PHÁP LUẬT XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM

53 429 0
PHÁP LUẬT XUẤT BẢN  Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để có những nhận thức chung và thống nhất về xuất bản, mà ở đó các quan hệ xã hội được hình thành, tạo nên đối tượng điều chỉnh của pháp luật xuất bản, phần này được trình bày khái quát từ khái niệm, đến vị trí, vai trò và đặc điểm của xuất bản.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất vật chất. Nó là kết quả lao động sáng tạo của con người, là phương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi dân tộc mọi thời đại. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn thực thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. Hiến pháp Nhà nước Việt Nam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng, trên nền táng luật pháp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống pháp luật nhiều năm tồn tại đã dần dần bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Thực tiễn đã chứng minh việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động xuất bản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, đồng thời cũng chính là điều chỉnh hoạt động văn hoá - tư tưởng trong cơ chế thị trường. Bài viết sau đây có thể phần nào khái quát về pháp luật xuất bản Việt Nam, một lĩnh vực hoạt động đa dạng và hết sức phong phú. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý, đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo TS.Bùi Đức Thọ đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phê bình của các thầy cô. 1 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT XUẤT BẢN VIỆT NAM I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT BẢN 1. Nhận thức chung về xuất bản Để có những nhận thức chung và thống nhất về xuất bản, mà đó các quan hệ xã hội được hình thành, tạo nên đối tượng điều chỉnh của pháp luật xuất bản, phần này được trình bày khái quát từ khái niệm, đến vị trí, vai trò và đặc điểm của xuất bản. 1.1. Khái niệm Hiện nay, Việt Nam xuất bản đã phát triển và đạt trình độ mới. Các nhà xuất bản chuyên lo việc tổ chức, hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu đưa in. Các nhà in lo việc tiếp nhận công nghệ mới, để thoả mãn nhu cầu về số lượng và chất lượng việc in nhân bản các ý tưởng của tác giả, của nhà xuất bản thành xuất bản phẩm. Phát hành là người chuyển tải các ý tưởng chứa đựng trong những xuất bản phẩm đến tay người sử dụng, thông qua hoạt động thương nghiệp. Vậy xuất bản là gì? Theo nghĩa rộng, xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm, phổ biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội. Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động vào quá trình sáng tạo của tác gải để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn 2 chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều người. Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh. Hoạt động xuất bản nhằm mục đích: - Phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; giới thiệu những di sản văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. 1.2. Vai trò của xuất bản - xuất bản - “bà đỡ” của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học công bố dưới hình thức xuất bản phẩm. - xuất bản - Phương tiện phản ánh đời sống tinh thần của nhân loại, và mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hoá Ngày nay trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, đã kéo theo sự phát triển không ngừng của văn hoá. Với sự đa dạng về phương thức, phương tiện, loại hình và sản phẩm văn hoá, việc phổ biến nhanh nhạy của các phương tiện thông tin đại chúng, đã làm cho không ít người băn khoăn về việc tồn vong của xuất bản. Nhưng với vai trò như trình bày trên, xuất bản vẫn sẽ tồn tại và phát triển cùng xã hội loài người. Nó sẽ tiếp nhận các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đa dạng hoá xuất bản phẩm, đa năng hoá xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của bạn đọc. 3 1.3. Đặc điểm của xuất bản Phần này chỉ trình bày những đặc điểm cơ bản liên quan đến việc điều chỉnh của pháp luật. - xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là hoạt động kinh tế Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việc cảm hoá con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích của con người. Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trí tuệ. Song khi các sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì nó không thể chỉ là dạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó sẽ chuyển hoá thành lực lượng chất. - xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy trình sản xuất đặc thù. Xuất bản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật đạt lợi nhuận cao các nước phát triển. Hoạt động của nó là dạng hoạt động sản xuất vật chất đặc biệt. Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sách quy định. Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của lao động tư duy, lao động trí óc Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy một số thuộc tính sau: - Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi mà còn được nhân lên. Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, như uống nước khi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâu dài trong nhận thức. Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời. Người đọc sách còn truyền cho người khác qua việc kể lại nội dung. Một cuốn sách đâu chỉ một người đọc, mà được truyền tay nhau để đọc . Đặc biệt khi trong thư viện thì vòng luân chuyển của sách lại càng cao. Trong khi một ấm trà chỉ có một số ít người uống, và khi uống xong là hết. 4 2. Hiệu quả và những đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản 2.1. Hiệu quả của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản * hiệu quả chính trị của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản. Bằng những xuất bản phẩm của mình, ngành xuất bản chuyển tải tới công chúng các ý tưởng cao cả của giai cấp công nhân, về việc xây dựng một xã hội tưong lai, với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng văn minh và thịnh vượng. Thông tin, và giải đáp kịp thời các vấn đề của quốc gia và quốc tế. Vì vậy xuất bản góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng xã hội chủ nghiã. * Hiệu quả kinh tế của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản. Đối với xuất bản, hiệu quả kinh tế thể hiện trên các mặt sau: Quản lý xuất bản bằng pháp luật là giải phóng lực lượng sản xuất trong ngành xuất bản. Bởi vì bằng pháp luật đã tách biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự tách biệt này tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất bản khai thác các nguồn lực để mở rộng và nâng cao hiệu quả. * Hiệu quả xã hội của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội nói chung và trong xuất bản nói riêng. Hiệu quả chính trị là cơ sở dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội. Vì nền chính trị xó vững vàng, hệ thống chính trị ổn định, thì xã hội mới phát triển, kinh tế mới tăng trưởng. Mọi tiềm năng được phát huy trong không khí thanh bình, triển vọng. Trong trường hợp đó không loại trừ khả năng xảy ra các cuộc ẩu đả, các cuộc 5 chiến huynh đệ tương tàn. Cũng có thể nói hiệu quả chính trị là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hiệu quả kinh tế, xã hội. Nhưng chính sự ổn định của kinh tế, kinh tế tăng trưởng, và sự ổn định của các giá trị xã hội, sẽ củng cố và tăng cường sự ổn định chính trị, chế độ chính trị và hệ thống chính trị. Đó là sự tác động tích cực trở lại của hiệu quả kinh tế, xã hội đối với hiệu quả chính trị. 2.2. Những đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong xuất bản có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, xuất phát từ các đặc trưng cơ bản là thuộc tính của các quan hệ xã hội về văn hoá, xuất bản. Nhưng ý chí của Nhà nước về quản lý xuất bản “để lên thành luật” phải “bắt nguồn trong các quan hệ vật chất” về xuất bản. Sau đây là các đặc trưng chính trong quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật. - Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật là bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hoá và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại. - quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản là mở đường cho hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để công bố dưới hình thức xuất bản. Nhà Xuất Bản Y Học có chức năng nhiệm vụ xuất bản - in - phát hành các loại sách y dược, các loại tranh tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ, hệ thống giấy tờ biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ y dược phục vụ công tác phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Sách y học là loại sách đặc biệt có liên quan đến sức khoẻ con người, nên sách phải đạt được những yếu tố cơ bản. Đó là phải chuẩn về danh pháp, về nội dung chuyên môn, về học thuật và phải cụ thể, chính xác về liều lượng 6 dùng. Trên lĩnh vực xuất bản có tính chất đặc thù này, Nhà Xuất Bản Y Học phải đắc biệt chú trọng trong khâu biên tập sách. Nếu biên tập viên không có kiến thức chuyên sâu về y, dược dễ xảy ra tình trạng sai về danh pháp, không cụ thể về liều lượng dùng sẽ không những gây lãng phí của cải xã hội mà còn tổn hại đến sức khoẻ của nhân dân. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng sản phẩm, hình thức và thời gian giao hàng, Nhà Xuất Bản Y Học đã đầu tư dây chuyền công nghệ khép kín của quy trình xuất bản - in - phát hành. Nhà nước quản lý hoạt động của tư duy sáng tạo trong xuất bản bằng pháp luật, không kìm hãm và khống chế các ý tưởng sáng tạo; khuyến khích tài năng và đề cao các tác phẩm có giá trị về khoa học và nghệ thuật. Chính từ cơ chế thị trường được pháp luật thừa nhận, là nơi đánh giá công minh các tác phẩm. đó, công chúng với tư cách là người tiêu dùng, họ là thước đo về năng lực sáng tạo của tác giả qua tác phẩm. Như vậy, Nhà nước với công cụ hàng đầu để quản lý xã hội là pháp luật, đã tạo ra cơ chế và thiết chế nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá, khoa học và công nghệ mới, tiến bộ của nhân loại. Các chủ thể xuất bản, chủ thể quản lý với địa vị pháp lý, với các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, góp phần đảm bảo cho ý chí của Nhà nước được thực hiện trong thực tế về việc xây dựng một nền văn hoá mới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; loại trừ và ngăn chặn những độc hại về văn hoá. Là phương tiện điều chỉnh có hiệu lực, pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hoá phát triển theo định hưỡng xã hội, loại trừ khả năng hoà tan và đổi mầu trong quá trình hoà nhập. Như vậy, việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động xuất bản điều chỉnh hoạt động kinh tế trong văn hoá - tư tưởng, đồng thời điều chỉnh hoạt động văn hoá- tư tưởng trong cơ chế thị trường. Đó là hai mặt của một 7 vấn đề phải được thể chế hoá phù hợp, đảm bảo cho xuất bản hoạt động đúng quy luật, phát triển theo trật tự của pháp luật. 8 II. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN 1. Pháp luật - phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản 1.1. Pháp luật - phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao động sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói riêng thì nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòi hỏi khách quan. Vì vậy, tự do và bình đẳng trong hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật. đó, các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản sẽ được làm tất cả những gì pháp luật cho phép. pháp luật cũng ấn định những gì được phép làm, đối với các cơ quan Nhà nước, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng, xâm hại đến quyền tự do, bình đẳng. Đồng thời với các quyền, pháp luật còn đề ra các nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể hoạt động sáng tạo và quản lý. Như vậy, thông qua pháp luật, Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho tác giả và các tổ chức tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động xuất bản. 1.2. Pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần, sản phẩm văn hoá tinh thần, được xã hội đánh giá cao và xếp loại lao động đặc biệt. Việt Nam, pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do và bình đẳng cho hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm. Các quy định về quyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng với các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm. Các 9 [...]... 7/1993 Việt Nam hoạt động xuất bản đã có những quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội về xuất bản ghi tại Luật xuất bản mới Những cơ sở pháp lý, hành lang pháp luật đã được hình thành, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển, việc điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm soát và xử lý của các cơ quan tư pháp Luật xuất bản ngày 7/7/1993 là đỉnh cao của pháp luật về xuất bản Việt Nam, nó... thích hợp để quản lý 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN VIỆT NAM & NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN I THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN VIỆT NAM 1 Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật Việt Nam Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với nhiệm vụ... pháp luật 2.2 Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các lính vực khác nhau của xuất bản Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xuất bản, từ hoạt động của các chủ thể xuất bản, in, phát hành, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xuất bản, xuất nhập khẩu xuất bản phẩm đến hoạt động của các chủ thể trong lập pháp, hành pháp và tư pháp là các nội dung đa dạng và phong phú cần được điều chỉnh bằng pháp luật. .. nhau - về xuất bản phẩm Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng, và có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội Vì vậy, pháp luật về xuất bản phải có quy phạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng như ngăn ngừa sự độc hại từ nội dung của xuất bản phẩm 11 Những nội dung chủ yếu mà pháp luật về xuất bản phải đề cập là: + Khái niệm về xuất bản phẩm... VIỆT NAM HIỆN NAYPHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP I HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Để có nhận thức chung và thống nhất, làm cơ sở cho việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong việc trong quản lý nhà nước về xuất bản, phần này trình bày các quan điểm cơ bản sau: 1 Pháp luật bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm Pháp luật tạo... nhân bản các sản phẩm độc hại - các quy định về hoạt động xuất bản Quyền tự do và quyền chủ động của nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành là quyền được làm tất cả những gì pháp luật xuất bản không cấm Đó là mục đích của hoạt động lập pháp Vì như vậy mới phát huy được các nguồn lực của cơ sở xuất bản Đồng thời cho phép các cơ quan quyền lực Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật qui định, nếu không pháp. .. chí, xuất bản" đã chỉ 29 rõ những nhiệm vụ quan trọng và những giải pháp khắc phục nhược điểm, hướng dẫn báo chí, xuất bản phát triển Nắm vững và đưa đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước về hoạt động xuất bản vào cuộc sống, chắc chắn chúng ta sẽ loại bỏ được sách có nội dung xấu, sách xa lạ với truyền thống Việt Nam 30 CHƯƠNG 3 ĐỔI MỚI & HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN VIỆT... phóng miền Nam, thống nhất đất nước Từ đó chế độ tự do xuất bản được thi hành rộng rãi, không có kiểm duyệt trước khi in Để hợp thức hoá chế độ tự do xuất bản đã được thi hành trong 12 năm (19451957), ngày 18/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật số 003/SLt, về chế độ xuất bản, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển nền xuất bản Việt Nam Điều 1 Sắc luật đã ghi: “Quyền tự do xuất bản của... hoa của Sắc luật số 003/SLt, ngày 18/6/1957, tổng kết được thực tiễn lãnh đạo và quản lý xuất bản trong 36 năm (1957-1993) của Đảng và Nhà nước ta, đón nhận được những đòi hỏi mới của cơ chế kinh tế thị trường Việt Nam và nhu cầu hoà nhập cộng đồng quốc tế 2 Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản Việt Nam Những kết quả đã đạt được: Trong hơn 10 năm qua, hoạt động xuất bản đã từng... vị xuất bản là hết sức cần thiết để khẩn trương khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản lý, sản xuất, kinh doanh để hoạt động xuất bản phát triển thật sự ổn định, lành mạnh, hiệu quả Quản lý bất cập Theo luật định, giám đốc nhà xuất bản phải quản lý toàn diện công việc và cùng tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm của 26 nhà xuất bản . KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT BẢN 1. Nhận thức chung về xuất bản Để có. I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM 1. Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam Sau cuộc

Ngày đăng: 09/04/2013, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan