BÁO CÁO THỰC TẬP-CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN, THIẾU THỐN THỜI KỲ BAO CẤP Ở VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪNG PHẦN,

31 698 3
BÁO CÁO THỰC TẬP-CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN, THIẾU THỐN THỜI KỲ BAO CẤP Ở VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪNG PHẦN,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM Môn: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. ĐỀ TÀI: CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN, THIẾU THỐN THỜI KỲ BAO CẤP Ở VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪNG PHẦN, NỘI DUNG ĐỔI MỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG VI Thành viên: 1. Trương Thị Thùy Dung ( NT). 2. Nguyễn Tú Anh 3. Bạch Thái Bảo 4. Vũ Thị Dâng 5. Nguyễn Linh Đan 6. Nguyễn Thu Hằng 7. Nguyễn Thu Hồng Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Mục lục 2 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thăng lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước: xây dựng nền kinh tế theo mô hình KHH tập trung. Cơ chế này có những ưu điểm thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của đất nước lúc đó, nhưng cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước sau này. Vậy cơ chế đó như thế nào ? Có ưu nhược điểm gì ? Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. 1. Cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp 1.1. Tìm hiểu chung 1.1.1. Khái niệm Cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Được hiểu cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng. 1.1.2. Quy trình kế hoạch hóa Quy trình kế hoạch hóa thực hiện theo công thức” Một lên, hai xuống”  Cái xuống thứ nhất: Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ giao cho ủy ban kế hoạch nhà nước tinh toán “ số liệu kiểm tra” rồi phân bổ chỉ tiêu cho các bộ, ngành, tỉnh. Sau đó, số liệu lại được chuyển xuống các cấp thấp hơn là các cục, vụ, xí nghiệp, công ty, xã, phường 3 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam  Cái lên: Mỗi cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch của mình và trình lên cấp trên bằng cách cân đối giữa “ số liệu kiểm tra” được đưa xuống với số liệu điều tra tai cơ sở.  Cái xuống thứ 2: Kế hoạch cuối cùng được đưa ra sau khi cấp trên xem xét “ số liệu điều tra” và kế hoạch của cấp dưới. Kế hoạch này được trở thành chỉ tiêu pháp lệnh và giao lại xuống dưới. Quy trình kế hoạch hóa này thường được bắt đầu thực hiện từ cuối năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau thì có các chỉ tiêu, pháp lệnh cụ thể. Tuy nhiên, cũng có khi xảy ra hiện tượng “ trễ” trong việc cân đối số liệu giữa các cấp và phải đến tháng 6 hoặc tháng 7 chỉ tiêu mới được đưa xuống. Khi đó, thời gian thực hiện kế hoạch sẽ ngắn hơn rât nhiều trong khi chỉ tiêu thường cao, gây khó khăn cho các cấp thực hiện. 1.1.3. Đặc trưng cơ chế  Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác xã thưc hiện. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở của các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới được triển khai. Hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở chỗ: sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và phân phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới và doanh nghiệp nhà nước, kể cả hợp tác xã. Đầu vào của các doanh nghiệp – các yếu tố sản xuất do nhà nước cấp hoàn toàn. Do vậy toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải 4 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam giao nộp lại cho nhà nước để nhà nước phân phối. Hợp tác xã cũng phải bán toàn bộ sản phẩm cho nhà nước với giá rất rẻ. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đên một vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu. Bởi vì, doanh nghiệp không phải người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ hay lãi. Chế độ tài chính của nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại cũng sẽ phải bù khi bị lỗ. Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này lỗ thì nhiều mà lãi chẳng thấy đâu do không có sự gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của cấp thực hiện.  Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh.  Quan hệ hàng hóa- tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính toán một cách hình thức. Vì vậy nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng, không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý. Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra dùng để tính toán cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân chứ không phải là được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người.  Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian 5 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ máy quản lý này vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Hoạt động quản lý kém hiệu quả. Trong thực tế, bộ máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tham ô và lãng phí ( tuy phạm vi và mức độ khác với ngày nay ). 1.1.4. Hình thức bao cấp  Bao cấp qua giá Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường. Do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.  Bao cấp qua chế độ tem phiếu Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.  Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách Tuy dùng vốn ngân sách nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “ xin- cho”. 1.2. “Đêm trước Đổi mới” 1.2.1. Đời sống của cán bộ, công nhân viên nhà nước  Lương bổng: Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân chứ không phải là được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người. Các doanh nghiệp khi không có tiền trả lương cho công nhân thì trả bằng sản phẩm. Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương bằng mũ cứng, hay sản xuất sứ tích điện thì trả bằng sứ tích điện…Những lúc như vậy lĩnh lương xong cũng không biết đem về để đâu, làm gì? 6 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam  Tem, phiếu: . Mỗi lần đến kỳ đong gạo thì nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc. Ai không may mất sổ gạo trông mới thảm hại làm sao, bởi cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Gạo mậu dịch cũng ngày một thiếu, rất nhiều nhu yếu phẩm khác cũng vậy.  Giáo viên thời bao cấp: Nghề giáo rất khổ. Lương nhà nước cấp không bao giờ đủ sống mà thường là phải xin thêm tiền ở nhà. Nhiều khi không có tiền sống, mấy anh em trong nhà tập thể cùng góp tiền để một người nào đó có thể về quê xin tiền ở nhà mang lên. Thường thì người đó sẽ về nhà của mình khoảng chừng ba ngày, khi trở lại thường là mang theo một khoản tiền nào đó. Số tiền tuy không nhiều nhưng cũng để mọi người cùng trang trải cho cuộc sống. Hôm nào, có anh đi quá ba ngày là mọi người ở lại biết ngày thứ tư chỉ có chết đói. Mà một người nào đó về được nhà mình, có muốn mang lên cái gì cho anh em đỡ tiền mua cũng không phải là chuyện dễ dàng. Chỉ có khoảng 10-20 kg gạo mà mỗi lần muốn mang đi là mỗi lần khó vô cùng. Muốn không bị bắt lại ở các trạm kiểm soát phải đi xin giấy phép, mà giấy phép thì không phải chỉ xin một lần ở một nơi là được. Chú nói phải đi xin từ dưới lên trên, làm sao phải được cái mộc đỏ thì mới “ăn tiền”. Có lẽ người ta nghĩ mình đi buôn, mà đi buôn phải buôn nhiều chứ chỉ có ít gạo như mình thì ăn cũng không có chứ lấy gì để buôn. Đời sống kinh tế thời đó dường như chi phối tất cả mọi thứ. Người giáo viên cũng bị cuốn vào cái vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Thời Bao cấp mọi cái đều khó khăn từ chuyện ăn uống, quần áo cho đến giải trí này nọ. Hạt cơm lúc ấy nhìn hạt nào hạt ấy như con dòi. Nhìn hạt cơm to như con dòi là biết nó nở như thế nào. Người ta không nấu bình thường như bây giờ mà cho vào cái chõ để hấp. Họ hấp cho đến khi nào hạt cơm to ra bằng con dòi mới lấy ra, đến khi lấy cơm, múc một chén nhìn thì đầy mà chẳng được bao nhiêu. Còn canh thì nhìn không thấy một “ông sao” nào. Canh Bao cấp nấu chỉ với nước lã, chẳng có chút dầu mỡ, thịt thà gì nên nói nhìn bát canh Bao cấp không thấy “ngôi sao” nào là vậy. Người ta thường gọi canh hồi đó là “canh toàn quốc” tức là canh toàn nước hoặc có rau thì cũng chỉ là mấy cọng rau dền dại. 7 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Về việc dạy học, do điều kiện đất nước lúc đó còn khó khăn, giáo dục không được đầu tư nhiều. Cơ sở vật chất lúc đó rất kém, phòng ốc rất thiếu thốn. Để khắc phục tình trạng này, nhà trường chia giáo viên dạy theo ca. Vì số lượng học sinh đông mà phòng ốc lại thiếu nên ngày nào cũng phải dạy ba ca: sáng, chiều, tối. Về chất lượng giáo dục không được quan tâm bao nhiêu còn thành tích thì lại được chú ý rất nhiều. Hầu như lúc nào người ta cũng đề ra chỉ tiêu và cố gắng thu được những thành tích nào đó. 1.2.2. Đời sống nhân dân  Hàng cung cấp, phân phối "mua như cướp, bán như cho": Nhà nước quy định mỗi gia định được giữ 60% sản lượng lúa, số dư phải bán cho nhà nước. Sau đó phải khổ sở đi mua gạo theo chế độ tem phiếu. Nhất là giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên mới có chuyện người dân tìm cách giấu lúa và nhiều chuyện dở khóc dở cười. Có chuyện người dân giấu gạo cất đi, đến khi mở ra thì chuột đã ăn mất quá nửa, hay người nhà nước đến đo bồ thóc để bắt bán ngay thóc thừa hay phạt vì không chịu nộp đủ. Năm 1978 giá thành 1m2 vải caliot sản xuất tại Công ty Dệt Thành Công là 1.5 đồng, nhưng phải bán cho Nhà nước với giá 1.2đ/m2. 1m2 vải dệt kiểu oxford hết 10đ, phải bán cho Nhà nước với giá 9đ/m2. Trong khi giá trên thị trường cao gấp 10-12 lần.  Sản xuất hợp tác xã Muốn làm ăn phải vào hợp tác xã để cùng góp vốn làm tập thể chứ không được phép làm với hình thức tư nhân. Nhỏ nhất là tổ hợp từ 5-10 người, lớn hơn nữa là hợp tác xã từ 10-50 người. Tuy nhiên cũng có một số hợp tác xã rất lớn, số lượng người có khi lên tới hàng trăm người. Dưới mô hình hợp tác xã, nền kinh tế lúc bấy giờ có hai loại hình chính là loại hình kinh tế quốc doanh và loại hình kinh tế tập thể. Loại hình kinh tế quốc doanh, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi hơn (do nhà nước đầu tư, có thể vay vốn từ ngân hàng) nhưng hiệu quả kinh tế thường 8 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam rất thấp nếu không muốn nói là thường xuyên thua lỗ. Ngược lại, làm ăn theo dạng kinh tế tập thể tuy có khó khăn hơn vì nguồn vốn phải do tự lực các cá nhân góp vào, nhưng có vẻ khấm khá hơn. Loại hình kinh tế quốc doanh là loại hình có vốn đầu tư 100% là của nhà nước. Ở loại hình này, nhà nước chỉ định những người sẽ đứng ra lãnh đạo quá trình sản xuất. Vì là sự chỉ định nên nhiều khi không nhận được sự đồng tình của tập thể. Điều này dẫn đến khả năng gây mất đoàn kết trong nội bộ vì các cá nhân không nể phục người lãnh đạo của mình. Trái lại, ở loại hình kinh tế tập thể, các cá nhân tự góp vốn làm ăn với nhau và họ cũng có quyền bầu lên những người mà họ tin tưởng. Những người này thường được đánh giá là giỏi quản lí, có năng lực, biết cách làm ăn. Họ được chính các cá nhân trong tập thể đó bầu lên và thành lập ban điều hành. Thông thường, ban điều hành gồm có một chủ nhiệm, một phó chủ nhiệm, một thư kí, một kế toán. Ở nhiều tập thể, người ta cũng lập cả ban kiểm sát để theo dõi quá trình sản xuất của tập thể. Vả lại, khi cùng góp vốn với nhau, cùng lời ăn lỗ chịu nên những thành viên trong tập thể cũng cố gắng để làm việc chứ không ỷ lại như khi có nhà nước bao cấp. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế của các tập thể lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn. Ở nông thôn, việc làm ăn theo mô hình tập thể dưới sự quản lí của nhà nước lúc bấy giờ có vẻ như không mấy hiệu quả. Nếu lấy mục tiêu và cách thức để phát triển nông nghiệp của hai thời kì trước và sau đổi mới ra so sánh thì có thể người ta sẽ thấy hai chính sách này khác nhau khá nhiều. Nếu như bây giờ nhà nước chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ trong việc phát triển nông nghiệp thì trước đây nhà nước lại tham gia vào quá trình này như một người quản lí và luôn luôn quán xuyến, bao quát tất cả tình hình. kinh tế ngày xưa là kinh tế hoạch định cứng rắn chứ không phải là kinh tế hoạch định mềm dẻo như bây giờ. Người ta làm theo giờ, đến giờ thì đi làm, hết giờ lại về. Thời bao cấp cái gì cũng giả, giả làm, giả trả lương. Nhà nước giả trả lương thì người dân cũng giả làm. Giả làm, giả trả lương ở đây có nghĩa là cái gì cũng có nhưng lại không có thật. Nhà nước trả công người dân với mức lương như thể không trả còn người 9 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam dân thì làm như thể chẳng làm gì. Từ những cái trông thật mà giả đó kéo lê nền kinh tế Việt Nam trong sự trì trệ. Người ta nhìn cuộc sống bây giờ lại nghĩ về trước đó. Tại sao cũng từng đó ruộng đất mà ngày xưa thì đói kém mà bây giờ lại có thể xuất khẩu gạo? Trước đó, ruộng là của người nông dân, đến thời bao cấp thì ruộng đất cũng như con người được đưa vào hợp tác xã hết. Hồi đó, khi ruộng là của từng hộ gia đình, người ta tự chăm sóc cho tài sản của mình. Họ tìm phân bón, làm ngày làm đêm để mong thu được lợi nhuận cao. Còn vào thời bao cấp, khi người ta đem tất cả ruộng đất vào của chung thì lại nảy sinh ra tình trạng “cha chung không ai khóc” Còn khi làm theo kế hoạch của nhà nước thì cứ làm theo giờ, hết giờ thì về. Sự cứng nhắc về giờ giấc đó làm mất đi sự linh hoạt trong cách gieo trồng dựa trên kinh nghiệm của người nông dân. Hồi đó, thay vì một miếng ruộng của một gia đình chỉ có hai đến ba người làm vẫn có hiệu quả thì bây giờ, khi cho vào hợp tác xã có đến cả trăm người làm mà cũng không xong. Cách làm này không những mang lại hiệu quả sản xuất không cao mà còn uổng phí nguồn lao động. Đó là chuyện ở những vùng có ruộng. Ở thành phố và một số nơi không có ruộng, người ta tham gia vào một số hoạt động sản xuất khác. Tuy nhiên, dù là hoạt động nào thì vẫn dưới hình thức tổ hợp hay hợp tác xã. Thông thường, các tập thể và nhà nước liên kết với nhau thông qua các hợp đồng. Nhưng việc kí được hợp đồng cũng không phải dễ dàng. Một số tập thể “mánh mung” được thì có thể kí hợp đồng để làm gia công cho nhà nước. Giữa hai bên nhà nước và tập thể nếu thấy thuận lợi thì kí hợp đồng giá cả với nhau. Thường thì cái nào nhà nước không làm được sẽ chuyển qua cho tập thể làm. Hàng hóa do tập thể làm chủ yếu là hàng gia công cho nhà nước. Các tập thể nhận nguyên liệu của nhà nước làm thành sản phẩm rồi lại trả hàng hóa về cho nhà nước chứ không được bán tự do ra thị trường bên ngoài. Ví dụ như nhà nước cung cấp bột mì còn tập thể thì tổ chức thành những tổ hợp hay hợp tác xã để làm thành mì sợi. Sau đó, 10 [...]... trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Việt Nam - Là mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết bền lâu Đường mới đổi mới của Đại hội VI đã mở đường cho đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội Đại hội đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành động lực... xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tạo chuyển biến tốt về mặt xã hội Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh  Đổi mới Đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà được hiểu là thay đổi cách thức để đạt được mục tiêu chủ nghĩa xã hội  - Đổi mới về kinh tế Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Xây dựng và. .. tiếp - theo”… Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kế hoạch hóa theo phương - thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu Chương trình lương thực thực phẩm phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và mở rộng diện... hơn và được coi là nhiệm vụ tiến hành trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta 30 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam  Đổi mới về chính trị Đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý và điều hành của nhà nước cho phù hợp với cô cấu và cơ chế kinh tế mới Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài 3.2 Ý nghĩa Đại hội VI của Đảng có ý... đổi đều mang nặng những 26 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm cũ kỹ, lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới Trải qua thời kỳ thử nghiệm trong thực tiễn để tìm đường lối đổi mới, đến đại hội VI (12/1986) Đảng đã quyết định đưa ra đường lối đổi mới bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước hết là tư duy kinh tế Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới bao gồm; đổi. .. thúc đẩy kinh tế đất nước, làm thay đổi bộ mặt xã hội, mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới của lịch sử cách mạng Việt Nam - Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, vào những sai lầm khuyết - điểm và đổi mới theo xu thế mới của thời đại mới Là Đại hội “trí tuệ - dân chủ - đoàn kết - đổi mới Tìm ra lối thoát cho cuộc khủng... những sai lầm đã phạm phải và làm tròn vai trò lãnh đạo trong giai đoạn mới, đại hội VI cho rằng: “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác” Đại hội VI đánh dấu một bước ngoặc trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, tạo ra bước đột phá lớn và đem lại luồng sinh khí mới trong XH, làm xoay... độc lập sáng tạo, Đảng đã cụ thể hóa và phát triển nghị quyết đại hội VI, bước đầu hình thành hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta 27 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 Nội dung đổi mới Đại hội Đảng VI 3.1 Nội dung Đổi mới tại Đại hội Đảng VI Đại hội đã thảo luận và thông qua các nghị quyết về các văn kiện như :báo cáo chính trị; phương hướng; mục tiêu... thời bao cấp: Thời bao cấp khốn khó đã làm nảy sinh những nghề khá “đặc biệt” Áo may bằng vải bột mì: Thời bao cấp rất khan hiếm vải may mặc, một số người có "sáng kiến" tháo các bao vải đựng bột mì viện trợ dùng để may áo, ít thì may tự dùng, còn có dư thì đem bán Áo quần mặc thời ấy rất dễ rách vì vải không bền, ít xà-phòng giặt Rách đến đâu, vá đến đó, chẳng ai chê cười cả Bán đá cục: Thời bao cấp. .. chở hàng, chở heo, Thuê gì chở nấy Dán bọc giấy: bọc sách thời đó thường làm bằng giấy báo hoặc tập vở cũ vì bao nylon khó kiếm Giấy được thu gom về, cắt lại theo hình vuông hoặc chữ nhật theo nhiều kích cỡ rồi dán thành các bọc xách đựng hàng Dập đinh: Thời bao cấp, cây đinh cũng … khó kiếm Có người nghĩ ra “kế” gom các dây kẽm gai ở các hàng rào trại lính, tháo ra từng sợi, rồi đem vào máy dập . Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. ĐỀ TÀI: CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN, THIẾU THỐN THỜI KỲ BAO CẤP Ở VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪNG PHẦN, NỘI DUNG ĐỔI MỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG VI Thành viên: 1 nghề thời bao cấp: Thời bao cấp khốn khó đã làm nảy sinh những nghề khá “đặc biệt” Áo may bằng vải bột mì: Thời bao cấp rất khan hiếm vải may mặc, một số người có "sáng kiến" tháo các bao. bắt bớ. Ở Ô Môn (Cần Thơ) có thêm nghề chạy xe ba gát chở người kèm chở hàng, chở heo, Thuê gì chở nấy Dán bọc giấy: bọc sách thời đó thường làm bằng giấy báo hoặc tập vở cũ vì bao nylon khó kiếm.

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp

    • 1.1. Tìm hiểu chung

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Quy trình kế hoạch hóa

      • 1.1.3. Đặc trưng cơ chế

      • 1.1.4. Hình thức bao cấp

      • 1.2. “Đêm trước Đổi mới”

        • 1.2.1. Đời sống của cán bộ, công nhân viên nhà nước

        • 1.2.2. Đời sống nhân dân

        • 1.2.3. Tình hình kinh tế

        • 1.2.4. Cải cách giá – lương – tiền

        • 2. Quá trình đổi mới từng phần

          • 2.1. Từ “Khoán chui”

          • 2.2. Đến “Khoán 10”, “khoán 100”

          • 3. Nội dung đổi mới Đại hội Đảng VI

            • 3.1. Nội dung Đổi mới tại Đại hội Đảng VI

            • 3.2. Ý nghĩa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan