Thuyết minh tốt nghiệp Bảo tàng nghệ thuật Vũng Tàu

39 943 10
Thuyết minh tốt nghiệp Bảo tàng nghệ thuật Vũng Tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thuật ngữ “bảo tàng” được sử dụng đầu tiên suốt thời kì Phục hưng, mang ý nghĩa khác so với những gì chúng ta ngày nay. Trong “căn phòng những vật quí hiếm” các vật thể tự nhiên và nghệ thuật được sắp xếp bề bộn lên nhau trên những vách tường và trần nhà, trong tủ và ngăn kéo của một hay hai phòng với mục đích tạo sự ngạc nhiên và thú vị; người xem phải tìm kiếm những gì thu hút mình và hình thành cảm nhận riêng cho chính mình

DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI: 1. ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢO TÀNG: Những công trình hay các vị trí riêng biệt mà ở đó cất giữ , bảo quản, trưng bày các vật phẩm có giá trị được gọi là bảo tàng. Bảo tàng cũng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm kiểm kê và xác định , ghi chép khoa học các di tích , bảo quản và trưng bày các hiện vật. 2. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG: Nguồn gốc của bảo tàng: Mặc dù các tài liệu sưu tập các đồ vật quí giá đã có từ thời La Mã và Hy Lạp, song việc sưu tầm nghệ thuật mang hướng hiện đại đã được bắt đầu từ thời Phục Hưng Ý, khi mà niềm say mê các cổ vật và cảm nhận về lịch sử lần đầu được hình thành. Bộ sưu tập đầu tiên của Bramante được trưng bày tại Vatican khoảng đầu thế kỷ 16 cùng với các phòng trưng bày đặc biệt của giới thượng lưu ở Đức và Ý vào thế kỷ 16 là những nền tảng góp phần hình thành các mô hình kiến trúc phòng trưng bày nghệ thuật vào thế kỷ 17, 18 và trở thành một yếu tố hầu như được chuyển hoá trong thiết kế cung điện. Thuật ngữ “bảo tàng” được sử dụng đầu tiên suốt thời kì Phục hưng, mang ý nghĩa khác so với những gì chúng ta ngày nay. Trong “căn phòng những vật quí hiếm” các vật thể tự nhiên và nghệ thuật được sắp xếp bề bộn lên nhau trên những vách tường và trần nhà, trong tủ và ngăn kéo của một hay hai phòng với mục đích tạo sự ngạc nhiên và thú vị; người xem phải tìm kiếm những gì thu hút mình và hình thành cảm nhận riêng cho chính mình Các bước phát triển của bảo tàng: Thời kỳ đầu, ngoài tính chất tôn giáo, bảo tàng còn gắn bó mật thiết với sự phát triển của nghệ thuật xưa như điêu khắc, hội họa, đồ họa… Hầu hết các sưu tập chứa trong các nhà thờ, tu viện, cũng như các đồ vật cướp được trong chiến tranh đều là các tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng. Các sưu tập đòi hỏi một sự tích tụ của cải và đó là một đặc quyền của giai cấp hữu sản. Do đó thị hiếu và sưu tập nhất thiết phải đi kèm với chế độ bảo hộ văn nghệ. Điều này cũng giải thích mối quan hệ giữa các “mạnh thường quân” và các nghệ sỹ… (Hy Lạp, La Mã cổ đại hoặc thời kỳ Phục Hưng…) Đến thời kỳ Phục Hưng, các nhà tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã nhìn nhận giá trị của các sưu tập di tích dưới góc độ khoa học. Vì vậy đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển việc sưu tập và hòan chỉnh nó, tạo điều kiện để các bảo tàng mới ra đời. Thời kỳ này các Bảo tàng đã ra đời trên cơ sở sưu tầm riêng của các dòng học qúy tộc và vua chúa, nó giúp cho việc giải thích tại sao mỗi một bảo tàng nghệ thuật có một bộ mặt riêng, độc đáo. 1 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Các Bảo tàng Cổ đại là nơi chứa đựng chủ yếu các tác phẩm nghệ thuật. Các Bảo tàng Châu Âu ở giai đọan cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (TK 16 -18) đã mở rộng phạm vi sưu tầm tới những đối tượng tự nhiên như: mẫu động thực vật, khóang sản, dụng cụ thiên văn, đôi khi có cả đồ dùng sinh họat vũ khí. Những phát hiện địa lý cũng có vai trò lớn trong việc sưu tầm tư liệu bổ sung cho các sưu tập bảo tàng. Viện Bảo tàng công cộng đầu tiên được mở cửa là ở thành phố Dressden vào năm 1727. Ờ Neapol và Florecia (Ý) từ năm 1790. Ở Pháp sau cách mạng tư sản 1779, cung điện Lurve trở thành nơi tập hợp các sưu tập rải rác từ các cung điện khác nhau và trở thành Bảo tàng phong phú nhất thế giới. Tóm lại: Ta thấy sự chuyển biến của Bảo tàng từ vai trò “Kho chứa đồ quý” được hình thành lẻ tẻ, ngẫu nhiên trong các nhà thờ, tu viện… thành nơi phát khởi của những tìm tòi lịch sử và phụng sự khoa học. Người ta nắm được sự liên hệ mật thiết giữa sưu tập với việc khai quật và khoa học khảo cổ. Nhiều nền văn minh mà ta tưởng rằng phải mãi mãi câm lặng đã bước ra khỏi bóng tối thời gian. Trong mấy thế kỷ hình thành và phát triển của mình, bảo tàng luôn gắn bó mật thiết với các ngành khoa học, liên hệ khắng khích và tác động tương hổ lẫn nhau. Hiệu quả cơ bản nhất là Bảo tàng tạo cơ sở cho sự phát triển và chuyển hóa các ngành khoa học. Ngược lại, các ngành khoa học lại đặc tiền đề cho việc chuyên môn hóa bản thân các Bảo tàng. 3. BẢO TÀNG NGÀY NAY VÀ TÌNH HÌNH BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM: Ngày nay, bảo tàng phải phản ánh được cách nhìn mà xã hội dành cho nó cũng nhhư trở thành biểu tượng cho những thành tưu về văn hoá và thương mại với thế giới bên ngoài. Với nhiều người, các thánh đường mới bây giờ là những khu mua sắm, là các bảo tàng, trong đó kết hợp giải trí gia đình với sự tự học hỏi. Các phòng trưng bày hay bảo tàng là những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Anh. Nhu cầu đi lại gia tăng, có nhiều thời gian nhàn rỗi và sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu là những yếu tố quan trọng. Bảo tàng là nơi đa chức năng, là nơi kết hợp vai trò truyền thống của giải thích và bảo tồn các tạo tác với những yêu cầu của nhiều khu vực bán lẻ có qui mô lớn, với công nghệ phức tạp và với nhu cầu đi lại của công chúng. Trong quá trình cạnh tranh với các loại hình giải trí khác, bảo tàng đang nhắm đến kiến trúc và kỹ thuật của những khu chủ đề, mà bản thân chúng là sự phát triển tiếp nối từ những cuộc triển lãm quốc tế thế kỷ 19. Các phòng trưng bày và bảo tàng ngày nay phải được trang bị những tiện nghi để mọi người có thể thư giãn, mua sắm và ăn uống. Chúng phải có thể được dùng để tổ chức hội thảo và những khoá học sau đại học.Các phòng trưng bày và bảo tàng còn là những công trình để xác định bản sắc và phân biệt các đô thị khác nhau. 2 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Các phòng trưng bày hoạt đọng như những thj trưòng nghệ thuật, giới thiệu nghệ sỹ và xác định xu hướng thời trang bằng việc tổ chức các cuộc triển lãm ngắn hạn. Nghệ thuật đã trở thành nhà hát lớn với phạm vi mở rộng bao gồm các phương tiện đa dạng từ dàn dựng, quay phim và biểu diễn. Các phòng trưng bày và bảo tàng ngày nay phải tiếp rục thích ứng để phản ánh cảm xúc đương thời có được từcác khu vực triển lãm; ở đó các đồ vật không được trưng bày ở trạng thái tĩnh mà được đưa vào một hành trình thông qua những tấm panel diễn giải, màn hình máy tính và một bầu không khí lôi cuốn người xem cùng tham gia. Do vậy mục đích cuối cùng không chỉ đơn thuần là phân loại và trưng bày nội dung mà là để hợp nhất bảo tàng thành một nơi thư giãn cho mọi người. Năm chức năng của bảo tàng: sưu tập, lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu và trưng bày. Dọc theo đất nước Viện Nam,mỗi địa danh đều có một di sản văn hóa riêng của từng dân tộc. Có rất nhiều bảo tàng tồn tại ở mỗi địa danh đi suốt từ Bắc đến Nam… nhưng số bào tàng này chỉ nhằm mục đích giới thiệu một số nét văn hóa cùa các chứng tích chiến tranh để lại, song quy mô công trình chưa đáp ứng được công tác bảo quản, cũng như phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu hiện nay. Hiện nay đã có một số Bảo tàng được xây dựng với mục đích nhằm khắc phục tình trạng trên… tạo điều kiện tốt cho người xem và công tác bảo quản, giữ gìn và nghiên cứu những vết tích của qúa khứ để lại, với những nền văn hóa còn ẩn mình trong bóng tối của lịch sử. 4. MỘT SỐ BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI: -Tháp thủy tinh bảo tàng Louvre (Paris)- KTS Leoh Ming Pei: Là một Kim Tự Tháp bằng thủy tinh đặt ngay bên Bảo tàng Louvre, vốn là một pháo đài cố thủ. Tuy là một hình khối thời cổ đại nhưng kết cấu và vật liệu lại áp dụng rất cao sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khi được hỏi tại sao ông lại đặt một kim tự tháp của Ai Cập cổ đại ngay tại thủ đô Paris, một trung tâm văn hóa tầm cỡ của thế giới, ông nói: “Tôi nghĩ là nó có những hình khối lý tưởng vượt ra khỏi thời gian và Kim Tự Tháp là thuộc loại hình khối đó, bất kể nó ở sa mạc hay trung 3 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU tâm đô thị…Nhưng nó không hoàn toàn gắn với Ai Cập mà với kinh nghiệm của loài người” (Theo Tạp chí Kiến trúc số 9/95) -Bảo tàng Guggenheim ở New York của KTS F.L. Wright: Là một công trình tiêu biểu cho một nền kiến trúc hữu cơ hóa và nhân bản, là một trong những sáng tạo lớn nhất của kiến trúc thế kỷ XX, lại là một mẫu mực quan trọng về kiểu tổ chức không gian trưng bày hình xoắn ốc hạ thấp xuống dần và một dáng vẻ tạo hình thuần khiết hình cong đơn giản rất giàu sức biểu hiện. Ông không muốn rập khuôn và “chống lại khô cứng của những chiếc quan tài dựng ngược”. Ông giải thích cho những công trình của mình, đó là “một trò chơi gắn cái đẹp lên trên những cái đẹp có sẵn”. (Theo Tạp chí Kiến trúc, “Kiến trúc thế kỷ XX”, số 2/97). -Bảo tàng Suntory ở Osaka, Nhật Bản của Tadao Ando: Phong cách của Tadao Ando trong bảo tàng Suntory là phong cách lấy hình học làm chuẩn mực để tạo hình, coi hình học là bản thể, là tinh túy của kiến trúc, có thể Ando, người vẫn khâm phục Le Corbusier - vẫn gắn bó với phương pháp luận nhưng có cố gắng làm cho phong phú hơn bút pháp của kiến trúc hiện đại. -Bảo tàng nghệ thuật High Museum ở Atlanta, Georgia của KTS Richard Meier : Ông thừa nhận rằng ông chịu ảnh hưởng của bảo tàng Guggenheim của KTS F.L. Wright. Tuy Wright đã tạo ra một khuôn mẫu quý giá nhưng ông đã đặt ấn tượng cá nhân của mình lên trên chức năng của bảo tàng, trong khi Richard Meier chỉ dùng đường dốc thoải ở vị trí trung tâm và luôn luôn suy tính để có những vị trí phù hợp trong sử dụng. Trong cuộc tranh luận giữa một bên có ý kiến cho rằng kiến trúc của một bảo tàng phải là một công trình mang tính sáng tạo nên chiếm ưu thế, và một bên khác có ý kiến cho rằng bảo tàng chỉ có chức năng làm nền cho nghệ thuật mà nó trưng bày thì High Museum of Meier đã là một ví dụ không thể chối cãi là đặc quyền của kiến trúc là quan trọng nhất. (Theo “kiến trúc thế kỷ XIX”). 4 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU -Bảo tàng Guggenheim ở thành phố Bilbao, tây Ban Nha của KTS Frank.O.Gehry: Về bố cục, viện bảo tàng này do nhiều khối mặt cong tạo nên, một sự tạo hình rất độc đáo, dùng mặt kim loại để phát quang lấp lánh mà tuần báo “Thời Đại” coi đây là nơi có nhiều ý thơ làm rung động lòng người. Công trình xây dựng bên cạnh sông nước với chiếc cầu giao thông mà người dân thành phố đã xây dựng thành môt tổ hợp hữu cơ. Bảo tàng được xây dựng với phong cách cá nhân độc đáo của ông đã trở thành viện bảo tàng có một không hai trên thế giới. -Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee KTS Santiago Calatrava: Công trình có hình dáng chuyển động, mô phỏng một cánh chim đang bay lên bằng hệ kết cấu thép và dây văng nên trông rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Tính lãng mạn hình thức ở đây đã được KTS đẩy lên rất cao, nhiều khi lấn át cả công năng nhưng công trình đã để lại được dấu ấn đậm nét lòng người thưởng ngoạn. Có thể nói đây cũng là một đóng góp quan trọng trong thiết kế bảo tàng của KTS S.Calatrava. -Bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở Fort worth, Texas ( Tadao ando): Công trình được coi là một ngôi đền của nước và ánh sáng. Trong công trình này, chúng ta vẫn bắt gặp những yếu tố hết sức quen thuộc của KTS Tadao Ando là bêtông trần, nước, ánh sáng, gỗ nhưng sự kết hợp của nó lại mang đến cho ta những điều bất ngờ kỳ diệu. Công trình nằm ngay cạnh bảo tàng Kimbell của Louis Kahn ( một tượng đài kiến trúc hiện đại và cũng là thần tượng của ông) nên ngay từ khi bắt tay vào thiết kế, ông đã phải xác định cho mình một nhiệm vụ thiết kế đặt biệt, đó là phải làm sao hoà nhập được với công trình bảo tàng Kimbell và phải xứng đáng được đứng cạnh nó. Và kết quả là ông đã thành công trong nhiệm vụ thiết kế đó. Có thể nói, công trình là một đỉnh cao trong thiết kế bảo tàng của KTS Tadao Ando. 5 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. VỀ THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH : Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam từ trước tới nay vẫn được xem như một trung tâm nghệ thuật lớn đại diện cho bộ mặt nghệ thuật của quốc gia, phần dành cho nghệ thuật đương đại được xem là con số không, ngoại trừ phòng triển lãm cho các nghệ sĩ đăng ký thuê hàng tháng. Việc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật có lẽ cũng không phải là công việc cấp bách. Và do đó phần lớn các tác phẩm nghệ thuật hiện tại có giá trị được sáng tác trong những năm 90 đã nằm trọn trong các bộ sưu tập của các cá nhân và bảo tàng nước ngoài (đặc biệt là các bảo tàng châu Á). Thực chất công việc của một bảo tàng là quá đồ sộ. Sức người sức của lại có hạn, nên việc chuyên môn hóa đối với các hoạt động bảo tàng vô cùng cần thiết, hơn là khiến một bảo tàng phải đối diện vấn đề khác nhau của mỹ thuật Việt Nam. Do vậy, nên chăng bên cạnh một Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) có một bề dày về việc nghiên cứu sưu tầm mỹ thuật cổ, cần thiết có một bảo tàng nghệ thuật với những cung cách làm việc hoàn toàn khác. Hơn nữa, với diện tích mặt bằng trưng bày quá nhỏ hẹp của BTMTVN (1200m2) hiện nay thì việc phát triển thêm phần trưng bày đầy đủ cho nghệ thuật là điều quá sức, trong khi không gian của các tác phẩm này đã vượt xa khuôn khổ của những tác phẩm treo tường. Sự không đơn thuần (đa dạng về hình thức và chất liệu) của các tác phẩm cũng khiến cho từ việc sưu tầm, bảo quản, đến cách thức tiếp cận, tạo dựng các thế hệ công chúng và đưa nghệ thuật đến với xã hội phải được tiến hành theo một phương thức hoàn toàn mới, chứ không thể vận động theo thể thức cố hữu của các BTMT hiện nay. 6 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Việc thành lập thêm BT nghệ thuật ở Việt Nam là việc bắt buộc phải làm nếu chúng ta không muốn để các thế hệ mai sau trách cứ vì đã để lọt qua tay những sáng tác nghệ thuật của ngày hôm nay nhưng sẽ là di sản nghệ thuật của ngày mai. Không bắt đầu từ bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ có đủ tiền mua lại các tác phẩm này trong nước chứ chưa nói đến ở nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nếu không làm được, lịch sử nghệ thuật Việt Nam hai mươi năm qua sẽ bị khập khiễng, phiến diện. Nếu càng đợi, giá của chúng sẽ càng tăng lên. Muốn vậy, cũng cần thay đổi triệt để cách chọn mua tác phẩm cho các BTMT. Giá trị nghệ thuật và cả lịch sử (đối với tương lai) cần được đặt lên hàng đầu thay cho các tiêu chí về “tính phù hợp”, cần phải có những chuyên gia trong lĩnh vực “săn lùng” tác phẩm tiêu biểu, đào tạo xây dựng một đội ngũ các Curator (quản lý tổ chức triển lãm) chuyên nghiệp để có thể thiết lập được những chương trình đưa nghệ thuật đến với cộng đồng, chứ không phải là một thứ xa xỉ phẩm xa lạ với đời sống. (Đây cũng là một trong những lý do cho sự tồn tại của nghệ thuật). Ngoài ra việc xây dựng một BTNT sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nghệ thuật hôm nay ở Việt Nam theo chiều hướng chuyên nghiệp chứ không phải là sự tự phát hay manh mún. Tuy nhiên, việc xây dựng này không phải ngày một ngày hai, mà trước tiên phải tạo được những tiền đề cơ bản cho một sự phát triển đồng bộ, như việc xây dựng những trung tâm nghệ thuật xung quanh các hoạt động của BTNT. Chúng ta hiện nay vẫn có một trung tâm nghệ thuật nhưng hoạt động được chăng hay chớ do kinh phí nhỏ giọt của Nhà nước hoặc Hội MTVN. Nên chăng cần đầu tư để biến trung tâm này thành trung tâm nghệ thuật liên ngành với không gian triển lãm, thư viện nghệ thuật mở cửa cho tất cả mọi người, không gian giáo dục mỹ thuật, hiệu sách, phòng chiếu phim, thậm chí cả nhà ăn để khách có thể ở đây từ sáng đến tối, sống trọn một ngày trong nghệ thuật. Các loại hình sáng tạo thường xuyên được giới thiệu quảng bá, để trở thành những tham khảo tốt cho nghệ sĩ trẻ và công chúng trong việc sáng tác và thưởng thức nghệ thuật. Mô hình này đặc biệt cần thiết với Việt Nam nơi dân số trẻ chiếm đại đa số, kém hiểu biết về nghệ thuật thậm chí không-chưa có nhu cầu thưởng thức mỹ thuật. Tiêu chí để lựa chọn người làm việc tại đây nhất thiết phải là năng lực và tác phẩm được giới thiệu nhất thiết phải mang tính nghệ thuật cao, không nặng về tuyên truyền. Một kinh nghiệm thú vị khác về phổ biến nghệ thuật tới công chúng là các “ngày mở xưởng” - “open door” do các họa sĩ tổ chức. Hình thức này khá phổ biến đối với các nghệ sĩ thế giới. Họ thường tổ chức một ngày mở cửa xưởng làm việc của mình cho công chúng tới xem, giao lưu, trao đổi, mua tác phẩm. Hoạt động này có thể kết hợp tổ chức tại các trường đào tạo mỹ thuật làm công chúng được tiếp cận với nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật trong ngoài khuôn khổ bảo tàng, trung tâm hay festival nghệ thuật. Hiện nay, với số lượng đông đảo các họa sĩ, 7 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU hoạt động này chắc chắn sẽ gây được tiếng vang lớn góp phần phổ biến rộng rãi mỹ thuật tới công chúng. Song song với việc thành lập các trung tâm , thì câu hỏi cần trả lời nhanh chóng và xác đáng đó là thông tin về các nghệ sĩ Việt Nam. Có một thực tế là, khi tìm thông tin về các nghệ sĩ Việt Nam, phải qua các trang web của một số ga llery lớn như Quỳnh Gallery, Gallery Artvietnam, các trang web về của cá nhân họa sỹ (Trần Trọng Vũ, Như Huy ), các festival nghệ thuật ở nước ngoài có sự tham gia của các nghệ sỹ Việt Nam mà người nước ngoài hoặc công chúng có được nhiều thông tin nhất về các nghệ sĩ đương đại của Việt Nam. Cần nhanh chóng thiết lập một trang web chuyên về mỹ thuật Việt Nam trong đó cung cấp những thông tin cập nhật về các nghệ sỹ, địa chỉ liên hệ, làm cầu nối cho các nghệ sĩ của ta ra thế giới đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới lĩnh vực này. Trang web này có thể do Hội Mỹ thuật Việt Nam hoặc Viện Mỹ thuật Việt Nam xây dựng quản lý và cập nhật. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và thiết thực với các nghệ sĩ Việt Nam. Những điều nói trên sẽ là tiền đề để xây dựng ít nhất một BTNT để lưu giữ và giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu nhất của Việt Nam sáng tác từ năm 1986 trở lại đây hoặc một trung tâm nghệ thuật lớn, đa chức năng và liên hoàn; Tổ chức các liên hoan nghệ thuật từ ý tưởng của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ từ các trung tâm văn hóa nước ngoài, các đại sứ quán, quỹ văn hóa và các doanh nghiệp là hết sức lớn lao và đầy tiềm năng. Nó sẽ góp phần làm nên sự tỏa rạng của NTĐĐ Việt Nam. 2. VỀ VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH : Là một thành phố quan trọng của Việt Nam, với vị thế của một trung tâm du lịch , tp Vũng Tàu có truyền thống lịch sử và giàu trữ lượng di tích văn hóa đang hội nhập cùng đất nước và phát triển theo xu hướng mở cửa của các thành phố lớn trên thế giới. Vũng Tàu được thiên nhiên “ưu đãi” với bờ biển dài, đẹp luôn tràn ánh nắng mặt trời bốn mùa , có khí hậu ôn hòa, tươi mát Từ những ưu thế trên với chủ trương đúng, với tầm nhìn chiến lược rộng và sâu của lãnh đạo Đảng, chính quyền, thành phố Vũng Tàu đang chuyển mình mạnh mẽ và khẳng định hướng đi với mô hình kinh tế-văn hóa mà trong đó Du lịch-văn hóa đóng một vai trò then chốt của cuộc cách mạng làm giàu cho quê hương, cho đất nước. Phát triển kinh tế-văn hóa trong đó thế mạnh của du lịch sẽ là bước đột phá của sự phát triển kinh tế của Vũng Tàu, và khi đã coi sự phát triển du lịch là một mũi nhọn ta không thể không đặt câu hỏi: “Bằng cách gì và làm như thế nào để thu lợi nhuận kinh tế?”. Câu trả lời cũng thật đơn giản: “Phát triển du lịch song song với phát triển văn hóa”. Cặp đôi của định nghĩa này sẽ bổ trợ, tương hỗ nhau cùng bước song hành. Khi đó mục đích của phát triển kinh tế-văn hóa của Vũng 8 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Tàu sẽ thành hiện thực: nâng cao chất lượng của đời sống bằng giá trị vật chất+giá trị tinh thần. Từ luận cứ trên, chúng ta thấy ngoài những ưu đãi của thiên nhiên để khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát; Vũng Tàu còn có nhiều điểm để du khách tìm hiểu, thưởng ngoạn những giá trị thẩm mỹ văn hóa. Song, để hấp dẫn, thu hút và lôi cuốn được du khách nhiều hơn nữa, Vũng Tàu cần phải thiết lập thêm nhiều các địa chỉ văn hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thập phương. Hướng đi này là: Tạo nên sự xuất hiện của các bảo tàng tư nhân cộng với bảo tàng của Nhà nước với các bộ sưu tập nghệ thuật, dân tộc học, tự nhiên học độc đáo, đa dạng, phong phú. Từ đó một phác đồ về một Bảo tàng nghệ thuật đóng vai trò then chốt là rất khả thi bởi ở Việt Nam mới chỉ có Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (ở Hà Nội) và Bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (ở thành phố Hồ Chí Minh). Hai bảo tàng này chủ yếu có những sưu tập nghệ thuật Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1990. Một giai đoạn mới, hiện đại, là bản lề sang trang của mỹ thuật Việt Nam (từ 1990 đến nay) không được khai thác triệt để do đó đời sống xã hội đang thiếu đi hơi thở đương đại sôi động Từ suy nghĩ trên, việc xây dựng Bảo tàng nghệ thuật ở Vũng Tàu dựa trên các yếu tố sau: - Việt Nam chưa có bảo tàng Nghệ thuật . việc Vũng Tàu xây dựng Bảo tàng Nghệ thuật là việc làm tiên phong nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Nghệ thuật Việt Nam - Vì Việt Nam chưa có bảo tàng Nghệ thuật trong khi các tác phẩm nghệ thuật có giá trị còn nằm ở trong lòng xã hội rất nhiều bởi vậy rất thuận lợi cho công tác sưu tầm. - Bảo tàng nghệ thuật ra đời sẽ khẳng định vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du lịch. Khi du lịch phát triển nghĩa là nền kinh tế của Vũng Tàu phát triển; vì vậy mục đích của mô hình kinh tế-văn hóa sẽ được khẳng dịnh. III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH: Về thẩm mỹ: Đối với bảo tàng, thẩm mỹ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Do phải đáp ứng thị hiếu của đông đảo quần chúng nên thẩm mỹ công trình phải ấn tượng, thu hút được người xem, và quan trọng nhất là nó có thể biểu hiện thể loại trưng bày của công trình. Thẩm mỹ ở đây bao gồm: Vị trí, tầm vóc của công trình so với cảnh quan chung quanh Hình khối, đường nét trang trí nội, ngoại thất, vật liệu, ánh sáng trưng bày bên trong công trình. 9 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Với tư cách là một địa chỉ văn hóa của địa phương , của một quốc gia, việc khai thác đặc điểm nghệ thuật cũng như tính truyền thống của kiến trúc địa phương là một yêu cầu tất yếu của bảo tàng lẫn bên trong và bên ngoài. Do đó mặt đứng, nội thất của công trình cần mang bóng dáng địa phương và có tính dân tộc. Điều đó không có nghĩa là ta phải áp dụng một cách máy móc tính dân tộc vào công trình mà cần khai thác những ưu thế kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền , giáo dục … mặc khác cũng làm cho công trình mang hơi thở của thời đại. Về công năng: Đối với bảo tàng này, cần nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa các khu chức năng và giao thông đi lại sao cho thật thuận tiện. Thiết kế tốt về công năng là thiết kế một không gian hợp nhất của 3 yếu tố: không gian kiến trúc – con người – hiện vật. Mặc khác, công trình nằm trong một khu vực công viên cây xanh nên sự kết hợp của công trình với công viên để tạo thành một khu công viên văn hóa nghệ thuật sẽ rất có ý nghĩa về du lịch. Do đó việc thiết kế kết hợp các chức năng phục vụ cho tham quan về văn hóa , du lịch, nghỉ ngơi của nhiều đối tượng sẽ đảm bảo cho sự hoạt động tốt của công trình. Về cảnh quan: Công trình nằm ở một vị trí rất đẹp nên yếu tố cảnh quan là rất quan trọng. Thiết kế kết hợp công trình với công viên tượng để tạo một cảnh quan hoàn chỉnh sẽ cho ta một điểm nhấn ấn tượng của tp Vũng Tàu Về giao thông: Sự trưng bày của công trình này có yếu tố lịch sử nên dây chuyền xem là rất quan trọng. Thiết kế như thế nào để người xem có thể tham quan được hết các tác phẩm trưng bày trong bảo tàng, nắm được cơ bản lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam và cảm thụ tốt những giá trị mà tác phẩm đó nhắn gửi sẽ là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Còn lại những vấn đề như “kinh tế”, khả năng thực thi, kết cấu trong đề tài tốt nghiệp thì có thể cân nhắc ở một mức độ tương đối. IV. CƠ SỞ THIẾT KẾ: 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 10 [...]... ngũ nhân viên chun nghiệp phục vụ cơng chúng cũng như giữ gìn những bộ sưu tập Các bảo tàng phải được thiết kế cho cả hai tầng lớp khách tham quan, cộng đồng địa phương, và kết nối mọi thành phần cơng chúng với những hiện vật trong bảo tàng  bảo tàng nghệ thuật Vũng Tàu khơng chỉ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, còn là nơi văn hố giải trí cho người dân thành phố, bảo tàng quan tâm đặc... có thể đón nhận được tàu 10.000 tấn Đường biển từ Tỉnh có thể đi đến khắp các nơi trong nước và quốc tế trong đó có hai tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Cơn Đảo Về đường sơng có các tuyến từ Vũng Tàu đi các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn Tóm lại giao thơng đường thủy của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hết sức thuận lợi,... ấn tượng mạnh mẽ Bảo tàng ngày nay phải thể hiện một hình ảnh mời chào thân thiện hơn, vì bảo tàng khơng còn là nơi thể hiện một thiết chế xã hội riêng rẽ, mà nó phản ánh sự đa dạng về văn hố và những gì xã hội mong đợi nhiệm vụ quang trọng của bảo tàng đương đại là tạo cầu nối giữa một lượng lớn khán giả với nhiều hiện vật sưu tập và các phương tiện nghiên cứu, học tập Ngày nay bảo tàng là những tồ... giá trò nghệ thuật đặc biệt cũng như khoa học cần phải được bảo quản trong két sắt và phòng để tủ này cũng phải kín NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẶT KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHÀ BẢO TÀNG: Chiều cao ( số tầng ): Số tầng cao nên hạn chế từ 2 – 3 tầng vì lý do cần lấy ánh sáng từ phía trên cũng như tránh mệt mỏi cho người xem Những nhà có số tàng cao lớn hơn 3 cần bố trí thang may cho người và hiện vật, nhưng phải bảo đảm... các vật liệu, hóa chất để phục chế phiên bản hiện vật Khối hành chánh + kỹ thuật: Bộ phận hành chánh: điều hành văn thư hành chánh, giữ vai trò đối ngoại và đối nội của bảo tàng Các xưởng kĩ thuật: làm nhiệm vụ điều hòa khơng khí và tạo mơi trường thích hợp cho bảo tàng, vận hành các hệ thồng điện cung cấp chiếu sáng cho bảo tàng, quản lí và vận hành các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, chống trộm... lam việc Phân loại mẫu và các kỹ thuật khác: Kho bảo quản có hai loại : kho bảo quản cơ sở và kho tư kiệu khoa học hỗ trợ Trong kho cơ sở lại chia ra: _ Tư liệu thể khối: khảo cổ học, gốm, vải, quần áo, vũ khí, cờ, kim loại, đồ gỗ… _ Tư liệu chữ viết: in, viết, sách vở… _ Tư liệu nghệ thuậ tạo hình: theo các nhóm hội hoã, đồ hoạ, tượng, kiến trúc, nghệ thuật trang trí mỹ thuật (gốm, dệt, đồ gỗ, kim loại,... khơng, đường sắt và đường ống, có thể là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xơ (Vietsovpetro) nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại làng Nga, hay... thị trường đồ cổ ở đường Đồng Khởi, TP.HCM dậy sóng, cũng là lúc Xí nghiệp trục vớt cứu hộ Visal (Bộ Giao thơng vận tải) tìm được vị trí tàu cổ bị đắm trên vùng biển Hòn Cau, Cơn Đảo Giữa năm 1993, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bà 24 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Visal tiếp tục khai quật con tàu cổ khu vực Hòn Bà Trong lần khai quật này, 569 hiện vật, chủ yếu... và uyển chuyển, mềm mại, cơng trình phần nào tốt lên được tinh thần của một bảo tàng nghệ thuật ở thành phố biển Vật liệu sử dụng chủ yếu là tấm lợp composite bao bọc những khu trưng bày Mặt đứng hướng tây bên khu thư viện và hội thảo sẽ sử dụng kính nhựa hai lớp màu trắng nhằm hạn chế nắng hướng tây mà vẫn có thể xun sáng và tạo hiệu quả chiếu sáng nghệ thuật vào ban đêm làm cho cơng trình lung linh... tích sử dụng của bảo tàng và diện tích kho bảo quản chiếm khoang 25% - Đây là cơng trình cấp I cần được xây dựng đặc biệt với vật liệu có độ bền và thẩm mỹ cao, với những bộ phận phòng chống hoả hoạn và điều hồ nhiệt độ tốt b- Chức năng của cơng trình: nhiệm vụ, mục tiêu, đối tượng phục vụ của cơng trình: 22 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Cho đến giữa thế kỷ 20, bảo tàng là nơi để học . đất 10 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU 2. TIÊU CHUẨN – QUY PHẠM: CÁC KHU VỰC CHỨC NĂNG TRONG BẢO TÀNG : 11 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU A. Phòng trưng bày: Diện. trọng nhất. (Theo “kiến trúc thế kỷ XIX”). 4 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU -Bảo tàng Guggenheim ở thành phố Bilbao, tây Ban Nha của KTS Frank.O.Gehry: Về bố cục, viện bảo tàng. công trình để xác định bản sắc và phân biệt các đô thị khác nhau. 2 DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU Các phòng trưng bày hoạt đọng như những thj trưòng nghệ thuật, giới thiệu nghệ

Ngày đăng: 01/06/2015, 08:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan