BÁO CÁO THỰC TẬP-Thị trường và sản phẩm chính trong ngành viễn thông của Viettel

10 437 0
BÁO CÁO THỰC TẬP-Thị trường và sản phẩm chính trong ngành viễn thông của Viettel

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ VIETTEL 2 PHẦN II. VĂN HÓA VÀ LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA VIETTEL 4 1 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ VIETTEL 1. Giới thiệu chung về Viettel Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04. 62556789 Fax: 04. 62996789 Email: gopy@viettel.com.vn Website: www.viettel.com.vn Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. Hoạt động kinh doanh: - Cung cấp dịch vụ Viễn thông; - Truyền dẫn; - Bưu chính; - Phân phối thiết bị đầu cuối; - Đầu tư tài chính; - Truyền thông; - Đầu tư Bất động sản; - Xuất nhập khẩu; - Đầu tư nước ngoài 2. Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh - Tầm nhìn: "Trở thành công ty phân phối sản phẩm công nghệ kiểu mới hàng đầu tại Việt nam trong đó lấy sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ tin học, viễn thông làm chủ lực ,hướng tới sự phát triển bền vững" - Sứ mệnh: "Chúng tôi luôn lấy sáng tạo là sức sống , lấy thích ứng nhanh làm sức mạnh cạnh tranh , không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của khách hàng" 2 3. Thị trường và sản phẩm chính trong ngành viễn thông của Viettel 3.1. Thị trường Hiện nay, Viettel sở hữu hạ tầng truyền dẫn và di động lớn nhất Việt Nam với 140.000 Km cáp quang (ở Việt Nam-VN), 46.000 km cáp quang (ở nướcngoài-NN), 52.000 trạm 2G/3G (VN) và 11.000 trạm (NN) và hàng trăm tổng đài hỗ trợ 56 triệu thuê bao (VN) và13 triệu thuê bao (NN).Viettel có 3 trung tâm dữ liệu tích hợp IDC đạt chuẩn quốc tế. Viettel đã xây dựng một Viện nghiên cứu phát triển với 350 Kỹ sư, một Công ty phần mềm với 400 kỹ sư, một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử - viễn thông M1 với 350 kỹ sư và một nhà máy sản xuất khuôn mẫu M3 với 300 kỹ sư đủ năng lực đáp ứng hoạt động nghiên cứu KHCN, phát triển và ứng dụng CNTT và sửa chữa, nâng cấp, sản xuất các chủng loại thiết bị điện tử viễn thông quân sự và dân sự. Với việc sở hữu mạng lưới hạ tầng lớn nhất Việt nam (3tỷ USD), đội ngũ nhân viên kỹ thuật, kinh doanh được phân bổ rộng khắp cả nước, với uy tín sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ, Viettel hoàn toàn có ưu thế trong các dự ánViễn thông và CNTT có qui mô lớn. Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, ngày 25/07 – Công ty Viễn thông Viettel (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) đã được thành lập kinh doanh đa dịch vụ : Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Mục tiêu phát triển của Viettel trong giai đoạn mới là trở thành nhà cung cấp viễn thông số 1 tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới. Sau một năm phát triển mạnh mẽ và thần kỳ, Viettel Telecom đã đạt được vùng phủ lớn nhất, phủ 98% dân số, và được ủng hộ bởi 20 triệu khách hàng. Năm 2007, lần đầu tiên một doanh nghiệp viễn thông Việt Nam lọt vào Top 20 mạng di động phát triển nhanh nhất thế giới -Tốc độ tăng trưởng lớn nhất với mức tăng trưởng năm sau cao gấp 2,5 lần năm trước, và đạt vị trí 62/100 nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất thế giới theo đánh giá của tổ chức Wireless Intelligence. Tháng 6/2007 đánh dấu mốc Viettel chính thức cung cấp dịch vụ cố định không dây Homephone và tiến hành đầu tư ra thị trường Campuchia, Lào. Sau gần 3 năm hoạt động, mạng thông tin di động do Viettel đầu tư tại Lào và 3 Campuchia đã trở thành mạng lớn nhất cả về thị phần, khách hàng và mạng lưới, đạt lợi nhuận sau thuế gần 70 triệu USD – tăng gấp 8 lần so với năm 2010. Viettel hiện có hoạt động kinh doanh tại 5 quốc gia (Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique và Peru) với tổng số dân lên tới 86 triệu dân – tương đương với người dân Việt Nam 3.2. Sản phẩm chính - Dịch vụ di động (2G,3Gvà EDGE) - Dịch vụ điện thoại di động có dây và không dây - Internet băng rộng (ADSL,FTTH,WIMAX) - Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt ,thuê kênh đường dài trong nước , quốc tế, dịch vụ mạng riêng áo (VPN) - Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ ( Dcom 3G, Iphone ,Blackberry, Sumo…) 3.3. Đối thủ cạnh tranh Theo số liệu của Cục Viễn thông cho biết, xét về mặt phân bố thị phần, thị trường dịch vụ thông tin di động cuối tháng 12/2011 đến 6/2012 đã có sự thay đổi các nhà khai thác dịch vụ, cuối tháng 3/2012, EVN Telecom đã sát nhập vào Viettel, trên cơ sở đó mạng EVN Mobile trước do EVN Telecom quản lý đã chuyển sang Viettel. Và vào ngày 17/9, thương hiệu Beeline đã được đổi thành thương hiệu Gmobile. Như vậy, trên thị trường thông tin di động Việt Nam hiện nay có 6 nhà khai thác dịch vụ chính, trong đó có 3 mạng lớn đó là Viettel, MobiFone và VinaPhone với thị phần tương ứng là 40%, 18,45%, và 30% (tính đến tháng 6/2012); khoảng hơn 10% còn lại thuộc về 3 nhà mạng (Gmobile, Vietnammobile, S-Fone). Theo đó đối thủ cạnh trạnh chính của Viettel là MobiFone và VinaPhone PHẦN II. VĂN HÓA VÀ LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA VIETTEL 1. Lãnh đạo chiến lược 4 1.1. Thực trạng lãnh đạo chiến lược Năm 2011 vượt qua những khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, Viettel vẫn đạt được hiệu quả cao. Với lợi nhuận đạt được gần 20.000 tỉ đồng, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận, năng suất lao động cao nhất ngành CNTT- VT tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Viettel vẫn tiếp tục kinh doanh hiệu quả , hoàn thành kế hoạch tăng trưởng doanh thu 28%, đạt trên 117.000 tỉ đồng, lợi nhuận đạt gần 20.000 tỷ đồng, nộp Ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng – tăng 25% so với 2010. Với lợi nhuận gần 1 tỷ USD trong năm 2011, Viettel tại Việt Nam là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành CNTT –VT, đứng thứ 2 trong toàn bộ gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Đạt lợi nhuận gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2011, tương đương gần 1 tỷ USD, Viettel hiện xếp thứ 80 về doanh thu, nhưng chiếm vị trí thứ 30 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông toàn cầu. Với kết quả này, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành CNTT- VT trong nước và đứng thứ 2 trong toàn bộ gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, đây là kết quả của 10 năm tập trung tăng trưởng và tập trung vào hiệu quả để phát triển bền vững. Tại thị trường trong nước, Viettel đã phát triển được thêm 8 triệu thuê bao di động mới trong năm 2011, cao nhất trong 7 mạng viễn thông đang hoạt động, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ những nhu cầu đặc thù của từng nhóm khách hàng riêng như gói cước cho như dân SEA+, gói cước 3G không giới hạn MiMax… Năm 2011 đánh dấu sự trưởng thành và đóng góp hiệu quả đáng kể của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với Viettel với mức doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng (xấp xỉ 500 triệu USD). Sau gần 3 năm hoạt động, mạng thông tin di động do Viettel đầu tư tại Lào và Campuchia đã trở thành mạng lớn nhất cả về thị phần, khách hàng và mạng lưới, đạt lợi nhuận sau thuế gần 70 triệu USD – tăng gấp 8 lần so với năm 2010. Viettel hiện có hoạt động kinh doanh tại 5 quốc gia (Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique và Peru) với tổng số dân lên tới 86 triệu dân – tương đương với người dân Việt Nam Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết yếu tố quan trọng đầu tiên giúp Viettel thành công là lãnh đạo Viettel. Thời gian trước khoảng 2005, 2006 Viettel tìm được 1 câu “Nông thôn bao vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”. Từ đó công ty bỏ thành phố, về đầu tư tại nông thôn. Lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, đầu tư khó khăn dù chưa biết liệu có thuê bao nào không. Việc đối mặt với thách thức và chấp nhận rủi ro đó của ban lãnh đạo Viettel đã được đền đáp bằng kết quả đột phá của chiến lược này. Nhờ chiến lược đưa mạng về nông thôn 5 đó mà điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân. Mà ở Việt Nam, giới bình dân chiếm 70% ở nông thôn. Thứ hai, ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng. Ví dụ MOBIFONE đã làm mười mấy năm tại thành phố, Viettel có làm khác biệt, làm tốt ở thành phố cũng không ai nhận ra. Về nông thôn thì lại hoàn toàn khác hẳn. Ở nông thôn không có sóng Mobifone, Viettel lại có. Người dân sẽ cảm nhận rằng “ A, công ty ở đây còn có sóng thì chắc hẳn vè thành phố còn tốt hơn”. Vậy là người ta có ấn tượng về Viettel rất tốt, từ đó mà Viettel đã rất thành công. Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại đông đầu tư vào nông thôn nữa mà quay lại thành phố để làm. Khi đó thì câu chuyện đã khác. Tiếp đến, trong lúc hạ tầng viễn thông của công ty còn nghèo nàn, vốn không có các lãnh đạo Viettel đã tích cực đi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè quốc tế. Và một trong các chuyến đi học hỏi đáng chú ý nhất là chuyến sang Thái Lan, đến công ty viễn thông lớn là AIS do chính em gái của thủ tướng Tharsin điều hành là được cô gợi ý: “ Hiện nay trên thế giới có khoảng 650 nhà mạng nhưng chỉ có 10 hãng còn mua thiết bị”. Nguyên nhân vì khủng hoảng viễn thông, nên không còn ai mua thiết bị nữa. Do đó, nếu Viettel muốn mua rẻ cứ đến mấy công ty bán thiết bị mà đặt vấn đề”. Làm theo định hướng này, Lãnh đạo Viettel đã tranh thủ cơ hội mua thiết bị rẻ và thậm chí “mua chịu” với thời hạn là 4 năm. Công ty đã đầu tư một lúc 4000 trạm, trong khi vào thời điểm đó VinaPhone chỉ có khoảng 650 trạm, và mỗi nhà mạng Việt Nam trung bình chỉ mua khoảng 30 trạm/năm”. Khi đó mang 4000 trạm về, chi phí thuê lắp trạm mất tới 5000 USD, và Công ty đã vận động anh em trong công ty cùng đi lắp trạm, đơn giản là đưa trạm vào nhà như … bê tivi”. Khi mọi người làm thành phố thì Viettel về nông thôn. Khi moi người về nông thôn thì Viettel ra thành phố. Quảng cáo cũng vậy. Các nhà lãnh đạo luôn đi đầu trong việc sáng tạo và làm khác người. Mới đầu chưa có công ty viễn thông nào làm quảng cáo, Viettel thì mới ra đời và đã đầu tư nhiều cho quảng cáo, nên trở thành độc diễn trên truyền hình. Đến khi các nhà mạng khác nhận thức ra vai trò của quảng cáo, họ quay về làm quảng cáo. Với thực tế là quảng cáo tràn ngập như vậy thì Viettel quyết định không làm quảng cáo nữa, vì có quảng cáo thêm thì cũng không hiệu quả. Viettel lại quay về nông thôn, thuê những ông phát thanh xã để quảng cáo về Viettel cả ngày trên đài phát thanh xã, chỉ mất có… 50 ngàn. Năng lực của lãnh đạo là cũng yếu tố đặc biệt làm nên sự thành công của Viettel. Sự lãnh đạo “3 trong 1” - Viettel định nghĩa người lãnh đạo là người vừa định hướng, vừa huy động nguồn lực, vừa dẫn dắt, vừa truyền cảm hứng. Ông vừa phải là một manager biết tổ chức, thiết kế, vì người tổ chức tốt nhất chính là người 6 nắm chiến lược. Tiêu chuẩn lãnh đạo “3 trong 1”: phải hiểu rõ công việc thì mới ra quyết định đúng được. Khi anh em gặp khó khăn, mình cùng ngồi xuống gỡ rối cho anh em, giải xong được việc đó thì mọi người mới có phấn khởi để đi tiếp. Khi người ta có được những thành công nho nhỏ thì mới có động lực được 1.2. Đánh giá về lãnh đạo chiến lược 1.2.1. Tác nghiệp và tâm lí lãnh đạo chiến lược - Chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị” Thời gian trước khoảng 2005, 2006 Viettel tìm được 1 câu “Nông thôn bao vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”. Từ đó công ty bỏ thành phố, về đầu tư tại nông thôn. Khi các nhà trạm khác đang cố mở rộng và phát triển thị phần tại thành phố thì Viettel lại có hướng đi khác đó là về nông thôn lập rất nhiều nhà trạm tại nông thôn dù chưa dám chắc được rằng mình sẽ thành công hay thất bại liệu có sự sai sót nào khiến cho việc xây thêm nhà trạm sẽ có khả năng bị phá bỏ là rất cao. Nhờ việc lắp đặt mà đã giúp cho những người ở nông thôn có thể tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin. Khi các nhà mạng nhận ra lợi nhuận rất lớn tại nông thôn thì quay sang đầu tư tại nông thôn nhưng các nhà mạng quay sang đầu tư vào nông thôn nhưng họ cũng đã chậm chân hơn so với Viettel khoảng 1 năm đến 2 năm rưỡi lúc này thì khách hàng tại nông thôn đã định vị trong đầu óc mình là Viettel là một nhà mạng với gói cước rẻ và thân thiết với khách hàng. Đây là chiến lược thâm nhập thị trường rất thành công của Viettel. Viettel đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng rất lớn ở khu vực nông thôn trước các đối thủ cạnh tranh và quyết định áp dụng chiến lược này. - Chiến lược xúc tiến – quảng cáo Mới đầu chưa có công ty viễn thông nào làm quảng cáo, Viettel thì mới ra đời và đã đầu tư nhiều cho quảng cáo, nên trở thành độc diễn trên truyền hình. Đến khi các nhà mạng khác nhận thức ra vai trò của quảng cáo, họ quay về làm quảng cáo. Với thực tế là quảng cáo tràn ngập như vậy thì Viettel quyết định không làm quảng cáo nữa, vì có quảng cáo thêm thì cũng không hiệu quả. Viettel lại quay về nông thôn, thuê những ông phát thanh xã để quảng cáo về Viettel cả ngày trên đài phát thanh xã, chỉ mất có… 50 ngàn. Viettel luôn sáng tạo và đổi mới để đáp ứng vượt trội nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời Viettel biết tìm ra những kẽ hở trên thị trường để tập trung đầu tư, tránh việc cạnh tranh không hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp 7 Viettel giảm thiểu chi phí cho những cuộc cạnh tranh về giá, đồng thời thu được lợi nhuận cao hơn nhờ việc nhanh chóng thích ứng với các điều kiện môi trường ngành thay đổi, tận dụng những khe hở thị trường. - Thực thi chiến lược Khi đã quyết định rồi, phải triển khai rất nhanh: Giữ được bí mật là điều rất khó. Trong thời đại CNTT hiện nay, tính bí mật lại càng trở nên mong manh. Bởi vậy, có triển khai nhanh các ý tưởng, các quyết định, các chiến lược của chúng ta hay không chính là yếu tố quyết định thành công. Chúng ta phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết mới sinh ra được một chiến lược. Nhưng chiến lược có thể bị mất đi rất nhanh, nhất là trong thời đại CNTT hiện nay. Vì thế, nếu không triển khai nhanh, chiến lược sẽ bị mất, chúng ta lại trở thành người đi sau. Người đi sau làm sẽ khó hơn, khó gây được ấn tượng hơn và khó nghĩ tiếp được chiến lược tiếp theo hơn. Vì thế mà Viettel đã nhanh chân hơn các nhà mạng khác từ một năm rưỡi đến 2 năm. Điều này đem lại cho Viettel lợi thế cạnh tranh về thị phần rất lớn so với các đối thủ khác. - Đầu tư trang thiết bị Trong lúc hạ tầng viễn thông của công ty còn nghèo nàn, vốn không có, các lãnh đạo Viettel đã tích cực đi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè quốc tế. Và một trong các chuyến đi học hỏi đáng chú ý nhất là chuyến sang Thái Lan, đến công ty viễn thông lớn là AIS do chính em gái của thủ tướng Tharsin điều hành là được cô gợi ý: “ Hiện nay trên thế giới có khoảng 650 nhà mạng nhưng chỉ có 10 hãng còn mua thiết bị”. Nguyên nhân vì khủng hoảng viễn thông, nên không còn ai mua thiết bị nữa. Do đó, nếu Viettel muốn mua rẻ cứ đến mấy công ty bán thiết bị mà đặt vấn đề”. Làm theo định hướng này, Lãnh đạo Viettel đã tranh thủ cơ hội mua thiết bị rẻ và thậm chí “mua chịu” với thời hạn là 4 năm. Công ty đã đầu tư một lúc 4000 trạm, trong khi vào thời điểm đó VinaPhone chỉ có khoảng 650 trạm, và mỗi nhà mạng Việt Nam trung bình chỉ mua khoảng 30 trạm/năm”. Khi đó mang 4000 trạm về, chi phí thuê lắp trạm mất tới 5000 USD, và Công ty đã vận động anh em trong công ty cùng đi lắp trạm, đơn giản là đưa trạm vào nhà như … bê tivi”. Viettel đã nhanh chóng nhận ra những cơ hội của môi trường bên ngoài (khủng hoảng viễn thông) đồng thời kết hợp với điểm yếu bên trong doanh nghiệp (hạ tầng viễn thông nghèo nàn) để tận dụng cơ hội nhằm khác phục điểm yếu. Đây là việc mà các đối thủ cạnh tranh của Viettel nhận ra được. Việc nhận ra kịp thời, kết hợp đúng đắn đã giúp cho Viettel giảm thiểu chi phí đầu tư trang thiết bị, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của Viettel trên thị trường nhờ hệ thống trạm rộng khắp thị trường nội địa. 8 1.2.2. Mức độ đáp ứng vai trò của lãnh đạo trong Viettel Sự lãnh đạo chính là yếu tố đặc biệt làm nên sự thành công của Viettel. Sự lãnh đạo 3 trong 1 (lãnh đạo, điều hành, chuyên gia) – Viettel định nghĩa người lãnh đạo là người vừa định hướng, vừa dẫn dắt, vừa truyền cảm hứng. Ông vừa phải là 1 manager biết tổ chức, biết thiết kế, vì người tổ chức tốt nhất chính là người nắm chiến lược. Tiêu chuẩn lãnh đạo 3 trong 1: phải hiểu rõ công việc thì mới đưa ra quyết định đúng được. Khi anh em gặp khó khăn, mình cùng ngồi xuống gỡ rối cho anh em, giải xong được việc đó thì mọi người mới có phấn khởi để đi tiếp. Khi người ta có những thành công nhỏ thì người ta mới có động lực được. Lãnh đạo Viettel là người có kiến thức, biết định hướng, biết gợi mở để mọi người tham gia, biết giao việc cho mọi người làm nhưng biết tiến độ công việc, biết đánh giá nhận xét, biết đào tạo nhân viên, biết nhúng tay vào tháo gỡ khó khăn khi cần. Người lãnh đạo (dù là Tổng Giám đốc, Giám đốc, trưởng các phòng ban) phải vạch ra chiến lược và trực tiếp tổ chức thực hiện chiến lược đó, đồng thời phải phát hiện, đào tạo và sắp xếp nhân sự phục vụ cho việc thực thi có hiệu quả. Chiến lược và thực thi là một quá trình liên kết giữa Sinh và Thành. Người sinh ra ý tưởng chính là người tốt nhất, phù hợp nhất để đưa ý tưởng đó vào cuộc sống. Môi trường kinh doanh và cạnh tranh ngày nay thay đổi rất nhanh nên chỉ có người điều hành trực tiếp mới có thể nhận dạng nhanh chóng sự thay đổi, có đủ thông tin để kịp thời điều chỉnh chiến lược. Các Giám đốc của Viettel thực hiện vai trò lãnh đạo của mình một cách tốt nhất, họ thực sự là hạt nhân lãnh đạo, sâu sát thực tiễn để dẫn dắt tổ chức của mình. 2. Văn hóa doanh nghiệp - Văn hóa quân đội Quân đội có những cái mà các doanh nghiệp rất cần, như tính kỷ luật, chấp hành mệnh lệnh Các doanh nghiệp quân đội kinh doanh hiệu quả một phần là do được các chính sách hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Văn hóa Viettel chính là văn hóa quân đội. Quân đội có cái hay là”trên bảo dưới nghe”. Đó là một lợi thế mà không một doanh nghiệp nào có, xuất phát từ một thứ rất dở hơi gọi là sự cứng nhắc. Đây chính là điểm mạnh và lợi thế của công ty mang văn hóa quân đội. Mặc dù hơi cứng nhắc nhưng sự cứng nhắc này chính là điểm mạnh của Viettel, tạo nên 9 sức mạnh tổng hơp, sức mạnh đoàn kết toàn công ty. Như ông Hùng cho biết : Người khác nhìn vào thì bảo là dấu trừ, nhưng Viettel thì lại nhìn nó là dấu cộng. Quân đội là sự kỷ luật, và đồng đội luôn ở bên nhau khi cận kề cái chết. Sống và làm việc trong môi trường quân đội nên suy nghĩ của con người cũng khác. Mọi người sống và làm việc ở đây theo kỷ luật. Làm việc tại công ty quân đội, nếu nhiệm vụ được giao không đi hay không hoàn thành là không được. Truyền thống của quân đội là làm việc khó nên ở Viettel khi giao việc khó cho nhân viên mọi người đều đảm đương gáng vác cùng nhau hoàn thành công việc một cách rất tự nhiên. Đây chính là điểm mạnh của Viettel. Tuy nhiên ngoài những điểm mạnh kể trên thì văn hóa quân đội của Viettel cũng có những mặt hạn chế đó là hạn chế sự sáng tạo của con người. Vì nhân viên tất cả đều sống và làm việc theo kỷ luật theo “trên bảo dưới nghe” sẽ khiến cho nhân viên không dám nói hết cái đang nghĩ, chưa nghĩ chín thì chưa dám nói nên hạn chế sự bùng nổ và sáng tạo của nhân viên. - Lấy thực tiễn làm chân lí Công ty sử dụng triết lý “lấy thực tiễn làm chân lý”. Thay vì cãi nhau thì đi làm xem thực tế nó như thế nào, nó giải được câu chuyện rõ ràng. Tất nhiên, Viettel không cực đoan, vẫn có lý thuyết dẫn dắt. Nhưng hình thành nên nó chính là từ thực tiễn. “Trong đó chúng tôi dùng từ “dò đá qua sông” để diễn đạt điều đó. Quan trọng là xác định được đích đến, còn anh đi đường nào cũng được, dọc đường vừa đi vừa chỉnh.”. Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Do các yếu tố môi trường bên ngoài luôn luôn vận động và thay đổi liên tục, nếu doanh nghiêp không căn cứ vào thực tế để điều chỉnh mục tiêu chiến lược cho phù hợp thì sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Viettel có giá trị cốt lõi nữa là “Chúng tôi coi Viettel là ngôi nhà chung. Tôi hay anh Xuân hay bất kì ai, cũng chỉ là một viên gạch xây nên ngôi nhà Viettel ngày hôm nay, mà mỗi người đến với Viettel đều tham gia vào việc xây dựng ngôi nhà chung đó, chứ không phải là người đứng ngoài cuộc. Điểm mạnh trong văn hóa Viettel là tinh thần trách nhiệm, đoàn kết nội bộ. Tất cả nhân viên của Viettel ở toàn bộ các cấp đều ý thức được trách nhiệm chung tay xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Điều này một phần xuất phát từ văn hóa quân dội của Viettel, là sự kỉ luật, đồng đội luôn bên nhau. 10 . những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của khách hàng" 2 3. Thị trường và sản phẩm chính trong ngành viễn thông của Viettel 3.1. Thị trường Hiện. sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ, Viettel hoàn toàn có ưu thế trong các dự ánViễn thông và CNTT có qui mô lớn. Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, . Công ty Viễn thông Viettel (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) đã được thành lập kinh doanh đa dịch vụ : Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ VIETTEL

  • PHẦN II. VĂN HÓA VÀ LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA VIETTEL

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan