Nâng cao hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc Hội 8 điểm

10 2.4K 47
Nâng cao hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc Hội 8 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhà nước Việt Nam nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước

Nâng cao hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc Hội 8 điểm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Hoàng Minh, “ Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội – một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/ 2006 2. Đặng Đình Luyến, “ Một số yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3/ 2002 3. Phạm Minh Phương, “ Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội 2006 4. Nguyễn Đình Quyền, “ Một số giải pháp hoàn thiện về đại biểu Quốc hội ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp sô 15/2008 5. Quốc hội nước CHXHCNVN, Hiến pháp 1980, 1992, NXB Chính trị Quốc gia năm 2002 6. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật tổ chức Quốc hội 2001 ( sửa đổi bổ sung 2007) 7. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 8. www. na.gov.vn 1 MỤC LỤC A.MỞ BÀI B.NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1. Khái niệm chất vấn và bản chất quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội 2. Quy trình chất vấn và trả lời chất vấn 3. Quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động chất vấn II. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1. Những điểm hạn chế trong chất vấn của đại biểu Quốc hội 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn 2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động chất vấn 2.2.1. Đảm bảo điều kiện về chính trị- pháp lý theo định hướng xây dựng nhà nứơc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.2.2. Đảm bảo điều kiện về bộ máy tham mưu, giúp việc. 2.2.3. Đảm bảo điều kiện về tài chính 2.2.4. Các giải pháp về đại biểu Quốc hội. C. KẾT BÀI 2 A. MỞ BÀI Nhà nước Việt Nam nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội được xác định là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội cũng là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản của đất nước, thực hiện giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Quyền giám sát của Quốc hội và việc thực hiện quyền giám sát của Quốc Hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cuả cơ quan nhà nước. Một trong những hoạt động giám quan trọng của Quốc Hộihoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Qua các khoá Quốc Hội, đặc biệt là các khoá Quốc Hội gần đây thì hoạt động chất vấn đã có nhiều tiến bộ, nhưng cũng còn nhiều hạn chế,có những chất vấn chưa thể hiện xứng tầm; chưa thật sự phát huy vai trò là phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, chưa phản ánh được lòng mong mỏi và nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy yêu cầu đặt ra là cần phải có những giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội để nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này, đóng góp vào việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.Khái niệm chất vấn và bản chất quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nứơc, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời. Chất vấn là hình thức giám sát quan trọng, là quyền quan trọng của đại biểu Quốc hội được Hiến pháp quy định. Về bản chất, chất vấn là một hình thức được Quốc hội áp dụng để giám sát của các cơ quan và cá nhân được giao quyền, là sự thể hiện cụ thể, trực tiếp quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội khi thực hiện hoạt động chất vấn không phải nhằm mục đích thu thập thông tin hay số liệu mà nhằm làm rõ 3 trách nhiệm của cá nhân có trách nhiệm đối với vấn đề nào đó. Đây chính là điểm cơ bản phân biệt chất vấn với câu hỏi thường. 2. Quy trình chất vấn và trả lời chất vấn Chất vấn được thực hiện thông qua hình thức hỏi trực tiếp hoặc bằng văn bản, trả lời chất vấn cũng được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bằng văn bản. Thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được quy định tại điều 11 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Điều 25 Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Điều 43 của Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội. Cụ thể như sau: • Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. • Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội xem xét quyết định. • Người bị chất vấn trả lời trực tiếp đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục tại phiên họp Quốc hội theo thứ tự do Chủ toạ phiên họp nêu. • Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghịQuốc hội thảo luận tại phiên họp đó hoặc 1 phiên họp khác hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm với người bị chất vấn. Người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm báo cáo với đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo. Việc chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian giữa 2 kỳ họp được thực hiện theo những trình tự sau đây: • Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn và gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội; • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ban công tác đại biểu giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. • Tuỳ theo nội dung và tính chất của chất vấn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể quyết định người bị chất vấn phải trả lời chất vấn bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho người bị chất vấn trả lời bằng văn bản thì văn bản đó được gửi đồng thời tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hộiđại biểu Quốc hội 4 đã có câu trả lời chất vấn. Nếu không đồng ý với nội dung trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp, người bị chất vấn trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì việc tiến hành được thực hiện như sau: • Chủ tịch Quốc hội nêu nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội đã Quốc hội cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và những chất vấn khác được gửi đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp. • Đại biểu Quôc hội có câu hỏi chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp của Uỷ ban Thường vụ phiên họp và phát biểu ý kiến. • Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. • Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu xét thấy cần thiết Uỷ Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. 3. Quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động chất vấn Kế thừa quy định Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Để thực hiện tốt chức năng này, hoạt động của các đại biểu Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng. Điều 98 Hiến pháp 1992 và điều 49 Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao, người bị chất vấn phải trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn. Năm 2003 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội ra đời là cơ sở pháp lý đảm bảo cho chất vấn được thực hiện một cách đầy đủ. Lần đầu tiên Luật đưa ra định nghĩa về chất vấn. Điều 40 của Luật quy định: “ đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao. Nội dung chất vấn phải ngắn gọn, rõ ràng có căn cứ và lien quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn. Chất vấn được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói trực tiếp”. Trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định được quy định trong điều 11 và 19 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Điều 43 Quy chế nội quy kỳ họp của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2002/QH11 năm 2002 cũng quy định một số vấn đề về hoạt động chất vấn như trách nhiệm của người trả lời chất vấn, của đoàn thư ký kỳ họp, trình tự chất vấn… 5 Điều 25 Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2004 quy định về những nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong việc tổ chức thực hiện quyền chất vấn. Căn cứ vào các quy định tại điều 11 Luật Hoạt động giám sát và điều 42 Nội quy kỳ họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần thúc đẩy hoạt động chất vấn đạt hiệu quả tốt. Điều 51 Quy chế hoạt động của UỶ ban Thường vụ Quốc hội năm 2004 quy định Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội theo trình tự nhất định quy định trong Luật. II. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1. Những điểm hạn chế trong chất vấn của đại biểu Quốc hội * Về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội Thứ nhất, thủ tục chuẩn bị chất vấn và trả lời chất vấn còn quá chung chung, chưa thể hiện hết yêu cầu đặt ra cho nội dung hoạt động chất vấn. Thứ hai, một số quy định về thời gian trong chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp chưa hợp lý. Việc bố trí thời gian cho chất vấn, trả lời chất vấn thường từ 2- 3 thời gian trả lời chất vấn không quá 15phút; nếu đại biểu Quốc hội có câu hỏi thêm thì thời gian nêu câu hỏi thêm không quá 3 phút. Thời gian này chưa thực sự phù hợp. Thứ ba, các đại biểu Quốc hội thường tập trung nêu nhiều chất vấn tại kỳ họp Quốc hội; trong thời gian giữa hai kỳ họp hầu như rất ít đại biểu chất vấn. Người bị chất vấn không thể trả lời chất vấn liền một lúc tại hội trường, đôi khi làm nguội vấn đề mà đại biểu Quốc hội muốn chất vấn dẫn đến hoạt động giám sát không được kịp thời. Thứ tư, trên thực tế số lượng người chất vấn thì nhiều nhưng còn “ không ít các đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của các địa phương, là những người nắm trong tay sự điều hành, hoạt động của Chính phủ, các Bộ, ngành và hiểu sâu các vấn đề kinh tế xã hội, biết rõ những khúc mắc nhưng không tham gia chất vấn. Một số đaị biểu bình thường ( không nắm chức vụ gì ) khi phát biểu hoặc chất vấn cũng dè chừng Trưởng đoàn không đồng ý. Ngoài ra, chất vấn chưa thể hiện rõ vị thế của đại biểu Quốc hộiđại biểu của dân; vẫn còn tình trạng đại biểu nhầm một câu hỏi chất vấn với một câu hỏi thông thường; có những vấn đề được nhắc đi nhắc lại mà không có thay đổi; chất vấn để truy kích, làm rõ trách nhiệm, theo đuổi đến cùng vấn đề còn hạn chế; việc trả lời chất vấn vẫn thiên về báo cáo thành tích, diễn giải dài dòng; người trả lời chất vấn 6 còn nhận trách nhiệm chung chung; thủ tục đánh giá kết quả chất vấn và trả lời chất vấn còn thiếu… * Về chất vấn giữa 2 kỳ họp Quốc hội Hiện nay, tiêu chí lựa chọn nội dung, đối tượng trả lời chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn chưa được quy định rõ ràng, nhất là việc lựa chọn vấn đề đưa ra chất vấn ở kỳ họp Quốc hội, phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phù hợp. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội xác định có 2 loại chất vấn được đưa ra xem xét tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hộichất vấn của đại biểu Quốc hội cần được điều tra đã được Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp và những chất vấn khác được gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội. Với loại chất vấn thứ nhất, Luật không nêu rõ thủ tục Quốc hội quyết định thế nào, thế nào là chất vấn cần điều tra. Do đó, có thể dẫn đến tình trạng Quốc hội không có cơ sở quyết định cho trả lời theo cách nào, thời gian trả lời bao lâu nếu trả lời bằng văn bản. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn Thứ nhất, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã đưa ra định nghĩa về chất vấn. Nhưng định nghĩa này còn chưa cụ thể dẫn đến tình trạng đại biểu nhầm lẫn giữa việc đưa ra một câu hỏi nhằm thu thập thông tin về một vấn đề nào đó với câu chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm của một cơ quan, một cá nhân về vấn đề chất vấn. Vì thế pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể xác định tiêu chí thế nào là một câu chất vấn đạt yêu cầu. Việc đưa ra tiêu chí này nhằm hạn chế tình trạng nhầm lẫn trên cũng như có cơ sở để đánh giá chất lượng xác định trách nhiệm của đối tượng trả lời chất vấn, hạn chế sự lãng phí tiền của, thời gian của đại biểu Quốc hội và nhà nước. Thứ hai, cần có những quy định chi tiết, đầy đủ về thủ tục, trình tự, thời gian từ bước chuẩn bị chất vấn, trả lời chất vấn đến kết luận đánh giá phiên chất vấn tại kì họp Quốc hội, hoạt đông chất vấn tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Quy định cụ thể thời gian đại biểu Quốc hội gửi câu hỏi chất vấn bằng văn bản tại kì họp đến người bị chất vấn. Các phiên họp chất vấn nên bố trí vào tập trung vào nửa cuối của kì họp Quốc hội nhằm tạo điều kiện để đại biểu có thời gian gửi câu hỏi và các cơ quan hữu cơ có thời gian chuẩn bị. Tuy vậy, hoạt động chất vấn thường diễn ra trong 2-3 ngày liên tục nên tương đối căng thẳng với những người tham gia phiên chất vấn. Hơn nữa với cách bố trí như vậy nhiều khi tạo tâm lý buông xuôi, cho qua. Vì vậy, nếu tổng thời gian như vậy nhưng các phiên họp chất vấn được bố trí vào mỗi tuần 1 ngày thì không những giảm độ căng thẳng mà còn tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội có câu hỏi chất vấn theo sát các vấn đề của kì họp. Ngoài ra phải có thủ tục ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, đánh giá câu trả lời chất vấn là đầy đủ các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn hay chưa để đại 7 biểu Quốc hội có thể tiến hành chất vấn theo. Đồng thời cũng cần quy định cụ thể các thủ tục hậu chất vấn như thu thập ý kiến của đại biểu Quốc hội để đánh giá kết quả chất vấn, khi nào Quốc hội ra nghị quyết về các nội dung chất vấn, trách nhiệm của người bị chất vấn để làm căn cứ cho việc giám sát thực hiện lời hứa bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được chất vấn. Có như vậy thì hoạt động chất vấn mới đạt được kết quả cao và đưa lại cho các hoạt động giám sát một hiệu lực thực tế, một sức mạnh pháp lý thực sự, chứ không còn là các kiến nghị để rồi việc có thực hiện các kiến nghị này hay không lại phụ thuộc lớn vào “thiện ý” và “ tinh thần trách nhiệm” của các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có liên quan. Thứ ba, cần quy định rõ hơn đối tượng, nội dung Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn, trách nhiệm cụ thể của từng người đối với từng nội dung đã trả lời chất vấn. 2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động chất vấn 2.2.1. Đảm bảo điều kiện về chính trị- pháp lý Theo định hướng xây dựng nhà nứơc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nứơc cần hoàn thiện cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước trong thời kì mới cũng cần phải thể hiện sự phân công, phân nhiệm rõ ràng hơn theo nguyên tắc cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. 2.2.2. Đảm bảo điều kiện về bộ máy tham mưu, giúp việc. Với yêu cầu tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đại biểu Quốc hội, trong diều kiện đa số đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay, bộ máy giúp việc và các chuyên gia không chỉ san sẻ gánh nặng chuyên môn mà còn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho đại biểu. Nếu trước mắt mỗi đại biểu chưa thể có bộ phận gúp việc riêng thì cần phải bố trí một bộ máy có cơ cấu và số lượng cần thiết, hợp lý chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên viên trong Văn phòng Quốc hội, thư kí của các đoàn đại biểu Quốc hội; sử dụng chú trọng ý kiến chuyên gia ở các cơ quan, tổ chức nghiên cứu độc lập. Đặc biệt cần có cơ chế để đại biểu Quốc hội có thể tham vấn đội ngũ chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học cho hoạt động của mình. 2.2.3. Đảm bảo điều kiện về tài chính Nghị sĩ các nước thường được trả lương tương đối cao, không chỉ nhằm đảm bảo điều kiện vật chất mà còn xuất phát từ tính chất công việc đòi hỏi những khoản phí tổn lớn. Ở hầu hết các nghị viện, các khoản chu cấp cho nghị sĩ đều được quy ra tiền mặt: tiền lương trợ cấp để tiếp xúc cử tri, chi phí đi lại, tiền thuê văn phòng, nhân viên, lương hưu…Ngoài lương, các khoản khác không phải chịu thuế. Cơ chế tài chính là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo để hoạt động giám sát của Quốc hội đạt hiệu quả. Cần mạnh dạn đầu tư, tăng cường chi phí cho hoạt động của 8 Quốc hội, đó vừa là phương tiện, vừa là động lực đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội có hiệu quả. Đầu tư vào cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của đại biểu Quốc hội, các kinh phí về tổ chức các hoạt phụ thuộc vào trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong quy trình giám sát, thuê chuyên gia, cộng tác viên; bồi dưỡng sức lao động của đại biểu Quốc hội khi tham gia hoạt động giám sát trong chế độ tiền lương như hiện nay ở nước ta. 2.2.4. Các giải pháp về đại biểu Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành thì đại biểu Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền chất vấn. Vì vậy, hoạt động chất vấn có hiệu quả hay không phụ thuộc trước hết vào chất lượng đại biểu Quốc hội. Thực tế, với số lượng đa phần các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm thì chất vấn khó có thể đạt đựơc chất lượng cao. Vì vậy, trong thời gian tới, cấn tăng cường hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách. Quốc hội cần một đội ngũ đông đảo các vị đại biểu chuyên trách – những người dành toàn bộ thời gian của mình cho hoạt động của Quốc hội và không kiêm nhiệm công tác điều hành, quản lí nhà nước trong bộ máy của Chính phủ hoặc ở các Bộ. Việc bố trí các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được gắn với việc tổ chức của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Tuy nhiên việc tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách cũng cần tính đến một vấn đề cụ thể. Về nguyên tắc, đại biểu hoạt động chuyên trách cũng chỉ theo nhiệm kỳ. Do đó, việc bố trí các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cần đảm bảo tính ổn định tương đối để phát huy hiệu quả và tận dụng được kinh nghiệm hoạt động của đại biểu trong việc đóng góp cho công việc của Quốc hội. Vậy nên hướng bố trí những người có đủ điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách từ 2 khoá trở nên. Hơn nữa, vấn đề cơ cấu đại biểu Quốc hội cũng cần được cân nhắc kĩ. Trên thực tế, có những đại biểu Quốc hội cả kì họp không phát biểu ý kiến tại Quốc hội một lần nào, có những đại biểu chưa thực sự đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, việc đảm bảo cơ cấu đại biểu Quốc hội là cần thiết nhưng không nên quá nặng về hình thức như hiện nay, mà cần quan tâm, coi trọng chất lượng đại biểu ( có năng lực, uy tín), nhất là đại biểu chuyên trách để hoạt động của Quốc hội có hiệu quả. Người đại biểu ở đây phải có tâm, có tầm, có trí, có dũng, dám hi sinh lợi ích cục bộ vì lợi ích nhân dân. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các đại biểu Quốc hội cũng rất quan trọng. Ngoài yêu cầu về phẩm chất chính trị thì các đại biểu Quốc hội cần phải có trình độ chuyên nghiệp, am hiểu kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, có khả năng phân tích, tổng hợp tình hình kinh tế- xã hội của đất nước. Các đại biểu phải tự mình trau dồi kiến thức, khả năng nghề nghiệp, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội được thể hiện ngoài trình độ học vấn còn đựơc thể hiện ở khả năng nắm vững được vấn đề mà mình đưa ra trứơc diễn đàn Quốc hội. Đây là 9 điểm mấu chốt quan trọng đối với hoạt động chất vấn, đại biểu phải có đầy đủ thông tin và kiến thức về vấn đề mà mình chất vấn, như vậy mới khai thác hết được tính chất tối ưu của hoạt động này nhằm giải quyết tận cùng vấn đề chất vấn và trách nhiệm của người quản lý. Như thượng Nghị sĩ người Mỹ, ông Edmund S.Muskie từng khẳng định “quyền lực thực sự bắt nguồn từ việc làm của bạn và việc bạn biết rõ vấn đề mà bạn đang nói tới.” Để đại biểu Quốc hội có thể làm tốt những việc đó cần phải thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn giúp cho đại biểu nâng cao những kĩ năng cần thiết như kĩ năng chất vấn, kĩ năng giao tiếp, trả lời báo chí và cử tri, tham khảo những kinh nghiệm về các nước khác về quá trình hoạt động của Quốc hộiđại biểu Quốc hội. C. KẾT BÀI Chất vấn là hình thức giám sát quan trọng của Quốc hội. Thông qua hoạt động chất vấn đại biểu Quốc hội thể hiện trách nhiệm của người đại biểu trước nhân dân, nêu lên những vấn đề mà Đảng và nhà nước đang coi là trọng tâm như: xoá đói giảm nghèo, chống tham nhũng, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế . Khi đại biểu Quốc hội chất vấn thì đây là chất vấn của cơ quyền lực, phát sinh quyền, trách nhiệm pháp lý, bắt buộc người bị chất vấn phải giải thích trước cơ quyền lực nhà nước về những khuyết điểm, những tồn tại trong hoạt, công tác của cơ quan mà cá nhân đó phụ trách, trả lời về nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội cũng như đảm bảo cho hiến pháp và pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất trên cả nước để bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. 10 . VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1. Những điểm hạn chế trong chất vấn của đại biểu Quốc. QUẢ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1. Những điểm hạn chế trong chất vấn của đại biểu Quốc hội 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn

Ngày đăng: 09/04/2013, 09:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan