Nguyên tắc kế toán hợp đồng quyền chọn trong thương mại quốc tế

37 328 0
Nguyên tắc kế toán hợp đồng quyền chọn trong thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN 1. Lịch sử ra đời của hợp đồng quyền chọn Sự ra đời của hợp đồng quyền chọn gắn liền với kinh doanh chứng khoán và kinh doanh đầu cơ. Các quyền chọn đầu tiên được sử dụng ở Hy Lạp trung cổ để dự đoán về thu hoạch ô liu, vận dụng bởi Thales – nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, đồng thời là nhà toán học nổi tiếng với định lý Thales trong tam giác. Ông đã dự đoán rằng thu hoạch dầu Oliu sẽ được mùa, và theo đó giá thuê máy ép dầu sẽ bị các chủ sở hữu đẩy lên cao, vì vậy ông trả trước 1 khoản tiền (Premium) cho chủ máy để được thuê với giá cố định, đến khi Oliu được mùa, ông mang máy đó cho người khác thuê lại với giá cao hơn và hưởng phần chênh lệch. Trong những năm 1400 ngân hàng Cerchi của Florence đã thực hiện mua và bán quyền chọn mua. Sau đó vào giữa thế kỷ 17, giao dịch qua các hợp đồng quyền chọn chính thức được xác lập với mặt hàng củ giống hoa Tulip, mở đầu cho thời đại Hoàng kim của Hà Lan. Tuy nhiên, sự giao dịch quá nóng lại là hệ lụy của cơn sốt Hoa Tulip, hay còn gọi là Bong bóng đầu cơ Tulip (Tulip Mania) – khi mà giá thỏa thuận của củ tulip tăng vọt tới mức bất thường (gấp 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công) rồi đột ngột sụp đổ. Các công ty bán Call Option mất khả năng thanh toán khi giá lên quá cao, kéo theo khủng hoảng kinh tế Hà Lan năm 1637. Sự kiện này được xem là bong bóng kinh tế đầu tiên được ghi lại trong lịch sử, lúc giá trị tài sản tách rời quá xa so với giá trị nội tại. Cuối thế kỷ 17, giao dịch Options đối với chứng khoán và hàng hóa được triển khai lần đầu ở London. Tuy nhiên, giao dịch Options các loại hàng hóa đã bị phản đối kịch liệt sau bài học Tulip ở Hà Lan, và cuối cùng đã bị cấm vào năm 1733. Những năm 1885: Tại Paris, và trên tất cả các thị trường chứng khoán Đức, có một số lượng lớn các đầu cơ liên tục được thực hiện bởi phương tiện quyền chọn. Tại New York quyền chọn cũng là một mẫu được yêu thích của đầu cơ Năm 1973 các Quyền chọn mới thực sự được mua bán trao đổi trên thị trường quyền lựa chọn tại Chicago (Mỹ) thông qua các hợp đồng quyền chọn với 2 tiêu chí cơ bản là mức phí và ngày hiệu lực. Options chính thức quay trở lại trên đất Mỹ và tồn tại đến ngày nay. 2. Định nghĩa Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về hợp đồng quyền chọn - Theo investorwords.com: “The right, but not the obligation, to buy (for a call option) or sell (for a put option) a specific amount of a given stock, commodity, currency, index, or debt, at a specified price (the strike price) during a specified period of time.” “Quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ , để mua (đối với quyền chọn mua) hoặc bán (đối với quyền chọn bán) một số lượng cụ thể của một cổ phiếu nhất định, hàng hóa, tiền tệ, chỉ số, hoặc nợ, tại một giá quy định (các giá thực hiện) trong một khoảng thời gian nhất định.” - Theo investinganswers.com: “An options contract is an agreement between a buyer and seller that gives the purchaser of theoption the right to buy or sell a particular asset at a later date at an agreed upon price. Options contracts are often used in securities, commodities, and real estate transactions.” Một hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận giữa người mua và người bán cung cấp cho người mua trong những lựa chọn quyền mua hoặc bán một tài sản vào một ngày sau sự đồng ý về giá cả. Hợp đồng tùy chọn thường được sử dụng trong chứng khoán, hàng hóa và bất động sản giao dịch.” -Theo nasdaq.com: “Options are contracts through which a seller gives a buyer the right, but not the obligation, to buy or sell a specified number of shares at a predetermined price within a set time period.” “Quyền chọn là hợp đồng mà qua đó một người bán cho một người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một số quy định của cổ phiếu ở một mức giá xác định trước trong một khoảng thời gian quy định.” - Theo dự thảo thông tư của Bộ tài chính: “Hợp đồng quyền chọn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên, trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một công cụ tài chính cụ thể với một mức giá nhẩt định vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy định trong hợp đồng. Khi người mua quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bên mua.” Tóm lại, có thể hiểu Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán:  Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở  Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai  Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price). 3. Đặc điểm 4 đặc điểm cơ bản: + Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua) + Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền + Ngày đáo hạn + Giá thực thi 4. Phân loại • Theo quyền của người mua (phần này sẽ nói rõ trong phần II)  Hợp đồng quyền chọn mua : Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.  Hợp đồng quyền chọn bán: Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. • Theo thời gian thực hiện  Quyền chọn kiếu Mỹ (American style option) Là quyền chọn cho phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào bất kỳ thời điếm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, kế từ khi ký kết hợp đồng cho đến hết ngày đáo hạn của hợp đồng. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận (trong thời gian hiệu lực của hợp đồng).  Quyền chọn kiếu châu Âu (European style option) là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Việc thanh toán thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận vào ngày đáo hạn. Sự phân biệt giữa hai loại quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ không liên quan đến vị trí địa lý. Đa số hợp đồng quyền chọn được trao đối chính yếu trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, quyền chọn kiểu châu Âu có đặc điểm dễ phân tích hơn quyền chọn kiểu Mỹ và một số thuộc tính trong quyền chọn kiểu Mỹ thường được suy ra từ quyền chọn kiểu châu Âu. • Theo thị trường giao dịch  Hợp đồng quyền chọn trên thị trường tập trung: là quyền chọn được tiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng , giá thực hiện, ngày đáo hạn….được thực hiện trên thị trường tập trung. Do đó tính minh bạch của thị trường rất cao, thể hiện ở chỗ giá cả, số lượng của hợp đồng giao dịch được công bố vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu cho giao dịch trong các ngày tiếp theo.  Hợp đông quyền chọn mua trên thị trường phi tập trung: là thỏa thuận mua bán giữa hai bên, chúng không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung, thường được thực hiện giữa các đối tác liên ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với các khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp. do các hợp đồng không được chuẩn hóa, chi tiết của hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên nên tính linh hoạt của loại hợp đồng này là rất cao, đáp ứng được nhu cầu cá biệt của khách hàng. • Theo loại hàng hoá giao dịch ( Tài sản cơ sở)  Hợp đồng quyền chọn hàng hoá.  Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ  Hợp đồng quyền chọn chứng khoán. 5. Nguyên tắc kế toán hợp đồng quyền chọn Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền chọn được áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro hoặc kế toán quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích nắm giữ hợp đồng quyền chọn. Bên bán quyền chọn không được áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro mà chỉ được kế toán quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối với sản phẩm quyền chọn lãi suất và quyền chọn tiền tệ, các doanh nghiệp phi ngân hàng và tổ chức tài chính chỉ áp dụng kế toán đối với bên mua quyền chọn, không áp dụng kế toán đối với bên bán quyền chọn. 6.Tài khoản sử dụng Tài khoản 1723- Hợp đồng quyền chọn: Phản ánh giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 1723 có 2 tài khoản cấp 3: - Tài khoản 17231 - Hợp đồng quyền chọn sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro. - Tài khoản 17232 - Hợp đồng quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh; II. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN VỚI MỤC ĐÍCH PHÒNG NGỪA RỦI RO. 1. Nguyên tắc hạch toán Ta chỉ hạch toán bên mua quyền chọn. Tại bên mua: a - Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên mua quyền chọn ghi nhận khoản phí quyền chọn đã trả cho bên bán, ghi tăng tài sản quyền chọn b - Định kỳ, khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải đánh giá lại giá trị hợp lý quyền chọn và xác định riêng giá trị thời gian và giá trị nội tại của quyền chọn. - Khoản giảm về giá trị thời gian hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào chi phí tài chính (đối với quyền chọn lãi suất, quyền chọn tiền tệ và quyền chọn chứng khoán) và ghi nhận vào giá vốn hàng bán (đối với quyền chọn hàng hoá) - Đối với thay đổi trong giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn: Kế toán căn cứ chênh lệch giữa giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn tại thời điểm báo cáo và giá trị nội tại hợp dồng quyền chọn tại thời điểm đầu kỳ để ghi nhận vào vốn chủ sở hữu, ghi: c - Khi thực hiện quyền chọn, kế toán phải áp dụng phương pháp kế toán phù hợp với hình thức thanh toán quyền chọn và loại quyền chọn (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán). c1 - Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc thực hiện quyền chọn và ghi giảm tài sản quyền chọn. Khi giao dịch dự kiến xảy ra, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn tương ứng với đối tượng được phòng ngừa rủi ro vào báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh. c2 - Trường hợp có sự chuyển giao tài sản cơ sở là hiện vật, kế toán phải xác định phương pháp kế toán riêng rẽ đối với quyền chọn mua và quyền chọn bán. - Đối với quyền chọn bán + Đối với quyền chọn bán tiền tệ, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc bán ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện quyền chọn đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính; + Đối với quyền chọn bán hàng hoá, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc bán hàng hoá theo giá thực hiện quyền chọn đồng thời ghi giảm khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn tương ứng với tài sản quyền chọn; + Đối với quyền chọn bán chứng khoán, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc bán chứng khoán theo giá thực hiện quyền chọn đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính. - Đối với quyền chọn mua + Đối với quyền chọn mua tiền tệ, kế toán ghi nhận số tiền phải trả từ việc mua ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện quyền chọn, ghi nhận số ngoại tệ mua vào theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính; + Đối với quyền chọn mua hàng hoá, kế toán ghi nhận số tiền phải trả từ việc mua hàng hoá theo giá thực hiện quyền chọn mua, ghi nhận giá hàng hoá nhập kho theo giá trị thị trường tại thời điểm thực hiện quyền chọn. Khi xuất bán sản phẩm, hàng hoá mua theo hợp đồng quyền chọn, kế toán ghi giảm khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn và giá vốn hàng bán. + Đối với quyền chọn mua chứng khoán, kế toán ghi nhận số tiền phả trả từ việc mua chứng khoán theo giá thực hiện quyền chọn, ghi nhận giá gốc chứng khoán mua theo giá trị thị trường tại thời điểm thực hiện quyền chọn đồng thời kế toán khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính; d - Khi hợp đồng quyền chọn đáo hạn, nếu không thực hiện quyền chọn, kế toán ghi giảm tài sản quyền chọn tương ứng với số tiền thu về (nếu có). Ví dụ: Tôi mua một hợp đồng quyền chọn bán 100 cổ phiếu công ty ABC với giá 50 trong khi giá hiện tại của cổ phiếu này là 55, và tôi phải trả phí hợp đồng là 5. Nếu giá cổ phiếu ABC giảm xuống còn 40 trước khi đáo hạn hợp đồng tôi có thể mua vào 100 cổ phiếu ABC với giá 4000 và thực thi quyền bán của mình với người bán hợp đồng lấy 5000. Như vậy tổng lợi nhuận của tôi là 500 = (5000 – 4000 – 500), trừ đi phí hoa hồng. Nếu giá chứng khoán cho đến ngày đáo hạn hợp đồng vẫn không giảm xuống dưới strike price (50) thì người mua hợp đồng sẽ từ chối thực hiện quyền bán của mình (đương nhiên rồi, tại sao anh ta lại phải mua chứng khoán với giá cao hơn 50 để bán ở giá 50 chứ?) Như vậy tất cả những gì người mua hợp đồng mất là khoản phí hợp đồng 500(5*100). Trước khi quyền chọn bán được thực hiện, giá quyền chọn (phí quyền chọn) thay đổi theo giá chứng khoán và theo thời gian. Giá quyền chọn phải phản ánh được cơ hội mà hợp đồng này đem lại lợi nhuận cho người mua. Do đó, nếu chứng khoán càng biến động mạnh và thời gian đáo hạn càng dài thì phí quyền chọn càng cao. Ví dụ về mua quyền chọn bán (Buying a put) Một nhà xuất khẩu Hong Kong sẽ thu được 1.000.000 USD trong 3 tháng tới. Để tránh biến động của tỷ giá giảm xuống làm ảnh hưởng đến 1.000.000 USD thu được thì ngay bây giờ nhà xuất khẩu có thể mua quyền chọn bán 1.000.000 USD trên thị trường với số tiền đảm bảo là 0,02 KHD cho mối USD và tỷ giá thực hiện USD/KHD = 5,6050. Ngoại ra không có khoản phí nào nữa. Hỏi nhà xuất khẩu có thực hiện hợp đồng này nữa không nếu 3 tháng sau tỷ giá trên thị trường lần lượt là: a. USD/KHD = 5,6080 b. USD/KHD = 5,6020 c. USD/KHD = 5,5080 [...]... gian hợp đồng quyền chọn và ghi nhận giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn là khoản đánh giá lại giá trị hợp lý hợp dồng quyền chọn: - Ghi nhận giá trị quyền chọn giảm do giá trị thời gian giảm Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán 100.000 Có TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17231) 100.000 - Đánh giá lại giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn tương ứng với giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn: Nợ TK 1723 - Hợp đồng. .. Trường hợp giá trị hợp lý của quyền chọn tại thời điểm báo cáo nhỏ hơn giá trị ghi sổ của quyền chọn, kế toán ghi nhận khoản lỗ từ hợp đồng quyền chọn và ghi giảm tài sản quyền chọn, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17232) - Trường hợp giá trị hợp lý của quyền chọn tại thời điểm báo cáo lớn hơn giá trị ghi sổ của quyền chọn, kế toán ghi nhận khoản lãi từ hợp đồng quyền. .. 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17232) - Trường hợp giá trị hợp lý của quyền chọn tại thời điểm báo cáo nhỏ hơn giá trị ghi sổ của quyền chọn, kế toán ghi nhận khoản lãi từ hợp đồng quyền chọn và ghi giảm nghĩa vụ phải trả đối với hợp đồng quyền chọn, ghi: Nợ TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17232) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 2.3 – Khi người mua thực hiện quyền chọn, a - Trường hợp thanh toán. .. nắm giữ quyền chọn cho mục đích kinh doanh, kế toán không phải ghi nhận riêng rẽ sự thay đổi trong giá trị thời gian và giá trị nội tại của quyện chọn c – Khi thực hiện quyền chọn, kế toán phải áp dụng phương pháp kế toán phù hợp với hình thức thanh toán quyền chọn và loại quyền chọn (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán) - Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán phải giảm tài sản quyền chọn tương... hợp lý của quyền chọn nhỏ hơn giá trị ghi sổ của quyền chọn, kế toán ghi nhận khoản lãi từ hợp đồng quyền chọn và ghi giảm nghĩa vụ phải trả đối với hợp đồng quyền chọn, ghi: Nợ TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17232): 2.000.000 Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: 2.000.000 - Tại ngày 31/1/2009, Khi hợp đồng quyền chọn hết hạn, kế toán ghi giảm nghĩa vụ phải trả đối với hợp đồng quyền chọn, ghi... chọn, kế toán phải ghi giảm tài sản quyền chọn và ghi nhận chi phí tài chính là khoản lỗ từ hợp đồng quyền chọn 2 Phương pháp hạch toán A Đối với bên bán quyền chọn 2.1 - Tại thời điểm hợp đồng quyền chọn có hiệu lực, bên bán quyền chọn ghi nhận khoản phí quyền chọn thu được từ bên mua và ghi nhận nghĩa vụ phải trả đối với hợp đồng quyền chọn, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17232)... thời gian hợp đồng quyền chọn và ghi nhận giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn tăng lên là khoản đánh giá lại giá trị hợp lý hợp dồng quyền chọn: - Ghi nhận giá trị quyền chọn giảm do giá trị thời gian giảm Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán 100.000 Có TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17231) 100.000 - Đánh giá lại giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn tương ứng với giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn: +... hiện quyền chọn, kế toán ghi giảm nghĩa vụ phải trả đối với hợp đồng quyền chọn và kết chuyển giá trị ghi sổ quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính 2 - Đối với bên mua quyền chọn Bên mua quyền chọn căn cứ vào mục đích nắm giữ quyền chọn để áp dụng phương pháp kế toán cho mục đích kinh doanh hoặc phòng ngừa rủi ro Đồng thời bên mua quyền chọn phải áp dụng phương pháp kế toán phù hợp với quyền chọn. .. Khi hợp đồng quyền chọn đáo hạn, nếu không thực hiện quyền chọn, kế toán ghi giảm tài sản quyền chọn, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (đối với quyền chọn lãi suất, quyền chọn tiền tệ và quyền chọn chứng khoán) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (đối với quyền chọn hàng hoá) Có TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17231) Ví dụ 3 - Hợp đồng quyền chọn mua hàng hoá Công ty Thăng long sử dụng dầu mỏ là một nguyên. .. giá thực hiện quyền chọn của số lượng dầu trong hợp đồng quyền chọn ((63,4-62,2)x 2.500.000) Công ty ghi giảm giá trị thời gian hợp đồng quyền chọn và ghi nhận giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn giảm xuống là khoản đánh giá lại giá trị hợp lý hợp đồng quyền chọn: - Ghi nhận giá trị quyền chọn giảm do giá trị thời gian giảm Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán 100.000 Có TK 1723 - Hợp đồng quyền chọn (17231) . sở)  Hợp đồng quyền chọn hàng hoá.  Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ  Hợp đồng quyền chọn chứng khoán. 5. Nguyên tắc kế toán hợp đồng quyền chọn Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền chọn được. thực hiện quyền chọn, kế toán phải áp dụng phương pháp kế toán phù hợp với hình thức thanh toán quyền chọn và loại quyền chọn (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán). c1 - Trường hợp thanh toán trên. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN 1. Lịch sử ra đời của hợp đồng quyền chọn Sự ra đời của hợp đồng quyền chọn gắn liền với kinh doanh chứng khoán

Ngày đăng: 31/05/2015, 16:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

  • I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

    • 2. Định nghĩa

    • Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về hợp đồng quyền chọn

    • 4. Phân loại

      • Theo quyền của người mua (phần này sẽ nói rõ trong phần II)

      • Theo thời gian thực hiện

      • Quyền chọn kiếu Mỹ (American style option) Là quyền chọn cho phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào bất kỳ thời điếm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, kế từ khi ký kết hợp đồng cho đến hết ngày đáo hạn của hợp đồng. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận (trong thời gian hiệu lực của hợp đồng).

        • II. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN VỚI MỤC ĐÍCH PHÒNG NGỪA RỦI RO.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan