Giáo trình tin học ứng dụng thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ

65 245 2
Giáo trình tin học ứng dụng thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG Năm 2014 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình tin học ứng dụng”. Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2 MÔN: TIN HỌC ỨNG DỤNG LỜI GIỚI THIỆU 2 Chương 1 4 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 1.1. Thông tin và xử lý thông tin 4 1.2.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính 4 1.2.2. xử lý thông tin trong máy tính 5 1.3. Khái niệm phần cứng và phần mềm 6 2.2 Các lọai mạng 10 2.4. Các bài tập thực hành (tổng số giờ 2) 17 2.4.1 Bài tập 1: (1 giờ) 17 2.4.2 Bài tập 2: (1 giờ) 17 2.5 Nhận xét /đánh giá 17 3.1.2 Thoát khỏi windows: 19 3.2 Màn hình nền 20 3.6.1.Cách lưu trữ thông tin dự án: 25 4.2. Các bộ gõ thông dụng 36 4.5 Các bài tập thực hành 42 4.5.1 Bài tập 1 (1 giờ) 42 4.5.2 Bài tập 2 (2 giờ) 42 4.6 Nhận xét/đánh giá 42 5.2.1.1.Soạn thảo Tiếng Việt: 44 5.4.3: Cài đặt Tab 51 5.7. Thực hành (6 giờ) 64 3 Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Thông tin và xử lý thông tin 1.1.1. Thông tin Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các họat động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin là tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những họat động có ích cho cộng đồng. Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ… Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm thanh, sóng hình… Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau hay nối với con người. Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết. Ngày nay nhiều công cụ phổ biến thông tin đã xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thọai, phát thanh, truyền hình, phim ảnh…. 1.1.2. Xử lý thông tin Việc lưu trữ và truyền tin chỉ có giá trị khi quá trình đó đảm bảo chính xác nội dung của nó. Để thuận tiện người ta phải biến đổi và khôi phục thông tin theo quy ước sao cho đảm bảo: chính xác, kinh tế, thời gian, không gian, mà thực chất là quá trình xử lý thông tin: mã hóa thông tin, cất giữ, truyền tin và giải mã thông tin. 1.2. Biểu diễn và xử lý thông tin trong máy tính 1.2.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính Máy tính điện tử biểu diễn thông tin trên cơ sở ghép nối các linh kiện, các mạch điện tử thực hiện hai trạng thái vật lý, ký hiệu là 0 và 1. Để mô tả trạng thái vật lý tương ứng với hai ký hiệu 0 và 1, Ví dụ: Bóng điện tử có thể ở một trong hai trạng thái là sáng hoặc tắt; Một công tắc điện có thể ở một trong hai trạng thái là bật hoặc tắt; Một nguồn điện có thể có điện thế cao hay thấp… Trong máy tính các mạch điện tử, linh kiện điện tử thể hiện hai trạng thái đó và được quy ước như sau 4 Nếu ở trạng thái đóng:  biểu diễn ký hiệu là số 1 Nếu ở trạng thái ngắt:  biểu diễn ký hiệu là số 0 Thông tin biểu diễn trong máy tính có dạng dữ liệu, bao gồm các con số, chữ cái, ký hiệu được chọn lọc và tổ chức theo quy cách xác định để thuận tiện cho việc xử lý tự động. Dữ liệu được thể hiện bằng cách ghép nối theo từng nhóm các linh kiện điện tử và ở từng thời điểm, từng nhóm các linh kiện thể hiện trạng thái tín hiệu điện ký hiệu 0, 1. Máy tính điện tử có thể biểu diễn được thông tin đa dạng của cuộc sống trên cơ sở mã hóa thành các ký hiệu 0 và 1 theo quy luật nào đó gọi là mã nhị phân. Trong thực tế người ta hay ghép các linh kiện thành từng nhóm, các bộ xừ lý của máy tính thường ghép theo nhóm 8, 16, 32 linh kiện để biểu diễn thông tin. Việc dùng từ “linh kiện điện tử” trên nhằm mục đích mô tả, thực chất linh kiện điện tử là các vi mạch bán dẫn, các bộ vi xử lý thực hiện hai tín hiệu đó cực kỳ nhanh. Hệ thống máy tính thường xuyên trao đổi số liệu, đưa ra màn hình dòng thông báo, thể hiện câu lệnh… ở dạng các chữ cái và các ký hiệu thông thường, những máy chỉ xử lý các tín hiệu mã hóa dưới dạng nhị phân (binary digit). Ví dụ: chữ cái A được mã hóa thành số nhị phân 0100 0001 Dấu * được mã hóa thành số nhị phân 0010 1010 Vì vậy chỉ cần chọn bảng mã nhị phân để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu ngắt câu, các câu lệnh trao đổi giữa các thiết bị trong máy và giữa các máy tính với nhau. 1.2.2. xử lý thông tin trong máy tính Máy tính là công cụ xử lý thông tin. Về cơ bản, quá trình xử lý thông tin trên máy tính - cũng như quá trình xử lý thông tin của con người - có 4 giai đoạn chính : Nhận thông tin (Receive information): thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính. Thực chất đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng biểu diễn thông tin trong máy tính thông qua các thiết bị đầu vào. Xử lý thông tin (process information): biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu những thông tin ban đầu để có được những thông tin mong muốn. Xuất thông tin (produce information) : đưa các thông tin kết quả (đã qua xử lý) ra trở lại thế giới bên ngoài. Ðây là quá trình ngược lại với quá trình ban đầu, máy tính sẽ chuyển đổi các thông tin trong máy tính sang dạng thông tin ở thế giới thực thông qua các thiết bị đầu ra. 5 Lưu trữ thông tin (store information): ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi nhận để có thể đem ra sử dụng trong những lần xử lý về sau. Ðể đáp ứng 4 thao tác đó thì một máy tính thông thường cũng gồm bốn thành phần hợp thành, mỗi thành phần có một chức năng riêng: Thiếp bị nhập (input device) : thực hiện thao tác đưa dữ liệu từ thế giới bên ngoài vào, thường là bàn phím và con chuột, nhưng cũng có thể là các loại thiết bị khác mà ta sẽ nói rõ hơn ở những phần sau. Thiết vị xử lý : ((processdevice): hay đơn vị xử lý trung tâm - CPU thực hiện thao tác xử lý, tính toán các kết quả, điều hành hoạt động tính toán của máy vi tính, có thể xem CPU như một bộ não của con người. Thiết bị xuất (Output devices): thực hiện thao tác gởi thông tin ra ngoài máy vi tính, hầu hết là dùng màn hình máy tính là thiết bị xuất chuẩn, có thể thêm một số khác như máy in, loa… Thiết bị lưu trữ (storage devices) được dùng để cất giữ thông tin. Lưu trữ sơ cấp (primary momery) là bộ nhớ trong của máy tính dùng để lưu các tập lệnh của chương trình, các thông tin dữ liệu sẵn sàng trong tư thế chuẩn bị làm việc ty theo yêu cầu của CPU. Lưu trữ thứ cấp (secondary storage) là cách lưu trữ đơn thuần với mục đích cất dữ liệu, cách này dùng các thiết bị như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, Hình 1 : quá trình xử lý thông tin trên máy tính 1.3. Khái niệm phần cứng và phần mềm 1.3.1. Phần cứng (Hardware). 6 Phần cứng là những bộ phận thiết bị vật lý cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như nguồn máy tính (power), bo mạch chủ (mainboard), bộ xử lý (CPU), ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD-ROM, CD-RW, DVD, màn hình (monitor), bàn phím (keyboard), chuột (mouse)… Dựa vào chức năng và cách thức họat động của chúng mà người ta phân ra thành : - Bộ phận đầu vào (Input): Các bộ phận thu thập dữ liệu, mệnh lệnh như bàn phím, chuột… - Bộ phận đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh như màn hình, loa, máy in. 1.3.2. Phần mềm (Software) Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài tóan nào đó. Phần mềm được phân lọai dựa trên phương thức họat động bao gồm: Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm lập trình…. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 1. Thông tin là gì? Thế nào là xử lý thông tin? 2. Phần cứng là gì? 3. Phần mềm là gì? 7 Chương 2 MẠNG MÁY TÍNH 2.1 Khái niệm Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn, cáp quang, sóng điện từ, tia hồng ngoại… để chia sẻ dữ liệu cho nhau. Dữ liệu truyền từ máy này sang máy khác đều là các bit nhị phân 0 và 1, sau khi biến đổi thành điện thế hoặc sóng điện từ, sẽ được truyền qua môi trường truyền dẫn bên dưới: - Mạng máy tính có nhiều ích lợi : - Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng - Giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng - Chia sẻ ứng dụng - Tập trung dữ liệu, dễ bảo mật, dễ sao lưu - Sử dụng internet…. 8 Dây mạng Các máy tính Máy in Hình 2.1: Môi trường làm việc mạng Chính vì vậy, khái niệm mạng máy tính được định nghĩa tương đối đầy đủ như sau: Mạng máy tính là tập hợp các thiết bị máy tính độc lập được nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó để chia sẻ các tài nguyên mạng. Trong đó : 1. Thiết bị mạng gồm PC, Router 2. Đường truyền : cáp, sóng 3. Kiến trúc mạng bao gồm cấu trúc mạng và giao thức mạng + Cấu trúc mạng là cấu trúc hình học của thực thể mạng + Giao thức mạng là tập hợp các quy tắc chuẩn mà thiết bị mạng phải tuân theo. Mạng máy tính có thể chỉ là hai máy tính nối với nhau nhằm chia sẻ các thiết bị ngọai vi, và cũng có thể lên tới hàng ngàn máy tính nằm trên khắp mọi miền thế giới để chia sẻ tài nguyên chung như dữ liệu, thông điệp, hình ảnh, fax, modem, máy in, ổ đĩa,… Điều kiện thuận lợi khi kết nối mạng là: Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên từ những vị trí địa lý khác nhau. • Trao đổi thông tin: Việc trao đổi thông tin giữa các máy tính trở nên đơn giản thuận tiện mà không phải dùng phương pháp thủ công. Nếu mạng nội bộ được kết nối vào Internet thì việc trao đổi thông tin không còn bó hẹp trong nội bộ mà còn có tính tòan cầu. • Chia sẻ thông tin: Nhiều thông tin trên mạng có thể được xử lý tập trung và chia sẻ cho tòan bộ các máy trên mạng. Điều này cho phép đạt được sự nhất quán cao của thông tin. • Chia sẻ tài nguyên: Các tài nguyên có giá trị cao (kể cả phần cứng và phần mềm) được dùng chung, điều này giúp cho việc giảm chi phí trang bị, cũng như tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên. • Lưu giữ thông tin: Thực hiện sao lưu dữ liệu có thể là phân tán hoặc tập trung, để nhất quán và tránh các tổn thất do sự cố gây ra. • Bảo mật thông tin: Dựa vào việc thiết lập một cơ chế bảo mật thông tin và xác định quyền truy nhập thông tin trên mạng, thông tin được bảo vệ an tòan và tránh được việc truy nhập bất hợp pháp cũng như rò rỉ thông tin. • Tăng độ tin cậy của hệ thống: Khi có một máy trong mạng gặp sự cố thì sẽ có máy khác thay thế để xử lý kịp thời. 9 2.2 Các lọai mạng 2.2.1. Phân lọai mạng theo phạm vi địa lý Mạng máy tính có thể phân bố trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phân bố trong phạm vi một quốc gia hay quốc tế. Dựa vào phạm vi phân bố của mạng người ta có thể phân ra các lọai mạng như sau: • LAN (Local Area Network): Mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp, thông thường khỏang vài trăm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trục hay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan, tổ chức,… • MAN (Metropolitan Area Network): Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối này được kết nối thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50-100Mbit/s). WAN (Wide Area NETwork): Các mạng LAN hoặc các mạng MAN kết nối với nhau thành mạng WAN. GAN (Global Area Network): Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông vệ tinh. 2.2.2. Phân lọai mạng theo kỹ thuật chuyển mạch 2.2.2.1. Mạng chuyển mạch kênh Khi có hai thực thể cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một kênh cố định với nhau và được duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ được truyền trên một đường cố định. Đây là chuyển mạch phổ biến trên các mạng điện thọai. 2.2.2.2. Mạng chuyển mạch thông báo Thông báo (message) là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước. Mỗi thông báo đều chứa trong vùng thông tin điều khiển trong đó chỉ định rõ đích của thông báo. Căn cứ thông tin này mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế tiếp theo đường dẫn tới đích của nó. Như vậy mỗi nút cần phải lưu trữ tạm thời để đọc thông tin điều khiển trên thông báo rồi sau đó chuyển tiếp thông báo đi. Tùy thuộc vào điều kiện mà thông báo được gửi đi đến trên các con đường khác nhau. Mạng chuyển mạch thông báo thích hợp với các dịch vụ thông tin kiểu thư điện tử (Email) hơn là đối với các áp dụng có tính chất thời gian thực vì tồn tại độ trễ và xử lý thông tin tại một nút. 2.2.2.3. Mạng chuyển mạch gói 10 [...]... ứng dụng Microsoft Word sau khi tạo xong các tập tin 3 Mở 2 tập tin vừa tạo để xem nội dung, đóng ứng dụng lại khi xem xong 4 Sao chép tập tin BT2.DOC đến thư mục MS EXCEL 5 Xóa tập tin BT2.DOC trong thư mục MS EXCEL 6 Tạp tập tin BTLY.DOC (dùng Word) trong thư mục COHOC với nội dung: “Tính dao động điều hòa của con lắc cơ học? ” 7 Di chuyển lần lượt 3 tập tin vừa tạo đến thư mục THUC HANH 8 Trong thư... mục HOP, tạo 3 tập tin HOP12_8.doc, HOP26_8.doc và HOP3_9.doc với nội dung tùy chọn 3 Trong thư mục LUONG , tạo 3 tập tin LT8_2010.xls, LT9_2010.xls, LT4_2010.xls với nội dung tùy chọn 4 sao chép hai tập tin HOP26_8.doc và Hop3_9.doc vào thư mục VANBAN 5 Di chuyển tất cả các tập tin trong thư mục LUONG vào thư mục NOIBO 6 Đổi tên tập tin LT8_2010.xls thành luong thang 8.xls 7 Xóa các tập tin trong thư... Web để tiếp tũc xem các trang con 3 Chọn nút History, chọn ngày và các trang Website đã truy nhập 4 Hủy đăng nhập mạng 5 Khởi động trình duyệt 6 Thóat khỏi trình duyệt 7 Gõ địa chỉ Website cung cấp hòm thư trong khung Address của trình duyệt 8 Gõ Tên đăng nhập và mật khẩu và nhấp vào Đăng nhập 18 Chương 3 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG WINDOWS 3. 1 Khởi động và thoát khỏi Windows 3. 1.1 Khởi động: Windows XP được... đổi thông tin sử dụng giao thức TCP/IP - Internet được sử dụng để gửi / nhận thư điện tử , truyền tập tin và truy cập, thông tin trên mạng tòan cầu Khái niệm về word wide web (hay gọi là web) - World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet 2 .3. 1 Giới thiệu trình duyệt... cấp dịch vụ đó đưa ra loại hình gửi nhận thư thông qua trình duyệt web Ví dụ như: Yahoo và Hotmail 2 .3. 3 .3 Cách tạo một địa chỉ thư điện tử với Yahoo mail - Bước 1: Đăng nhập vào Internet - Bước 2: Khởi động trình duyệt Internet Explorer - Bước 3: Nhập địa chỉ Mail.yahoo.com vào dòng Address của trình duyệt - Bước 4: Nhấp chuột vào dòng đăng ký 13 Hình 2.4: Đăng nhập vào Yahoo Mail - Bước 5: Ở trang... gọi là đăng nhập (logging on) Mỗi người sử dụng sẽ có 1 tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy…) gọi là user profile và được windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho những lần khởi động sau 3. 1.2 Thoát khỏi windows: Khi muốn thoát khỏi windows XP, bạn đóng tất cả các cửa sổ ứng dụng đang mở, tiếp theo thực hiện một trong... một ứng dụng Microsoft Word và thực hiện: - Tạo tập tin BT1.DOC trogn thư mục MS WORD với nội dung như sau: THÊM MỘT Thêm một chiếc lá rụng Thế là thành mùa thu Thêm một tiếng chim gù Thành ban mai tươi sáng 32 - Tạo tập tin BT2.DOC trong thư mục MS EXCEL với nội dung như sau: THÊM MỘT (TT) Dĩ nhiên là tôi biết Thêm một - phiền tóai thay Nhưng mà tôi cũng biết Thêm một - lắm điều hay Chú ý: Đóng ứng dụng. .. chọn nút start và chọn Turn off Computer Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc và chọn Turn Off Computer Sau thao tác này hộp thoại sẽ xuất hiện như bên dưới Nếu bạn chọn Turn Off, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu trữ dữ liệu cho một ứng dụng hoặc sự trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn…) thì... đóng các ứng dụng đang chạy và tự khởi động lại Nếu bạn chọn Stand by hệ điều hành sẽ ngưng hoạt động của Đĩa cứng và màn hình, mục đích là tiết kiệm điện và khởi động lại nhanh hơn Chú ý: Nếu không làm những thao tác đóng windows như vừa nói ở trên mà tắt máy ngay thì có thể xảy ra việc thất lạc một phần của nội dung các tập tin dẫn đến trục trặc khi khởi động lại ở lần sử dụng tiếp theo 19 3. 2 Màn... Computer 22 23 Menu Control Menu bar Tool bar Title bar Minimize Button Maximize Button Close Hình 3. 4 Cửa sổ My Computer 3. 5 Phương pháp xử lý khi có ứng dụng bị treo - Khi ta đang làm việc hoặc đang làm một việc gì đó trên máy tính mà máy tính tự nhiên bị treo chúng ta không vội vàng nhấn vào nút tắt máy tính mà chúng ta nhấn tổ hợp phím Ctrl +Alt +Delete khi đó máy sẽ xuất hiện cửa sổ sau 24 Hình 3. 5 Màn . số giờ 2) 17 2. 4.1 Bài tập 1: (1 giờ) 17 2. 4 .2 Bài tập 2: (1 giờ) 17 2. 5 Nhận xét /đánh giá 17 3.1 .2 Thoát khỏi windows: 19 3 .2 Màn hình nền 20 3.6.1.Cách lưu trữ thông tin dự án: 25 4 .2. Các. 4 1.1. Thông tin và xử lý thông tin 4 1 .2. 1. Biểu diễn thông tin trong máy tính 4 1 .2. 2. xử lý thông tin trong máy tính 5 1.3. Khái niệm phần cứng và phần mềm 6 2. 2 Các lọai mạng 10 2. 4. Các bài. tin dự án: 25 4 .2. Các bộ gõ thông dụng 36 4.5 Các bài tập thực hành 42 4.5.1 Bài tập 1 (1 giờ) 42 4.5 .2 Bài tập 2 (2 giờ) 42 4.6 Nhận xét/đánh giá 42 5 .2. 1.1.Soạn thảo Tiếng Việt: 44 5.4.3:

Ngày đăng: 04/06/2015, 09:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • Chương 1

  • CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

  • 1.1. Thông tin và xử lý thông tin

  • 1.2.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

  • 1.2.2. xử lý thông tin trong máy tính

  • 1.3. Khái niệm phần cứng và phần mềm

  • 2.2 Các lọai mạng

  • 2.4. Các bài tập thực hành (tổng số giờ 2)

  • 2.4.1 Bài tập 1: (1 giờ)

  • 2.4.2 Bài tập 2: (1 giờ)

  • 2.5 Nhận xét /đánh giá

  • 3.1.2 Thoát khỏi windows:

  • 3.2 Màn hình nền

  • 3.6.1.Cách lưu trữ thông tin dự án:

  • 4.2. Các bộ gõ thông dụng

  • 4.5 Các bài tập thực hành

  • 4.5.1 Bài tập 1 (1 giờ)

  • 4.5.2 Bài tập 2 (2 giờ)

  • 4.6 Nhận xét/đánh giá

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan