BÀI BÁO CÁO -Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng ở Việt Nam

28 2.3K 0
BÀI BÁO CÁO -Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng ở Việt Nam Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha (Maurand, 1943), vớI tỷ lệ che phủ là 43,8%; trên mức an toàn sinh thái là 33%. Năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha vớI tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Năm 1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là 33% (Jyrki và cộng sự, 1999). Diện tích rừng bình quân cho 1 người là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á (0,42%). Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990: Mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/ năm. Nguyên nhân chính làm mất rừng trong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su và khai thác gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên từ những năm 1990 – 1995, do công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên. Về chất lượng, trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ vào khoảng 200 – 300m 3 /ha, trong đó các loài gỗ quí như đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai, gụ là rất phổ biến. Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50% trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm, nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm rất phổ biến (Hoàng Hòe, 1998). Hiện nay chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính khoảng 525 triệu m 3 (trung bình 76 m 3 /ha). Tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3m 3 /ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5 – 10 m 3 /ha/năm (Castren, 1999). Ngoài tài nguyên gỗ, rừng Việt Nam cũng rất giàu có về các loài tre nứa (khoảng 40 loài có ý nghĩa thương mại và khoảng 4 tỷ cây tre nứa); Song mây có khoảng 400 loài ; hàng năm khai thác khoảng 50.000 tấn Trong rừng Việt Nam cũng phong phú về các loài dược liệu, hiện đã biết được 3800 loài (Viện Dược liệu, 2002), trong đó có nhiều loài đã được biết và khai thác phục vụ cho việc chế biến thuốc. Nhiều loài cây cho chất thơm, tanin, tinh dầu và dầu béo. Ngoài ra, rừng còn cung cấp nhiều loại sản phẩm quý khác như cánh kiến, nấm, mật ong, hoa lan, thịt thú rừng. Hiện nay, có rất nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ như: cẩm lai (Dalbergia bariaensis), trầm hương (Aquilaria crassna) sam bông (Amentotaya argotenia), thông tre (Podocarpus neriifolius), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), trắc (Dalbergia cochinchinensis), giao xẻ tua (Sterospermum ferebriatum), gạo bông len (Bombax insigne). Các loài động vật quý hiếm như: báo gấm (Neophelis nebulosa), voọc quần đùi trắng (Trachipythecus francoisi delaconri), gà lôi hồng tía (Lophura diardi), trĩ sao (Rheinartia ocellata), chồn bạc má (Megogale personata geeoffrory), cu li lớn (Nycticebus coucang boddaert), bò tót (Bos gaurus), cà tong (Cervus eldi), hổ (Panthera tigris). Những nguyên nhân chính làm suy thoái rừng ở Việt Nam Có thể nêu ra các nguyên nhân chính gây nên sự mất rừng và làm suy thoái rừng ở nước ta là: - Đốt nương làm rẫy : sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắc Lắc trong thời gian từ 1991 – 1996 mất trung bình 3.000 – 3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất do làm nương rẫy. - Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50% diện tích rừng bị mất trong khu vực. - Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. - Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, riêng ở miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên. - Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng. - Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá. Việt Nam đối mặt với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam đã và đang đối mặt với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học đặc biệt trong những năm gần đây, là hậu quả tất yếu của ô nhiễm môi trường. Thông tin trên được đề cập trong bài giảng của ông Hoàng Minh Đạo, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, tại “Khóa dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cho phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 29/10 ở Hà Nội. Ông Đạo cho biết, nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, khí hậu, do đó có tính đa dạng sinh học rất cao, đặc biệt về các hệ sinh thái rừng, động thực vật, đất ngập nước và biển. Để tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, Quốc hội đã ban hành luật Đa dạng Sinh Học, chính thức có hiệu lực kể từ 01/07/2009. (Ảnh minh họa) Cũng theo ông Đạo, Việt Nam là một trong khoảng trên 20 nước có mức độ đa dạng sinh học hàng đầu trên thế giới (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới). Nhiều loài trong số này là đặc hữu duy nhất ở nước ta hoặc chỉ tìm thấy ở rất ít nơi trên thế giới. Rừng tự nhiên đang bị xuống cấp Hiện nay, độ che phủ rừng tuy tăng nhưng chủ yếu là ở rừng trồng. Tuy nhiên, chất lượng của hầu hết các vùng rừng tự nhiên còn lại đều đang bị xuống cấp. Diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác động chỉ còn tồn tại trong các vùng rừng nhỏ, rời rạc tại các khu vực núi cao của miền Bắc và Tây Nguyên. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên sa mạc hoá, làm nghèo đất tại nhiều địa phương, như một số huyện ở tỉnh miền núi phía bắc Lào Cai; gây lũ lụt và hạn hán, đồng thời cũng làm trở việc cung ứng lâm sản… Hệ sinh thái biển đang bị đe dọa Tình trạng khai thác, đánh bắt quá mức các nguồn lợi thủy, hải sản đang diễn ra ở nhiều nơi, nhất là khai thác bằng các phương pháp có tính hủy diệt. Xu hướng quần thể của nhiều loại động thực vật biển cũng đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài hơn phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho hay, có tới 90% ô nhiễm trên biển liên quan tới các hoạt động do tàu gây ra (sự cố tràn dầu, đắm tàu). Cũng theo ông Hồi, chất thải sẽ tăng rất lớn ở vùng nước ven bờ tính đến cuối năm 2010: dầu khoảng 35-160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amonia 15-30 tấn/ngày. Diện tích đất ngập nước có chiều hướng suy giảm Theo các nhà khoa học, đất ngập nước ở Việt Nam đang biến đổi đáng lo ngại. Chất lượng môi trường và hệ sinh thái đất ngập nước ven đô thị, khu công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa nước… ngày càng bị suy thoái. Cùng với đó, môi trường sống và di cư của nhiều loài sinh vật bị phá hủy, các loại chất thải ngày càng gia tăng, nạn chặt phá rừng ngập mặn, sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp Nước ngầm bị khai thác quá mức phục vụ nuôi tôm và các dịch vụ đi kèm dẫn đến hiện tượng thâm nhập mặn và lún sụt địa tầng cục bộ như vùng rìa phía đông nam bán đảo Cà Mau. Những khu vực nuôi tôm trên cát, nơi nguồn nước ngầm tự nhiên không lớn và khan hiếm, trong khi nhu cầu nước cho vùng nuôi ngày càng tăng Hệ sinh thái rừng Việt Nam suy thoái trầm trọng 10/29/2009 12:18:47 PM . (LĐĐT) - Đa dạng sinh học của Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng - hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất bị suy thoái trầm trọng trong thời gian qua. Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995). Rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các ao - đầm nuôi trồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch. Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực. Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ước đa dạng sinh học nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2. Một trong những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đạt được là thành lập được 126 khu bảo tồn bao gồm nhiều các sinh cảnh quan trọng có ý nghĩa quốc tế. Nhưng nếu theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Ngân hàng thế giới (WB) nước biển dâng cao 1m sẽ có 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng (27%), 46 khu bảo tồn (33%), 9 khu vực có đa dạng sinh học quan trọng (23%), 23 khu có đa dạng quan trọng khác (21%) bị tác động nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Các nhà khoa học đã chứng minh được sự di cư của một số loài do sự ấm lên của trái đất, nhiều loài cây trên dãy Hoàng Liên Sơn đang phải "sơ tán" lên cao hơn để tồn tại. Giới khoa học gọi đây là hiện tượng "dịch chuyển vành đai nhiệt lên cao". Đặc trưng trong số đó có thông Diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng. Vân San Hoàng Liên - một loài chỉ tìm thấy duy nhất tại đây, trước đây chỉ sinh trưởng ở độ cao 2.200m - 2.400m, thì nay chỉ có thể gặp ở độ cao 2.400m - 2.700m. Cùng với nó, Thông thích Xi-Pan, Thông thích SaPa và một số loài khác cũng đang "leo" dần lên cao. Ngoài ra, ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái đất ngập nước và lục địa cũng có xu hướng dịch chuyển lên cao hơn. Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các hệ sinh thái ven biển có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các hệ sinh thái trên cạn các loài ôn đới (thường cho năng xuất sinh học cao) sẽ giảm đi cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn cũng thay đổi. Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu sinh về sinh học người Anh vừa phát hiện thêm 3 loại côn trùng mới trong một chuyến đi thực địa trong rừng. Đây là 3 loại côn trùng duy nhất chỉ có ở nước ta ". " Thêm một loài thực vật được phát hiện ở khu rừng Loài cây này vừa có giá trị nghệ thuật do có hình dáng đẹp, hoa nhiều, thơm vừa là loài thuốc quí ". Những thông tin tương tự thường xuất hiện trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình khiến người đọc luôn thấy hứng thú, bất ngờ và tự hào vì sự xuất hiện đa dạng và mới của các giống, loài sinh vật ở Việt Nam. Trải dài từ 8030 tới 230vĩ độ Bắc, với sự khác biệt về khí hậu và địa hình giữa các miền nên Việt Nam có sự đa dạng lớn về môi trường tự nhiên và sinh học. Hệ sinh thái từ rừng mưa thường xanh cận nhiệt đới ở phía Bắc tới rừng khộp nhiệt đới ở phía Nam, rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển đã tạo ra hệ động, thực vật phong phú và có giá trị. Lĩnh vực sinh học hiện nay vẫn còn nhiều bí ẩn bởi những gì chúng ta biết mới chỉ là một phần rất nhỏ của thiên nhiên. Không chỉ các nhà sinh học trong nước mà nhiều nhà sinh học nước ngoài đến Việt Nam để nghiên cứu về đa dạng sinh học (ĐDSH) bởi sự bùng nổ của công nghệ sinh học, vấn đề kiểm soát các thông tin di truyền và an toàn sinh học được đặt ra trên phạm vi quốc tế. Đa dạng sinh học thường được nghiên cứu ở 3 góc độ: di truyền, loài và hệ sinh thái. Tuy nhiên, những kiến thức khoa học hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính đa dạng của các dạng sống và mức độ cũng như tốc độ suy thoái của chúng. Chỉ tính ở mức độ loài, số loài sinh vật được mô tả mới chỉ hơn 1,7 triệu, chưa phản ánh số lượng thực của các loài, đặc biệt là các loài côn trùng và vi sinh vật có trên trái đất. Đa dạng sinh học là sự phong phú của tất cả thế giới sinh vật ở tất cả các dạng, các mức độ và sự tổ hợp của chúng. Đó không chỉ là tổng số của các hệ sinh thái, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau, với thế giới vô sinh và với con người. Vì vậy, có thể cho rằng đa dạng sinh học là kết quả của sự tương tác giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội. Cho tới nay, nước ta thống kê được gần 13.000 loài thực vật và 12.000 loài động vật. Nhiều nhóm sinh vật có tính đặc hữu cao, có giá trị khoa học và thực tiễn lớn, nhiều loài thú mới đã được phát hiện. Việt Nam được xếp là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, do khai thác quá mức, con người đã làm suy thoái những tài sản quí giá, không thể thay thế được mà thiên nhiên ban tặng. Trong vòng 50 năm trở lại đây, diện tích che phủ rừng ở Việt Nam đã giảm đi hơn 30% rừng nguyên sinh chỉ còn chưa đến 10%. Nhiều loài động vật quí hiếm như tê giác, bò rừng, trâu rừng và những loài cây như gỗ đỏ, gụ mật, hoàng liên chân gà đang trong nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh học do tác động trực tiếp và gián tiếp của con người. Mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất: hình thức du canh đã biến 13 triệu ha rừng trước đây thành đất trống, đồi trọc. Vùng ven biển, nhân dân nhiều nơi phá rừng ngập mặn quai đê lấn biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm đã làm nhiều rừng ngập mặn biến mất. Khai thác gỗ trái phép, khai thác củi phục vụ nhu cầu sinh hoạt con người đã làm rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, các loài gỗ quí còn lại không đáng kể. Khai thác các lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây dược liệu để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu, khu hệ động vật hoang dại bị khai thác bừa bãi làm nghèo tính đa dạng. Hiện tượng cháy rừng ngày càng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau: riêng quí I/1998 đã có 1.116 vụ cháy rừng, huỷ hoại 16.059 ha rừng. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như việc xây dựng đường sá, cầu cống, đường dây điện, hồ chứa nước các nguyên nhân sâu xa từ hậu quả của chiến tranh, sự tăng dân số đã gây ra những biến động lớn về phân bố dân cư. Với gần 80% dân số sống ở nông thôn, đời sống phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên đã tạo nên thói quen xấu trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên cũng góp phần quan trọng làm suy thoái đa dạng sinh học. Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng kinh tế và văn hoá của đa dạng sinh học, Đảng và Nhà nước đã có những cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học: thành lập các vườn quốc gia, ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Thành công nhất có lẽ là việc xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm hầu hết các hệ sinh thái trong phạm vi toàn quốc với 10 vườn quốc gia; 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu bảo tồn di tích văn hoá và lịch sử. Một số khu bảo tồn được trang bị cơ sở vật chất và bộ máy quản lý tốt song vẫn còn nhiều khu bị xuống cấp. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học đang được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh ô nhiễm môi trường hiện nay. Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam là một thực tế. Hãy cùng góp sức để ngăn lại quá trình suy thoái và bảo tồn sự phong phú đa dạng sinh học ở nước ta vì đó là sự sống của tương lai chúng ta. sinh học Tags: đa dạng sinh học, hơn bao giờ hết, sự suy giảm, hệ sinh thái, thế giới, báo cáo, chặn đứng, tự nhiên, người, động Theo một báo cáo được công bố hôm 19/5 tại London của LHQ, đa dạng sinh học đang biến mất nhanh hơn bao giờ hết. Nếu không ngăn chặn tình trạng này, sức khoẻ và cuộc sống của mọi người trên thế giới sẽ bị đe doạ. Đây là báo cáo mới nhất trong một loạt báo cáo của dự án Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ. Dự án kéo dài 4 năm với sự tham gia của hơn 1.300 nhà khoa học nhằm mục đích phân tích dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Trong 50 năm qua tổn hại mà con người gây ra cho nguồn đa dạng sinh học của thế giới lớn hơn nhiều so với mọi thời kỳ khác trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, do hoạt động của con người mà tốc độ tuyệt chủng của các loài lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên. Báo cáo tiết lộ 12% loài chim, gần 25% động vật có vú và khoảng 30% động vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Kể từ khi có đánh bắt cá thương mại, nguồn cá toàn cầu đã giảm 90%. Nguyên nhân chủ yếu là hành động phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên như đồng cỏ và rừng . 10-20% tổng tài nguyên còn lại sẽ được chuyển đổi sang các mục địch sử dụng đất khác, chẳng hạn như nông nghiệp, vào năm 2050. Theo Kaveh Zahedi, Giám đốc Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới của Chương trình môi trường LHQ, nếu xu hướng này không bị chặn đứng, con người sẽ mất đi các lợi ích quan trọng từ thế giới tự nhiên - các dịch vụ sinh thái. Ước tính khoảng 3,5 tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào các đại dương để có thực phẩm và khoảng 70% dân số thế giới dựa vào tự nhiên để có các loại thuốc truyền thống. Georgina Mace, Giám đốc khoa học tại Viện động vật học ở London, cho rằng các nước trên thế giới nên học tập mô hình của châu Âu. Với các biện pháp ưu đãi về tài chính, châu Âu đã khuyến khích nông dân để cho các loài thực vật tự nhiên, chim và côn trùng cư trú trên đồng ruộng. Rừng mưa nhiệt đới có hệ sinh thái đa dạng song đang ngày càng thu hẹp so sự khai thác của con người. Do vậy, họ đã giúp đa dạng sinh học đã trở lại trên đất canh tác. Các tác giả của báo cáo cũng tính toán rằng một hecta rừng đước nguyên vẹn có giá trị hơn 1.000 đôla đối với những quốc gia như Thái Lan và chỉ đáng giá 200 đôla nếu bị khai thác để nuôi trồng thuỷ sản. Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng trên thế giới Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài người, nền tảng của mọi nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tài nguyên sinh vật có giá trị cho cuộc sống của con người là rừng và các động vật hoang dã sống trong rừng, là các nguồn lợi thủy sản chứa trong các sông, hồ, đồng ruộng, đặc biệt tiềm tàng trong các biển và đại dương. Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứ XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển (Tansley, 1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật – trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường. Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người. Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng Các kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới là: Rừng lá kim (rừng Taiga) vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Kiểu rừng này có năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới. Rừng rụng lá ôn đới phân bố ở vùng thấp hơn và gần vùng nhiệt đới hơn, chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Australia. Rừng mưa nhiệt đới có độ Đa dạng sinh học cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), sông Congo (Châu Phi), Ấn Độ, Malaysia. Trong đó dãi rừng Ấn Độ - Malaysia có sự đa dạng sinh học trên một đơn vị diện tích là cao nhất, có tới 2.500 – 10.000 loài thực vật trong một khu vực hẹp và có tới 7 tầng cây với các loài cây quý như lim (Erythrophleum sp), gụ (Sindora sp), chò chỉ (Shorea chinensis), lát (Chukrasia sp). Do có sự biến đổi phức tạp về chế độ mưa, gió mùa và nhiệt độ, rừng nhiệt đới thường rất phức tạp cả về thành phần loài và cấu trúc của rừng. Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại chính như sau: + Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển. + Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa - lịch sử và môi trường. + Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường. Sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng. Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây: - Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh. - Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m 3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m 3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun. - Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò. - Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn. - Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác. - Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giớI và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếplàm tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sáh đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới. Rừng là hệ sinh thái đa dạng, giàu tiềm năng nhất trên mặt đất. Năng suất bình quân là 5 tấn chất thô/năm/ha. 1.1.Tầm quan trọng của rừng Rừng có ý nghĩa rất quan trọng vì rừng giữ đất, hạn chế x�i mòn, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và giữ nước, cản bớt nước chảy bề mặt. Rừng cung cấp nhiều đặc sản qu� như gỗ, c�y thuốc, rong rêu, địa y và chim thú. Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới, là nơi cư trú cho khoảng 70% các loài động vật và thực vật, bảo vệ và làm giàu cho đất, điều chỉnh tự nhiên chu trình thủy học, ảnh hưởng đến kh� hậu địa phương và khu vực nhờ sự bay hơi, chi phối các dòng chảy mặt và ngầm. Rừng còn bổ sung khí cho không khí (nhờ cây xanh có khả năng hấp thu kh� CO 2 để thực hiện quang hợp�) và ổn định kh� hậu toàn cầu bằng cách đồng h�a cacbon và thải khí oxy, lọc sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, chống lũ lụt, xói mòn. Rừng còn là nơi cung cấp gỗ, dược phẩm, lương thực và tạo việc làm cho con người. [...]... rừng hiện nay vẫn còn rất mạnh Tăng lợi nhuận và tiêu thụ; Sự gia tăng d�n số và nhu cầu về miền đất mới; Chính sách kinh tế không hợp lý; Nạn tham nhũng và mua bán bất hợp pháp; Nạn nghèo đ�i, và tình trạng không có ruộng đất 1.3 .Rừng ở Việt Nam 1.3.1.Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam Căn cứ vào mục đ�ch sử dụng chủ yếu, rừng c� thể được ph�n thành các loại sau đ�y: Rừng phòng hộ; Rừng. .. Diện tích rừng tự nhiên Loại rừng Diện tích (ha) Tổng diện tích rừng tự nhiên 8.630.965 1 Rừng sản xuất kinh doanh (60%) 5.168.952 a/ Rừng đặc sản 16.187 b/ Rừng giống 1.783 c/ Rừng kinh doanh gỗ, lâm sản 5.150.982 2 Rừng đầu nguồn (32%) 2.798.813 a/ Rừng đầu nguồn 2.780.010 b/ Rừng chắn sóng 11.801 c/ Rừng chắn gió 7.002 3 Rừng đặc dụng (8%) 663.200 Bảng 3 Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam năm 1993... 23%, rừng nghèo 33% và rừng phục hồi 34% Tỉ lệ cây bệnh mục 20-25% 1.4.Tình hình bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới Hội đồng liên hiệp quốc về phát triển bền vững, thống nhất đẩy mạnh tr�ch nhiệm trong việc bảo tồn rừng, gi�p cho c�c nước đang ph�t triển quản l� rừng và khuyến khích các tư nhân hình thành những quy tắc hướng dẫn để khuyến kh�ch quản l� rừng bền vững Ở Việt Nam có Luật bảo vệ và phát... ha/năm Ở các nước phát triển, việc chuyển đổi rừng kh�ng quan trọng nhưng sự suy tho�i rừng lại đ�ng b�o động 1.2.4.Một số nguyên nhân chính của việc phá rừng Trong thời kỳ phát triển ban đầu của c�c nước c�ng nghiệp, 1/3 rừng �n đới bị ph�t hoang làm nông nghiệp, lấy gỗ và củi Nạn phá rừng hầu như không còn, diện tích rừng ôn đới n�i chung đang tăng Phá rừng nhiệt đới chủ yếu để lấy củi Giảm diện t�ch rừng. .. Theo tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), diện tích rừng tiếp tục bị giảm nhanh, đặc biệt ở c�c nước đang ph�t triển, khoảng giữa năm 1985 và 1995, đã mất khoảng 200 triệu ha rừng Mặc dù, được bù đắp bởi sự t�i trồng rừng, tạo những khu đất trồng rừng mới, sự t�i ph�t triển từ từ và việc mở rộng diện tích trồng rừng ở các nước phát triển, nhưng diện tích rừng cũng mất khoảng 180... ô nhiễm nghiêm trọng Thay đổi mục đ�ch sử dụng đất Ở Illinois (Hoa Kỳ), thảo nguyên và rừng là chiếm ưu thế Nhưng hiện nay chỉ còn ít hơn 1% thảo nguyên và ít hơn 20% rừng nguyên sinh được giữ lại và có 356 thực vật và 144 động vật được xem là bị đe dọa hoặc c� nguy cơ bị tuyệt chủng Thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng nhiệt đới, rừng ngập nước ngọt và ven biển, các ám tiêu san hô � là những nơi có sự... cháy rừng Cũng như những nước khác trên thế giới, cùng với việc khai thác quá mức, thì nạn cháy rừng trong mấy thập niên qua cũng là vấn đề đ�ng lo ngại Trong vòng 23 năm (1965-1988) đã có gần 1 triệu ha rừng cây gỗ và trảng cỏ tranh bị cháy 1992-1993, ở 13 tỉnh ven biển đã xảy ra 300 vụ cháy rừng Năm 2002, ch�y lớn ở rừng U Minh thượng và U Minh hạ Cháy rừng không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên rừng. .. ngơi, giải trí 1.2.2.Phân bố Rừng phân bố không đồng đều trên các Châu Lục về diện tích cũng như thể loại Tổng cộng có 29% diện tích lục địa được che phủ bởi rừng (khoảng 3.837 triệu ha, trong đ� 1.280 triệu ha-chiếm 33% diện t�ch rừng là rừng thông-tập trung ở miền lạnh và ôn đới, còn lại 2.257 triệu ha-chiếm 67% là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới Bảng 1 Sự phân chia rừng ở các khu vực Khu vực Diện... còn là nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn nước, làm đất bị suy tho�i, giảm nguồn sinh vật qu� hiếm, g�y nhiều t�c hại nghiêm trọng đối với m�i trường, kh� hậu, đất đai, đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội cả nước Giảm diện tích rừng đầu nguồn g�y �ng lụt, hạn h�n, kh�ng điều tiết được lượng nước g�y nhiều thảm họa cho d�n cư vùng trung du và đồng bằng Chất lượng rừng suy giảm: rừng giàu 10%, rừng trung...1.2 .Rừng trên thế giới 1.2.1.Phân loại Rừng có 3 loại chính Rừng nhiệt đới ẩm: hơn 1 tỉ ha Đ�y là hệ sinh thái phong phú nhất về sinh khối và loài Mặc dù chỉ chiếm 7% diện tích đất tự nhiên, nhưng là nơi cung cấp khoảng 15% lượng gỗ và 50% số loài đã biết trên thế giới, cũng là nơi ở của hơn 140 triệu người Khoảng 2/3 rừng này ở Mỹ Latinh, chủ yếu thuộc lưu vực sông Amazon, phần còn lại ở Châu Phi và . eldi), hổ (Panthera tigris). Những nguyên nhân chính làm suy thoái rừng ở Việt Nam Có thể nêu ra các nguyên nhân chính gây nên sự mất rừng và làm suy thoái rừng ở nước ta là: - Đốt nương làm rẫy. tài nguyên rừng. - Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá. Việt Nam đối mặt với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam đã và đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng ở Việt Nam Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha (Maurand, 1943),

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Việt Nam đối mặt với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học

  • sinh học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan