Hướng dẫn ôn thi môn nghề Tin học 9 HKI năm học 2010-2011

8 257 0
Hướng dẫn ôn thi môn nghề Tin học 9 HKI năm học 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HỌC KÌ I Môn: Nghề Tin học. Khối 9 Năm học: 2010 – 2011 A. Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý trả lời đúng cho các câu sau đây: 1. Thông tin có thể giúp cho con người: A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn; B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh; C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới; D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng. 2. Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào bộ nhớ của máy tính là A. dữ liệu được lưu trữ; B. thông tin vào; C. thông tin ra; D. thông tin máy tính. 3. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là A. nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính; B. nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn; C. nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử; D. biểu diễn các thông tin đa dạng trong máy tính. 4. Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô-rê-mon” cho em thông tin: A. dạng văn bản; B. dạng âm thanh; C. dạng hình ảnh; D. Tổng hợp hai dạng văn bản và hình ảnh. 5. Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là A. lệnh; B. chỉ dẫn; C. thông tin; D. dữ liệu. 6. Có thể biểu diễn các chữ tiếng Việt để máy tính xử lí được không? A. Không. Chúng ta chỉ có thể biểu diễn được các chữ cái tiếng Anh; B. Không. Chúng ta chỉ có thể biểu diễn được các chữ cái không có bất kì dấu đặc biệt nào khác; C. Được, nhưng cần phải có máy tính với bộ xử lí riêng; D. Được. Các chữ tiếng Việt là các kí hiệu và sử dụng các chữ số nhị phân chúng ta có thể biểu diễn được mọi kí hiệu. 7. CPU là cụm từ viết tắt để chỉ A. bộ nhớ trong của máy tính; B. thiết bị tính toán trong máy tính; C. bộ phận điều khiển hoạt động máy tính và các thiết bị; D. bộ xử lí trung tâm. 8. Các khối chức năng chính trong cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có: A. Bộ nhớ, bàn phím, màn hình; B. Bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra, bộ nhớ; Trang 1 C. Bộ xử lí trung tâm, bàn phím và chuột, máy in và màn hình; D. Bộ xử lí trung tâm và bộ nhớ, thiết bị vào, thiết bị ra. 9. Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của A. các thông tin mà chúng có; B. phần cứng máy tính; C. các chương trình do con người lập ra; D. bộ não máy tính. 10. Chương trình máy tính là: A. thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính; B. tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện; C. những gì được lưu trong bộ nhớ; D. tất cả đều sai. 11. Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình máy tính là A. môđem; B. chuột; C. CPU; D. bàn phím. 12. Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là A. bàn phím; B. CPU; C. chuột máy tính; D. màn hình. 13. Thiết bị gồm nhiều phím, khi nhấn các phím này em cung cấp thông tin vào cho máy tính là A. máy in; B. chuột; C. bàn phím; D. màn hình. 14. Thiết bị nào dưới đây được dùng để in văn bản hay hình ảnh trên giấy? A. máy in; B. máy quét; C. đĩa CD; D. máy điện thoại được kết nối với máy tính. 15. Bộ phận nào dưới đây được gọi là “bộ não” của máy tính? A. Bộ xử lí trung tâm (CPU); B. Bộ lưu điện (UPS); C. Bộ nhớ trong (RAM); D. Bộ nhớ chỉ đọc (ROM). 16. RAM còn được gọi là A. bộ nhớ ROM; B. bộ nhớ flash; C. bộ nhớ trong; D. bộ nhớ cứng. 17. Khi tắt nguồn điện của máy tính, dữ liệu trên các thiết bị nào dưới đây sẽ bị xóa? A. ROM; B. thiết bị nhớ flash; C. bộ nhớ trong (RAM); Trang 2 D. đĩa cứng. 18. Phần mềm máy tính là A. chương trình máy tính; B. tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể; C. cả A và B; D. chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính. 19. Chương trình soạn thảo văn bản là loại phần mềm nào dưới đây? A. phần mềm ứng dụng; B. phần mềm tiện ích; C. hệ điều hành; D. phần mềm hệ thống. 20. Để có thể hoạt động, máy tính cần được A. cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản; B. cài đặt hệ điều hành; C. nối với một máy in; D. cài đặt một chương trình quét và diệt vi-rút. 21. Hệ điều hành là tên gọi ngắn gọn của A. phần mềm hệ điều hành; B. thiết bị hệ điều hành; C. bàn phím; D. cả chuột và bàn phím. 22. Trong các phần mềm dưới đây, phần mềm nào là tên của một hệ điều hành? A. Microsoft Word; B. Microsoft Windows; C. Microsoft Internet Explorer; D. Microsoft Paint. 23. Hệ điều hành thực hiện nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ dưới đây? A. quản lí các thiết bị lưu trữ và các tệp; B. quản lí hoạt động của các thiết bị nhập và xuất thông tin; C. quản lí bộ nhớ của máy tính; D. tất cả các nhiệm vụ nói trên. 24. Để máy tính có thể làm việc được, hệ điều hành cần nạp vào A. bộ nhớ trong (RAM); B. bộ nhớ ngoài (các thiết bị lưu trữ); C. chỉ nạp vào bộ nhớ trong khi chạy chương trình ứng dụng; D. tất cả đều sai. 25. Thông tin trong máy tính thường được lưu trữ ở đâu để khi tắt máy tính không bị mất? A. trên các thiết bị lưu trữ thông tin như đĩa cứng, đĩa mềm,… B. trong bộ nhớ trong (RAM); C. trên màn hình máy tính; D. cả A và B sai. 26. Các thiết bị để lưu trữ thông tin là A. đĩa mềm, thiết bị nhớ USB; B. đĩa cứng; C. đĩa CD/DVD; D. tất cả các thiết bị trên. Trang 3 27. Đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin được gán một tên và lưu trên bộ nhớ ngoài được gọi là A. biểu tượng; B. tệp; C. bảng chọn; D. hộp thoại. 28. Thư mục có thể A. chỉ có các tệp tin; B. chỉ có các thư mục con; C. có các thư mục con và tệp tin với số lượng không hạn chế tùy theo dung lượng của đĩa; D. chỉ có một thư mục con và nhiều tệp tin. 29. Đường dẫn là gì? A. Dãy các tên thư mục và tên thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu cách; B. Dãy các thư mục và tên thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu \, bắt đầu bằng tên một thư mục và kết thúc bằng tên một thư mục hay một tệp; C. Dãy các tên thư mục và tên thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu /; D. Dãy các tệp thư mục và tên thư mục con lồng nhau và không cần dấu cách. 30. Trên màn hình làm việc chính của Windows thường có A. biểu tượng “thùng rác”; B. thanh công việc; C. biểu tượng My Computer; D. cả A, B và C. 31. Trên thanh công việc luôn luôn có A. nút Start, đồng hồ hệ thống; B. các chương trình chạy ngầm; C. các chương trình đang chạy; D. cả A, B và C. 32. Các biểu tượng hệ thống trên màn hình làm việc: A. mỗi máy tính có biểu tượng riêng; B. các máy thường giống nhau; C. chỉ giống nhau ở biểu tượng My Computer; D. tất cả đều sai. 33. Một hình nhỏ thường có dạng mũi tên trên màn hình và thay đổi vị trí khi em di chuyển chuột được gọi là A. nút lệnh; B. con trỏ chuột; C. hộp thoại; D. biểu tượng. 34. Hệ điều hành thường được lưu trên: A. đĩa cứng; B. đĩa mềm; C. thiết bị nhớ flash; D. tất cả đều đúng. 35. Đĩa cứng luôn luôn chứa A. tệp tin; B. thư mục; Trang 4 C. các bài hát; D. cả tệp tin và thư mục. 36. Windows là ví dụ về một A. phần mềm ứng dụng; B. hệ điều hành có giao diện đồ họa; C. chương trình soạn thảo văn bản; D. ngôn ngữ lập trình. 37. Người ta thường tạo thư mục trước rồi mới sao chép tệp tin vào: A. để hệ điều hành dễ nhận biết; B. để người sử dụng dễ nhận biết; C. vì tệp tin phải được chứa trong thư mục mới; D. cả A và B sai. 38. “Thùng rác” là nơi chứa A. các tệp tin đã bị xóa; B. các thư mục đã bị xóa; C. các biểu tượng chương trình đã bị xóa; D. cả A, B và C đúng. 39. Muốn xóa cùng lúc nhiều tập tin nằm không liền kề trong một thư mục, ta dùng: A. nhấn giữ phím Shift, chọn tệp tin đầu tiên và tệp tin cuối rồi nhấn phím Delete; B. nhấn giữ phím Shift, chọn các tập tin cần xóa rồi nhấn phím Delete; C. nhấn giữ phím Ctrl, chọn các tệp tin cần xóa rồi nhấn phím Delete; D. nhấn tổ hợp phím Ctrl+A, rồi nhấn phím Delete. 40. Để xem cấu trúc của máy tính ta sử dụng lệnh nào từ hộp thoại Run A. dxdiag; B. dxdaig; C. ping; D. cmd. 41. Trình tự của quá trình ba bước là: A. Xuất (Output) → Nhập (Input) → Xử lí; B. Nhập (Input) → Xử lí → Xuất (Output); C. Nhập (Input) → Xuất (Output) → Xử lí; D. Xử lí → Xuất (Output) → Nhập (Input). 42. 1 KB bằng bao nhiêu Byte? A. 1204 B; B. 1402 B; C. 1042 B; D. 2 10 B = 1024 B. 43. Trong Hệ điều hành Windows, tên Folder phải: A. Không quá 16 ký tự; B. Không quá 255 ký tự; C. Không quá 24 ký tự; D. Không quá 6 ký tự. 44. Hệ điều hành là: A. Phần mềm văn phòng; B. Phần mềm ứng dụng; C. Phần mềm hệ thống; D. Không thuộc loại nào trong các loại vừa nêu. Trang 5 45. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Folder có thể chứa Folder con và file; B. Hệ điều hành chỉ quản lý Folder gốc, không quản lý các Folder con; C. Hệ điều hành chỉ quản lý Folder, không quản lý file; D. File có thể chức Folder. 46. Đối với Hệ điều hành Windows A. Tên file không được chứa một trong các ký tự \ > : * ? “ < > | B. Phần mở rộng của file không nhất thiết phải có; C. File không quá 255 ký tự kể cả phần tên và phần mở rộng; D. Cả A, B, C. 47. Thao tác nào sau đây dùng để chọn một đối tượng? A. Nháy đúp chuột; B. Nháy chuột vào đối tượng; C. Nháy chuột phải; D. Cả 3 cách trên. 48. Cách tốt nhất để thoát khỏi Hệ điều hành (tắt máy hẳn) là: A. Click Start → Shut down (hoặc off) → OK; B. Tắt nguồn điện nút Power trên thùng máy (case); C. Click Start → Turn off (hoặcShut down) → Turn off (/Shut down) → OK; D. Click Start → Shut down → Stand by → OK. 49. Thông tin ở đâu sẽ bị mất khi tắt máy tính? A. Bộ nhớ ROM; B. Bộ nhớ RAM; C. Đĩa mềm; D. Đĩa cứng. 50. Tác dụng của Control Panel dùng để: A. Dùng để thực hiện gõ văn bản; B. Dùng để điều chỉnh, sao chép và vẽ một số đối tượng; C. Dùng để quản lý hệ thống các phần mềm trong máy tính; D. Cài đặt các tham số hệ thống. 51. Để chọn tất cả các đối tượng trong cửa sổ ta dùng tổ hợp phím: A. Ctrl + A; B. Ctrl + C; C. Ctrl + X; D. Ctrl + Shift + A. 52. Lệnh Cut (cắt) khác lệnh Delete (xóa) ở điểm nào? A. Lệnh Delete và lệnh Cut không cho phép sử dụng lệnh Paste để dán trở lại; B. Lệnh Delete và lệnh Cut cho phép sử dụng lệnh Paste để dán trở lại; C. Lệnh Delete không cho phép sử dụng lệnh Paste để dán trở lại, lệnh Cut cho phép sử dụng lệnh Paste để dán trở lại; D. Lệnh Delete cho phép sử dụng lệnh Paste để dán trở lại, lệnh Cut không cho phép sử dụng lệnh Paste đển dán trở lại. 53. Clipboard dùng để: A. lưu các tập tin và thư mục đã bị xóa; B. lưu các khối văn bản đã bị xóa; C. lưu các đối tượng đã bị xóa; D. lưu các khối đã bị Copy hoặc bị Cut. 54. Phần mở rộng của tên file văn bản thường có dạng: Trang 6 A. .doc, .txt B. .jpg C. .com, .exe D. .xls 55. Hoạt động nào dưới đây có liên quan đến soạn thảo văn bản? A. chép một bản nhạc để tập hát; B. vẽ một bức tranh; C. viết một bức thư gửi bạn; D. đọc một bài thơ, hát một bài hát. 56. Em sử dụng chương trình soạn thảo văn bản trong những trường hợp nào dưới đây? A. tạo các biểu đồ; B. tính điểm tổng kết năm; C. viết bài văn hay thơ; D. vẽ hình. 57. Soạn thảo văn bản trên máy tính có những ưu điểm gì so với viết văn bản trên giấy? A. đẹp và có nhiều kiểu chữ; B. có thể dễ dàng chỉnh sửa và sao chép văn bản; C. có thể dễ dàng thay đổi cách trình bày; D. tất cả các ưu điểm nói trên. 58. Cửa sổ của chương trình soạn thảo Word có những đối tượng chính nào? A. thanh tiêu đề, thanh bảng chọn và thanh công cụ; B. thanh tiêu đề, thanh công cụ và các thanh cuốn; C. thanh công cụ, các thanh cuốn, vùng soạn thảo và con trỏ soạn thảo; D. tất cả các đối tượng nói trên. 59. Dòng trên cùng của màn hình soạn thảo cho em biết tên của tệp văn bản đang mở và hiển thị trên màn hình máy tính. Dòng đó được gọi là A. thanh bảng chọn; B. thanh tiêu đề; C. thanh công cụ; D. dòng thông báo. 60. Để mở một văn bản mới (văn bản trống), em có thể thực hiện thao tác nào? A. nháy nút lệnh Save ; B. nháy nút lệnh New ; C. nháy chuột mở bảng chọn File rồi nháy lệnh New; D. cả B và C đúng. 61. Để mở một văn bản đã được lưu trên máy tính, em có thể thực hiện: A. nháy chuột mở bảng chọn File rồi nháy lệnh Open. Sau đó chọn tệp văn bản cần mở và nháy OK; B. nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ, chọn tệp văn bản cần mở và nháy OK; C. nháy đúp chuột trên biểu tượng My Computer để mở cửa sổ My Computer, tìm thư mục chứa tệp cần mở rồi nháy đúp ở tên tệp đó; D. cả ba cách trên đều được. 62. Lưu văn bản có nghĩa là A. văn bản bị xóa khỏi màn hình; Trang 7 B. văn bản bị xóa khỏi thiết bị lưu trữ; C. văn bản được ghi vào thiết bị lưu trữ dưới dạng một tệp; D. văn bản được ghi vào bộ nhớ của máy tính. 63. Em có thể thực hiện thao tác nào dưới đây để lưu một văn bản soạn thảo bằng Word? A. nháy chuột ở biểu tượng hình chiếc đĩa mềm trên thanh công cụ; B. nháy mở bảng chọn File và nháy Save; C. nháy mở bảng chọn File và nháy Open; D. cả A và B đều được. 64. Muốn lưu một văn bản, em có thể sử dụng: A. lệnh Copy và nút lệnh ; B. lệnh Save và nút lệnh ; C. lệnh Open và nút lệnh ; D. tất cả đều sai. 65. Muốn đóng văn bản đang mở, em có thể dùng lệnh nào dưới đây trong bảng chọn File? A. lệnh Close; B. lệnh Open; C. lệnh Save; D. tất cả đều sai. 66. Dãy nút lệnh có tác dụng lần lượt là A. mở văn bản, lưu văn bản đang soạn thảo, mở văn bản đã có trên máy tính; B. mở văn bản đã có trên máy tính, lưu văn bản đang soạn thảo, mở văn bản mới; C. lưu văn bản đang soạn thảo, mở văn bản đã có trên máy tính, mở văn bản mới; D. mở văn bản mới, mở văn bản đã có trên máy tính, lưu văn bản đang soạn thảo. B. Thực hành -Tạo cây thư mục có nhiều cấp -Soạn thảo văn bản (chưa định dạng) bằng Microsoft Word 2003 và lưu đúng vị trí yêu cầu.  Chúc các em ôn tập tốt để đạt kết quả cao nhất trong kì thi. Trang 8 . HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HỌC KÌ I Môn: Nghề Tin học. Khối 9 Năm học: 2010 – 2011 A. Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý trả lời đúng cho các câu sau đây: 1. Thông tin có thể. trên các thi t bị lưu trữ thông tin như đĩa cứng, đĩa mềm,… B. trong bộ nhớ trong (RAM); C. trên màn hình máy tính; D. cả A và B sai. 26. Các thi t bị để lưu trữ thông tin là A. đĩa mềm, thi t bị. thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử; D. biểu diễn các thông tin đa dạng trong máy tính. 4. Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô-rê-mon” cho em thông tin: A.

Ngày đăng: 04/06/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan