BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

66 415 0
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HUỲNH THỊ BÍCH HIỀN LỚP 07DKQ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM PHẦN MỞ ĐẤU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một trong những đối thủ cạnh tranh trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ. Năm 2004 là năm đánh dấu thành công lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2003. Từ đó đến nay, xuất khẩu gỗ liên tục tăng trưởng mạnh và đã lên đến hơn 2,8 tỷ USD trong năm 2008. Với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây, đồ gỗ đã khẳng định vị trí tương đối vững chắc trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta và được xếp vào một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2006 – 2010. Chỉ tiêu giá trị xuất khẩu đề ra cho mặt hàng này vào năm 2010 là 5,5 tỷ USD, tăng bình quân 28,8%/năm. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những yếu kém, hạn chế chưa khắc phục được trong thời gian qua đã khiến cho tiềm năng, lợi thế ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn chưa khai thác hết. Khi nghiên cứu vấn đề này em quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ củ Việt Nam’ với mong muốn duy trì đà tăng trưởng này trong tình hình khủng hoảng tài chính và nền kinh tế thế giới đang suy thoái như hiện nay,tiếp tục gia tăng kim ngạch khi kinh tế thế giới bình ổn trở lại. 2.Mục tiêu nghiên cứu Tổng kết và hệ thống hoá những lý luận về xuất khẩu từ đó xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngã chuất khẩu. kiến thức về hoạt động xuất khẩu ngành, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu; Phân tích thực trạng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ qua đó đánh giá những kết quả đạt được bên cạnh những yếu kém còn tồn tại. 1 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch của ngành sắp tới. Xác định một số định hướng gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là kim ngạch ngành công nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ và những vấn đề có liên quan. Phạm vi nghiên cứu là những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, một số nước Châu Á trong khoảng thời gian những năm trở lại đây và những năm tới. 4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa ở chương 1. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp ở chương 2. Sử dụng phương pháp dự báo, tư duy hệ thống chương 3. 5 Kết cấu của chuyên đề Chương 1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu. Chương 2 Phân tích kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Chương 3 Một số giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm . MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 1 Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………… 2 Mụcc tiêu nghiên cứu ………………………………………………………… 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………… 4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………. 5 Kết cấu của chuyên đề………………………………………………………… CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU……………………………… 1.1Khái quat chung về xuất khẩu………………………………………………. 1.1.1Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu…………………………………… 1.1.2Các hình thức xuất khẩu……………………………………………… 1.1.3Vai trò xuất khẩu …………………………………………………… 1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu…………………………………… 1.2.1Các nhân tố thuộc môi trường vi mô…………………………………… 1.2.1.1Thị trường…………………………………………………………. 2 1.2.1.2Nguồn nguyên liệu………………………………………………… 1.2.1.3Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành…………… 1.2.1.4Cơ sở hạ tầng……………………………………………………… 1.2.1.5Nguồn nhân lực…………………………………………………… 1.2.1.6Các ngành công nghiệp hỗ trợ…………………………………… 1.2.2Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô………………………………… 1.2.2.1 Nhân tố pháp luật ……………………………………………… 1.2.2.2 Yếu tố văn hóa, xã hội……………………………………………. 1.2.2.3 Yếu tố kinh tế ……………………………………………………. 1.2.2.4 Yếu tố công nghệ khoa học…………………………………… 1.2.2.5 Nhân tố chính trị …………………………………………………. 1.2.2.6 Yếu tố cạnh tranh quốc tế ………………………………………. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NGÀNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ…………………………………………………………………………… …… 2.1Khái quát về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam……………………………… 2.1.1Qúa trình hình thành và phát triển…………………………………… 2.1.2Vai trò của ngành chế biến gỗ xuất khẩu………………… ………… 2.1.3Năng lực kinh doanh của ngành ……………………………………… 2.1.4Định hướng phát triển của ngành ………………………………………. 2.2Phân tích chung về kim ngạch của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam……. 2.2.1Phân tích chung………………………………………………………… 2.2.2Phân tích theo thị trường……………………………………………… 2.2.3Phân tích theo mặt hàng………………………………………………. 2.2.4Phân tích theo các nhà xuất khẩu……………………………………… 2.2.5Đánh giá chung…………………………………………………………… 2.3 Phân tích dự báo một số nhân tố chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu trong tương lai…………………………………………………………… 2.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế …………………………………………… 2.3.2 Nguồn nguyên liệu…………………………………………………… 2.3.3 Các đối thủ cạnh tranh……………………………………………… 2.3.4 Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành……………… 3 2.3.5 Môi trường chính trị pháp luật……………………………………… 2.3.6 Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chê biến đồ gỗ xuất khẩu……………………………………………………………………………… 2.3.6.1 Điểm mạnh, điểm yếu……………………………………………… 2.3.6.2 Cơ hội và thách thức………………………………………………… CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU…… 3.1 Định hướng ục tiêu cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu………………… 3.2 Một số giải pháp………………………………………………………… 3.2.1. Về các giải pháp duy trì mức tăng trưởng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu………………………………………………………………………………. 3.2.2. Các giải pháp đảm bảo sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước bền vững, hạn chế nhập siêu……………………………………………………………… 3.2.3 Phân đoạn theo phong cách sử dụng đồ nội thất 3.3 Kiến nghị………………………………………………………………… KẾT LUẬN…………………………………………………………………………. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU 1.1 Khái quát chung về xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu Có nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu, có quan niệm theo khuynh hướng hiện đại ví như: Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài , trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế IMF là việc bán hàng hóa ra nước ngoài. Theo điều 28, muc 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005 xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 4 Cũng có quan niệm xuất khẩu theo quan điểm truyền thống: “xuất khẩu là việc bán hàng hóa ra nước ngoài”. Nói nôn na và ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì xuất khẩu hàng hóa là việc đưa các hàng hóa dịch vụ từ các quốc gia này sang các quốc gia khác nhằm thu về một lượng ngoại tệ. Đặc điểm của xuất khẩu Thứ nhất, chủ thể hợp đồng, tức bên bán và bên mua, phải là những thương nhân mang quốc tịch, có nơi cư trú hoặc có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau (theo Luật thương mại Việt Nam phải là những thương nhân mang quốc tịch khác nhau). Thứ hai, đối tượng hợp đồng là hàng hóa tồn tại trên thực tế là có thể xác định được cũng như có thể dịch chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc từ khu chế xuất vào thị trường nội địa. Đó là những hàng hóa được phép mua bán theo qui định của nước bên bán và bên mua. Vì vậy, việc luân chuyển hàng hóa nhất thiết phải chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan nước bên bán và nước bên mua. Thứ ba, nơi tập kết hàng của người bán và người mua ở cách xa nhau. Vì vậy, khả năng để họ trực tiếp giao nhận hàng cho nhau là rất thấp mà phổ biến phải qua trung gian đó là người vận tải. Quảng đường vận tải xa và chủ yếu bằng đường biển, vì vậy, cước phí vận chuyển hàng hóa cao; việc giao nhận hàng và xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra rủi ro là vấn đề phức tạp. Thứ tư, đồng tiền thanh toán do các bên tự thỏa thuận. Theo đó, nó có thể là đồng tiền của nước bên mua, hoặc nước bên bán, hoặc của một nước thứ ba (nước có đồng tiền là phương tiện thanh toán quốc tế và thường là ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, F). Nói cách khác đồng tiền thanh toán ít nhất là ngoại tệ đối với một bên, nếu hai bên có quốc tịch khác nhau. Vì vậy, hoạt động mua bán chịu ảnh hưởng lớn của tỉ giá trở thành một trong những công cụ quan trọng được các chính phủ sử dụng để điều tiết quan hệ mua bán quốc tế nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ năm, về luật áp dụng do có tính cách quốc tế nên khác với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là nguồn của luật thương mại quốc tế, tức bao gồm: - Pháp luật quốc gia 5 - Điều ước quốc tế - Tập quán thương mại 1.1.2 Các hình thức xuất khẩu Căn cứ vào tính chất của hoạt động xuất khẩu người ta phân làm hai loại hình :xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.Trong hai loại này, xuát khẩu trực tiếp là quan trọng nhất . Ngoài ra, còn có các hình thức xuất khẩu khác. Căn cứ vào mức độ thâm gia của người xuất khẩu thì có hai loại hình thức : xuất khẩu tự doanh và xuất khẩu xuất khẩu gia công; Căn cứ vào địa điểm xuất khẩu lại có: xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu mậu biên; Căn cứ theo tính pháp lý cunngx có hai loại: xuất khẩu theo hợp đồng, xuất khẩu theo nghị định thư. 1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương ,và phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó.Hợp đồng kí kết giửa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh . Yêu cầu bên nhập khẩu phải mở L/C và kiểm tra luận chứng ( nếu hợp đồng quy định sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa, làm thủ tục hải quan , giao hàng lên tàu , mua bảo hiểm, làm thủ thanh toán và giải quyết khiếu nại(nếu có). • Ưu nhược của hình thức xuất khẩu trực tiếp: *Ưu điểm: Tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu Trong quá kinh doanh, tự mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gởi mở,kích thích nhu cầu , và cũng có cơ hội tiếp thu những ý kiến của khách hàng để khắc phục những thiếu sót của mình kịp thời Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhất là trong điều kiện thị trường biến động nếu hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm,nhãn hiệu… dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới. Giàm bớt được chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 6 *Nhược điểm : Đòi hỏi năng lực ngoại thương và nghiệp vụ của nhân viên trong doanh nghiệp phải sâu, rộng. Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế ,am hiểu thị trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng. Khối lượng mặt hàng phải lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch như : giấy tờ,điều tra thị trường. 1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp Là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ 3 ra tiến hành công việc mua hay bán thay cho mình. Những công việc này có thể là nghiên cứu thị trường, đàm phán kí hợp đồng, thực hiện hợp đổng . Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch của thế giới. Thông qua người thứ 3 ở đây là người môi giới hoặc đại lý. *Ưu nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp: Ưu điểm: -Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hơn( đặt biệt trong trường hợp bên xuất khẩu có yếu kém về nghiệp vụ . -Có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kinh doanh(vì có thể lợi dụng được cơ sở vật chất của người trung gian) Nhược điểm: -Lợi nhuận bị chia sẽ do phải trả thù lao cho người trung gian -Doanh nghiệp khó kiểm soát được hoạt động của nhà trung gian -Làm cho doanh nghiệp không chủ động được với những biến động của thị trường. 1.1.2.3 Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch , trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và hàng hóa đem ra trao đổi thường có giá trị tương đương . Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm mục đích thu ngoại tệ mà nhằm mục đích có được lượng hàng hóa có giá trị tương đương với giá trị lô hàng xuất khẩu *Ưu nhược điểm của buôn bán đối lưu Ưu điểm : 7 + Tránh được các rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.Đồng thời có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. + Góp phần thúc đẩy mua bán cho các trường hợp mà những phương thức mua bán không vượt qua được( như trong các trường hợp Nhà nước tiến hành quản chế ngoại hối) + Có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán(đối với một quốc gia) Nhược điểm: +Làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa, việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành được thuận lợi. 1.1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triễn lãm Hội chợ quốc tế là hỉnh thức mua bán tổ chức định kỳ tại địa điểm nhất định , do một hay nhiều nước tổ chức, mời doanh nghiệp các nước tham gia nhằm mục tiêu quan trọng nhất là đàm phán , ký kết các hợp đồng mua bán. Triễn lãm là nơi trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế học hoặc của một ngành kinh tế, văn hóa , khoa học, kỹ thuật. Liên quan chặt chẽ đến ngoại thương là các cuộc triễn lãm công nghiệp , tại đó người ta trưng bày các loại hàng hóa nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay có rất nhiều các hợp đồng được kí kết tại hội chợ và triển lãm. 1.1.2.5 Tái xuất khẩu: đây là phương thức giao dịch trong đó hàng hóa mua về với mục tiêu phục vụ tiêu dùng trong nước . Trong phương thức này tối thiểu phải có ba nước tham gia là nước tái xuất, nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. *Ưu nhược điểm của buôn bán đối lưu Ưu điểm : -Có thể xuất khẩu được những mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước chưa đủ khả năng sản xuất để xuất khẩu và thu được ngoại tệ.( mà không phải tổ chức sản xuất). -Góp phần thúc đẩy buôn bán đặc biệt ở các nước bị cấm vận vẫn có thể tiến hành buôn bán được với nhau Nhược điểm: 8 -Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao hàng, sự thay đổi về giá,làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu -Số ngoại tệ thu về rất ít trong tổng kim ngạch xuất khẩu các công ty có thể quyết định tự giải quyết việc xuất khẩu. Đấu tư và rủi ro hơi lớn hơn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn. Một công ty có thể tiến hành xuất khẩu trực tiếp theo nhiều cách: +Bộ phận hay chi nhánh xuất khẩu có cơ sở nội địa –Có thể chuyển dần thành bộ phận xuất khẩu tự chủ hoạt động như một trung tâm lợi nhuận. +Chi nhánh hay công ty con bán hàng ở nước ngoài –Chi nhánh bán hàng giải quyết việc bán hàng và phân phối và có thể giải quyết về nhầ kho cũng như chiêu thị . Chi nhánh thường phục vụ như trung tâm trưng bày và phục vụ khách hàng. +Đại diện bán hàng xuất khẩu quan hệ nước ngoài-Đại diện bán hàng ở tại quê nhà được gửi ra nước ngoài để tìm ciệc kinh doanh. +Nhà phân phối và đậi lý đặt tại nước ngoài –Các nhà phân phối và đại lý này có thể được độc quyền để đại điện cho công ty ở quốc gia đó , hoặc chỉ có một số quyền hạn chế. Dù công ty quyết định xuâts khẩu trực tiếp hay gián tiếp , nhiều công ty sử dụng xuất khẩu như một phương pháp “thử dòng nước” trước khi xây dựng nhà máy và sản xuất sản phẩm ở nước ngoài. 1.1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân a/ Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước -Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta .Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn , đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc ,thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến . - Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thảnh từ các nguồn : xuất khẩu hàng hóa ,đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu sức lao động… Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ …tuy quan trọng, nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này . Nguồn vốn 9 quan trọng nhất để nhập khẩu , công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu .Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. b/ Đóng góp vào việc chuyền dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển - Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học , công nghệ hiện đại .Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta . - Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Một là: xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa.Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta , sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẩn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp .Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là : coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất., quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sàn xuất. + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn,khi phát triển ngành cà phê xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm , công nghiệp tạo mẫu…. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu , dầu thực vật, chè … có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó. + Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định . + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất , nâng cao năng lực sản xuất trong nước + Xuất khẩu tạo ra những tiển đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước .Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam ,nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước , tạo ra một năng lực sản xuất mới. 10 [...]... thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng Đó là thành công lớn cho cạnh tranh CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU 2.1 Khái quát về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam 2.1.1.1 Quy mô năng lực sản xuất Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp) , các công ty... là dự kiến đến năm 2020, cả nước đạt 22 triệu m3 gỗ nguyên liệu, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 4 tỷ USD, năm 2020: 8 tỷ USD 2.2 Phân tích về kim xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 2.2.1 Phân tích chung Bảng 2.2.1 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cua ngành Năm Kim ngạch xuất khẩu của Kim ngach xuất khẩu sản phẩm gỗ cả Gía trị(tỷ USD) Tỷ trọng(%) 2003 20.179 0.567... triệu USD là kim ngạch tăng trưởng của mặt hàng dăm gỗ Trong cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đạt cao nhất vơi 125 triệu USD, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 34,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm Mặt hàng dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị... trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam Với những lợi thế và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dường như đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất đối với thị trường Hoa Kỳ +Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2008 đạt 791,8 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của. .. mặthàng dăm gỗ keo, dăm gỗ bạch đàn và dăm gỗ tràm dùng để sản xuất giấy Tiếp đến là kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 đạt 64 triệu USD, tăng 3,2% so với năm 2007 và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu chính... lượng cao Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗc chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á Hiện cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2.2-2.5 triệu met khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng... bằng gỗ đang là những lựa chọn ưu tiên của người Nhật Bản Vì vậy, Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp 28 Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường Nhật Bản chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ vào thị trường này tăng mạnh Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào... hiện nay, khi mà xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào hầu hết các thị trường chính đều đồng loạt giảm sút, thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là đáng mừng Tính chung 8 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 232,7 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2008 Các mặt hàng xuất khẩu chính vào... tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị 2.1.1.3 Các sản phẩm xuất khẩu Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm gỗ thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm ,sấy, trang trí bề mặt xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:... 300000m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu 19 Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ bên cạnh việc trồng rừng Vệt Nam đã đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò rất quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu 2.1.2 Vai trò của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Được đánh giá là một trong các ngành hàng có tiềm năng xuất . NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU 2.1 Khái quát về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam 2.1.1.1 Quy mô năng lực sản xuất Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến. HIỀN LỚP 07DKQ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM PHẦN MỞ ĐẤU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một. vực sản xuất đồ gỗ. Năm 2004 là năm đánh dấu thành công lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2003. Từ đó đến nay, xuất khẩu gỗ liên

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan