BÀI TIỂU LUẬN-Vận dụng quan điểm toàn diện để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông

11 5.2K 33
BÀI TIỂU LUẬN-Vận dụng quan điểm toàn diện để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT ĐỀ TÀI: Vận dụng quan điểm toàn diện để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Kim Chung Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhật Lớp : K11501 MSSV : K11 5011405 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh những mặt đạt được còn những mặt chưa giải quyết một cách triệt để. Trong đó, vấn đề giao thông là một vấn đề hết sức nan giải, đặc biệt là nạn ùn tắc giao thông một cách ngiêm trọng như hiện nay đang được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt. Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có một quan điểm khác nhau. Điều này xảy ra là vì về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở một phía nhất định.Do vậy bài tiểu luận này em sẽ vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một vài giải pháp thông qua đề tài: “ Quan điểm toàn diện và vận dụng vào để đưa ra những biện pháp giải quyết triệt để việc ùn tắc giao thông. ” Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thế giới quan duy vật biện chứng, căn cứ vào một số quan điểm đường lối, chính sách của các cơ quan có thẩm quyền và chức năng. Kết cấu đề tài, ngoài lời nói đầu và kết luận gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện. Chương 2: Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc tìm ra nguyên nhân cốt lõi và đưa ra các biện pháp hiệu quả về vấn đề trên. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 1.Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng laị phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.Ngược lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Về nhân tố quy định sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới, chủ nghĩa duy tâm cho rằng cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của con người. Xuất phát từ quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli coi 2 cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là cảm giác. Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, Hêghen lại cho rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng là ở ý niệm tuyệt đối.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả ý thức, tư tưởng của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các quá trình, mà nó còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau và mối liên hệ giữa các mặt khác nhau của sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động, phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau, tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng.Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không có ý nghĩa quyết định, Hơn nữa, nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của mối liên hệ bên ngoài đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi có thể giữ vai trò quyết định. Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nói ở trên. Ngoài ra chúng còn có những nét đặc thù. Chẳng hạn như, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này lại là cái tất nhiên khi xem xét trong mối liên hệ khác, ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của cái 3 tất yếu, hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất. Đó là những hình thức đặc thù của sự biểu hiện những mối liên hệ tương ứng. Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật và hiện tượng. Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người, phép biện chứng duy vật, tập trung nghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính chất phỏ biến. Những hình thức và những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của thế giới là đôí tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác. 2. Quan điểm toàn diện: Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học Mác - Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến hai nội dung này, V.I. Lênin viết "muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó". Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ không trọn vẹn. Có ý thức được điều này chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật , cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, "cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đè phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc." Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. 4 Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.Như vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng. Nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó. Có thể kết luận, quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật. Quan điểm toàn diện vừa khác chủ nghĩa chiết trung vừa khác thuật nguỵ biện. Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Thuật nguỵ biện cũng chỉ chú ý đến những mặt , những mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. Cả chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện khác nhau của phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật hiện tượng. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC ÙN TẮC GIAO THÔNG 1. Hiện trạng: Ùn tắc giao thông tăng đột biến - Trong mấy ngày qua, tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM và Hà Nội bùng phát đột biến. Theo phản ảnh của người dân, ngoài những điểm ùn tắc cũ đã xuất hiện nhiều điểm ùn tắc mới với qui mô lớn hơn. Có những điểm ùn tắc kéo dài nhiều giờ liền. Theo thống kê trong gần ba giờ từ 18g-21g ngày 11-9 tại tuyến đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) từ hướng cầu Đỏ về khu Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho thấy gần như không có lối thoát. Các loại xe từ xe buýt, ôtô, xe gắn máy, xe đạp nhích từng bước. Nhiều đoạn gần như người đi xe máy lẫn ôtô đều không thể nhúc nhích. Các tuyến đường liền kề, đường cắt ngang, rẽ trái phải như Lê Quang Định, Phan Văn Trị, Trần Quý Cáp, Nguyễn Văn Đậu đều bị kẹt xe. Các con hẻm cũng nghẽn. Ùn tắc giao thông tại vòng xoay Công trường Dân Chủ, Q.3, TP.HCM. 5 Không còn đường để đi17g chiều 12-9 khu vực cầu Thị Nghè không còn khe hở cho cả xe đạp qua. Cả tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh hướng từ nội thành (đoạn giáp Đinh Tiên Hoàng) kéo về vòng xoay Hàng Xanh cũng ùn tắc. Anh Nam, ngụ P.28, Q.Bình Thạnh, bức xúc: "Nhiều năm nay tôi chở con đi học rất ít khi bị ùn tắc giao thông. Nhưng từ khi Sở Giao thông công chính TP.HCM đặt dải phân cách thì tình trạng ùn ứ giao thông tại tuyến đường này xảy ra mỗi ngày. Cứ sáng thì hướng từ ngoài vào nội ô, chiều thì hướng trở ra". Tương tự, theo người dân, dải phân cách vừa được lắp đặt ở tuyến đường mới mở Cộng Hòa cũng làm tăng ùn tắc giao thông hai chiều ở hai hướng từ Củ Chi, Hóc Môn vào TP buổi sáng và buổi chiều là hướng trở ra. Trong một tuần gần đây khi học sinh tan trường, cứ 17g-19g tình trạng ùn tắc trở nên kinh hoàng tại các đoạn Hoàng Hoa Thám kéo dài đến Lăng Cha Cả. Học sinh, sinh viên gương mẫu chấp hành Luật giao thôngPhó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự lễ phát động cuộc vận động "Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật giao thông" được Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 12-9 tại Trường THPT Quang Trung (Hà Nội). Tại buổi lễ, Phó thủ tướng nhấn mạnh: "Nếu hơn 20 triệu học sinh, sinh viên đều chấp hành và vận động gia đình thực hiện nghiêm túc Luật giao thông thì khi gõ cửa một ngày mới sẽ không còn phải đau xót với con số mỗi ngày hơn 40 đồng bào phải ra đi". Đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur lâu nay ít khi bị ùn tắc. Nay ngày nào vào giờ cao điểm, lượng xe cũng dồn ứ đến nghẹt thở. Những giờ khác xe cũng phải nhích từng tí một tại những điểm "thắt cổ chai" có hàng rào công trình giao thông. Điểm ùn nặng nhất trong những ngày gần đây có lẽ là giao lộ từ vòng xoay Hàng Xanh đến đầu đường Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh. Kể cả tuyến giao lộ Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo xưa nay ít tắc đường, bỗng dưng nay "nghẽn mạch". Người đi làm, học sinh đi học phải chờ ít nhất 2-3 chu kỳ đèn tín hiệu giao thông mới thoát được. Gần đây tình trạng tê liệt giao thông cũng liên tục xảy ra tại Hà Nội. Điển hình sáng 10-9 nhiều trục đường lớn như Cát Linh, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Trãi, Thái Hà, Láng Hạ, Giảng Võ ùn tắc kéo dài 2-3 giờ. Trong khi các trục đường lớn bị tắc cứng, nhiều người tìm lối theo kiểu "mạnh ai nấy tiến" khiến đường phố hỗn loạn. Cuối cùng mọi người đều kẹt cứng giữa các phố, không thể tiến, không thể lùi. 2. Vận dụng quan điểm toàn diện để tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp giải quyết: 6 Giải quyết vấn nạn giao thông đòi hỏi cả xã hội vào cuộc bằng các giải pháp tổng thể, nếu làm rời rạc, chặt khúc, thì sẽ khó thành công. Những giải pháp "phần ngọn"Vừa qua, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông ở những đô thị lớn, nhất là hai đô thị: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mới đây nhất, ông chủ trì buổi làm việc với Hà Nội và doanh nghiệp vận tải kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ tại Bộ GTVT. Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị: "Điều chỉnh giờ học, giờ đi làm là giải pháp tiên quyết. Tôi cho rằng các cơ quan của Hà Nội, của Trung ương có thể bắt đầu làm việc từ 9h sáng đến 6h tối là phù hợp để tránh được những giờ cao điểm như hiện nay". Người dân đang chờ đợi, nhưng liệu những giải pháp đưa ra có xoay chuyển được tình thế? Thật ra các đời bộ trưởng GT trước đây cũng từng có rất nhiều giải pháp được nghiên cứu, thực thi, nhưng cho đến thời điểm này đều chưa đạt được kết quả như mong đợi. Còn nhớ khá nhiều giải pháp "biển chẳn, biển lẻ", "cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố", "hạn chế và cấm phương tiện xe máy đi xe buýt" đều có sự tham khảo hoặc từ các chuyên gia hoặc từ thực tế nước ngoài. Song tại sao những giải pháp đó vẫn không hiệu quả, hoặc chưa thực hiện đã bị người dân phản đối? Bởi vì nó không phù hợp với thực tiễn, không nằm trong một bức tranh tổng thể của các giải pháp. Nó giống như câu chuyện "thầy bói xem voi"- con voi to bằng cái quạt, hay bằng cái cột đình đều đúng. Nhưng mà chỉ là những bộ phận, những "lát cắt". Giải quyết giao thông đô thị phải là giải pháp tổng thể, và không chỉ có ngành giao thông, mà là của cả xã hội. Bộ trưởng Đinh La Thăng có thừa nhiệt tâm nhưng nếu những biện pháp ông đưa ra vẫn rời rạc, chưa gắn kết với các giải pháp khác, chưa có chiến lược cụ thể, thì rất khó đạt kết quả. Bởi suy cho cùng những giải pháp, kiến nghị ông đưa ra gần đây, tuy quyết liệt, cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Có thể tốt lúc này, chỗ này nhưng lúc khác lại không hiệu quả. Chuyện hạn chế xe máy, là những giải pháp đúng, cần thiết song vẫn chưa là những giải pháp cơ bản. Có nhà khoa học chứng minh lượng xe con ở các thành phố dày đặc, chiếm phần lớn đường xá trong khi lượng người mà xe con lưu chuyển rất thấp. Và họ cho rằng đây chính là thủ phạm gây ùn tắc. Còn xe công cộng, chưa biết có giảm được ùn tắc không nhưng cứ mỗi lần "tắc" chắc chắn phải chậm cả tiếng đồng hồ. Đường phố thì chật chội, chỉ cần một xe buýt cồng kềnh đỗ là cả phố tắc, chưa nói từ nơi xuống xe đi bộ đến nơi làm việc là cả một cuộc chạy đua với thời gian, vì có mấy công sở gần bến thuận tiện? Do đó phương tiện này trước mắt vẫn chưa phù hợp để giảm nạn ùn tắc giao thông. Vẫn chưa là phương tiện để người dân lựa chọn. Mặt khác, cách làm việc của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông lâu nay là hoặc cấm đoán, hoặc đổ lỗi trong khi chưa có 7 nghiên cứu một cách khoa học, xem xét sự ách tắc giao thông trong tổng thể. Nếu cấm phương tiện tham gia giao thông nào thì cũng phải có lộ trình phù hợp Đường phố thì chật chội, chỉ cần một xe buýt cồng kềnh đỗ là cả phố tắc. Giải bài toán tổng thể: Thời gian vừa qua, ngành giao thông cứ loay hoay mãi với những giải pháp ngắn hạn. Vấn đề là phải kết hợp giải quyết mâu thuẫn cơ bản gây nên nạn ùn tắc, với giải quyết mâu thuẫn nổi lên từng giai đoạn, để cần có giải pháp tình thế và giải pháp chiến lược. Chi phối nạn ùn tắc hiện nay là hạ tầng giao thông với người tham gia giao thông. Nói một cách nôm na đường giao thông ở hai thành phố lớn không đáp ứng được lượng người tham gia giao thông. Đây chính là nguyên nhân cơ bản của mọi nguyên nhân, là thủ phạm lớn nhất. Hạ tầng giao thông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũ kỹ, lạc hậu, chỉ đáp ứng với lượng người tương ứng, phù hợp với giai đoạn trước. Những năm gần đây sự bùng nổ về dân số khiến hai thành phố này trở nên quá tải không đáp ứng được. Số lượng dân cư vượt gấp đôi trong khi đường xá vẫn vậy, chỉ sửa sang mở rộng thêm nhưng chắp vá. Các thành phố lớn trên thế giới họ đã giải bài toán này trước khi có sự bùng nổ "mâu thuẫn" bằng cách xây đường trên cao, đường tàu điện ngầm. Ở ta giờ cao điểm là lúc lưu lượng người tham gia cao nhất thì với hạ tầng giao thông ấy không tắc mới lạ. Còn chuyện tắc do ý thức của người tham gia giao thông kém, đỗ xe không đúng chỗ, quay giành đường, lấn chiếm vỉa hè lại là chuyện khác. Nó chỉ xẩy ra ở chỗ này, chỗ kia, lúc này lúc khác, nghĩa là nổi lên ở những thời điểm nhất định. Từ những nghịch lý trên mà đề ra các giải pháp khắc phục một cách cơ bản. Một là, giải quyết nghịch lý cơ sở hạ tầng yếu kém với lưu lượng người tham gia giao thông ngày càng gia tăng. Ở đây có hai vấn đề cần phải giải quyết, nhằm triệt tiêu mâu thuẫn này. Đó là làm thêm đường và chuyển một bộ phận những công sở, trường ĐH, bệnh viện ra khỏi trung tâm. Giải pháp như làm thêm đường trên cao, xây đường ngầm, là cách làm đúng, cơ bản, mặc dù tốn tiền của, thời gian lại kéo dài nhưng dứt khoát phải làm. Tuy nhiên từ giải pháp đến thực tế triển khai chúng ta làm quá chậm càng làm cho vấn nạn ùn tắc thêm trầm trọng. Việc đưa một số trường ĐH, bệnh viện, công sở ra ngoài trung tâm cũng vậy, đây là giải pháp đúng, căn cơ nhưng không thấy thực hiện. Đã có nhiều ý kiến không đồng tình nhưng không phải vì thế mà dừng. Ngay bây giờ cần có lộ trình để thực hiện, nếu chúng ta không muốn cứ luẩn quẩn với mấy giải pháp tình thế. Đây cũng chính là giải pháp hàng đầu quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả cả hệ thống chính trị, không thể chần chừ, nếu chậm trễ sẽ không bao giờ giải quyết được. Hai là, kết hợp giải quyết triệt để những vấn nạn gây ùn tắc bằng cách giải phóng đường thông, hè thoáng. Xây dựng thêm những nơi đỗ xe, thu phí và phạt thật nặng những người không chấp hành 8 để xe tùy tiện. Cấm các phường, quận cho thuê vỉa hè làm nơi để xe máy, xe ô tô, không dành cho người đi bộ. Ở trung tâm chúng ta đã quá ưu ái cho những trung tâm thương mai lớn thu hút số lượng người lớn mà chưa quan tâm xây dựng những bãi đỗ xe, những nhà đỗ xe, dẫn đến hỗn loạn, xe tràn ra đường, tràn ra vỉa hè. Ngay bây giờ cần ưu tiên để xây dựng những nhà đỗ xe, có như vậy mới quản lý được, làm cho đường thông, hè thoáng. Kết hợp với việc nghiên cứu những "điểm đen" gây ùn tắc từ đó xây thêm cầu vượt. Đây là giải pháp trước mắt cần kíp. Thực chất của vấn đề này là giải quyết một nút "thắt cổ chai" trong nền kinh tế, hay trong phát triển kinh tế. Tầm mức của nó vượt khỏi tầm mức của một hiện tượng xã hội vì vậy nếu giải quyết nhanh, hiệu quả sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Ba là, khi đã có thêm cơ sở hạ tầng, quản lý tốt lòng đường, vỉa hè, xây thêm cầu vượt ở những điểm đen thì dần dần hạn chế xe máy, xe ô tô con, tăng cường dịch vụ vận tải công. Sự thành công của giải pháp này tạo điều kiện tiền đề cho thành công của giải pháp sau. Bốn là, giáo dục và có biện pháp phạt nặng đối với người tham gia giao thông không chấp hành qui định. Ở đây chúng ta đã có bài học kinh nghiệm khi qui định đội mũ bảo hiểm. Chỉ tuyên truyền không thì chưa đủ mà cùng với tuyên truyền cần có biện pháp mạnh mới răn đe kịp thời. Giải quyết vấn nạn giao thông đòi hỏi cả xã hội vào cuộc bằng các giải pháp tổng thể, nếu làm rời rạc, chặt khúc, thì sẽ khó thành công. Thực chất của vấn đề này là giải quyết một nút "thắt cổ chai" trong nền kinh tế, hay trong phát triển kinh tế. Tầm mức của nó vượt khỏi tầm mức của một hiện tượng xã hội vì vậy nếu giải quyết nhanh, hiệu quả sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng cường xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông, ban hành các văn bản pháp quy của thành phố về ưu tiên phát triển xe buýt, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân là một trong các giải pháp được Sở Giao thông Công chính đưa ra. Đối với Hà Nội: Cơ cấu đường giao thông vừa thiếu lại vừa yếu, nhưng mật độ các phương tiện lưu thông trên đường lại rất cao. Cơ cấu đi lại của người dân trong thành phố có tới 60,3% đi lại bằng xe máy, 19,6% đi bằng xe buýt, 5,8% bằng xe ô tô con, còn lại là các phương tiện khác. Ngoài ra còn rất nhiều phương tiện giao thông của các địa phương qua lại trên địa bàn. Với hệ số chiếm dụng đường của 1 xe gắn máy là 16m2, ô tô con là 30m2, hệ thống giao thông của Hà Nội giống như một cái áo quá chật, làm bung ra các điểm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn. 9 Giải pháp đầu tiên mà Sở Giao thông Công chính đưa ra là các nhóm các giải pháp kỹ thuật, trong đó bao gồm việc đề nghị Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 để có cơ sở đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trong tương lai; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ về mạng, tách được các dòng xe, giảm các giao cắt của các dòng xe tại các nút giao thông. Trước mắt, Hà Nội tập trung cho các công trình đường vành đai 3, đường 32, đoạn Cầu Diễn - Nhổn - cầu Chui - cầu Đuống, khởi công xây dựng đường vành đai 1 (Ô Đông Mác – đê Nguyễn Khoái, Trung Tự - Ô Chợ Dừa - Giảng Võ - Cầu Giấy), đẩy nhah tiến độ xây dựng cầu vượt Ngã Tư Sở, Kim Liên, cầu Nhật Tân, Thanh Trì, đường 5 kéo dài; phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các loại hình vận tải công cộng có khối lượng lớn như tàu điện ngầm, đường sắt trên cao. Đồng thời, Hà Nội thực hiện các giải pháp về tổ chức giao thông như phân luồng từ xa, quy định hoạt động trên địa bàn thành phố theo giờ và theo tải trọng xe nhằm giảm lưu lượng xe trong giờ cao điểm; nghiên cứu tổ chức thêm các cặp đường một chiều đối với các loại phương tiện và đối với xe ô tô phân luồng từ xa để giảm ùn tắc giao thông, tổ chức thí điểm các tuyến đường dành riêng cho xe buýt tại những tuyến phố có điều kiện. Thành phố sẽ lắp đặt thêm đèn tín hiệu tại một số nút giao thông để tăng khả năng qua nút và giảm tai nạn giao thông. Từ nay đến Tết Bính Tuất, đưa vào hoạt động 10 nút đèn tín hiệu và tổ chức xén hè tại những nơi bất cập, để tăng năng lực thông hành, giảm ùn tắc giao thông, ổn định hoạt động tại các bến xe liên tỉnh. Nhóm giải pháp thứ 2 là giải pháp về hành chính gồm việc tăng cường xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông, ban hành các văn bản pháp quy của thành phố về ưu tiên phát triển xe buýt, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; tăng cường sử dụng các chế tài xử lý phương tiện vi phạm, giao trách nhiệm cho chính quyền, đặc biệt cấp phường xã. Nơi nào để vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, lấn chiếm lòng lề đường, hành lang đường bộ để xảy ra tai nạn giao thông thì Chủ tịch địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp. Nhóm giải pháp thứ 3 là giải pháp kinh tế: Phân rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng, đánh thuế sử dụng phương tiện cao. Thực hiện việc thu phí sử dụng đường đối với các phương tiện giao thông cá nhân trong phạm vi có nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng lệ phí đăng ký xe máy. Nhóm giải pháp thứ 4 là tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giá dục và phổ biến luật giao thông đường bộ cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các em học sinh từ cấp tiểu học trở lên. Vận động và tổ chức cho họ sinh, sinh viên 10 [...]... lại để có được một câu trả lời cho sự mong chờ của người dân Tóm lại, trong nhận thức và thực tiễn, chúng ta cần phải nhìn nhận một vấn đề gì đó trên phương diện là toàn diện để tìm hiểu một cách hiệu quả, không những phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung và ngụy biện Trên thực tế, chúng ta chưa có thói quen nhìn một cách toàn diện. .. giờ chúng ta phải hình thành nên thói quen này Cách nhìn như thế này sẽ mang lại cho ta nhiều giải pháp và hướng đi ở một tầm cao mới, khi có vấn đề gì mình cũng có thể giải quyết triệt để và hiệu quả nhất Để đất nước ngày càng phát triển và hiện đại theo từng ngày từng giờ chúng ta hãy nắm bắt những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thật đúng đắn 11 ... tô, xe máy thì không được sử dụng xe máy đi trên đường Ông Trần Danh Lợi, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Hà Nội cho biết: trong năm 2006, Sở sẽ tổ chức thêm 10 nút đèn tín hiệu, đưa ra các giải pháp bố trí lại giờ làm việc của các cơ quan công sở, nhà trẻ, trường học trên địa bàn thành phố; sắp xếp lại các điểm đỗ xe công cộng, xoá dần các loại xe quá niên hạn sử dụng KẾT LUẬN Sau khi phân tích . tượng. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC ÙN TẮC GIAO THÔNG 1. Hiện trạng: Ùn tắc giao thông tăng đột biến - Trong mấy ngày qua, tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM và Hà Nội bùng phát đột biến định.Do vậy bài tiểu luận này em sẽ vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một vài giải pháp thông qua đề tài: “ Quan điểm toàn diện và. tiến, không thể lùi. 2. Vận dụng quan điểm toàn diện để tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp giải quyết: 6 Giải quyết vấn nạn giao thông đòi hỏi cả xã hội vào cuộc bằng các giải pháp tổng thể, nếu

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Kim Chung

  • Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Nhật

    • MSSV : K115011405

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan