Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập "Hoa cỏ may"

24 2.5K 13
Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập "Hoa cỏ may"

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN KHOA NGỮ VĂN BÀI TIỂU LUẬN Chuyên đề: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỘT SỐ TÁC GIA VHVN HIỆN ĐẠI Giảng viên : TS. MAI THỊ NHUNG Học viên thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN Khoá học : 18A Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 2 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH QUA TẬP THƠ “HOA CỎ MAY” ( XUÂN QUỲNH 1942 - 1988) Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 3 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Tầm quan trọng của vấn đề phong cách nghệ thuật Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị và khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” . Không phải ngẫu nhiên nàh thơ nổi tiếng Ấn Độ Rabindranath Tagore lại nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xoá mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Cùng với sự đi lên của lịch sử nghiên cứu văn chương, chúng ta nhận thấy rằng: Phong cách nghệ thuật là vấn đề có tính lí luận thực tiễn quan trọng của ngành Ngữ văn nói chung và của bộ môn lí luận nói riêng. Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in đậm lên tác phẩm: từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lý đề tài, cách xây dựng hình tượng, tạo tình huống hay giọng điệu, ngôn ngữ. Trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo. “Văn là người” – Câu nói nổi tiếng của Buffon có lẽ cũng dựa trên tiêu chí đó. 2. Về khái niệm phong cách trong nghiên cứu văn chương Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu, TS Mai Thị Nhung đưa ra quan niệm về phong cách như sau : “Phong cách là sự biểu hiện của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn định, được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người”. ( Đề cương bài giảng Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong VHVN hiện đại). Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 4 II. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH QUA TẬP THƠ “HOA CỎ MAY” 1. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh Trong đề cương bài giảng: Phong cách nghệ thuật một số tác gia văn học Việt Nam hiện đại , Tiến sĩ Mai Thị Nhung đã xác định ba phương diện cụ thể khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh đó là: - Cái tôi trữ tình sôi nổi thiết tha, chân thành, giàu vẻ đẹp nữ tính, khát vọng về hạnh phúc đời thường. - Hình ảnh thơ cụ thể , gần gũi với đời thường ; có nhiều hình ảnh mang tính ẩn dụ, tượng trưng ; nhiều hình ảnh buồn, ý vị xót xa. - Giọng điệu và ngôn ngữ thơ đa sắc, giản dị thân mật, giàu tính biểu cảm. Trên cơ sở những nghiên cứu hết sức cụ thể , chính xác , đảm bảo tính khoa học về phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh của TS Mai Thị Nhung, phần trình bày dưới đây về phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập thơ “Hoa cỏ may” xin được trình bày theo cấu trúc ba phương diện ở trên của TS Mai Thị Nhung trên cơ sở khảo sát và phân tích cụ thể những bài thơ trong tập “Hoa cỏ may”. 2. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” a. Vài nét về Xuân Quỳnh - nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX Nhà thơ Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức nghèo, sớm mồ côi mẹ, ở với bà nội từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Tháng 2/1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào đoàn văn công Trung ương nhân dân. Là diễn viên múa xuất sắc, được đào tạo bài bản, đã nhiều lần, Xuân quỳnh được chọn đi biểu diễn ở nước ngoài và dự đại hội sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên, Thủ đô nước Áo. Sau khi có một số bài thơ xuất hiện trên các báo, Xuân Quỳnh được cử học trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá I (1962 -1964) của Hội Nhà văn Việt Nam. Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 5 Từ sau năm 1964 đến trước năm 1978, Xuân Quỳnh làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ và trở thành hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam vào năm 1967, Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam Khoá III. Từ năm 1978 nhà thơ Xuân Quỳnh là cán bộ biên tập của Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Các tác phẩm đã xuất bản: Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào (in chung), Gió lào - cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Bến tàu trong phố (tập truyện thơ thiếu nhi -1985) . Vào những năm đầu 80, Xuân Quỳnh viết nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (1981 truyện thiếu nhi), Bầu trời trong quả trứng, Cây trong phố – chờ trăng (thơ thiếu nhi, in chung-1982), Truyện Lưu – Nguyễn, Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi -1986). Sau ngày mất, rất nhiều tác phẩm của Xuân Quỳnh được tái – xuất bản: thơ Hoa cỏ may (1989), Thơ Xuân Quỳnh 1992, Thơ tình Xuân quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994), Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995) Các tác phẩm được giải thưởng: Hoa cỏ may - giải thưởng về thơ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1990, Bầu trời trong quả trứng - giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1982-1983. Năm 2001 nhà thơ Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989), Tự hát (1984). Suy nghĩ về nghề văn, Xuân Quỳnh bộc bạch: “Vì thích thú nên làm văn học và cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, khinh rẻ nên tôi quyết phải sống. Mà sống tức là phải viết. Nói được niềm vui nỗi khổ của chính mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có! Như người khác không yêu, mà mình được yêu. Như người khác chỉ biết im lặng mà mình biết nói, và nói lên được thành tiếng”. Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 6 b. “Hoa cỏ may” tập thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao. Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương day dứt những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống. Khi bàn về thơ, Xuân Quỳnh từng tâm sự: “ Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng yêu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ, với thế giới”. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường. Khát vọng sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm về sự bất trắc của tình yêu và cuộc đời. Nét độc đáo tạo nên phong cách thơ Xuân Quỳnh đó là cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh: cái tôi nồng nàn, đắm say, yêu thương, khát khao hạnh phúc mà vị tha, sẵn sàng hi sinh dâng hiến; cái tôi táo bạo, chủ động, quyết liệt, hiện đại, cái tôi tràn đầy tình yêu cuộc sống mà nặng trĩu mặc cảm, lo âu. Tất cả được thể hiện đậm nét trong tập “Hoa cỏ may”. Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 7 1. Cái tôi trữ tình a. Cái tôi trữ tình luôn tha thiết chân thành , giàu vẻ đẹp nữ tính. Dường như các đề tài trong thơ Xuân Quỳnh là cái cớ để chị tự biểu hiện tâm trạng mình. Bài thơ dù nói đến vấn đề gì thì cái nổi bật lên vẫn là tâm trạng của nhà thơ: “Dòng sông này, bãi cát, cánh đồng quen Hoa lau trắng suốt một thời quá khứ Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu.” (Thơ tình cho bạn trẻ ) Nhưng cái thế giới bên trong ấy không phải là một thế giới khép kín, nó luôn rộng mở, luôn chuyển tiếp, trôi cuốn, hướng về ngoại vật, hướng tới mọi người như con sông luôn hướng về biển cả. Người đọc tìm thấy nhà thơ trong các bài thơ và cũng tìm thấy chính mình, tâm trạng mình, cuộc đời mình trong đó. Đấy chính là sức truyền cảm và đồng cảm của thơ Xuân Quỳnh, khiến thơ chị được bạn đọc yêu thích. Tất cả những gì Xuân Quỳnh nói đến trong tập thơ “Hoa cỏ may”: trái tim nhạy cảm từ những năm tháng không yên mà chị đã trải qua, bệnh viện nơi chị chữa bệnh, đứa con nhỏ mà chị yêu dấu, người chồng sau này của chị, những loài hoa dại đều được diễn tả thông qua những cảm xúc tràn đầy của tâm trạng, của cái tôi trữ tình luôn tha thiết chân thành , giàu vẻ đẹp nữ tính. Một điểm đáng trân trọng đối với con người và thơ Xuân Quỳnh đấy là vẻ đẹp nữ tính, thiên tính nữ, ý thức thiên tính như một cách tư cách hiện diện của người phụ nữ hiện đại và khuynh hướng bảo lưu những giá trị văn hóa cổ truyền. Điểm nổi bật này được biểu hiện rõ nét trong tập “Hoa cỏ may”. Đó là những tâm sự chân thật giữa những người phụ nữ với nhau, là tiếng lòng thành thực của một Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 8 tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng cho giới mình mà vẫn đậm dấu ấn cá nhân: “Con gái chúng mình mang tiếng nhỏ nhen chật hẹp Nhưng hơn bọn con trai cái đức biết hi sinh Ta yêu người con trai không phải vì mình Mà họ yêu ta vì họ yêu chính họ Được yêu hai lần, họ cao lên một bậc Ta không được yêu cảm thấy thấp dần đi Vì chính ta cũng chẳng yêu ta. Chúng ta cam lòng với việc tần tảo nuôi con việc đồng ruộng hậu phương là việc phụ. Con trai cho rằng ra mặt trận, làm thơ là việc chính của đời kia. Nhưng họ đâu biết rằng nếu không có chúng ta thì họ cũng chẳng đánh giặc làm thơ. Không có chúng ta, chỉ họ sống với nhau thôi họ sẽ trở thành ngu ngốc.” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác) Cái tôi trữ tình vừa mạnh mẽ, vừa nhạy cảm đến mức dễ bị tổn thương, mỏng mảnh như loài hoa cỏ may: “Thôi đừng buồn nữa anh Tấm rèm cửa màu xanh Trang thơ còn viết dở Tách nước nóng trên bàn Và lòng em thương nhớ…” (Anh) Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 9 Cái sáng suốt trực cảm , linh cảm đã dẫn lối cho tác giả đi tìm cảm xúc thi ca. Xuân Quỳnh chinh phục người đọc bằng sức mạnh nội tâm và bản năng nữ tính: “Trán em bớt dô ra, bàn tay không vụng nữa Tay này đây, em may áo cho anh Bàn sẽ cắm hoa, tường sẽ treo tranh Em sẽ làm theo những điều anh mơ ước Và khi nào anh buồn, em sẽ hát Bài hát tình yêu ca ngợi con trai Khi chỉ anh nghe, hát cho cả mọi người Để họ biết thế nào là hạnh phúc Em yêu sự thông minh hóm hỉnh Đến thói thường hay cáu gắt của anh Nếu đời anh đã xếp thành ngăn Em sẽ đảo tung lề thói cũ.” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác) Cốt lõi của nữ tính là thiên chức làm vợ , làm mẹ. Trong tập “Hoa cỏ may” mẫu tính tỏa hơi ấm vào lời ru, làm thành âm điệu ngọt ngào, dìu dặt, biến đôi mắt nhìn thế giới thành đôi mắt yêu thương, trìu mến. Lời ru khiến cho tất cả trở thành đối tượng yêu thương của Xuân Quỳnh. Với con cái, bà yêu con bằng tình yêu máu thịt của đời mình : - “Ngủ nào ngủ ngoan Mí yêu của mẹ” (Ngủ nào, ngủ ngoan) - “Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 10 Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát” (Lời ru của mẹ) Với chồng, Xuân Quỳnh yêu bằng sự chăm sóc yêu thương: “Anh không ngủ được ư anh? Để em mở quạt quấn mành lên cho Lặng sao cái gió mặt hồ Ghét sao cái nóng đầu mùa đã ghê! ” (Hát ru chồng những đêm khó ngủ) Trong tập “Hoa cỏ may” cái tôi trữ tình tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh còn được biểu hiện qua yếu tố thời gian. Thời gian chính là nơi bộc lộ sự nhạy cảm nữ tính về cái phôi pha, biến suy của nhan sắc , của lòng người. Nhà thơ rất ý thức về thời gian trôi chảy: “Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa Chi chút thời gian từng phút từng giờ Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết Hôm nay non, mai cỏ sẽ già” (Có một thời như thế) Nghĩ nhiều về quá khứ để sống với thực tại. Xuân Quỳnh luôn sống mãnh liệt và đúng nghĩa với thực tại : - “Như chưa hề có nỗi đau xưa Lòng thanh thản trong tình yêu ngày mới. Một quá khứ ra đi cùng gió thổi Thời gian trôi, kí ức sẽ phai nhoà” (Lại bắt đầu) [...]... một tâm hồn thơ nữ ở Xuân Quỳnh được bộc lộ tương đối rõ Dù có trải qua nhiều gian truân thử thách, nhiều cay đắng ngọt bùi, thì tận cùng vẫn là tấm lòng yêu thương tha thiết.Trong tâm hồn Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 13 Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” nhạy cảm của Xuân Quỳnh không có một thứ... hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 19 Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Đắng cay gửi lại bao mùa cũ Thơ viết đôi dòng theo gió xa Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm dầy Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay ?” (Hoa cỏ may) Trong tập thơ “Hoa cỏ may”, nhân vật trữ tình thường xưng.. .Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” - “Dù cùng một thời gian, cùng một không gian Ngoài cánh cửa với em là quá khứ Còn hiện tại của em là nỗi nhớ Thời gian ơi sao không đổi sắc màu” (Thời gian trắng) Tâm hồn Xuân Quỳnh có một mối liên hệ thân thiết lạ lùng với cảnh sắc thiên nhiên mùa thu Trong tập thơ “Hoa cỏ. .. ngủ Với những lời ru, Xuân Quỳnh đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn mình: Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 20 Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Tâm hồn của một người mẹ nhân hậu, một người yêu đằm thắm và giàu đức hy sinh Sử dụng biện pháp nghệ thuật này, có lẽ tác giả... nhiều quan niệm nhân thế khác đã được Xuân Quỳnh diễn tả bằng những lời ru bình dị Tiếng ru trong thơ của Xuân Quỳnh chính là tiếng hát của tâm hồn: “Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 21 Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập. .. trọng hiện tại, biết cách tận hưởng hạnh phúc, sống say mê với thời của mình Chất thơ trữ tình của của Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 23 Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Xuân Quỳnh đan quyện cái đắm đuối của cảm xúc trẻ trung vừa đồng thời là niềm lo âu hạnh phúc của người đã qua trải nghiệm, đem... hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Tôi thương về vời vợi những trời mây Nhịp tim đập tiếng chuông ngày nắng xế.” (Cố đô) Từ cảm quan người phụ nữ, hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh thường cụ thể, rất gần tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt đời thường Giống như nhiều tập thơ khác, hình ảnh thơ trong tập “ Hoa cỏ may ” xuất hiện nhiều những hình ảnh gần gụi với cuộc sống xung quanh nhà... của chúng Ở đó, trái tim thơ Xuân Quỳnh Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 16 Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” là cánh chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy... vương quốc tuổi thơ ngây Bao ước mơ mượt mà nhưlá cỏ Người thực hiện : Nguyễn Đức Hiền – K18A / VHVN 17 Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may” Anh đã nghĩ chắc là hoa đã có Mọc xanh đầy thung lũng của ta xưa.” (Hoa cúc xanh) Nhìn chung thế giới hình ảnh trong tập “Hoa cỏ may” không hấp dẫn bởi nét tân kỳ, độc đáo , không... ngữ của mình” Xuân Quỳnh đã có lần phát biểu như vậy Trong khi các thể loại văn học đang có xu thế tìm tòi sự đổi mới, Xuân Quỳnh có một quan điểm rất giản đơn: cái hay bao giờ cũng mới Xuân Quỳnh không có ý định trau chuốt nghệ thuật thơ mình Chị đến với những bài thơ một cách hồn nhiên Xuân Quỳnh là nhà thơ có nghệ thuật biểu hiện tương đối vững vàng, nhuần nhuyễn.Trước tiên, đó là nghệ thuật trong . CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH QUA TẬP THƠ “HOA CỎ MAY” ( XUÂN QUỲNH 1942 - 1988) Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập. Hiền – K18A / VHVN 4 II. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH QUA TẬP THƠ “HOA CỎ MAY” 1. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh Trong đề cương bài giảng: Phong cách nghệ thuật một số tác gia văn. giảng Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong VHVN hiện đại). Phong cách nghệ thuật một số tác gia trong văn học Việt Nam hiện đại Phong cách nghệ thuật Xuân Quỳnh qua tập “Hoa cỏ may”

Ngày đăng: 01/06/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan