Đánh giá tác động của việc mở rộng Vườn Quốc Gia Bạch Mã đến sinh kế của người dân địa phương ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

123 974 1
Đánh giá tác động của việc mở rộng Vườn Quốc Gia Bạch Mã đến sinh kế của người dân địa phương ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trần Nam Thắng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Phòng nghiên cứu khoa học, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Nam Đông - Thừa Thiên Huế, trạm kiểm lâm xã Thượng Nhật, Phòng NN & PTNT, phòng Thống kê huyện, các đồng chí lãnh đạo UBND xã Thượng Nhật và xã Thượng Long cùng các cán bộ thôn/bản đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự san sẻ rất chân tình của các hộ gia đình ở xã Thượng Nhật và xã Thượng Long. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 7 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Thủy 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Thu Thủy 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu/chữ viết tắt Chú thích BSM : Cơ chế chia sẻ lợi ích BVR : Bảo vệ rừng DLST : Du lịch sinh thái HGĐ : Hộ gia đình HST : Hệ sinh thái LSNG : Lâm sản ngoài gỗ LS : Lâm sản LSRTN : Lâm sản rừng tự nhiên NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTNT : Phát triển nông thôn QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TRN : Rừng tự nhiên UBND : Ủy ban nhân dân VCF : Quỹ Bảo tồn Việt Nam VQG : Vườn Quốc Gia VQGBM : Vườn Quốc Gia Bạch Mã 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 7 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái: rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, làm không khí trong lành; rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất; rừng bảo vệ nguồn nước, hạn chế lũ lụt và hạn hán, giảm ô nhiễm môi trường; đồng thời, rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật, thực vật và vi sinh vật, rừng là kho dự trữ nguồn gen vô cùng phong phú và đa dạng Ngoài những chức năng về sinh thái trên, rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh kế của người dân, đặc biệt là đời sống của những người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Ở Việt Nam, rừng và đất rừng chiếm 3/4 tổng diện tích tự nhiên, là nơi sinh sống của hơn 2/3 dân số cả nước. 75% dân số cả nước sống phụ thuộc vào nông nghiệp và rừng như là nguồn sống chủ yếu. Dân số ngày càng tăng tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên rừng, nhu cầu về các sản phẩm rừng ngày càng cao. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong sản xuất lương thực, sau nhiều năm thiếu hụt lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, nhưng những tiến bộ này chỉ giới hạn chủ yếu ở vùng đồng bằng có hệ thống thủy lợi tốt. Hàng triệu người nông dân ở vùng miền núi vẫn còn đối mặt với sự thiếu hụt lương thực. Sản xuất nông nghiệp ở vùng miền núi vẫn còn nhiều hạn chế lớn. Ðiều này đã làm cho người dân vùng núi phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng như là nguồn sống của họ. Nghèo đói và kém phát triển ở Việt Nam đã làm cho người nghèo ở nông thôn và cả Nhà nước phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng như là một nguồn thu nhập. Thực phẩm từ rừng như thịt động vật rừng, măng tre, củ quả, mật ong và nấm được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Rất nhiều loài cây lấy củ, cây rau và những sản phẩm rừng khác được sử dụng làm thức ăn trong thời kỳ giáp hạt hoặc thiếu hụt lương thực trầm trọng. Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người dân phụ thuộc hoàn toàn vào rừng như là nguồn lương thực, thức ăn cho gia súc trong thời gian 4 tháng hoặc hơn trong năm. Theo tác giả Lương Văn Tiến (1991), ở nước ta ước tính có 23 triệu tấn củi được tiêu thụ hàng năm. Nhiều vùng miền núi ở nước ta, nguồn thu nhập từ việc bán sản phẩm rừng thường cao hơn nguồn thu nhập từ bán các sản phẩm nông nghiệp như lúa. Hoạt động khai thác sản phẩm ngoài gỗ bao gồm việc canh tác, thu lượm, bán và chế biến đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn người dân [13]. Vườn Quốc Gia Bạch Mã, một khu rừng đặc dụng cóHST rừng thuộc vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam nên tính đa dạng sinh học cao, với khu hệ động thực vật vô cùng phong phú. Đây là nơi bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm tiêu biểu, bảo vệ các cảnh quan tự nhiên trong Vườn, phục hồi lại những khu rừng đã bị tàn phá; tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức 8 dịch vụ nghiên cứu theo chương trình và hợp đồng nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, pháp triển lâm sinh; thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và phát triển DLST. Với tầm quan trọng của VQGBM, Chính phủ đã có quyết định mở rộng diện tích VQGBMtheo quyết định số 01/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/01/2008 về việc điều chỉnh, mở rộng diện tích VQGBM có những nội dung như sau: Điều chỉnh quy hoạch, mở rộng diện tích VQG Bạch Mã thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, nằm trên địa bàn hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của VQG sau khi điều chỉnh quy hoạch mở rộng là: 37.487 ha, trong đó: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 34.380 ha; trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là: 3.107 ha. Diện tích Vườn được chia thành 42 tiểu khu, trong đó phần mở rộng có 17 tiểu khu, bao gồm 3 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Lâm trường Phú Lộc, 11 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Lâm trường Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và 3 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Vùng đệm của VQG Bạch Mã sau khi mở rộng có diện tích là 58.676 ha, bao gồm 11 xã, thị trấn thuộc các huyện: Phú Lộc, gồm các xã: (Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc) và huyện Nam Đông gồm các xã: (Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Lộc, thị trấn Khe Tre) của tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Đông Giang thuộc 4 xã là: (xã Tư, A- tinh, Sông Côn, Ta Lu) của tỉnh Quảng Nam. Đi đôi với việc mở rộng là công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn kết hợp phát triển DLST, phát triển cộng đồng góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực [4]. Thượng Nhật và Thượng Long là 2 xã thuộc huyện Nam Đông nằm trong khu vực mở rộng của VQGBM có diện tích đất rừng lớn. Tổng diện tích đất của xã Thượng Nhật là 11.378,0 ha, tổng diện tích đất của xã Thượng Long là 5.066,4 ha. Hai xã này có thành phần dân tộc thiểu số chiếm từ 80% đến 95% dân số, đời sống của người dân ở 2 xã này lại chủ yếu dựa vào rừng nên khi diện tích rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng, nguồn lương thực, thực phẩm, dược liệu thu được từ rừng cũng bị hạn chế, nguồn thu nhập của người dân cũng thay đổi theo việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp Mặc dù đã có sự đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư. Xuất phát từ vấn đề trên, để hiểu rõ hơn về cuộc sống, hoạt động sinh kế của người dân sau khi mở rộng VQGBM, cũng như đề xuất hệ thống các biện pháp hỗ trợ cho người dân địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động của việc mở rộng Vườn Quốc Gia Bạch Mã đến sinh kế của người dân địa phương ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. 9 2. Ý nghĩa khoa học Ðề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động tới sự thay đổi sinh kế củangười dân thuộc khu vực mở rộng của VQGBM. Xem xét mức độ tác động, khả năng duy trì và phát triển các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về con người, nguồn lực về xã hội, nguồn lực về vật chất, nguồn lực tài chính của các HGĐ trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần hình thành sinh kế bền vững cho người dân khu vực mở rộng của VQGBM, góp phần vào việc bảo tồn lâu dài VQGBM. 3. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về sinh kế người dân khu vực mở rộng của VQGBM. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi nói chung và khu vực mở rộng của VQGBM nói riêng. 4. Đối tượng nghiên cứu Sinh kế người dân 2 xã: xã Thượng Nhật, xã Thượng Long thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 5. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: 2 xã: xã Thượng Nhật, xã Thượng Long (thuộc khu vực mở rộng của VQGBM) - Về thời gian: 10/10/2013-27/7/2014 10 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm về sinh kế Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay HGĐ. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những mối quan hệ mà cá nhân hoặc HGĐ đã thiết lập trong cộng đồng [26]. Sau đây là một số khái niệm điển hình được chọn để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu: Theo Ellis (2000) cho rằng: Sinh kếbao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội để tiếp cận được đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hay mỗi nông hộ [26] Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống [23]. Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên [23]. 1.1.2. Các khái niệm về sinh kế bền vững Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Theo DFID (2001) sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì, tăng cường khả năng và nguồn lực ở hiện tại cũng như trong tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên [22]. [...]... khi mở rộng VQGBM 2.2.2.2 Tác động chính của việc mở rộng VQGBM đến môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội ở khu vực mở rộng - Tác động đến môi trường tự nhiên - Tác động đến kinh tế - Tác động đến văn hóa và xã hội 2.2.3 Sự thay đổi nguồn vốn sinh kế của người dân trước và sau khi mở rộng VQGBM 2.2.3.1 Đánh giá sự thay đổi sinh kế của các nhóm người dân - Sự thay đổi sinh kế của các nhóm người: ... sinh kế người dân địa phương, những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống cho người dân khu vực mở rộng 2.1.2.Mục tiêu cụ thể - Đánh giá công tác quy hoạch và mở rộng VQGBM - Đánh giá tác động của việc mở rộng VQGBM đến sinh kế của người dân địa phương thông qua việc phân tích được sự thay đổi các nguồn lực: tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất và con người. .. hội của người dân khu vực mở rộng - Đề xuất các giải pháp để khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tại địa điểm nghiên cứu 2.2 Nội dung nghiên cứu Quá trình nghiên cứu và đánh giá sinh kế của người dân 2 xã: Thượng Nhật và Thượng Quảng, huyện Nam Đông thuộc khu vực mở rộng của VQGBM với những nội dung như sau: 2.2.1 Đánh giá công tác quy hoạch và mở rộng VQGBM 2.2.1.1 Căn cứ pháp lý của công tác. .. kiến đóng góp của các bên liên quan Cùng với lãnh đạo chính quyền địa phương 2 xã, các chuyên gia của VQGBM trao đổi để tham khảo ý kiến, đưa ra các nhận định, và các biện pháp đề xuất để khôi phục sinh kế bền vững cho người dân 2 xã thuộc khu vực mở rộng của VQGBM 2.3.6 Phương pháp luận đánh giá tác động và sinh kế Hai cách tiếp cận đánh giá tác động: - Ðánh giá tác động của việc mở rộng VQGBM đối... mới của đề tài Từ những nghiên cứu về sinh kế trên Thế giới và Việt Nam đề tài đã tiếp thu những kinh nghiệm và những phương pháp của những người đi trước Để đánh giá tác động của việc mở rộng VQGBM đến sinh kế của người dân đề tài đã dựa trên khung phân tích sinh kế Tuy nhiên, đề tài cũng có điểm mới sau đây: Trước đây, để đánh giá sinh kế, người ta thường đánh giá theo truyền thống cũ Họ xem xét nó... pháp khôi phục sinh kế bền vững cho người dân khu vực mở rộng 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Lựa chọn địa điểm nghiên cứu 2.3.1.1 Chọn vùng nghiên cứu Khu vực mở rộng VQGBM bao gồm 2 tỉnh: - Tỉnh Quảng Nam: huyện Đông Giang - Tỉnh Thừa Thiên Huế: huyện Nam Đông, huyện Phú Lộc Đề tài đã chọn huyện làm đại diện cho vùng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau: + Là huyện thuộc vùng đệm của VQGBM + Diện... nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế - Lê Hiền (2013) đã nghiên cứu: Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở tỉnh Thừa Thiên Huế Nghiên cứu này đã đưa ra những đặc trưng các loại nguồn vốn, từ đó xác định được những yếu tố tác động đến sự bền vững sinh kế của người dân ở các xã dự án của CRD Đồng thời, đưa ra 7 bước cơ bản trong phân tích sinh kế hộ nghèo của CRD: bước 1: Đánh giá hiện... dẫn đến sự thay đổi hệ thống khai thác thủy sản, hệ thống canh tác tác động vào quá trình cải thiện sinh kế của người dân [9] 19 - Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân và Trần Văn Quảng (2012) nghiên cứu: Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sinh kế của người. .. tích mở rộng là vùng cư trú của loài Sao La 15 Bản đồ 1.1: Bản đồ Vườn Quốc Gia Bạch Mã trước khi mở rộng - Với tầm quan trọng đó, VQGBM đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh mở rộng diện tích Vườn tại Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2008 về điều chỉnh, mở rộng diện tích VQGBM Sau khi mở rộng, diện tích vùng lõi từ 22.031 ha tăng lên 37.487 ha Trong đó, diện tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên. .. chất lượng đời sống cho người dân địa phương Nhận thức của cộng đồng về vai trò của rừng và đa dạng sinh học đã có nhiều tiến bộ Hầu hết người dân đều quan tâm đến công tác bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học [6] - Theo báo cáo tham vấn xã hội của VQGBM (2012): Với địa bàn nghiên cứu trên 3 huyện: Huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam và huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế Báo cáo này đã điều . rộng Vườn Quốc Gia Bạch Mã đến sinh kế của người dân địa phương ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. 9 2. Ý nghĩa khoa học Ðề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động tới sự thay đổi sinh kế củangười. hoạt động sinh kế của người dân sau khi mở rộng VQGBM, cũng như đề xuất hệ thống các biện pháp hỗ trợ cho người dân địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động của việc mở rộng. Khe Tre) của tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Đông Giang thuộc 4 xã là: (xã Tư, A- tinh, Sông Côn, Ta Lu) của tỉnh Quảng Nam. Đi đôi với việc mở rộng là công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • MỞ ĐẦU

    • 1.Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Ý nghĩa khoa học

    • 3. Ý nghĩa thực tiễn

    • 4. Đối tượng nghiên cứu

    • 5. Phạm vi nghiên cứu

    • Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.1. Cơ sở lý luận

        • 1.1.1. Các khái niệm về sinh kế

        • 1.1.2. Các khái niệm về sinh kế bền vững

        • 1.1.3. Khung sinh kế bền vững

        • Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững

          • 1.1.4. Khu vực mở rộng VQGBM

          • Bản đồ 1.1: Bản đồ Vườn Quốc Gia Bạch Mã trước khi mở rộng

          • Bản đồ 1.2: Bản đồ vùng lõi của VQGBM tại khu vực nghiên cứu

          • 1.2. Cơ sở thực tiễn

            • 1.2.1. Những nghiên cứu trên Thế Giới

            • 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

            • 1.2.3. Những nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan