BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

18 1.9K 10
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Với sự giới thiệu của khoa Sinh – KTNN và được trạm thú y huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăklăk tiếp nhận thực tập, trong gần 8 tuần thực tập tại trạm, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn, em đã hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm khoa Sinh – KTNN. - Trạm Thú Y Huyện Buôn Đôn. - UBND, Ban chăn nuôi thú y xã Tân Hòa, các cán bộ thú y xã Tân Hòa. - Đồng cảm ơn các thầy cô giáo cùng các bạn lớp Nông Học B K31 Đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực tập này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến T.S Nguyễn Văn Ban- giảng viên khoa Sinh – KTNN, KS chăn nuôi thú y Hoàng Thị Phượng-trưởng trạm thú y huyện Buôn Đôn, anh Võ Minh Vương-cán bộ thú y xã Tân Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực tập cũng như viết báo cáo này. Buôn Đôn, tháng 8 năm 2011. Sinh viên thực hiện NGYỄN THỊ HÒA 1 PHẦN I: ĐIỀU TRA CƠ BẢN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý - Xã Tân Hòa – Huyện Buôn Đôn – Tỉnh ĐăkLăk, được thành lập theo Nghị định 49/NĐ-CP ngày 15/08/2001 của Chính phủ. Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 18km về phía Tây Bắc. - Phía Đông giáp xã Cuôrknia – Huyện Buôn Đôn – Tỉnh ĐăkLăk. - Phía Tây giáp xã Ea Pô – Huyện Cư Jút – ĐăkNông. - Phía Nam giáp xã Ea Nuôl – Huyện Buôn Đôn – Tỉnh ĐăkLăk. - Phía Bắc giáp xã Ea Wer – Huyện Buôn Đôn – Tỉnh ĐăkLăk. 2. Địa hình đất đai 2.1. Địa hình - Địa hình xã Tân Hòa nằm ở độ cao trung bình từ 258 – 280 m so với mặt nước biển và có xu hướng tháp từ Đông sang Tây. - Địa hình ở phía Tây theo hướng Tây Bắc tương đối bằng phẳng, độ dốc biến động từ 0 0 - 8 0 . - Địa hình ở phía Đông theo hướng Đông Bắc có dạng đồi lượn sóng, biến động từ 8 0 – 15 0 . - Địa hình xã Tân Hòa tương đối bằng phẳng, có độ dốc ít, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. 2.2. Đất đai - Xã Tân Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là: 5.838 ha. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp là: 3193,52 ha. + Đất sản xuất lâm nghiệp là: 1420,17 ha. + Đất thổ cư là: 95,79 ha. + Đất chuyên dùng là: 302,68 ha. + Đất khác là: 825,84 ha. 2 - Đất đai của xã chủ yếu là đất sỏi pha cát đen, đất cát và một số ít đất đỏ Bazan nên thích hợp cho nhiều loại cây trồng, như: bắp, đậu, lúa, và một số cây hoa màu khác, đặc biệt là các cây lâu năm như: hồ tiêu, điều, cà phê. 3. Khí hậu thời tiết Xã Tân Hòa nằm trong vùng Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng tháng trên 1500mm (trừ tháng 6); lượng mưa mùa mưa chiếm 85% cả năm, mưa nhiều nhất trong tháng 10. Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa trên 19 ngày/tháng. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 15% cả năm, từ tháng 1 đến tháng 3 hầu như không có mưa. *Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm là: 23,9 0 C. - Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là: 29.5 0 C. - Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là: 20.4 0 C. Biên độ nhiệt của các tháng trong năm dao động ít, từ 4 – 6 0 C, nhưng biên độ dao động ngày đêm là 10 – 12 0 C. *Độ ẩm: - Độ ẩm tương đối trung bình năm là: 82%. - Độ ẩm thấp nhất năm là: 21%. *Sương mù: Trong vùng, vào các tháng mùa mưa thường có sương mù với tần suất xuất hiện trung bình là 3,4% / năm. Tính chất này có ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi của địa phương. II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Tổ chức hành chính 3 Sơ đồ bộ máy hành chính xã Tân Hòa: Chủ tịch hội đồng nhân dân Chủ tịch ủy ban nhân dân Phó chủ tịch kinh tế Phó chủ tịch văn hóa - xã hôi Văn phòng Công an xã Xã đội Địa chính Tư pháp Văn hóa Thương binh và xã hội Tài chính Thông tin 2. Dân số, lao động và việc làm Toàn xã có: 2.422 hộ với 11.041 khẩu, có: 5.631 nam; 5.410 nữ (2008). Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.044 hộ với 5.074 nhân khẩu, chiếm 45,96%, chủ yếu là dân tộc phía Bắc như: Tày, Nùng, Dao… cụ thể: Dân tộc Số hộ Số nhân khẩu Dân tộc Số hộ Số nhân khẩu Kinh 1.379 5.970 Mường 35 159 Ê đê 02 05 Cao Lan 01 05 Tày 401 1.912 Dao 56 302 Hoa 05 18 Sán Chỉ 32 140 Thái 04 20 Hrê 0 01 Nùng 506 2.478 Lào 01 04 - Mật độ dân số: 189,12 người/km 2 . - Tổng số lao động: 4.659 người, chiếm: 42,19% tổng số dân. Trong đó: + Lao động nông nghiệp là: 2.670 người, chiếm: 21,18% lao động. + Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là: 332 người, chiếm: 3,18% lao động. + Lao động thương mại – dịch vụ là: 923 người, chiếm: 8,36% lao động. + Lao động các ngành khác là: 734 người, chiếm: 6,48% lao động. 4 - Toàn xã có: 571 hộ đói nghèo, với 2.600 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ: 23,6% tổng số hộ. 3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 3.1. Ngành nông nghiệp Trong những năm trước đây nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trên địa bàn xã là từ việc canh tác cây điều và cà phê. Nhưng do biến động về giá cả trên thị trường thế giới không ổn định. Nên người dân trong xã phá bỏ những cây cà phê kém hiệu quả, chuyển sang trồng các loại cây khác như: ngô lai, các loại đậu đỗ và các loại cây lương thực khác. Tổng diện tích canh tác: 3743,76 ha. Trong đó: Lúa: 490,76 ha, sản lượng: 2.797 tấn Rau xanh: 390 ha, sản lượng: 529 tấn Ngô lai: 910 ha, sản lượng: 5.915 tấn Tiêu: 59 ha, sản lượng: 33,5 tấn Bông vải: 76 ha, sản lượng: 121,6 tấn Cây điều: 400 ha, sản lượng: 418 tấn Sắn: 180 ha, sản lượng: 2.100 tấn Cà phê: 741 ha, sản lượng: 1586,2 tấn Khó khăn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp những năm gần đây là: thời tiết biến động thất thường, hạn hán xảy ra thường xuyên, dịch bệnh bùng phát không được khống chế kịp thời… Song song với việc giá cả tiêu dùng tăng đột biến và luôn ở giá cao như: xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trong khi giá nông sản luôn dao động và có xu hướng giảm mạnh vào mùa thu hoạch đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân. 3.2. Ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Hoạt động lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bước đầu đã đáp ứng phần nào nhu tiêu dùng của nhân dân. Tính đến nay trên toàn xã có hơn 400 hộ kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ, hàng hóa tiêu dùng được phát triển phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên chủ yếu là hàng hóa tạp phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ, thương nghiệp. mạng lưới thu mua nông sản, dịch vụ chế biến hàng hóa nông sản chưa có nhiều, chợ trung tâm xã mua bán còn nhỏ lẻ chưa phát huy được thế mạnh của địa phương. 4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 5 4.1.Hệ thống giao thông Xã Tân Hòa nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 1, với tất cả các tuyến đường đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa nên thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như giao lưu kinh tế với các xã, các huyện khác và các tỉnh lân cận. Hệ thống giao thông phân bố khá đồng đều và hợp lí, tuy nhiên một số tuyến đường giao thông trong dân cư chưa được trải nhựa, còn là đường đất nên gây khó khăn trong việc đi lại nhất là vào mùa mưa. 4.2. Hệ thống thủy lợi Hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa được hoàn thiện. Lượng nước tưới trong mùa khô không được đảm bảo, tiêu nước trong mùa khô chưa kịp thời đã gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho nền sản xuất nông nghiệp. 4.3.Hệ thống điện Hầu hết các khu dân cư đều đã có lưới điện, các hộ dân đều đã có diện thắp sang, đáp ứng được nhu cầu thắp sang và phục vụ sinh hoạt cũng như trong sản xuất. 4.4. Y tế Xã có một trạm y tế với quy mô vừa phải, có 2 buồng khám bệnh và 1 quầy thuốc. Với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, ngành y tế đã triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, cơ sở vật chất trang thiết bị khám chữa bệnh được tăng cường mỗi năm, mạng lưới y tế phân bố khắp 16 thôn trên địa bàn xã. 4.5.Văn hóa giáo dục Xã có 3 trường mẫu giáo, 3 trường cấp I, 1 trường cấp II. Hầu hết các em đều được đến trường đúng tuổi, nhờ có chế độ hỗ trợ giáo dục mà tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã giảm đi rất nhiều so với nhưng năm trước đây. Xã đã tiến hành phổ cập trung học cho nhân dân, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. 6 III. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 1. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm qua 3 năm gần đây Là một địa bàn có nền sản xuất nông nghiệp, diện tích canh tác còn rộng nên thuận lời cho việc phát triển ngành chăn nuôi. Theo số liệu điều tra 6 tháng đầu năm 2011 thì toàn xã có: - Trâu bò: có 445 con trâu và 1.689con bò. Người dân ở đây nuôi trâu bò chủ yếu để lấy sức kéo, lấy thịt và lấy phân phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Lợn: có 7.783 con, trong đó có: 1.425 con lợn nái, 52 lợn đực giống, 6.306 con lợn thịt. - Gia cầm: có 29.340 con, chủ yếu là gà ta nuôi thả vườn và một số gà kiêm dụng như: gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng; vịt nuôi trên cạn và vịt chạy đồng. 2. Thức ăn Phần lớn người dân chăn nuôi đã áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng thức ăn chế biến từ công nghiệp và phối trộn thêm các khoáng chất và vitamin nên thời gian phát triển tăng trọng của vật nuôi được rút ngắn, thời gian nuôi và quay vòng vốn nhanh hơn, tăng thu nhập trong chăn nuôi. Ngoài ra thì người dân cũng đã tận dụng được nhiều nguồn thức ăn từ trồng trọt để phục vụ cho chăn nuôi. 3. Con giống - Giống trâu: xã Tân Hòa còn dùng trâu để cày kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp do đó đàn trâu vẫn được duy trì nhưng không nhiều. Trâu chủ yếu là trâu ngố, trâu gié có hình dạng to, thô, da và lông dày, bàn chân to móng hở. - Giống bò: Chủ yếu là bò vàng Việt Nam ( bò vàng Tây Nguyên, bò vàng Thanh Hóa, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên … ), có tầm vóc nhỏ, chịu kham khổ, kháng bệnh cao, thích nghi cao với điều kiện địa phương. Bò Lai Sind cũng được nuôi để lai tạo cho đàn bò địa phương. Bò Lai Sind chủ yếu là bò đực được đưa về từ các chương trình khuyến nông, hỗ trợ người nghèo, người tàn tật và ngươi dân mua từ các địa phương khác về nuôi. - Giống lợn: Xã Tân Hòa là một xã có tổng đàn lợn tương đối lớn, do làm tốt công tác quản lí về các khâu: con giống, chuồng trại, thức ăn… đàn lợn của xã 7 rất đa dạng về giống, nhóm lợn nội có: lợn Móng Cái, lợn Ỉ…, nhóm lợn ngoại có: Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain và con lai thế hệ F. Công tác giống tại địa phương rất được chú trọng, con đực giống được lựa chọn kĩ lưỡng hoặc mua từ các công ty có uy tín. - Giống dê: Chủ yếu là giống dê cỏ và dê bách thảo được nuôi sinh sản và nuôi lấy thịt. - Giống gà: Ngoài những giống gà thả vườn như: gà ta, gà tre, gà ri, gà chọi, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng người dân trong xã còn nuôi những giống gà chuyên dụng như: gà siêu thịt, gà siêu trứng… như với số lượng rất ít. Hình thức chăn nuôi đã dần chuyển sang nuôi bán công nghiệp và công nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế. - Giống vịt: Gồm các giống vịt cỏ, vịt chuyên trứng ( siêu cổ cò, Khakicambel ), vịt siêu thịt (Supper meet, vịt kiêm dụng, vịt bầu cánh trắng, vịt bầu Huế). 4. Phương thức chăn nuôi Tùy từng loại gia súc, gia cầm mà có hình thức chăn nuôi khác nhau. - Đối với lợn: người dân chủ yếu chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt. Sử dụng thức ăn công nghiệp. Hình thức chăn nuôi thả rông trước kia đã không còn. - Đối với trâu bò: chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có. Ngoài ra, người dân còn cung cấp thức ăn bổ sung như: cám gạo, bột ngô, bột mì… để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. - Đối với gia cầm: được nuôi theo phương thức thả vườn là chủ yếu. Người dân trên địa bàn xã thu nhập chủ yếu từ chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó nguồn thu nhập từ chăn nuôi chiếm hơn 55% trong tổng thu nhập của địa phương. Bảng 1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Tân Hòa qua 3 năm gần đây ( 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011). Năm Vụ Loại gia súc (con) Gia cầm (con) Lợn Trâ Bò Dê Tổng Gà Vịt 8 Tổng Đực Nái Thịt 2009 1 5.539 35 958 4546 355 1.250 280 23.440 19.652 3.788 2 6.967 31 972 5.964 382 1.062 375 26.518 22.007 4.511 2010 1 6.377 37 1.008 5.332 475 1.847 205 27.552 21.903 5.649 2 6.949 40 1.032 5.877 345 1.189 301 29.571 20.783 8.788 2011 1 7.783 52 1.425 6.306 445 1.689 346 29.340 22.195 7.145 ( Nguồn số liệu: UBND, Ban chăn nuôi thú y xã Tân Hòa ) Nhận xét bảng 1: - Tình hình biến động đàn vật nuôi trong năm 2009: Năm 2009 số lượng trâu nuôi đầu năm là 355 con, số lượng trâu cuối năm là 382 con. Tăng 27 con ( tăng 7,6%). Năm 2009 số lượng bò nuôi đầu năm là 1.250 con, số lượng bò cuối năm là 1.062 con. Giảm 188 con ( giảm 15%). Năm 2009 số lượng lợn nuôi đầu năm là 5.539 con, số lượng lợn cuối năm là 6.967 con. Tăng 1428 con ( tăng 25,8%). Năm 2009 số lượng dê nuôi đầu năm là 280 con, số lượng dê cuối năm là 375 con. Tăng 95 con ( tăng 33,9%) Năm 2009 số lượng đàn gia cầm nuôi đầu năm là 23.440 con, số lượng đàn gia cầm cuối năm là 26.518 con. Tăng 3.078 con ( tăng 13,1%) - Tình hình biến động đàn vật nuôi trong năm 2010: Năm 2010 số lượng trâu nuôi đầu năm là 475 con, số lượng trâu cuối năm là 345 con. Giảm 130 con ( giảm 27,4%). Năm 2010 số lượng bò nuôi đầu năm là 1.847 con, số lượng bò cuối năm là 1.189 con. Giảm 658 con ( giảm 35,6%). Năm 2010 số lượng lợn nuôi đầu năm là 6.377 con, số lượng lợn cuối năm là 6.949 con. Tăng 572 con ( tăng 9%). Năm 2010 số lượng dê nuôi đầu năm là 205 con, số lượng dê cuối năm là 301 con. Tăng 96 con ( tăng 46,8%). Năm 2010 số lượng đàn gia cầm nuôi đầu năm là 27.552 con, số lượng đàn gia cầm cuối năm là 29.571 con. Tăng 2019 con ( tăng 7,3%) - Số lượng đàn vật nuôi trong 6 tháng đầu năm 2011: 9 Năm 2011 số lượng trâu nuôi đầu năm là 445 con, số lượng trâu cuối năm 2010 là 345 con. Tăng 100 con ( tăng 29%). Năm 2011 số lượng bò nuôi đầu năm là 1.689 con, số lượng bò cuối năm 2010 là 1.189 con. Tăng 500 con ( giảm 42%). Năm 2011 số lượng lợn nuôi đầu năm là 7.783 con, số lượng lợn cuối năm 2010 là 6.967 con. Tăng 816 con ( tăng 11,7%). Năm 2011 số lượng dê nuôi đầu năm là 346 con, số lượng dê cuối năm 2010 là 301 con. Tăng 45 con ( tăng 15%) Năm 2011 số lượng đàn gia cầm nuôi đầu năm là 29.340 con, số lượng đàn gia cầm cuối năm 2010 là 29.571 con. Giảm 231 con ( giảm 0,8%). Theo chúng tôi thấy, kết quả điều tra thu được như trên là do những nguyên nhân sau: - Số lượng lợn và gia cầm có xu hướng tăng cao vào thời điểm cuối năm, đó là kết quả của việc tích lũy số lượng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân vào dịp cuối năm và tết. - Các loại gia súc khác có số lượng biến động không tuân theo quy luật trên vì nhu cầu thịt của các loài gia súc đó hầu như không có thay đổi lớn trong năm IV. TÌNH HÌNH THÚ Y 1. Công tác phòng bệnh 1.1.Phòng bệnh bằng vaccine Một năm 2 lần, trạm thú y huyện Buôn Đôn tổ chức tiêm vaccine cho gia súc, gia cầm theo 2 vụ tiêm: - Vụ 1: thời gian tiêm từ tháng 3 đến tháng 5. - Vụ 2: thời gian tiêm từ tháng 9 đến tháng 11. Các loại vaccine: lở mồm long móng, tụ huyết trùng trên trâu, bò, heo, dê. Dịch tả, phó thương hàn ở lợn, dại chó, cúm gia cầm… Bảng 2: kết quả tiêm phòng vaccine của xã Tân Hòa trong 3 năm gần đây: Năm Loài gia Vụ Vaccine Tổng gia Số con Tỷ lệ 10 [...]... và trao đổi kinh nghiệm sản xuất Việc áp dụng khoa học kĩ thuật, tìm kiếm loại hình sản xuất phù hợp giúp cho ngành nghề sản xuất ngày càng phát triển Trình độ dân trí, trình độ sản xuất được nâng cao, tư liệu sản xuất của các hộ gia đình gày càng phát triển Trung tâm xã nằm trên tỉnh lộ I nên thuận lợi cho nhân dân về mọi mặt Tân Hòa là một xã có nguồn lương thực dồi dào, sản phẩm lương thực phong... Thuận lợi 15 Địa hình xã Tân Hòa tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển các trung tâm thương mại, tiết kiệm diện tích và chi phí đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng Diện tích đất nâu đỏ trên đá bazan và đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan chiếm tỉ lệ cao, rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao Có đường tỉnh lộ... trại, cơ sở chăn nuôi Đã tham gia cùng thú y cơ sở cấp và phát thuốc tiêu độc chuồng trại cho các hộ chăn nuôi Hướng dẫn và tham gia phun thuốc tiêu độc Benkocid cho một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã 2 Công tác tiêm phòng trong thời gian thực tập Bảng 3: Kết quả tiêm phòng Vaccine cho gia súc, gia cầm trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Tân Hòa – huyện Buôn Đôn – tỉnh Đăk lăk Loại gia súc,... 1.350 328 17,3 94,8 Chó 1 Rabigen 869 530 61 Gia cầm 1 H5N1 29.340 10.478 35,7 ( Nguồn số liệu: Ban chăn nuôi thú y xã Tân Hòa, trạm thú y huyện Buôn Đôn ) Nhận xét bảng 2: Qua kết quả tiêm phòng của ban chăn nuôi thú y xã Tân Hòa- huyện Buôn Đôn qua 3 năm, chúng ta có thể nhận thấy: - Tỷ lệ tiêm phòng bệnh cho lợn như sau: + Năm 2009: Vụ 1: 7,1% (LMLM), 5,4% (DT, PTH, THT), 7,4%(tam liên) Vụ 2: 5,6%... súc - Tỷ lệ tiêm phòng cho dê và chó đạt kết quả khá cao, có thể là do số lượng dê và chó trên địa bàn xã khá ít, thuận tiện cho việc quản lí cũng như triển khai công tác tiêm phòng 13 + Năm 2009: Vụ 1: chó 60%, dê 16,1% Vụ 2: chó 76,8%, dê 15,7% + Năm 2010: Vụ 1: chó 50,1 %, dê 61,5% Vụ 2: chó 56%, dê 61,1% + Năm 2011: Vụ 1: chó 61%, dê 94,8% Tóm lại tỷ lệ tiêm phòng cho vật nuôi tại địa bàn xã đạt... thực dồi dào, sản phẩm lương thực phong phú, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi 2 Khó khăn Tài nguyên rừng của xã không còn nhiều, chất lượng rừng không cao Đây là một khó khăn dẫn đến việc rửa trôi, xói mòn đất Mức độ tập trung nước trong mùa mưa lũ và rút nước trong mùa khô là khá cao nên gây khó khăn cho nền sản xuất nông nghiệp của xã Hệ thống giao thông nông thôn tuy được đầu tư xây dựng xong... điều kiện thực hiện triển khai tiêm phòng còn nhiều khó khăn, điều kiện chăn nuôi còn phân tán, người chăn nuôi còn xem nhẹ việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm 1.2.Công tác vệ sinh thú y Một năm 2 lần, trạm thú y huyện Buôn Đôn cấp thuốc sát trùng, sát khuẩn để phát và phun cho nhân dân nhằm tiêu độc các khu vực chăn nuôi, nhất là tại các cơ sở có đầu gia súc, gia cầm tập trung nhằm hạn chế sự phát tán... mồm lở móng hầu như đạt trên 50% - Tỷ lệ tiêm phòng cho gia cầm là: + Năm 2009: Vụ 1: 21,2% Vụ 2: 20,3% + Năm 2010: Vụ 1: 32,4% Vụ 2: 23,6% + Năm 2011: Vụ 1: 35,7% Kết quả trên cho thấy việc tiêm phòng cho gia cầm có tăng lên sau mỗi năm tuy nhiên không đáng kể Lí do chính là người dân chăn nuôi không tự giác khai báo số lượng gia cầm của mình với ban chăn nuôi thú y xã, thời gian tái đàn không trùng... từ đồng ruộng về nhà hoặc tới nơi tiêu thụ Xã có nhiều dân tộc sinh sống nên sự tác động của con người lên đất đai theo nhiều hướng khác nhau ảnh hưởng đến kết cấu đất, sự xói mòn, rửa trôi và các thành phần hóa học trong đất 16 Giá cả thức ăn chăn nuôi ngày càng cao, tình hình dịch bệnh biễn biến phức tạp, thiếu vốn trong sản xuất gây khó khăn cho việc phát triển đàn gia súc PHẦN II PHỤC VỤ SẢN XUẤT... viêm khớp Bệnh tiêu chảy do thức 14 9 Bệnh tụ huyết trùng lợn 18 ăn Bệnh sán lá gan trâu bò Trên địa bàn xã đã xảy ra một đợt dịch heo tai xanh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo của xã cũng như toàn huyện, nhưng nhờ nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lí kịp thời nên sau dịch tổng đàn heo toàn xã đã khôi phục một cách đáng kể Trong những bệnh xảy ra đã nêu ở trên thì thường thấy là thể bệnh cấp . 734 người, chiếm: 6,48% lao động. 4 - Toàn xã có: 571 hộ đói nghèo, với 2.600 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ: 23,6% tổng số hộ. 3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 3.1. Ngành nông nghiệp Trong những. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Tổ chức hành chính 3 Sơ đồ bộ máy hành chính xã Tân Hòa: Chủ tịch hội đồng nhân dân Chủ tịch ủy ban nhân dân Phó chủ tịch kinh tế Phó chủ tịch văn hóa - xã hôi Văn. càng phát triển. Trung tâm xã nằm trên tỉnh lộ I nên thuận lợi cho nhân dân về mọi mặt. Tân Hòa là một xã có nguồn lương thực dồi dào, sản phẩm lương thực phong phú, thuận lợi cho việc phát triển

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan