tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lối trước đặt dụng cụ cespace

28 663 0
tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lối trước đặt dụng cụ cespace

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN THANH TUYỀN NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT LỐI TRƯỚC ĐẶT DỤNG CỤ CESPACE Chuyên ngành: Ngoại thần kinh và sọ não Mã số: 62.72.07.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2012 2 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ TẤN SƠN Phản biện 1: Trần Mạnh Chí Phản biện 2: Nguyễn Thọ Lộ Phản biện 3: Hà Kim Trung Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá Luận án cấp Trường vào hồi 8 giờ 30 ngày 26 tháng 7 năm 2012 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Quân y 3 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý do đĩa đệm cột sống cổ thoái hóa thoát vị, các gai xương do quá trình thoái hóa tạo nên chèn ép vào tủy cổ hoặc rễ thần kinh gây ra Bệnh lý này thường biểu hiện bằng đau cổ, đau vai hoặc đau theo các rễ thần kinh cột sống cổ.Do đó, bệnh làm giảm một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc sống Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhằm mục đích phục hồi các chức năng thần kinh, làm giảm hay hết đau, trả bệnh nhân về với cuộc sống bình thường có chất lượng Các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng, từ phương pháp vật lý trị liệu và nội khoa Khi điều trị nội khoa thất bại hay xuất hiện dấu hiệu thần kinh thì sẽ điều trị bằng ngoại khoa Về kinh điển, phương pháp điều trị phẫu thuật lối trước lấy đĩa đệm hàn liên thân đốt sống bằng xương tự thân từ mào chậu, nhưng phương pháp này có bất lợi: chịu thêm một phẫu thuật, thời gian mổ kéo dài, tụt mảnh ghép gây gù cột sống cổ hay biến chứng nơi lấy xương ghép Do đó, đã có nhiều phương pháp mổ cải tiến khác nhau và mới nhất phương pháp phẫu thuật bằng cách lấy đĩa đệm và hàn liên thân đốt bằng sử dụng vật liệu nhân tạo như: sợi carbon, titanium, PEEK… đã cho thấy kết quả điều trị tốt như giảm đau và dự phòng biến chứng sau phẫu thuật như hẹp lỗ liên hợp dẫn đến gù cột sống cổ Ngày nay có nhiều dụng cụ với các vật liệu khác nhau được sử dụng và không cho thấy được tính ưu việt của loại dụng cụ hay vật liệu nào hơn loại nào Vấn đề chọn lựa phụ thuộc vào việc quen sử dụng và tính sẵn có, giá thành và tính tương hợp cao của vật liệu được sử dụng Tại Khoa ngoại thần kinh bệnh viện nhân dân 115, thường sử dụng dụng cụ Cespace bằng Titanium, khá phổ biến ở Việt Nam, có giá thành phù hợp và có tính trơ cao Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp phẫu thuật lối trước đặt dụng cụ Cespace” Mục tiêu nghiên cứu: 4 4 1 Xác định một số tiêu chuẩn chỉ định phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lối trước đặt dụng cụ Cespace 2 Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lối trước có sử dụng kính vi phẫu thuật và đặt dụng cụ Cespace Những đóng góp mới của luận án: Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lối trước bên đặt dụng cụ Cespace có kết quả tốt dễ thực hiện có thể áp dụng được nhiều tầng lớp bệnh nhân tính mới có dùng kính vi phâu thuật giúp phẫu tích chính, cầm máu tốt tránh các biến chứng trong và sau mổ Bố cục của luận án: Luận án gồm 109 trang với 27 bảng, 21 biểu đồ và 41 hình Luận án kết cấu thành 4 chương cơ bản: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1 Tổng quan 29 trang; Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu 29 trang; Chương 4 Bàn luận 29 trang; Kết luận 2 trang và Kiến nghị 1 trang; Tài liệu tham khảo 122 (28 Tiếng Việt, 94 Tiếng Anh), trong đó có tài liệu công bố từ 2005 trở lại đây CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1 CHẨN ĐOÁN Cần nắm kỹ bệnh sử chi tiết, khám lâm sàng đầy đủ và hình ảnh học cần được làm để xác định chẩn đoán Các nghiệm pháp gợi ý chẩn đoán: - Nghiệm pháp Spurling - Kéo cổ bằng tay có thể được coi như một khám thực thể, với bệnh nhân ở vị trí ngửa cổ, việc kéo nhẹ nhàng bằng tay thường giảm đáng kể triệu chứng ở cổ và tay ở những bệnh nhân có bệnh lý rễ - Nghiệm pháp dạng vai - Dấu hiệu L’hermitte được tìm thấy ở bệnh nhân có liên quan bệnh lý tủy cổ 1.2 HÌNH ẢNH HỌC Hình ảnh học chẩn đoán nhằm xác định: có hay không có tổn thương; vị trí tổn thương; mức độ tổn thương; bản chất tổn thương 1.2.1 X quang qui ước X quang cột sống cổ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh nhân có những triệu chứng đau ở cổ, lan 5 5 đến chi và thường để chẩn đoán bệnh lý đĩa đệm cổ gây ra các triệu chứng về rễ thần kinh X quang nghiêng: đánh giá chiều cao khe đĩa đệm, các gai xương ở bờ trước và bờ sau thân đốt sống và độ cong của cột sống cổ X quang chếch 450: xem lỗ liên hợp tại vị trí nghi ngờ bệnh lý rễ, so sánh với lỗ liên hợp đối bên, diện khớp và mỏm khớp 1.2.2 Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) Cắt lớp vi tính khảo sát về các thành phần xương và hữu ích trong đánh giá gãy cấp Nó cũng có ích khi C6 và C7 không được thấy rõ trên X quang cột sống cổ nghiêng Sự chính xác của CLVT về cột sống cổ giới hạn từ 72% - 91% trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm Sự chính xác này đạt tới 96% khi kết hợp CLVT với chụp tủy sống đồ, cho phép thấy được khoang dưới nhện và đánh giá về tủy sống và rễ thần kinh Chụp cắt lớp vi tính có bơm thuốc cản quang vào trong ống sống: kỹ thuật chụp CLVT có bơm thuốc cản quang vào khoang dưới nhện được coi là đánh giá tốt và định vị sự chèn ép tủy cổ Trong một số trường hợp, đặc biệt, xâm lấn lỗ liên hợp và mặt bên, hình ảnh cắt ngang tái tạo 3 chiều rất rõ 1.2.3 Chụp cộng hưởng từ Vì thấy được mô mềm tốt do CHT cung cấp, CLVT được thay thế bởi CHT cho hầu hết các bệnh lý cột sống cổ Hiện nay CHT đã trở thành phương pháp chọn lựa đầu tiên để chẩn đoán xác định triệu chứng rễ cổ hoặc triệu chứng tủy kết hợp 1.2.4 Điện cơ (EMG) (chỉ làm khi có rối loạn vận động) Ít được làm, tuy nhiên chúng cũng cung cấp các bằng chứng về chèn ép rễ trên các bệnh nhân ít biểu hiện lâm sàng 1.3 ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ Các phương pháp điều trị TVĐĐCSC hiện nay gồm: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các phương pháp can thiệp không mổ 1.3.1 Điều trị nội khoa Phương pháp điều trị nội khoa TVĐĐCSC bao gồm: Bất động: là một khâu quan trọng, cần phải cho nghỉ hoàn toàn hoạt động cổ, ít nhất trong giai đoạn đau nhiều, thường phải 3 - 4 tuần, hạn chế vận động cổ bằng nghỉ tại giường và đeo đai cố định cổ Thuốc thường dùng nhất là thuốc giảm đau kháng việm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau khác hay steroid 6 6 Các phương pháp khác như dùng nhiệt tại chỗ, kéo giãn cột sống cổ cũng là biện pháp tốt, tránh co cứng cơ, chỉ làm với chèn ép rễ đơn thuần Ngoài ra có kích thích bằng dòng điện nhỏ, bấm huyệt, châm cứu nhưng hiệu quả hạn chế 1.3.2 Điều trị ngoại khoa * Các chỉ định ngoại khoa Các tác giả đều cho rằng chỉ định mổ phải dựa trên hai yếu tố lâm sàng và hình ảnh học, trong đó lâm sàng đóng vai trò quan trọng Hầu hết các tác giả đều đề nghị chỉ định phẫu thuật khi xảy ra một trong các trường hợp sau: - Đau liên tục, không đáp ứng với điều trị bảo tồn (3 - 6 tháng) - Yếu cơ tiến triển hoặc đã có teo cơ - Có sự hiện diện, hoặc xuất hiện, hoặc gia tăng các triệu chứng bệnh lý tủy 1.3.2.1 Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường trước bên - Phương pháp Smith và Robinson - Phương pháp Cloward - Phương pháp Bailley và Badley 1.3.2.2 Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm theo đường mổ phía sau Phẫu thuật phía sau được thực hiện theo 3 kỹ thuật chính: Cắt cung sau, tạo hình ống sống, lấy đĩa đệm qua lỗ liên hợp 1.3.2.3 Phối hợp đường mổ cổ trước bên và đường mổ sau Trong một số trường hợp, đặc biệt như TVĐĐCSC kèm cốt hóa dây chằng dọc sau làm hẹp ống sống hay có hẹp ống sống do nguyên nhân phía sau, một đường mổ thường không đủ giải phóng chèn ép, phối hợp hai đường mổ phía trước và phía sau là cần thiết Đối với đường mổ phía trước, kỹ thuật thực hiện có thể là cắt bỏ thân đốt sống hay chỉ đơn thuần là lấy đĩa đệm, nhân thoát vị để giải phóng chèn ép Đối với đường mổ phía sau thường thực hiện kỹ thuật tạo hình ống sống hay cắt cung sau giải phóng chèn ép 1.3.3 Các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu 1.3.3.1 Phương pháp hóa tiêu nhân Do Lyman đề xuất năm 1963, dùng Chymopapain hoặc Aprotinin (trasylon) tiêm nội đĩa để phân hóa nhân nhầy đĩa đệm, đã được sử dụng rộng rãi ở Pháp và Mỹ trong những năm 1970 - 1980 Chỉ định cho những TVĐĐCSC gây đau rễ thần kinh cổ tái phát và dai dẳng, 7 7 điều trị nội khoa tích cực nhiều tuần không kết quả Chống chỉ định trong những trường hợp thoát vị có mảnh rời, thành khối lớn, chèn ép tủy, xuyên màng cứng, thoát vị đĩa đệm kèm hẹp ống sống cổ, đĩa đệm đã thoái hóa nặng và đặc biệt khi phát hiện có mạch máu đi vào vòng sợi trên chụp đĩa đệm 1.3.3.2 Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng Laser qua da Được Choy và Ascher thực hiện đầu tiên năm 1986 Dựa trên nguyên lư dùng năng lượng Laser để đốt cháy một thể tích nhỏ nhân nhầy, do đó làm giảm áp bên trong đĩa đệm đột ngột, làm cho phần thoát vị đĩa đệm co lại, bớt chèn ép rễ thần kinh Là phương pháp can thiệp tối thiểu nhưng nó cũng có những chỉ định đều trị rất chặt chẽ 1.3.3.3 Giảm áp đĩa đệm qua da bằng sóng radio Phương pháp này được Singh và Derby thực hiện đầu tiên vào năm 2001 Sử dụng sóng radio để tạo hình nhân nhầy đĩa đệm sử dụng công nghệ coblation (phương pháp này còn gọi là nucleoplasty) Nucleoplasty là một kỹ thuật ít xâm lấn nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm bằng cách sử dụng cộng nghệ coblation 1.3.3.4 Phẫu thuật cắt đĩa đệm vi phẫu nội soi Nội soi ứng dụng trong mổ thoát vị đĩa đệm từ lâu Năm 1986, Schreiber đã sử dụng dụng cụ nội soi để cải tiến kỹ thuật lấy đĩa đệm qua da của Hijikata.Tác giả sử dụng 2 đường vào: một đường để lấy đĩa đệm, đường kia bên đối diện để đặt dụng cụ nội soi Đây là kỹ thuật cho phép quan sát đĩa đệm thoát vị và rễ thần kinh trong ống sống CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Bệnh nhân nghiên cứu Gồm 89 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 4 2007 đến tháng 11 - 2010 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ một đến hai tầng Lâm sàng có hội chứng chèn ép rễ hoặc hội chứng chèn ép tủy hoặc hội chứng chèn ép tủy - rễ phối hợp và có chẩn đoán hình ảnh phù hợp - Địa chỉ rõ ràng (tiện theo dõi) - Người lớn, không có bệnh lý về cơ 8 8 - Tất cả các bệnh nhân được giải thích và đồng ý đặt Cespace sau khi lấy đĩa đệm, gai xương giải ép tủy và rễ - Thời gian theo dõi 12 tháng 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Tất cả các bệnh nhân có bệnh lý tủy do thoái hóa hẹp ống sống cổ và cốt hóa dây chằng dọc sau từ ba tầng trở lên - Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nặng như suy tim nặng, lao tiến triển và dưới 16 tuổi - Địa chỉ không rõ ràng 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả lâm sàng, cắt ngang, không đối chứng 2.2.2 Cỡ mẫu n= Z (2 −α / 2 ) p.q 1 d Chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu: Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu với Z(1-α/2)= 1,96 (α = 0.05) p: tỉ lệ ước lượng trong dân số đích, p = 3.5% (theo SalemiG) → p = 0.035, q = 1 – p → p = 0.965; d (Sai số ước lượng) = 5% Vậy n ≥52→thực tế, thu thập được 89 trường hợp 2 2.3 VẬT LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG 2.3.1 Vật liệu nghiên cứu Cespace Miếng ghép Cespace: Nguyên tố cơ bản của miếng ghép liên thân sống cổ là lõi Titanium đặc, lõi này phủ đầy chất Plasmapore vi xốp để gia tăng diện tích bề mặt lên 16 lần, do đó làm tăng diện tích tiếp xúc giữa miếng ghép với thân sống 2.3.2 Dụng cụ phẫu thuật Bệnh viện nhân dân 115 hiện đang sử dụng hệ thống máy vi phẫu chuyên dụng phẫu thuật thần kinh: Leica MS3 M520 do Cộng hòa Liên Bang Đức sản xuất 2.4 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ CÓ LẮP CESPACE Tiêu chuẩn đánh giá chúng tôi dựa vào thang điểm của Hiệp hội chỉnh hình Nhật Bản (JOA) và hình ảnh học - Tỉ lệ phục hồi (RR) theo JOAcó điểm tối đa: 17: o Vận động: rối loạn vận động chi trên (4 điểm), rối loạn vận động chi dưới (4 điểm) 9 9 oCảm giác: chi trên (2 điểm), chi dưới (2 điểm), thân (2 điểm) o Chức năng cơ vòng (3 điểm) Tỉ lệ phục hồi: ≥ 75% rất tốt ≥ 50% tốt ≥ 20% tạm chấp nhận được ≤ 20% kém - Đánh giá X quang trước và sau mổ: chụp ở bốn tư thế: thẳng, nghiêng và chếch phải và trái Tư thế nghiêng đánh giá chiều cao khe đĩa đệm, gai xương do thoái hóa và đường cong sinh lý cột sống cổ Tư thế chếch phải và trái để đánh giá lỗ liên hợp, diện khớp và mỏm khớp X quang động đánh giá độ vững cột sống cổ và sự hàn xương - Đánh giá độ ưỡn cột sống: kẻ một đường thẳng từ điểm sau nhất của mỏm nha đến điểm sau dưới của thân C7, đo khoảng cách từ đường thẳng này đến bờ sau dưới của thân C4, khoảng cách này ở người bình thường # 11,8mm ± 5 - Đánh giá độ lún Cespace vào hai thân đốt sống liền kề: đo chiều cao khe đĩa đệm/chiều cao Cespace nếu < 0,7mm có lún 2.5 ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT Chỉ định phẫu thuật: - Đau cổ vai, cánh tay hay tái phát kéo dài không đáp ứng điều trị nội khoa - Yếu cơ tiến triển hoặc đã có teo cơ (hội chứng chèn ép rễ) - Có sự hiện diện, hoặc xuất hiện hoặc gia tăng các triệu chứng bệnh lý tủy (hội chứng chèn ép tủy) - Chẩn đoán hình ảnh: Có hình ảnh thoát vị đĩa đệm, gai xương làm hẹp ống sống gây chèn ép rễ hay tủy phù hợp triệu chứng lâm sàng Phương pháp phẫu thuật: Chúng tôi áp dụng phẫu thuật lối trước bên (theo phương pháp Smith - Robinson) để đặt Cespace 2.6 TIÊU CHÍ KIỂM TRA SAU PHẪU THUẬT Đánh giá kết quả sau phẫu thuật dựa trên thay đổi dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh học sau mổ sớm, kết quả gần 3 - 6 tháng và kết quả xa sau 12 tháng 10 10 Đánh giá các dấu hiệu lâm sàng như triệu chứng đau, RLCG, RLVĐ, RLCT, HCCE rễ và HCCE tủy từ đó tính điểm theo thang điểm JOA và tính tỉ lệ phục hồi (RR) Hình ảnh học sau mổ: - Đánh giá độ ưỡn cột sống trên X quang cột sống cổ nghiêng - Mức độ hàn xương dựa trên X quang cột sống cổ động - Mức độ giải phóng chèn ép trên phim CHT 2.7 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU - Đề tài được thông qua và đồng ý của hội đồng khoa học công nghệ bệnh viện nhân dân 115 - Đề tài được hội đồng nghiên cứu sinh Học viện Quân y duyệt đồng ý tiến hành nghiên cứu - Bệnh nhân được giải thích và đồng ý hợp tác thực hiện 2.8 CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu trong nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê: các bảng thống kê, các sơ đồ, sử dụng chương trình phần mềm Stata, kết quả điều trị được đánh giá theo dõi sau 1 năm CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 89 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đều có hội chứng chèn ép rễ, hội chứng chèn ép tủy và hội chứng chèn ép tủy - rễ đã được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 11 năm 2010 Tất cả bệnh nhân đều có chẩn đoán hình ảnh phù hợp với lâm sàng và đạt các tiêu chuẩn chọn mẫu Các kết quả như sau: 3.1 DỊCH TỄ HỌC 3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 89) Tuổi trung bình: 51.58 ± 10.13, nhỏ nhất 34 tuổi, lớn nhất 85 tuổi và tuổi thường gặp nhiều nhất 40 - 50 tuổi 3.1.2 Phân bố theo giới Trong lô nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nam xấp xỉ với bệnh nhân nữ, bệnh nhân nam 46 (51.69%), bệnh nhân nữ 43 (48.31%) 3.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp Bảng 3.1 Phân bố theo nghề nghiệp (n = 89) Nghề nghiệp Số BN Tỉ lệ % Nhân viên văn phòng 29 32.58 Công nhân 19 21.34 Nông dân 14 15.73 Hưu trí 15 16.85 14 14 3.6 KỸ THUẬT MỔ VÀ CÁC BIÊN CHỨNG Trong 89 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi được phẫu thuật bằng lối trước bên, theo phương pháp Smith và Robinson Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, tư thế nằm ngửa, cổ hơi duỗi, đường rạch da ngang, theo nếp da cổ tránh sẹo cho bệnh nhân Đường rạch da dài khoảng 3 - 4cm đối với thoát vị 1 - 2 tầng và đối bên với thương tổn Vị trí rạch da dựa vào mốc giải phẫu bề mặt cổ, các mốc này như ngang sụn giáp là C5C6 Trong 89 trường hợp được phẫu thuật có 57 trường hợp thoát vị dưới dây chằng dọc sau và 32 trường hợp qua dây chằng dọc sau, trong đó có 19 trường hợp có mảnh rời Có 62 trường hợp thoát vị mềm và 27 trường hợp thoát vị cứng cần phải dùng khoan hơi đầu kim cương mài các gai xương 3.6.2 Biến chứng Bảng 3.13 Tỉ lệ các loại biến chứng (n = 89) Bệnh lý Số BN Tỉ lệ % Nhiễm khuẩn vết mổ Thoái hóa đĩa đệm liền kề Di lệch Cespace Lún Cespace Nuốt đau 1 2 2 6 9 1.12 2.24 2.24 6.74 10.11 3.7 KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT Trong 89 trường hợp được phẫu thuật trong đó có 27 trường hợp (30,33%) có thoát vị cứng do các gai xương thoái hóa chèn ép vào cấu trúc thần kinh, 62 trường hợp (69,67%) thoát vị mềm do nhân đệm thoát vị chèn ép Chúng tôi đánh giá sự hồi phục của bệnh nhân sau mổ sớm 7 đến 10 ngày và định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau mổ theo công thức tính tỉ lệ phục hồi (RR) dựa trên thang điểm JOA Nếu tỉ lệ hồi phục (RR) ≥ 75% kết quả rất tốt, ≥ 50% kết quả tốt, ≥ 20% kết quả trung bình và ≤ 20% kết quả kém Rối loạn cảm giác trước và sau mổ 15 15 Bảng 3.14 Rối loạn cảm giác trước và sau mổ (n = 89) RL cảm giác Trước mổ n % Bình 2 24.7 thường 2 2 6 70.7 3 9 Nặng 4 8 Sau 3 Sau 6 Sau 12 sớm tháng tháng tháng 4.49 Tổng Sau mổ Nhẹ 9 100 n % n % n % 57 64.04 78 87.64 83 93.26 32 35.96 11 12.36 6 6.74 89 100 89 100 89 100 n 8 7 2 % 97.75 2.25 89 Nhận xét: Rối loạn cảm giác nhẹ chiếm 63 trường hợp (70.79) và sau 12 tháng chỉ có 2 trường hợp (2.25%) còn rối loạn cảm giác 16 16 Bảng 3.15 Thay đổi trị số điểm trung bình rối loạn cảm giác trước và sau mổ Rối loạn Trước Sau mổ Sau 3 Sau 6 Sau 12 cảm giác mổ sớm tháng tháng tháng TB 2.52 3.83 4.58 5.04 5.21 ĐLC 1.18 1.06 0.96 0.89 0.81 < 0.05 < 0.05 < 0.05 < 0.05 p n 89 89 89 89 89 Nhận xét: điểm trung bình RLCG trước mổ 2.52 Sau mổ sớm cảm giác hồi phục 3.83 điểm, sau 12 tháng cảm giác 5.21 với p

Ngày đăng: 30/05/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HÀ NỘI - 2012

  • CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN

    • 1.1. CHẨN ĐOÁN

    • 1.2. HÌNH ẢNH HỌC

      • 1.2.1. X quang qui ước

      • 1.2.2. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)

      • Cắt lớp vi tính khảo sát về các thành phần xương và hữu ích trong đánh giá gãy cấp. Nó cũng có ích khi C6 và C7 không được thấy rõ trên X quang cột sống cổ nghiêng. Sự chính xác của CLVT về cột sống cổ giới hạn từ 72% - 91% trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Sự chính xác này đạt tới 96% khi kết hợp CLVT với chụp tủy sống đồ, cho phép thấy được khoang dưới nhện và đánh giá về tủy sống và rễ thần kinh.

      • Chụp cắt lớp vi tính có bơm thuốc cản quang vào trong ống sống: kỹ thuật chụp CLVT có bơm thuốc cản quang vào khoang dưới nhện được coi là đánh giá tốt và định vị sự chèn ép tủy cổ. Trong một số trường hợp, đặc biệt, xâm lấn lỗ liên hợp và mặt bên, hình ảnh cắt ngang tái tạo 3 chiều rất rõ.

      • 1.2.3. Chụp cộng hưởng từ

      • Vì thấy được mô mềm tốt do CHT cung cấp, CLVT được thay thế bởi CHT cho hầu hết các bệnh lý cột sống cổ.

      • Hiện nay CHT đã trở thành phương pháp chọn lựa đầu tiên để chẩn đoán xác định triệu chứng rễ cổ hoặc triệu chứng tủy kết hợp.

      • 1.2.4. Điện cơ (EMG) (chỉ làm khi có rối loạn vận động)

      • Ít được làm, tuy nhiên chúng cũng cung cấp các bằng chứng về chèn ép rễ trên các bệnh nhân ít biểu hiện lâm sàng.

      • 1.3. ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

        • Các phương pháp điều trị TVĐĐCSC hiện nay gồm: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các phương pháp can thiệp không mổ.

        • 1.3.1. Điều trị nội khoa

        • Phương pháp điều trị nội khoa TVĐĐCSC bao gồm:

        • Bất động: là một khâu quan trọng, cần phải cho nghỉ hoàn toàn hoạt động cổ, ít nhất trong giai đoạn đau nhiều, thường phải 3 - 4 tuần, hạn chế vận động cổ bằng nghỉ tại giường và đeo đai cố định cổ.

        • Thuốc thường dùng nhất là thuốc giảm đau kháng việm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau khác hay steroid

        • Các phương pháp khác như dùng nhiệt tại chỗ, kéo giãn cột sống cổ cũng là biện pháp tốt, tránh co cứng cơ, chỉ làm với chèn ép rễ đơn thuần. Ngoài ra có kích thích bằng dòng điện nhỏ, bấm huyệt, châm cứu...nhưng hiệu quả hạn chế.

        • 1.3.2. Điều trị ngoại khoa

        • * Các chỉ định ngoại khoa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan