luận văn quản trị chất lượng Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn New Hotel

37 372 0
luận văn quản trị chất lượng Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn New Hotel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM LỜI MỞ ĐẦU Có thể thấy kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh tổng hợp, là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của toàn ngành du lịch. Du lịch và khách sạn luôn đi liền với nhau, ở bất kì đâu trên thế giới du lịch có muốn phát triển được cũng phải phát triển hệ thống kinh doanh khách sạn nhằm cung cấp các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người trong thời gian đi du lịch. Khách hàng trong lĩnh vực du lịch - khách sạn lại rất đa dạng về: quốc gia, ngôn ngữ, phong tục tập quán, giới tính, tuổi tác, văn hóa, tôn giáo…vì vậy khó có thể đáp ứng từng nhu cầu của các đối tượng hoàn hảo được. Ngày nay nhu cầu đi du lịch của con người trên thế giới ngày càng cao, nó mở ra nhiều cơ hội cũng nhiều thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.Trên thế giới nói chung, hệ thống kinh doanh khách sạn đã ra đời từ rất sớm với các tập đoàn hàng đầu thế giới như: MELIA, SHERATON, HILTON Lại trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì kinh doanh khách sạn ở Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều khó khăn: cạnh tranh khốc liệt, thiếu vốn, thiếu nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, chuyên môn… Khách sạn New Hotel là khách sạn kinh doanh năng động và có hiệu quả nhưng cũng không nằm ngoài những khó khăn chung hiện nay của ngành khách sạn nước ta. Trước tình hình đó việc tìm ra một giải pháp thích hợp để duy trì sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ của khách sạn New Hotel mà tất cả các khách sạn khác. Qua thời gian thực tập ở khách sạn New Hotel nhằm đóng góp những ý kiến về vấn đề kinh doanh khách sạn cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn New Hotel” Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn, tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn. Tôi sử dụng phương pháp phân tích định tình và định lượng NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM các số liệu thu thập, tổng kết viết báo cáo; phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và tài chính của khách sạn. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh khách sạn bao gồm bản chất, đặc điểm của kinh doanh khách sạn; mối liên hề giữa loại hình kinh doanh doanh này với ngành du lịch và nền kinh tế quốc dân; nghiên cứu ảnh hưởng của các quy luật khách quan và sự tác động của chúng đến các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống trong khách sạn. Bài viết gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng kinh doanh ở khách sạn New hotel Chương 3: Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn có sai sót, khiếm khuyết. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Hoạt động kinh doanh khách sạn 1.1.1.Các khái niệm 1.1.1.1.Khái niệm về khách sạn Thuật ngữ “Hotel”- khách sạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Vào thời trung cổ nó dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa. Cơ sở phân biệt khách sạn và nhà trọ thời bấy giờ là sự hiện diện của các buồng ngủ riêng với đầy đủ tiện nghi bên trong. Giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khách sạn thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng. Các khách sạn sang trọng hình thành ở thủ đô các nước Châu Âu phục vụ cho tầng lớp thượng lưu. Song song với nó thì một hệ thống khách sạn nhỏ cũng hình thành, được trang bị rất khiêm tốn. Do đó đã có sự khác biệt trong phong cách phục vụ và cấp độ cung cấp dịch vụ trong khách sạn. Sự khác nhau còn tùy thuộc vào mức độ phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn ở mỗi quốc gia. Vì thế dẫn đến nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn . Ví dụ: ở Vương quốc Bỉ định nghĩa: khách sạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng ngủ với các tiện nghi tối thiểu như phòng vệ sinh, máy điện thoại Ở Nam tư thì định nghĩa: khách sạn là một tòa nhà độc lập có ít nhất 15 buồng ngủ để cho thuê… Thời kỳ này các quốc gia định nghĩa khách sạn dựa trên điều kiện và mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở đất nước mình. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ càng tạo ra sự khác biệt về nôi dung trong khái niệm về khách sạn. “ khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách. Cùng với các buồng ngủ còn có các nhà hàng với nhiều chủng loại khác nhau”. (nhà nghiên cứu du lịch – khách sạn Morcel Gotie định nghĩa) Sau các định nghĩa đều mang tính kế thừa phản ánh sự phát triển kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng. “ Khách sạn ( hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch” ( Thông tư số 01/20022TT-TCDL của tổng cục du lịch ) Cùng với với sự phát triển kinh tế và đời sống con người được nâng cao thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các khái niệm về khách sạn ngày càng hoàn thiện và phản ánh trình độ và mức phát triển của nó. “ Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú ( với đầy đủ tiện nghi ), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”. ( Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn , khoa Du lịch trường ĐH KDCNHN ) “ Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất 2 phòng nhỏ (phong ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường , điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại ( với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”. Các khái niệm trên giúp phân biệt khá cụ thể khách sạn với các loại hình cơ sở lưu trú khác trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Nó cũng phù hợp với xu hướng phát triển các khách sạn trong giai đoạn hiện nay. 1.1.1.2.Khái niệm về kinh doanh khách sạn Trước đây kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm bảo đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền, sau cùng với những đòi hỏi thỏa mãn nhiều nhu cầu hơn và thỏa mãn ở mức cao hơn của khách du lịch, các khách sạn dần tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách. Ngoài hai dịch vụ lưu trú và ăn uống là những nhu cầu thiết yếu ra kinh doanh khách sạn bổ sung thêm các dịch vụ như giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là, tổ chức tiệc, cho thuê… NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM Kinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp các dịch vụ mà tự mình đảm nhiệm mà còn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân như nông nghiệp chế biến, công nghiệp, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính viễn thông. Khái niệm kinh doanh khách sạn ban đầu dùng chỉ hoạt động cung cấp chỗ ngủ cho khách trong khách sạn (hotel) và quán trọ. Khi nhu cầu lưu trú, ăn uống và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng ngày càng đa dạng, kinh doanh khách sạn mở rộng đối tượng và bao gồm cả khu cắm trại, làng du lịch, Motel …Nhưng dù sao khách sạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn và là cơ sở chính với các đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu lưu trú cho khách, vì vậy loại hình kinh doanh này có tên là “ kinh doanh khách sạn”. Vì vậy có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau: “ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. 1.1.1.3.Về kinh doanh lưu trú Kinh doanh lưu trú gồm có kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ này không tồn tại ở dạng vật chất nó được thể hiện thông qua hoạt động của các nhân viên và việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn. Nó giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang tiền tệ dưới hình thức “ khấu hao”. Vậy: “ Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. 1.1.1.4.Về khách của khách sạn Khách của khách sạn là tất cả những ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn. Họ có thể là dân địa phương, khách du lịch hoặc bất kì ai với nhiều mục đích khác nhau: tham quan, chữa bệnh, massage, giải trí, nghỉ ngơi thư giãn, công vụ…Việc phân loại khách rất cần thiết đối với khách sạn. Nó sẽ giúp cho người quản lý xây dựng được chính sách sản phẩm phù hợp với mong muốn NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM tiêu dùng của từng loại khách từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách và hiệu quả kinh doanh của khách sạn . Việc phân loại khách của khách sạn còn làm cơ sở tốt cho công tác dự báo về số lượng buồng cho thuê trong thời gian tiếp theo cho khách sạn của bộ phận marketing. Căn cứ vào kết quả phân tích khách có thể chỉ ra 2 dạng cho thuê buồng của khách sạn là : cho thuê ngắn hạn và dài hạn. 1.1.1.5.Sản phẩm của khách sạn Sản phẩm của khách sạn là tất cả các dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng kí buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn. Ta có thể thấy sản phẩm khách sạn bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ: - Sản phẩm hàng hóa : những sản phẩm hữu hình mà khách sạn cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm…được bán trong khách sạn. - Sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hoặc vô hình) là những giá trị về vật chất hoặc tinh thần mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn: như đã đề cập sản phẩm của khách sạn là các sản phẩm dịch vụ. - Sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình, sản phẩm khách sạn không thể lưu kho cất trữ, sản phẩm khách sạn có tính cao cấp, sản phẩm khác sạn có tính tổng hợp cao, sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng , sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những cơ sở vật chất nhất định. 1.1.2.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 1.1.2.1.Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh của khách sạn tài nguyên du lịch sẽ thu hút khách du lịch tới và kinh doanh khách sạn ở đó mới hoạt động thành công. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ quyết NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM định thứ hạng của khách sạn. Chính vì vậy khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. 1.1.2.2.kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn Kinh doanh khách sạn quan trọng cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm vì vậy đòi hỏi cơ sở vật chất kỉ thuật cũng phải cao: trang thiết bị lắp đặt bên trong khách sạn. Rồi các chi phí như: chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng, chi phí đất đai cho 1 công trình khách sạn. Tất cả điều đó phải đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. 1.1.2.3.Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp lớn Sản phẩm khách sạn mang tinh dịch vụ là chủ yếu nó không thể cơ giới hóa, thời gian lao động trong khách sạn kéo dài 24/24h hàng ngày, để đảm bảo phục vụ khách hàng được mọi lúc mọi nơi do vậy cần sử dụng 1 lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp cho khách sạn. Trong điều kiện kinh doanh theo mùa vụ thì việc giảm thiểu chi phí lao động cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. 1.1.2.4.Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các qui luật: qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế xã hội, qui luật tâm lý con người…vấn đề đặt ra đối với khách sạn là nghiên cứu kĩ các qui luật và sự tác động của chúng đến khách sạn từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. 1.1.2.5.Đặc điểm mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm khách sạn Trong kinh doanh khách sạn, du lịch có điểm đặc biệt khác hẳn các ngành kinh tế khác đó là quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời trong một thời gian. Thường trong các ngành kinh tế khác sản phẩm sẽ phải được phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng tức là đến tay người tiêu dùng. Trong khách sạn thì ngược lại, sản phẩm khách sạn cũng như khách sạn không thể di chuyển mà nó định vị tại điểm du lịch. Khách hàng lại là người nghiên cứu và tìm đến nó. Việc quảng bá hình ảnh khách sạn là rất quan trọng, ngoài vị NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM trí thuận tiện khách sạn cũng cần có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, chất lượng dịch vụ cao, nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào ổn định và đảm bảo… thì mới tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh khách sạn . Thời gian khách du lịch tìm đến điểm du lịch và sử dụng dịch vụ khách sạn luôn được đáp ứng mọi lúc, mọi thời điểm. Việc hoạt động của khách sạn phải đảm bảo tính liên tục, không gián đoạn. 1.1.2.6.Đặc điểm về quá trình tổ chức kinh doanh khách sạn Trong khách sạn có nhiều bộ phận riêng lẻ (bàn, bar, bếp, lễ tân, hành chính, marketing ) mỗi bộ phận lại có nhiệm vụ công việc hoàn toàn khác nhau, tách ra thành những khu riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống đảm bảo tính thống nhất và liên tục cho khách sạn. Tất cả các bộ phận đều nhằm một mục tiêu chung đó là thỏa mãn tối đa nhất các nhu cầu khách hàng và tối đa lợi nhuận cho khách sạn. 1.2.Hiệu quả kinh doanh: 1.2.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh: Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh: Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh (H) = Chi phí đầu vào Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao. Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi, hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra, Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên. Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của DN trên thương trường. Như vậy, từ sự phân tích trên: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của DN và được thể hiện qua công thức sau: Mục tiêu hoàn thành H = Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra. Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của DN, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn: 1.2.2.1.Doanh thu: Căn cứ vào nguồn hình thành doanh thu của doanh nghiệp bao gồm : - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh - Doanh thu từ hoạt động tài chính - Doanh thu từ các hoạt động bất thường khác Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Nó đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền về tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì nội dung xác định doanh thu khác nhau: NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM Bảng BCKQKD là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Dựa vào số liệu trên BCKQKD người sử dụng thông tin có thể kiểm tra phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ , so sánh với kỳ trước, với các doanh nghiệp khác cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý quyết định tài chính phù hợp. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Tổng doanh thu - Thuế VAT đầu ra, thuế TTĐB đầu ra, các khoản giảm trừ = doanh thu thuần - giá vốn hàng bán = lãi gộp - chi phí bán hàng và quản lý = lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh +(-) lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN = Lợi nhuận sau thuế 1.2.2.2.Lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế, nó bao gồm lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, bằng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. - Lợi nhuận của hoạt động tài chính: là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Lợi nhuận của hoạt động khác: là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động khác và chi phí từ hoạt động khác. Thông qua BCĐKT ta có thể biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN MÔ TẢ, TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 10 [...]... viên - Phòng kinh doanh: Đứng đầu là giám đốc kinh doanh Tham mưu cho giám đốc công tác tổ chức kinh doanh của đơn vị, lập kế hoạch phát triển sản xuất kkinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh, lên kế hoạch giao chỉ tiêu kinh doanh a Bộ phận quản lý khách sạn: chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc Bộ phận này tổ chức quản ly các khách sạn hoạt động ổn định và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng... động kinh doanh khách sạn là phải thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của khách, sản phẩm trong khách sạn chủ yếu lại là dịch vụ nên để nâng cao chất lượng dịch vụ, ngoài việc xây dựng được các tiêu chuẩn phục vụ thì vấn đề nữa không kém phần quan trọng đó là con người- những nhân viên trong khách sạn Khách sạn không ngừng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao: Cán bộ - công nhân viên trong khách sạn trong. .. sơ vật chất kỹ thuật, nó quyết định mức độ hiện đại, tiện nghi trong khách sạn từ đó tác động đến chất lượng dịch vụ.Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư hợp lý, tương xứng với tầm cỡ loại hạng của khách sạn thì góp phần nâng cao được chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh 1.2.3.4.Tổ chức bộ máy khách sạn: Nhằm tạo ra “tính trồi” trong hệ thống để đạt được mục tiêu của khách sạn NGUYỄN... 2.3.Những giải pháp mà khách sạn đã thực hiện để nâng cao chất lượng kinh doanh khách sạn: 2.3.1.Tăng chất lượng phục vụ Khách sạn đã thay đổi, nỗ lực cải tổ cơ cấu Ban giám đốc mới thành lập ra đã cải tiến quy trình phục vụ theo mô hình hiện đại Mọi người làm việc trên tinh thần tự nguyện, cùng thấy rõ được mục đích khi tham gia, thấy rõ được việc quản lý chất lượng và phải thấy được rằng không phải chất lượng. .. nhà quản lý Tính thời vụ còn ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động khác + Yếu tố về văn hóa : gồm các đặc tính riêng trong từng trừơng phái kiến trúc khách sạn Tất cả văn hóa khách sạn nói chung, nhân viên nói riêng đều có tác NGUYỄN THỊ TUYẾT MSV:08C01421 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 16 GVHD: T.S NGUYỄN BÁ LÂM động tới chất lượng dịch vụ từ đó tác động tới kinh doanh khách sạn 1.3.Ý nghĩa kinh doanh khách sạn: ... lượng phục vụ khách hàng b Các bộ phận trong khách sạn: - Bộ phận lễ tân: Trong kinh doanh khách sạn, bộ phận lễ tân được ví như bộ mặt của khách sạn, thay mặt giám đốc giải quyết mọi thủ tục yêu cầu của khách kể từ khi khách đến ăn ở nghỉ và cả khi khách rời khỏi khách sạn Bộ phận lễ tân là bộ phận gần gũi nhất với khách trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn Bộ phận lễ tân bao gồm các nghiệp... nhiều lao động mới 3.2.Một số đánh giá, kiến nghị về giải pháp làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của 1 DN trong nền kinh tế thị trường là: → Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và DN phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của... thấy số lượng và chất lượng cơ cấu đội ngũ lao động trong khách sạn New Hotel là khá tốt, hợp lý Các yêu cầu về chất lương dịch vụ, nguồn nhân lực thì được ban giám đốc khách sạn quy định bằng văn bản và được điều chỉnh hàng năm, để nâng cao hiệu quả công việc khách sạn thừơng tổ chức các lớp đào tạo ngoại ngữ giao tiếp thông thường; cử các đội ngũ lãnh đạo tham gia them các khóa học về tổ chức quản lý…... nghĩa kinh tế: Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành Mối quan hệ giữa kinh doanh khách sạn và du lịch không phải là quan hệ một chiều mà ngược lại kinh doanh khách sạn cũng tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia Thông qua kinh doanh ăn uống và lưu trú của các khách sạn, ... mát, khách sạn New Hotel hiện đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống vườn, bể bơi, nhà hàng…để mỗi khách hàng tới đây không chỉ nghỉ ngơi trong phòng mà còn được thư giãn hoàn toàn và được đáp ứng mọi nhu cầu khác 2.1.4.Đặc điểm nguồn khách và mảng kinh doanh của khách sạn: - Đặc điểm nguồn khách: Trước tình hình đó khách sạn buộc có những nhận định kịp thời, nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút khách . ở khách sạn New Hotel nhằm đóng góp những ý kiến về vấn đề kinh doanh khách sạn cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế, tôi chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn New Hotel . nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn, tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn. Tôi sử dụng phương pháp phân tích định tình và định lượng NGUYỄN THỊ TUYẾT. ra một giải pháp thích hợp để duy trì sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ của khách sạn New Hotel mà tất cả các khách sạn khác. Qua

Ngày đăng: 29/05/2015, 16:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan