kim loai nhom B

2 148 0
kim loai nhom B

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BT một số kim loại nhóm B Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 18,16 g hỗn hợp A gồm Fe và Fe 3 O 4 trong 2 lit dung dịch HNO 3 2M thu được dung dịch B và 4,704 lit khi NO duy nhất (đktc). Thành phần %(m) của Fe trong A là A. 38,23 %. B. 61,67 %. C. 64,75 %. D. 35,24 %. Câu 2: Chì tan nhanh trong dung dịch H 2 SO 4 đặc là do phản ứng A. Pb + 3 H 2 SO 4 → Pb(HSO 4 ) 2 + H 2 O + SO 2 B. Pb + 2H 2 SO 4 → Pb(HSO 4 ) 2 + H 2 C. Pb + H 2 SO 4 → PbSO 4 + H 2 D. Pb + 2 H 2 SO 4 → PbSO 4 + 2 H 2 O + SO 2 Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 8,0 g oxit của một kim loại R cần lượng vừa đủ là 200 ml dung dịch HCl 1,5M. Công thức oxit của kim loại R là A. Fe 3 O 4 . B. Al 2 O 3 . C. Fe 2 O 3 . D. CaO. Câu 4: Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là Pb(OH) 2 .PbCO 3 lâu ngày thường bị xám đen là do tạo thành A. PbS. B. PbO 2 . C. PbO. D. PbSO 3 . Câu 5: Hòa tan m gam Cu trong 200 ml dung dịch H 2 SO 4 1M và Fe(NO 3 ) 3 . Thể tích khí thu được ở đkc là (lit) A. 2,24. B. 4,48. C. 1,344. D. 3,36. Câu 6: Hòa tan 4,1 g hỗn hợp A gồm Zn và Fe trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư thu được 1,568 lit khí (dkc) và dung dịch B. Thành phần % (m) của Zn trong hỗn hợp là A. 31,7 %. B. 69,3 %. C. 95,6 %. D. 4,4 %. Câu 7: Hòa tan 1,405 gam hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , ZnO, CuO trong lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 0,1 M. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là (gam) A. 2.78. B. 2,38. C. 1,8925. D. 1,4725. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 18,16 g hỗn hợp A gồm Fe và Fe 3 O 4 trong 2 lit dung dịch HNO 3 2M thu được dung dịch B và 4,704 lit khi NO duy nhất (đktc). Ngâm thanh đồng vào dung dịch B cho đến khí phản ứng hoàn toàn thu được khí NO duy nhất. Thể tích NO (đktc) thu được và khối lượng thanh đồng bị giảm là A. 16,352 lit và 70,08 gam. B. 16,352 lit và 79,36 gam. C. 84,896 lit và 100,24 gam. D. 84,896 lit và 90,96 gam. Câu 9: Khử 34,9 g một oxit sắt bằng CO dư đến phản ứng hoàn toàn. Dẫn khí thu được qua nước vôi trong dư thu được 60 g kết tủa. Công thức của oxit sắt. A. Fe 3 O 4 . B. FeO. C. FeO 2 . D. Fe 2 O 3 . Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 27,7 g hỗn hợp FeS 2 và ZnS thu được 8,96 lit SO 2 (đktc). Khối lượng của chất rắn thu được sau khi đốt là (gam) A. 20,1. B. 21,3. C. 19,7. D. 19,9. Câu 11: Cho 1,92 g Cu. vào 100 ml dung dịch chứa KNO 3 0,16M và H 2 SO 4 0,4 M sinh ra V lit (đktc) một chất khí có tỉ khối hơi so với hidro là 15. giả sử hiệu suất đạt 100%. V có giá trị là (lit) A. 0,448. B. 0,896. C. 0,224. D. 0,3584. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 27,7 g hỗn hợp FeS 2 và ZnS thu được 8,96 lit SO 2 (đktc). %(m) của FeS 2 trong hỗn hợp là A. 56,4%. B. 43,6%. C. 65%. D. 35%. Câu 13: Kim loại được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện: làm vỏ dây cáp, chế tạo các điện cực trong ăcquy là A. Pb. B. Ni. C. Zn. D. Sn. Câu 14: Thiếc tác dụng với HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 loãng. Phản ứng giữa thiếc với HNO 3 loãng là A. Sn + 2HNO 3 → Sn(NO 3 ) 2 + H 2 . B. Sn + 4HNO 3 → Sn(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O. C. 3Sn + 16HNO 3 → 3Sn(NO 3 ) 2 + 4NO + 8H 2 O. D. 3Sn + 8HNO 3 → 3Sn(NO 3 ) 2 + 2NO + 4H 2 O. Câu 15: Để phân biệt Al và Zn, có thể dùng phản ứng hòa tan từng kim loại trong dung dịch A. CuSO 4 . B. NaOH. C. NH 3 . D. HCl. Chuyên đề bài tập một số kim loại nhóm B Câu 16: Để m gam sắt ngoài không khí, sau một thời gian thấy khối lượng của hỗn hợp thu được 12 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong dung dịch HNO 3 thu được 2,24 lit khí NO duy nhất (dktc). m có giá trị là (gam) A. 5,6. B. 10,08. C. 11,84. D. 14,95. Câu 17: Cho 3 cặp oxi hóa-khử: Zn 2+ /Zn, Sn 2+ /Sn, Ni 2+ /Ni. Thú tự tăng dần tính oxi hóa của 3 cặp oxi hóa-khử là A. Sn 2+ /Sn, Zn 2+ /Zn, Ni 2+ /Ni. B. Zn 2+ /Zn, Sn 2+ /Sn, Ni 2+ /Ni. C. Zn 2+ /Zn, Ni 2+ /Ni, Sn 2+ /Sn. D. Sn 2+ /Sn, Ni 2+ /Ni, Zn 2+ /Zn. Câu 18: Hòa tan m gam Cu trong 200 ml dung dịch H 2 SO 4 1M và Fe(NO 3 ) 3 . Giá trị của m là (gam) A. 5,76. B. 12,8. C. 9,6 D. 6,4. Câu 19: Trong không khí, bạc để lâu bị xỉn dần là do xảy ra phản ứng A. 6Ag + 2HNO 3 → 3Ag 2 O + 2NO + H 2 O. B. 4Ag + 6H 2 S + 7O 2 → 2Ag 2 S + 6H 2 O + 4SO 2 . C. 4Ag + O 2 → 2Ag 2 O. D. 4Ag + 2H 2 S + O 2 → 2Ag 2 S + 2H 2 O. Câu 20: Hòa tan 4,1 g hỗn hợp A gồm Zn và Fe trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư thu được 1,568 lit khí (dkc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi được chất rắn X. Khối lượng X là (gam) A. 3,6. B. 4,0. C. 5,22. D. 5,62. Câu 21: Oxi hóa hoàn toàn 15,1 g hỗn hợp bột các kim loại Cu, Zn, Al bằng oxi thu được 22,3 g hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tan trong lượng vừa đủ dung dịch HCl. Khối lượng muối khan thu được là (g) A. không xác định được. B. 63,9. C. 31,075. D. 47,05. Câu 22: Vàng là kimloại rất kém hoạt động, không bị tan trong axit, kể cả HNO 3 và H 2 SO 4 đ nóng. Nhưng vàng bị tan trong dung dịch hỗn hợp chứa A. H 2 SO 4 và HCl theo tỉ lệ mol 3:1. B. HNO 3 và HCl theo tỉ lệ mol 1:3. C. HNO 3 và HCl theo tỉ lệ mol 3:1. D. H 2 SO 4 và HCl theo tỉ lệ mol 1:3. Câu 23: Có một oxit sắt được chia làm hai phần bằng nhau.Phần1 hòa tan trong H 2 SO 4 loãng cần a mol, phần 2 hòa tan trong H 2 SO 4 đặc cần b mol ( có SO 2 ) Biết b - a = số mol của oxit sắt trong mỗi phần. Oxit đó là: A. FeO hoặc Fe 3 O 4 đều đúng B. FeO C. Fe 3 O 4 D. Fe 2 O 3 Câu 24: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu người ta chỉ cần dùng A. O 2 và dung dịch HCl. B. dung dịch HNO 3 . C. dung dịch H 2 SO 4 đặc. D. dung dịch CH 3 COOH. Câu 25: Hòa tan một lượng oxit sắt trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. Chia dung dịch thu được sau phản ứng thành 2 phần. Nhỏ dung dịch KMnO 4 vào phần 1 thấy màu tím biến mất. Cho bột đồng kim loại vào phần 2 thấy bột đồng tan, dung dịch có màu xanh. Suy ra công thức oxit sắt là: A. FeO B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. FeO hoặc Fe 3 O 4 Câu 26: Nhóm các chất sau đây đều có phản ứng với dung dịch FeCl 3 là : A. Fe, CuO, dung dịch AgNO 3 B. Fe, Al, dung dịch Fe(NO 3 ) 2 C. Mg, Fe, dung dịch H 2 S, dung dịch HI D. Ag, Zn, dung dịch NaOH Câu 27: Cho các kim loại và các dung dịch sau: Al, Cu, FeSO 4 , HNO 3 loãng, HCl, AgNO 3 . Số lượng phản ứng xảy ra giữa từng cặp chất là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 28: Cho p gam Fe vào V ml dung dịch HNO 3 1M thấy Fe phản ứng hết thu được 0,672 lít NO (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 7,82 g muối sắt khan. Giá trị của p và V là: A. 2,24g và 120ml B. 1,68g và 120ml C. 0,56g và 125 ml D.0,56g và 150ml HẾT Chuyên đề bài tập một số kim loại nhóm B . oxit của kim loại R là A. Fe 3 O 4 . B. Al 2 O 3 . C. Fe 2 O 3 . D. CaO. Câu 4: Những b c tranh cổ thường được vẽ b ng b t “trắng chì” có công thức là Pb(OH) 2 .PbCO 3 lâu ngày thường b xám. 38,23 %. B. 61,67 %. C. 64,75 %. D. 35,24 %. Câu 2: Chì tan nhanh trong dung dịch H 2 SO 4 đặc là do phản ứng A. Pb + 3 H 2 SO 4 → Pb(HSO 4 ) 2 + H 2 O + SO 2 B. Pb + 2H 2 SO 4 → Pb(HSO 4 ) 2 . do tạo thành A. PbS. B. PbO 2 . C. PbO. D. PbSO 3 . Câu 5: Hòa tan m gam Cu trong 200 ml dung dịch H 2 SO 4 1M và Fe(NO 3 ) 3 . Thể tích khí thu được ở đkc là (lit) A. 2,24. B. 4,48. C. 1,344.

Ngày đăng: 31/05/2015, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan