De+Da HSG Văn 9 Huyện Krông Năng 2010

4 473 0
De+Da HSG Văn 9 Huyện Krông Năng 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học: 2009 - 2010  Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (5 điểm): Phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Tiếng chim vách núi nhỏ dần, Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa) Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Câu 3 (10 điểm): Em hãy tưởng tượng mình có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với nhân vật anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên. Hết Họ tên thí sinh :………………………………SBD…………… Giám thị 1 Giám thị 2 UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009 - 2010  Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 150 phút HƯỚNG DẪN - BIỂU ĐIỂM CHẤM Câu 1(5 điểm): Hs chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi câu thơ và phân tích: Tiếng chim vách núi nhỏ dần Nghệ thuật đảo ngữ: từ “vách núi” được đặt lên trước “nhỏ dần” tạo nên sự hài hoà, đăng đối cho câu thơ đồng thời gợi không gian bao la, tĩnh lặng trong đêm ở Côn Sơn. Ta cảm nhận được sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của tiếng chim trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng (1 điểm). Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Nghệ thuật đảo ngữ: từ láy “rì rầm” được đặt lên trước từ “tiếng suối” tạo nên âm điệu dìu dặt, nhịp nhàng, nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần, lúc xa trong đêm vắng. Câu thơ khắc hoạ bức tranh đêm Côn Sơn vừa thơ mộng vừa huyền ảo và huyền bí (1 điểm). Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá (1 điểm). Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác)  “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”, tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ (2 điểm). Câu 2 (5 điểm): Yêu cầu hs phải nêu được những ý cơ bản sau: -Cụm từ “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” được lấy làm nhan đề cho tập thơ cùng tên của nhà thơ không phải là sự ngẫu nhiên. Mà chính là những kí ức đẹp đẽ của tác giả và cũng là những khát vọng mãnh liệt về một đất nước hoà bình (1 điểm). -Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thực được phát hiện từ những đêm hành quân, phục kích của tác giả. Như lời tâm sự của nhà thơ Chính Hữu: “…Suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật” (1.5 điểm). -Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một phát hiện đầy lí thú, một quan sát tinh tế, thể hiện một tâm hồn lãng mạn của người lính trong gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước thiên nhiên. Và đặt trong chỉnh thể bài thơ, bên cạnh hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thì hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn gợi lên những liên tưởng phong phú: thực tại chiến tranh gian khổ và tâm hồn cao đẹp của người lính, sức mạnh của tình đồng đội, chất chiến sĩ và thi sĩ, những gian khổ và khát vọng về đất nước hoà bình,… Khái quát hơn là biểu tượng của chất hiện thực và lãng mạn của nền thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (2.5 điểm). Câu 3 (10 điểm): A/ Yêu cầu chung: -Người viết phải biết vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” và kiến thức đã học về văn tự sự (kể chuyện): ngôi kể, người kể chuyện, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để xây dựng một câu chuyện tưởng tượng dựa trên những sự việc có sẵn trong tác phẩm. -Câu chuyện phải được xây dựng một cách tự nhiên hợp lý, có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. B/ Yêu cầu cụ thể: a/ Về nội dung cần làm rõ: - Hoàn cảnh sống, làm việc của anh thanh niên: + Một mình trên đỉnh núi cao, giữa cây cỏ Sa Pa. + Công việc là đo gió, đo mưa,… góp phần vào dự báo thời tiết. + Công việc đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ nhưng đơn điệu. - Anh thanh niên là người yêu nghề và say mê công việc: + Suy nghĩ về cuộc sống và công việc của mình cũng như mọi người rất đẹp. + Lặng lẽ âm thầm hoàn thành công việc. + Cách sống, làm việc khoa học ngấm cả vào cuộc sống hàng ngày. - Anh là người sống hồn nhiên, cởi mở, chủ động gắn mình với cuộc đời, giản dị, khiêm tốn và thành thực: + Sắp xếp cuộc sống (nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà,…). + Quan tâm đến mọi người. + Coi đọc sách là niềm vui. + Nói chuyện về công việc và thành tích của bản thân rất khiêm tốn. +Từ chối họa sĩ vẽ mình, giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn. b/ Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên: -Yêu quý anh ở những nét tính cách của người thanh niên trong xã hội mới. -Nét hồn nhiên cởi mở, chân thành với mọi người. -Sống có lý tưởng muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước. -Ham học hỏi, thích đọc sách. -Khiêm tốn, coi công việc của mình bình thường, ca ngợi những người xung quanh, coi họ là tấm gương để mình học tập. -Có ý thức trách nhiệm với công việc. c/ Về hình thức, kĩ năng: -Bài viết phải có bố cục mạch lạc, rõ ràng, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. -Tình huống gặp gỡ cần tự nhiên, không khuôn mẫu, gò ép. -Ngôn ngữ đối thoại phải phù hợp với từng nhân vật trong truyện. -Kết hợp kể và miêu tả (thiên nhiên, người, cảnh sinh hoạt, tâm lí nhân vật …). -Hành văn lưu loát, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt về câu, từ. *Biểu điểm:  Điểm 9 - 10: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, có sức thuyết phục, mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ.  Điểm 7 - 8: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu bài viết tương đối chặt chẽ, hành văn khá trong sáng, mắc một số lỗi diễn đạt.  Điểm 5 - 6: Đáp ứng được khoảng 1/2 các yêu cầu trên. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.  Điểm 3 - 4: Đáp ứng được một vài ý trong những ý cơ bản trên, các ý nêu còn hời hợt. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.  Điểm 2: Đáp ứng được một trong những ý cơ bản trên. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.  Điểm 1: Bài cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu trên. Lạc đề, diễn đạt kém.  Điểm 0: Bài lạc đề hoàn toàn, bỏ giấy trắng hoặc viết, vẽ bậy. *Lưu ý: Cách chia điểm ở trên mang tính chất tương đối, giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm. Gv có thể cho điểm lẻ đến: 0.5 (vd: 2.5; 3.5; 4.5; ) Hết . UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học: 20 09 - 2010  Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời. :………………………………SBD…………… Giám thị 1 Giám thị 2 UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 20 09 - 2010  Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 150 phút HƯỚNG DẪN - BIỂU. lẽ Sa Pa” và kiến thức đã học về văn tự sự (kể chuyện): ngôi kể, người kể chuyện, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để xây dựng một câu chuyện tưởng tượng dựa trên những

Ngày đăng: 31/05/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan