậ n củ a luậ n án Luận án đã hệ thống hóa lý luận, trình bày rõ, đúng vai trò, nội dung, vị trí quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới. .. trường nông thôn; điều chỉnh sự phát triển của xí nghiệp Hương Trấn; đổi mới thể chế kinh doanh nông nghiệp; quá trình đô thị hóa nông thôn và quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn Những vấn đề của xã hội nông thôn như: xóa đói giảm nghèo nông thôn, việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn, giáo dục nông thôn, hệ thống an sinh xã hội nông thôn Và xây dựng nông thôn XHCN giai đoạn mới từ... từ vai trò và mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển theo hướng hiện đại ở Việt Nam; phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn; xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi trường ở nông thôn hay xây dựng NTM ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra và giải pháp Trần Ngọc Ngoạn, trong cuốn sách "Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới" [52] đã tiếp... những vấn đề lý luận và kinh nghiệm trong phát triển nông thôn bền vững; làm rõ được những vấn đề: phát triển nông thôn bền vững - một yêu cầu phát triển mới của các quốc gia trên thế giới; khung khổ lý thuyết làm cơ sở cho phát triển bền vững nông thôn và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn Trong đó, phát triển nông thôn bền vững được đề... tại, phát sinh và nguyên nhân của những tồn tại đó trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM ở Bắc Ninh Từ những tồn tại, nguyên nhân để đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 20 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NÔNG...5 triển và bám sát định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Các phương pháp kết hợp logic với lịch sử, phân tích với tổng hợp, thống kê so sánh được sử dụng trong những nghiên cứu; đặc biệt là phân tích kinh nghiệm thực tiễn xây dựng nông thôn mới của một số địa phương tương đồng và thực trạng xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua... việc xây dựng nông thôn mới; trong đó, đã chỉ rõ yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới Võ Chí Công, “Những vấn đề cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta” [7] đã làm rõ những vấn đề: đổi mới quản lí xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, thực trạng quản lí kinh tế và yêu cầu của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp và một số vấn đề xây dựng. .. dựng và phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH nông thôn Những nội dung đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong qúa trình tiến hành CNH nông nghiệp và nông thôn như: phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng HĐH, cải tạo, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn Đặng Kim Sơn, trong cuốn sách "Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - Lý luận thực tiễn và triển . kinh tế - xã hội 27 2.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 59 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH T - XÃ HỘIỞ TỈNH BẮC NINH 76 3.1. Tiền. NINH 76 3.1. Tiền đề xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh 76 3.2. Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến. trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh 114 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH

Ngày đăng: 04/06/2015, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan