Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Lý Thường Kiệt, TPHCM

34 267 0
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Lý Thường Kiệt, TPHCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT – QUẬN 10 , TP . HCM I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. 1. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước quy định tại quyết định số 90/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ và theo điều lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn trên cơ sở kế thừa Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (thành lập ngày 14/11/1990 theo quyết định số 400/CT của Thủ Tướng Chính Phủ). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm , trụ sở chính tại Hà Nội, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh , bảo toàn và phát triển vốn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Hội đồng quản trị quản lý và Tổng giám đốc điều hành; thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng đối với khách trong nước và nước ngoài; đầu tư các dự án phát triển kinh tế – xã hội; uỷ thác tín dụng đầu tư cho Chính Phủ, các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Kể từ năm 1993 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên liên tục được kiểm toán quốc tế và được xác nhận là tổ chức Ngân hàng lành mạnh, đủ tin cậy. Tháng 8/1990 Ban lãnh đạo ngân hàng đã quyết định chọn logo với 9 hạt lúa uốn cong hình chữ S trên nền vuông xanh lá cây và màu nâu đất viền hai cạnh là chữ NHNo & NTNN Việt Nam . Đây là biểu tượng truyền thống của ngân hàng nông nghiệp. NHNo & PTNN Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn và mạng lưới hoạt động. Đến tháng 3/2007 , tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có 15.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng , có hơn 2.200 chi nhánh trên toàn quốc và gần 30.000 cán bộ nhân viên. NHNN & PTNN Việt Nam luôn chú trọng đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ công tác kinh doanh, phát triển sản phẩm và dịch vụ, mở rộng mạng lưới. Đã kết nối mạng vi tính từ trụ sở chính đến các chi nhánh trên toàn quốc. Hiện nay ngân hàng mới đưa vào sử dụng hệ thống IPCAS nhằm hiện đại hoá ngân hàng. SVTH: Trần Thị Hồng 1 Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc 2. Qúa trình hình thành và phát triển NHNN & PTNT chi nhánh Lý Thường kiệt. Để thực hiện tốt chức năng của mình. Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. NHNo & PTNT Việt nam phải có định hướng đúng đắn phù hợp. Phải tổ chức điều hành mạng lưới khắp từ trung ương đến địa phương trên phạm vi cả nước. Vì vậy, để điều hành tốt mạng lưới của mình theo mô hình tổ chức hoạt động của hệ thống, nhất thiết phải hình thành một số ngân hàng khu vưc một cách hiệu quả nhanh chóng. Chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn được hình thành trên cơ sở nhận thức này nhằm phát triển khu vực đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long là khu vực kinh tế phát triển nhất trong cả nước. Đây là khu vực có tiềm năng nông nghịệp to lớn, sự phát triển của nó có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nông nghiệp trong cả nước. Tiền thân của chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn là sở Giao dịch II – NHNN & PTNT Việt Nam, được thành lập theo quyết định 61/QĐ/nhnn của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất hai ngân hàng chuyên doanh đó là chi nhánh ngân hàng Lương Thực và ngân hàng đồng bằng sông Cửu Long. Theo quyất định số 41/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 25/02/2002 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNN & PTNT VN thành chi nhánh cấp 1 ( loại 1 ) phụ thuộc NHNN & PTNT VN và đổi tên chi nhánh NHNN & PTNT Sài Gòn. Chi nhánh NHNN & PTNT Lý Thường Kiệt được thành lập từ tháng 1/2001, trước đây là phòng giao dịch số 2 trực thuộc chi nhánh NHNN & PTNT Sái Gòn . Theo quyết định số 148/QĐ NHNN–TCCB ngày 23/01/2004 của thống đốc ngân NHNN & PTNT VN về việc đổi tên thành chi nhánh NHNN & PTNT Sài Gòn. Căn cứ quyết định số 152/QĐ/HĐQT-TCCB , ngày 29/02/2008 của hội đồng quản trị NHNN & PTNT Việt Nam về việc “điều chỉnh chi nhánh NHNN & PTNT Lý Thường Kiệt “phụ thuôc chi nhánh NHNN & PTNT Sài Gòn về phụ thuộc NHNN & PTNT Việt Nam. Chi Nhánh Lý Thường Kiệt là đơn vị hạnh toán độc lập, hoạt động với tên giao dịch là: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHO NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT “BANK FOR AGRICUTURE AND RURAL DEVELOPMENT REGIONAL – LY THUONG KIET BRANCH“ Địa chỉ : 90A-A6 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. SVTH: Trần Thị Hồng 2 Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc II CƠ CẤU MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHNN & PTNT CHI NHÁNH LÝ THUỜNG KIỆT : 2.1 Cơ cấu mô hình tổ chức: Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của chi nhánh 2.2 Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban  Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và các phó giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời quản lý, quyết định, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên dưới quyền của mình thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như các chủ trương của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Nông nghiệp Quận 10. Ban giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cũng như các vấn đề có liên quan.  Phòng hành chính nhân sự Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và thực hiện các công tác tổ chức cán bộ. Đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyễn, tăng lương, tuyển dụng cán bộ viên chức thuộc quyền quản lý của giám đốc chi nhánh, tổ chức công tác hậu cần như: “mua sắm, nâng cấp, sửa chữa bảo dưỡng tài sản, công cụ lao động“ phục vụ cho quá trình hoạt động của chi nhánh. SVTH: Trần Thị Hồng GIÁM ĐỐC Phó giám đốc tín dụng Phó giám đốc kế toán ngân quỹ Phòng giao dịch Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kiểm soát nội bộ Phòng hành chính nhân sự Phòng kế hoạch kinh doanh 3 Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc  Phòng kế hoạt kinh doanh ( Phòng tín dụng + Phòng thanh toán quốc tế )  Phòng tín dụng: Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về các vấn đề trong lĩnh vực tín dụng như lên kế hoạch cho khách hàng vay vốn cần thiết trong từng quý từng năm, đề suất các ý kiến như đối tượng, lãi suất, điều kiện cho vay từng giai đoạn cụ thể, tổ chức thực hiện cho vay, xây dựng kế hoạch thu nợ dựa trên mức vốn đầu tư và khả năng sinh lời của dự án, thực hiện thu nợ khách hàng đúng hạn, xây dựng hệ thống ghi chép số liệu lịch sử, theo dõi và nắm bắt thông tin hoạt động của khách hàng để chống rủi ro trong hoạt động tín dụng, nghiên cứu chủ trương chính sách chế độ tiền tệ tín dụng chung của ngành, quan hệ chặt chẽ với bộ phận kế toán đảm bảo các số liệu tín dụng luôn chính xác.  Phòng thanh toán quốc tế: Chức năng thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh đối ngoại, tiếp xúc trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế; mở LC; trên cơ sở các hạn mức các khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng, tham gia mua bán ngoại tệ và các dịch vụ khác liên quan đến ngoại tệ.  Phòng kế toán - ngân quỹ  Phòng kế toán: Hoạch toán cho vay, thu nợ nội tệ, ngoại tệ ngắn trung và dài hạn, hạch toán các khoản mua bán đổi ngoại tệ, hạch toán thu chi tiền gửi nội tệ, ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán (thu chi tiền theo yêu cầu của khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng).  Phòng ngân quỹ: Là nơi có các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ nhận tiền tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền khi các đơn vị đến mở tài khoản tại ngân hàng. SVTH: Trần Thị Hồng 4 Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc  Phòng giao dịch Thực hiện các nhiệm vụ huy động vốn, cho vay theo quy định. tiến hành thu nợ và thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao.  Tổ kiểm tra kiểm toán nội bô Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ tham mưu giúp việc cho giám đốc, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng; giám sát kiểm tra việc tổ chức, thực hiện quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ quy định quản lý kinh doanh, quản trị điều hành… theo quy định của thống đốc ngân hàng Nhà nước và phối hợp với phòng nghiệp vụ để kiểm tra kiểm soát theo kế hoạch và thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của giám đốc đơn vị. 1.3 Các hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Chi Nhánh Lý Thường Kiệt, Tp. Hồ Chí Minh 1.3.1 Hoạt động huy động vốn Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi được Tổng giám đốc NHNO & PTNT Việt Nam cho phép. Phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích với các thời hạn gửi vốn dưới 12 tháng, trên 12 tháng. 1.3.2 Hoạt động cho vay Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên. Cho vay ủy thác và dịch vụ Ngân hàng chính sách. Cho vay các chương trình ủy thác bằng vốn đầu tư nước ngoài. 1.3.3 Các hoạt động khác  Kinh doanh ngoại tệ Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNO & PTNT Việt Nam.  Kinh doanh các loại dịch vụ SVTH: Trần Thị Hồng 5 Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc Kinh doanh các loại hình dịch vụ Ngân hàng theo Luật các Tổ chức Tín dụng bao gồm: - Thu chi tiền mặt. - Máy rút tiền tự động. - Dich vụ thẻ. - Két sắt. - Nhận bảo quản cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá. - Nhận ủy thác và cho vay của các Tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Các dịch vụ Ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.  Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập  Thực hiện theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.  Làm dich vụ Ngân hàng chính sách  Thực hiện nhiệm vụ khác mà Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNO & PTNT Việt Nam giao CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT, TP. HCM 2.1 ĐIỀU KIỆN VÀ QUY ĐĨNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ VAY CỦA KHÁCH HÀNG 2.1.1 Điều kiện cấp tín dụng 2.1.2 Đối tượng và nguyên tắc cho vay  Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay có thể là tổ chức, pháp nhân như hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay các cá nhân.  Nguyên tắc cho vay Khách hàng sử dụng vốn vay phải đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, khách hàng phải đảm bảo tiền vay và phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. SVTH: Trần Thị Hồng 6 Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc  Điều kiện vay vốn Chi nhánh xem xét và ra quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện như sau: Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, đối với khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, đối với khách hàng là cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, khách hàng phải đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì phải có dự án đầu tư hay phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả và phương án trả nợ phù hợp, có mục đích sử dụng vốn hợp pháp và thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay. 2.1.1.1 Thời hạn, lãi suất và hạn mức cho vay  Thời hạn cho vay Thời hạn vay được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hang .Thông thường , Chi nhánh và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong phương án kinh doanh của khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng để thỏa thuận về thời hạn vay. Thời hạn cho vay được chia thành 3 loại sau : - Cho vay ngắn hạn là khoản vay có thời hạn cho đến 12 tháng - Cho vay trung hạn la khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng cho đến 60 tháng - Cho vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng trở lên  Lãi suất Chi nhánh phải công bố mức lãi suất cơ bản phù hợp với từng loại hình tín dụng cho khách hàng biết. Mức lãi suất do Chi nhánh công bố phải phù hợp với quy định của Ngân Hàng Nhà Nước về lãi suất tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Trong giai đoạn hiện nay, do tình hình thực tế nên Chi nhánh liên tục điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp. Hiện nay , Chi nhánh đang áp dụng mức lãi sất cho vay bằng nội tệ như sau: - Lãi suất cho vay ngắn hạn: 1,05 %/tháng. - Lãi suất cho vay trung-dài : 1,1 %/tháng. SVTH: Trần Thị Hồng 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS . Hồng Thị Minh Ngọc Để tránh rủi ro về lãi suất, đối với các món vay trung , dài hạn Chi nhánh áp dụng lãi suất thỏa thuận với khách hàng và được điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, nhưng khơng thấp hơn mức lãi suất tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Hiện nay, Chi nhánh khơng tính phí cho vay đối với khách hàng . Ngồi ra, Chi nhánh còn áp dụng chính sách lãi đối với khách hàng vay và thế chấp sổ tiết kiệm, kỳ phiếu do Ngân Hàng Nơng Nghiệp Và Phát Triển Nơng Thơn Việt Nam – Chi Nhánh Lý thường Kiệt , Tp. Hồ Chí Minh phát hành thì lãi suất cho vay bằng lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm , kỳ phiếu + tối thiểu 0,2%/tháng và mức lãi cho vay này khơng thấp hơn 1,05%/tháng. Đối với các khoản vay bị chuyển sang nợ q hạn thì Chi nhánh áp dụng mức lãi suất q hạn quy định trong hợp đồng tín dụng, thơng thường thì mức lãi suất q hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.  Hạn mức cho vay Chi nhánh căn cứ vào nhu cầu thực tế của khách hàng và theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước về mức cho vay cùng với tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh của Chi nhánh để quyết định mức cho vay cụ thể đối với từng khách hàng. Hiện nay, Chi nhánh xác định hạn mức tín dụng nhu cầu vốn vay của khách hàng với cơng thức sau: Chi phí sản xuất cần thiết Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động được tính tốn dựa vào quyết tốn của năm trước và được xác định theo cơng thức: Doanh thu thuần Tổng tài sản lưu động Ngồi ra, Chi nhánh còn căn cứ vào tài sản đảm bảo của khách hàng để quyết định hạn mức tín dụng trong từng trường hợp cụ thể. 2.1.1.2 Phương thức cho vay. Chi nhánh áp dụng ba phương thức cho vay chính là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo dự án đầu tư. SVTH: Trần Thị Hồng 8 Chi phí sx cần thiết = Tổng giá trò sản lượng theo KH – Khấu hao – Thuế – LN đònh mức Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc Đối với phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và Chi nhánh đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên; cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời; cho vay bắc cầu; cho vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ; cho vay tiêu dùng trong dân cư (thời gian vay ngắn hạn, trung và dài hạn). Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên để bổ sung vốn lưu động . Chi nhánh và khách hàng ký kết với nhau một hợp đồng hạn mức tín dụng căn cứ vào nhu cầu của khách hàng đã được Chi nhánh chấp thuận. Sau đó, Chi nhánh và khách hàng ký kết với nhau các hợp đồng tín dụng cho từng món vay cụ thể của khách hàng nhưng trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng hạn mức, tổng dư nợ các món vay cụ thể của khách hàng không được vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng hạn mức tín dụng. Phương thức cho vay theo dự án đầu tư, tức là cho vay vốn để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống . Chi nhánh cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án , phân định các kỳ hạn trả nợ. Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, Chi nhánh còn áp dụng các phương thức cho vay sau: - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay hợp vốn. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. - Cho vay lưu vụ. - Cho vay theo các phương thức khác. Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, Chi nhánh sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác nhau, phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái quy định của pháp luật. 2.1.1.3 Trả nợ gốc, lãi và phí. Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc, kỳ hạn trả lãi (có thể cùng kỳ hạn với kỳ hạn trả nợ gốc). SVTH: Trần Thị Hồng 9 Chuyeân ñeà toát nghiệp GVHD: TS . Hoàng Thị Minh Ngọc  Phương thức trả nợ. Khi bất kỳ một khoản nợ gốc và lãi nào đến hạn mà khách hàng không chủ động trả thì Chi nhánh được trích tài khoản tiền gửi của khách hàng (nếu khách hàng có tài khoản tại Chi nhánh) để thu nợ. 2.1.1.4 Trả nợ trước hạn Khách hàng có thể trả nợ trước hạn sau khi đã được Chi nhánh cho vay ( trừ trường hợp vay trả trong ngày thì có thu phí).  Điều chỉnh kỳ hạn vay, gia hạn, chuyển nợ quá hạn Khách hàng có thể đề nghị Chi nhánh điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nợ gốc và lãi trong thời hạn vay của hợp đồng tín dụng đã ký kết. Nếu khách hàng không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn nợ gốc vì nguyên nhân khách quan thì có thể làm văn bản đề nghị Chi nhánh xem xét lại thời hạn trả nợ . Văn bản đề nghị phải gửi cho Chi Nhánh trước ngày đến hạn và việc thay đổi thời hạn trả nợ chỉ có giá trị khi được Chi Nhánh chấp thuận . Khi thay đổi thời hạn trả nợ, khách hàng phải trả cho Chi nhánh một khoản phí là 0,1%/tháng của số nợ được gia hạn. Đến kỳ hạn trả nợ gốc , lãi mà khách hàng không thực hiện , thực hiện không đầy đủ việc trả nợ mà Chi nhánh không chấp nhận nhận gia hạn nợ thì Chi nhánh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng và chuyển toàn bộ số dư nợ còn lại sang nợ quá hạn . Nếu sau đó khách hàng vẫn không thanh toán hết số nợ thì Chi nhánh có thể khởi kiện để thu hồi nợ quá hạn.  Đơn phương chấm dứt hợp đồng và thu hồi nợ trước hạn. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng và thu hồi nợ trước hạn khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, trả lãi không đúng hạn, khách hàng không còn khả năng trả nợ gốc và lãi hoặc khi khách hàng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, các vấn đề liên quan đến việc vay vốn. Chi nhánh có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời hạn khi khách hàng lâm vào tình trạng mà tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đrến khả năng trả nợ cho Chi nhánh, chẳng hạn, khách hàng ngừng hoạt động do giải thể, SVTH: Trần Thị Hồng 10 [...]... tăng lên CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK LÝ THƯỜNG KIỆT, TPHCM 3.1 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ • Những giải pháp chung của tồn hệ thống ngân hàng 3.1.1 Về cơ chế chính sách -Chính Phủ nên có chính sách tiền tệ và tài chính phù hợp để tạo điều kiện tốt cho các NHTM có đủ thời gian và và điều kiện để cải tổ bộ máy, nâng cao năng lực quản lý và trình độ nghiệp... cụ khác của chính sách tiền tệ và khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường quản lý vốn khả dụng một cách hiệu quả và chủ động hơn 3.1.3 Nâng cao chất lượng của trung tâm thơng tin - Để đảm bảo an tồn và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng thì việc nâng cao chất lượng của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là rất quan trọng Đây sẽ là một trong những luồn SVTH: Trần Thị Hồng 28 Chuyên đề tốt nghiệp... ngân hàng  Hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay -Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC: Credit information centre) do NHNN lập để hỗ trợ hoạt động tín dụng của các ngân hàng nhằm thu thập thơng tin và cung cấp thơng tin tín dụng, góp phần cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng hiệu quả hơn, an... nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm sốt, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nơng Nghiệp Và Phát Triển Nơng Thơn Việt Nam – Chi Nhánh Lý Thường Kiệt , TP HCM 2.2.1 Phân tích chung thực trạng hoạt động tín dụng 2.2.2 Tổng nguồn vốn huy động Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động và tạo lập được trong... , phí thì hợp đồng tín dụng (hay sổ vay vốn) đương nhiên hết hiệu lực và các bên khơng cần lập biên bản thanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay u cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm sốt và trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý Cán bộ tín dụng kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấ , cầm cố Cán bộ tín dụng lập biên bản giao... kiểm sốt tiền tệ và khuyến khích các ngân hàng sử dụng vốn` linh hoạt và có hiệu quả hơn - NHNN cần có sự nới lỏng trong quy định về dự trữ bắt buộc như xem xét cho các tổ chức tín dụng có thể duy trì một phần tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá, tạo điều kiện các tổ chức tín dụng nâng cao khả năng lợi nhuận của mình - NHNN cũng cần tăng lãi suất dự trữ bắt buộc phù hợp Điều chỉnh linh hoạt. .. trình hội nhập, với sự tham gia của các NH nước ngồi mà hoạt động tín dụng của họ khơng cần đến tài sản thế chấp mà vẫn phát triển mạnh thì các NHTMCP Việt Nam nói chung, Agribank Phú Lý Thường Kiệt nói riêng khơng thể lệ thuộc vào phương án đảm bảo bằng tài sản thế chấp nhằm giảm rủi ro tín dụng Trong khoảng dư nợ cho vay tín chấp, Agribank Lý Thường Kiệt sẽ chú trọng các đối tượng cá nhân có mức thu... hệ thống tài chính hoạt động an tồn, hiệu quả, để giám sát theo thơng lệ quốc tế - Nới lỏng từng bước của các hạn chế về tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngồi tại Việt Nam 3.1.2 Về cơng cụ dự trữ bắt buộc - Để nâng cao việc điều tiết tiền tệ cơng cụ dự trữ bắt buộc của NHNN và việc sử dụng vốn có hiệu quả của các ngân hàng thương mại, NHNN cần thực hiện những giải pháp nhằm hồn thiện... mạng lưới bán lẻ - Trong khi tín dụng vẫn còn là một trong những hoạt động chủ yếu của các NHVN, bên cạnh việc quan tâm nghiên cứu từng bước phát triển, mở rộng hoạt động bán lẻ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, cần tiếp tục nghiên cứu phát triển bán lẻ cả đối với dịch vụ tín dụng do vậy cần phân định rõ các kênh phân phối, định giá nội bộ đối` với mỗi cơng đoạn để hạch tốn, tính tốn đóng góp của từng... khách hàng Cán bộ tín dụng khơng được trực tiếp thu nợ gốc, lãi và phí của người vay Cán bộ tín dụng phải theo dõi việc trả nợ gốc của khách hàng, nếu khách hàng khơng trả nợ gốc đầy đủ, đúng hạn hoặc khoản vay của khách hàng có vấn đề thì cán bộ tín dụng phải đề xuất biện pháp xử lý với trưởng phòng tín dụng để trình lãnh đạo quyết định Những biện pháp xử lý các khoản vay có vấn đề thường là bổ sung tài . phòng tín dụng kiểm soát, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt . 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Lý Thường. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNO & PTNT Việt Nam giao CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT, TP hàng có vấn đề thì cán bộ tín dụng phải đề xuất biện pháp xử lý với trưởng phòng tín dụng để trình lãnh đạo quyết định. Những biện pháp xử lý các khoản vay có vấn đề thường là bổ sung tài sản

Ngày đăng: 01/06/2015, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan