Tích hợp TT HCM trong giảng dạy NV THCS

20 431 0
Tích hợp TT HCM trong giảng dạy NV THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tổng hợp các bài học và mức độ tích hợp nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổng số: 24 văn bản. Cụ thể như sau: Lớp Mức độ Liên hệ Bộ phận Toàn phần 6 1.Con Rồng, cháu Tiên 1. Đêm nay Bác không ngủ 2. Thánh Gióng 3.Lòng yêu nước 7 1. Sông núi nước Nam 1.Cảnh khuya 1. Đức tính giản dị của Bác Hồ 2.Sự giàu đẹp của tiếng Việt 2.Rằm tháng Giêng 3.Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu 3.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 8 1.Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 1. Đi đường 1.Tức cảnh Pác Bó 2.Đập đá ở Côn Lôn 2.Thuế máu 2. Ngắm trăng 3.Hai chữ nước nhà 4.Hịch tướng sĩ 5.Nước Đại Việt ta 9 1. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 1.Phong cách Hồ Chí Minh 2.Tiếng nói của văn nghệ 3. Viếng lăng Bác Tổng 14 6 4 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ MINH HUỆ I. MỤC TÊU BÀI HỌC Giúp HS: . Về kiên thức - Cảm nhận được vẻ đẹp hình ảnh Bác Hồ thật bình dị mà cảm động qua việc anh đội viên kể lại một đêm không ngủ của Bác trên đường ra chiến dịch và tình yêu thương của Bác đối với anh bộ đội, đoàn dân công; tinh thần đồng cam cộng khổ của Bác với nhân dân. - Nhận ra và hiểu được thành công về nghệ thuật của bài thơ: đây là một bài thơ trữ tình thuộc thể thơ 5 chữ với những cảm xúc được miêu tả tinh tế, xúc động có chứa những yếu tố tự sự góp phần khắc hoạ hình tượng Bác. 2. Về kĩ năng - Đọc hiểu, phân tích và trình bày được những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ tự sự hiện đại theo đúng đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ - Cảm phục và có ý thức rèn luyện theo những đức tính quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS GV: - Phương pháp : + Động não : HS suy nghĩ và trình bày hiểu biết về tác giả, tìm hiểu văn bản. + Thảo luận nhóm : HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Trình bày một phút : trình bày nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Phương tiện dạy học : + Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo, Bài soạn, Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. + Giấy bút ghi kết quả thảo luận nhóm. HS: Bài soạn, Tư liệu, tranh ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH DAY HỌC Hoạt động : Giới thiệu bài học GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết về nhà thơ Minh Huệ, về tình cảm của Bác Hồ đối với bộ đội. HS suy nghĩ và trả lời cá nhân. GV nhận xét và giới thiệu vào bài mới : Trong các giờ học trước, HS đã học về kiểu văn bản tự sự qua các tác phẩm văn xuôi. Bài học này giới thiệu về kiểu văn bản này trong hình thức một bài thơ kể chuyện. Bài thơ đã thể hiện hình ảnh Bác Hồ thật bình dị mà cảm động qua việc anh đội viên kể lại một đêm không ngủ của Bác trên đường ra chiến dịch. Bài thơ tiêu biểu cho sự kết hợp chặt chẽ giữa nghệ thuật miêu tả, kể chuyện với nghệ thuật biểu hiện tình cảm, tâm trạng nhân vật tạo nên một giọng điệu thơ sâu lắng, cảm động. Qua đó, tác giả ngợi ca tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác dành cho đồng bào, chiến sĩ cũng như tình cảm của nhân dân ta với Bác. Hoạt động 2: Đọc hiểu bài thơ Nhiệm vụ : Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ GV nêu nhiệm vụ HS đọc toàn bộ bài thơ và kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS: + Em đã có được những hiểu biết gì về bài thơ qua việc tự đọc, tự học ở nhà? + Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào và bằng thể thơ nào? + Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể lại tóm tắt diễn biến câu chuyện đó? HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi của GV, các HS khác nghe và nhận xét bổ sung. GV có thể yêu cầu HS đọc lại phần chú thích trong SGK, nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và chép lại những nội dung cơ bản: - Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Đây là một bài thơ trữ tình thuộc thể thơ 5 chữ với những cảm xúc được miêu tả tinh tế, xúc động có chứa những yếu tố tự sự, góp phần khắc hoạ hình tượng Bác. - Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là một bài thơ hay của nhà thơ Minh Huệ, viết năm 95. Bài thơ kể lại kỷ niệm của một anh đội viên về một đêm trên đường ra chiến dịch (thời kỳ kháng chiến chống Pháp) Bác không ngủ. Câu chuyện hiện ra qua lời kể của anh đội viên theo diễn biến như sau: + Trong một túp lều tranh xơ xác, nơi trú tạm của bộ đội trong đêm hành quân giữa rừng Việt Bắc, Bác ngồi đốt lửa cho các anh đội viên ngủ. + Nửa đêm, anh đội viên thức giấc lần thứ nhất, thấy trời mưa lâm thâm, rất lạnh mà Bác vẫn ngồi không ngủ. Rồi Bác đi dém chăn cho từng anh chiến sĩ. + Trong cơn mơ màng, anh đội viên thấy hơi ấm toả ra từ Bác, rồi anh thổn thức băn khoăn vì Bác không ngủ. + Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn ngồi suy nghĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nhiệm vụ 2: Đọc hiểu bài thơ Tìm hiểu nhân vật trung tâm, nghệ thuật kể chuyện của bài thơ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua cách nhìn và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác và lấm lòng của anh bộ đội với lãnh tụ? HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét câu trả lời của HS và chép lại những ý cơ bản: - Bài thơ có hai nhân vật là Bác Hồ và anh đội viên. - Nhân vật Bác được miêu tả qua cách nhìn và cảm nghĩ của anh đội viên và những lời đối thoại giữa hai người. Như vậy nhân vật trung tâm là Bác. - Anh đội viên vừa là người chứng kiến đêm không ngủ của Bác vừa tham gia vào diễn biến câu chuyện. Cách miêu tả đó có tác dụng làm cho câu chuyện về đêm không ngủ của Bác hiện ra tự nhiên, khách quan. Bên cạnh đó việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác và tấm lòng của anh bộ đội với lãnh tụ vừa chân thành, giản dị vừa gần gũi, ấm áp. Tìm hiểu phần đầu bài thơ GV nêu yêu cầu: HS đọc lại phần đầu bài thơ và so sánh những quan sát và cảm nghĩ của anh đội viên với Bác Hồ trong những lần thức giấc. Vì sao trong bài thơ không kể chi tiết lần thứ hai? HS làm việc cá nhân (đọc văn bản và suy nghĩ). GV nhận xét góp ý và chốt lại những nội dung cơ bản: - Bài thơ kể lại hai lần (lần thứ nhất và lần thứ ba) anh đội viên thức giấc nhìn thấy Bác vẫn ngồi không ngủ. - Cảm nghĩ của anh đội viên trong hai lần thức giấc đã cho ta thấy được tình cảm chân thành của anh đối với Bác. Đó là lòng cảm phục, lòng biết ơn, tình yêu, niềm hạnh phúc khi nhận được lình yêu thương và sự chăm sóc của Bác. Qua mỗi lần thức giấc, anh đội viên lại có những phát hiện và cảm nhận rất mới lạ về Bác: + Lần thứ nhất thức giấc, anh đội viên ngạc nhiên thấy đêm đã khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm không ngủ. Anh xúc động hiểu ra rằng Bác ngồi đốt lửa cho các anh ngủ. + Rồi anh lại thấy Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng anh chiến sĩ. Trong cơn mơ màng anh đội viên cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp nhưng vô cùng lớn lao cao đẹp của Bác. Trong sự xúc động cao độ anh vẫn thổn thức băn khoăn vì Bác không ngủ. Anh thốt lên những lời thầm thì đầy tin yêu lo lắng “Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?”. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ, Bác động viên anh “Chú cứ việc ngủ ngon, Ngày mai đi đánh giặc” và anh nằm không yên vì lo lắng cho sức khoẻ của Bác. + Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn ngồi suy nghĩ. Anh thực sự hốt hoảng và vội vàng nằng nặc mời Bác đi nghỉ. Câu trả lời của Bác làm anh xúc động và cảm nhận được tình yêu thương mênh mông của Bác: Bác ngủ không an lòng vì thương đoàn dân công ngủ ngoài rừng lạnh, thương người chiến sĩ, nóng ruột mong trời sáng Anh đã thấu hiểu được tình thương và đạo đức cao cả của Bác. Lòng vui sướng hạnh phúc, anh đã thức luôn cùng Bác. Anh hiểu ra một chân lí đơn giản với niềm lự hào: Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh lụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. + Bài thơ không kể lần thứ hai thức dậy của anh đội viên cho thấy trong đêm đó anh nhiều lần thức giấc và thấy Bác không ngủ. Cách kể vắn tắt như vậy nhằm thể hiện rõ hơn, sâu sắc hơn những diễn biến trong tâm trạng và cảm nhận của anh về Bác. Tìm hiểu khổ cuối của bài thơ GV nêu yêu cầu. HS đọc lại phần cuối bài thơ và nêu suy nghĩ cá nhân về khổ thơ? HS làm việc cá nhân (đọc văn bản và suy nghĩ). GV nhận xét góp ý và chốt lại những nội dung cơ bản: Khổ cuối bài thơ có 4 câu cho thấy một chân lí đơn giản mà anh đội viên đã phát hiện và cảm nhận được về Bác: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. Trong cuộc đời Bác không phải chỉ có một đêm nay không ngủ mà còn có vô vàn những đêm khác Bác không ngủ vì nỗi lo cho dân, cho nước. Đó là “lẽ thường tình” của vị Cha già suốt đời cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. (GV có thể liên hệ thêm những câu chuyện khác về đêm không ngủ của Bác, về tình yêu của Bác với đồng bào, chiến sĩ trong cả nước ) Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập GV nêu câu hỏi hướng đến những tổng kết chung về văn bản: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với lối kể chuyện của bài thơ không? Bài thơ cho chúng ta hiểu được những gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh? HS suy nghĩ và trả lời cá nhân :… GV nhận xét và hướng đến phần ghi nhớ trong SGK, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Nội dung phần ghi nhớ trong SGK. Khẳng định: Thể thơ của bài Đêm nay Bác không ngủ là thể thơ 5 chữ, được chia làm nhiều khổ, mỗi khổ 4 dòng; chữ cuối khổ trước vần với chữ cuối dòng đầu khổ tiếp sau; trong mỗi khổ, chữ cuối dòng hai vần với chữ cuối dòng ba. Đây là thể thơ cho phép kéo dài số khổ, rất phù hợp với việc kể chuyện và giãi bày tình cảm. Bài thơ đã thể hiện hình ảnh Bác Hồ thật bình dị mà cảm động qua việc anh đội viên kể lại một đêm không ngủ của Bác trên đường ra chiến dịch. Bài thơ tiêu biểu cho sự kết hợp chặt chẽ giữa nghệ thuật miêu tả, kể chuyện với nghệ thuật biểu hiện tình cảm, tâm trạng nhân vật tạo nên một giọng điệu thơ sâu lắng, cảm động. Qua đó, tác giả ngợi ca tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác dành cho đồng bào, chiến sĩ cũng như tình cảm của nhân dân ta với Bác. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài học, yêu cầu HS học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài học tiết sau. Lưu ý bài học rút ra từ bài thơ: tình yêu thương của Bác với đồng bào, chiến sĩ. Nếu còn thời gian có thể yêu cầu HS làm thêm bài tập sau (ở lớp hoặc cho về nhà). Bài tập: Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc. GV hướng dẫn đánh giá bài tập: - Các từ láy trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông. - Có thể chọn một vài từ láy mà em cho là đặc sắc để phân tích giá trị biểu cảm của nó. Thí dụ: khi nói “Bóng Bác cao lồng lộng” thì từ láy lồng lộng đã góp phần thể hiện không những sự lớn lao vĩ đại của Bác mà còn cho thấy sự kỉnh phục, tin yêu của anh đội viên đối với Bác LỚP 7 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: 1 Về kiến thức - Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, trong lời nói và bài viết. - Nhận ra và hiểu được nghệ thuật lập luận của tác giả trong văn bản, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với cách giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. 2. Về kĩ năng - Trình bày, phân tích được những đặc điểm của đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Về thái độ - Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tự xác định được mục liêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức của Chủ tích Hồ Chí Minh. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS GV: Phương pháp : + Động não : HS suy nghĩ và trình bày hiểu biết về tác giả, tìm hiểu văn bản. + Thảo luận nhóm : HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Trình bày một phút : trình bày nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. + Viết sáng tạo về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phương tiện dạy học : + Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo, Bài soạn, Tư liệu, tranh ảnh về lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảng phụ. + Giấy bút ghi kết quả thảo luận nhóm. HS: Bài soạn, SGK. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - GV nêu yêu cầu của bài học: Giản dị là một lối sống, một đức tính nổi bật và nhất quán trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, trong lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ai có thể kể / giới thiệu ngắn gọn với cả lớp một câu chuyện, một sự việc đã biết về Bác để làm rõ điều này. - HS suy nghĩ, kể / giới thiệu ngắn gọn với cả lớp một câu chuyện, một sự việc đã biết về Bác hoặc lấy dẫn chứng từ trong đoạn trích. - GV giới thiệu đoạn trích: Đoạn văn trích trong Bài diễn văn của thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc Trong lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh của Bác ( 1970), tác giả đã làm rõ sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đời sống hằng ngày trong quan hệ công việc, lời nói, việc làm và sự thống nhất giữa phẩm chất ấy với các phương diện khác trong con người Hồ Chí Minh. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản (Học theo nhóm) - GV chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận (3 nhóm): + Một nhóm nêu và phân tích ít nhất 2 ví dụ về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày trong văn bản. + Một nhóm thảo luận và tìm dẫn chứng để làm rõ sự nhất quán giữa đức tính giản dị và các phẩm chất khác ở con người Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó nêu những bài học cần thiết về lối sống giản dị đối với thanh niên khi bước vào thế kỉ mới. + Một nhóm thảo luận về sức hấp dẫn và thuyết phục của văn bản (cách lập luận, cách sử dụng ngôn ngữ, dẫn chứng, ). - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm. HS trong nhóm bổ sung. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Sau mỗi nội dung được các nhóm trình bày, GV và HS trao đổi, thống nhất kết luận về những đức tính giản dị, thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau: + Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong lối sống, sinh hoạt, việc làm: bữa ăn đơn giản chỉ vài ba món; Nhà sàn chỉ hai ba phòng hài hoà với thiên nhiên; Tự làm nhiều việc, cần ít người phục vụ. + Sự giản dị nhất quán giữa đời sống vật chất và đời sống linh thần; Giản dị trong lối sống trong lời nói, bài viết. + Sức hấp dẫn và thuyết phục của văn bản qua nghệ thuật lập luận, cách sử dụng ngôn ngữ, dẫn chứng: Trong phần đầu, tác giả đã xác định vấn đề cần chứng minh là đức tính giản dị của Bác, trong phần tiếp theo tác giả đã giới hạn phạm vi và chọn lọc dẫn chứng cụ thể, xác thực, rõ ràng ở bữa ăn, căn nhà và lối sống của Bác để làm rõ luận điểm trên một cách thuyết phục. Các luận cứ cụ thể, xác thực. Thí dụ về bữa ăn của Bác, tác giả đưa ra 3 chứng cứ: chỉ vài món đơn giản, ăn không rơi một hạt cơm, ăn xong bát sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Sau khi nêu luận cứ, tác giả đưa ra lời nhận xét, bình luận về ý nghĩa sâu xa của sự giản dị. Sự xác thực của dẫn chứng được đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó giữa tác giả và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoạt động 3: Luyện tập, tổng kết chung (thảo luận nhóm) HS thảo luận chung về những vấn đề sau: - Bình luận của tác giả về ý nghĩa, giá trị của đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Liên hệ bản thân, chỉ ra những điều cần học tập về đức tính giản dị của Bác. GV khuyến khích HS tìm ra những lời bình luận của tác giả và tự do trình bày ý kiến về những lời bình luận đó cũng như những suy nghĩ cá nhân về lối sống. Qua đó tăng cường kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lối sống lành mạnh, giản dị. - Sau mỗi nội dung được thảo luận, GV và HS trao đổi, thống nhất kết luận: + Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay hiền triết đời xưa. + Sự giản dị của Bác có sự hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác. + Sự giản dị là biểu hiện của đời sống văn minh, lành mạnh mà Bác đã nhiều lần nói đến: “Sáng ra bờ suối thật là sang” (Tức cảnh Pác Bó), “ăn khoẻ ngủ ngon kém gì tiên” (Sáu mươi ba tuổi) Một cuộc sống cao đẹp về tinh thần, phong phú về tình cảm, không màng đến vật chất tầm thường và cũng không vì thoả mãn cá nhân. Tổng kết - GV yêu cầu HS: nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản, sau đó chốt lại phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 4: củng cố, dặn dò (Thảo luận nhóm, Viết sáng tạo) 1. Cho HS xem / đọc một số tư liệu nói về lối sống của Bác và thảo luận bài học nhận thức về lối sống (lành mạnh, giản dị) của Bác. Các HS trao đổi trong nhóm và rút ra bài học nhận thức cho bản thân. 2. Sưu tầm thêm tư liệu về lối sống giản dị của Bác [...]... đề: Đoạn 2 trong văn bản cho thấy điểm gì về con người Bác (sử dụng câu hỏi 2, 3 trong sách giáo khoa) - HS phát hiện vấn đề, đọc đoạn 2 và phân tích nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh - GV gợi mở, ghi tóm tắt các ý chính lên bảng hoặc phim trong để HS trực quan: + Lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nơi ở, nơi làm việc (chiếc nhà sàn nhỏ đơn sơ trong vườn cây,... phần trong văn bản và nêu ý chủ đề của đoạn + Từ các chi tiết làm rõ ý chủ đề (có thể sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa) - HS suy nghĩ, có thể trao đổi trong nhóm nhỏ và trình bày ý kiến cá nhân GV định hướng nội dung cơ bản: + Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đai a) Vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Trong. .. HS viết đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu những cảm nhận về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh (có thể sử dụng câu hỏi 4 trong sách giáo khoa) Nếu còn thời gian, GV có thể chọn một hai đoạn viết tiêu biểu của HS để chữa mẫu chung - Gợi ý: + Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà, trọn vẹn giữa truyền thống văn hoá dân tộc với văn... cầu HS suy nghĩ và nhận xét về cảm hứng bao trùm toàn bài thơ, mối quan hệ giữa giọng điệu bài thơ với cảm hứng đó, so sánh với giọng điệu trong những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã học như: Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà và những bài thơ trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh em đã biết Nêu cảm nhận sâu sắc nhất về nội dung và nghệ thuật bài thơ HS làm việc cá nhân: suy nghĩ và trả lời trước... cách mạng Phan Bội Châu So sánh với Hồ Chí Minh và Nhật kí trong tù ở phương diện này - Giọng điệu những bài thơ đó cũng phù hợp với nội dung, tâm trạng của nhà thơ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - SGK Một HS đọc phần ghi nhớ - SGK Ghi nhớ SGK, Tr 48 Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập GV khẳng định giá trị của bài thơ, liên hệ với sáng tác Nhật kỉ trong tù của Hồ Chí Minh để thấy được sự gặp gỡ của những... giam cầm hay đối mặt với hiểm nguy GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ về một số vấn đề: - Nhận dạng thể thơ của bài thơ về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần, luật đối - Viết sáng tạo về sự gặp nhau trong cách ứng xử của Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh khi bị tù đày HS suy nghĩ và trả lời ở lớp hoặc về nhà nếu không còn thời gian Gợi ý: trong một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật các cặp câu... hiểu các từ ngữ khó (tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa) và nêu ý chủ đề, bố cục của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - HS đọc đúng, thể hiện đúng tình cảm trong văn bản Nêu được ý chủ đề và bố cục của văn bản (có thể đưa nội dung này thành giáo cụ trực quan) - GV định hướng: + Nội dung văn bản: Phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và... thân mình đang bị nhột trong ngục” GV hướng dẫn HS đọc bài thơ với giọng điệu hào hùng, to, vang, mạnh mẽ, nhịp 4/3; riêng câu 2 nhịp 3/4 cần chuyển sang giọng thống thiết Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản (theo kết cấu đề, thực, luận, kết) Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu 2 câu đề GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ về nội dung và cách thể hiện nội dung của 2 câu thơ đầu bài thơ HS trao đổi trong nhóm nhỏ và trả... lại đanh thép đã khẳng định sự kiên định Hai từ hào kiệt, phong lưu trong câu cho thấy phong thái ung dung, thanh thản, tự tin; vừa ngang tàng bất khuất vừa hào hoa, tài tử của nhà thơ Câu thơ thứ hai có giọng điệu đùa vui “tự an ủi, dí dỏm, (trong một biến cố hiểm nghèo “Chạy mỏi chân thì hãy ở từ”) cũng là giọng điệu quen thuộc trong lối thơ khẩu khí khá phổ biến ở văn thơ truyền thống Đó là một... tôc một vấn đề mới và khác những vấn đề đặt ra trong các văn bản nhật dụng đã học Văn bản nói về phong cách làm việc, phong cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh Phong cách đó là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại; giữa tính truyền thống và hiện đại, vĩ đại và bình dị Nội dung chính của văn bản (đọc phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa) + Thành công nổi bật về . thức - Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, trong lời nói và bài viết. . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - GV nêu yêu cầu của bài học: Giản dị là một lối sống, một đức tính nổi bật và nhất quán trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, trong lời. GV nêu vấn đề: Đoạn 2 trong văn bản cho thấy điểm gì về con người Bác (sử dụng câu hỏi 2, 3 trong sách giáo khoa). - HS phát hiện vấn đề, đọc đoạn 2 và phân tích nét đẹp trong lối sống giản dị

Ngày đăng: 30/05/2015, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan